1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ồ>>ổ~ƠọáZỗ?ÂổƠẳọạ<ổÂƯ - Hỏằ"ng l?Âu mỏằTng và tỏằâ Xu?Ân

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi HanDiep, 18/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HanDiep

    HanDiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Tân Hồng Lâu Mộng đã tìm được già Lưu
    Đoàn làm phim Tân HML đã tìm được diễn viên thích hợp cho vai diễn già Lưu (thế là tui mất cơ hội rồi!). Đó là Triệu Lệ Dung, từng thủ vai Tây Vương Mẫu trong bộ phim TH cũng được đông đảo khán giả Việt nam mến mộ: Tây Du Ký
    [​IMG]
    ==================
    Tuy nhiên tướng mạo của bác này trông phong độ quá. Chắc phải có chế độ giảm cân thì mới vào vai già Lưu được!
  2. HanDiep

    HanDiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Hồng Lâu Mộng sẽ có một kết thúc mới?
    nguon:http://home.netnam.vn/live/FrontPage06/Van-hoa/News-page?contentId=18518
    Một phụ nữ 27 tuổi ở Hàng Châu làm việc cho công ty liên doanh nhưng cô lại nổi tiếng Trung Quốc vì công việc khác ?" viết hồi kết cho tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng
    Dự án đồ sộ của Hồ Nam bắt đầu khi cô mới 15 tuổi. ?oLý do rất đơn giản?, Hồ Nam giãi bày, ?oTôi quá mê tiểu thuyết này. Tôi đọc nó hàng chục lần nhưng không không thích 40 hồi cuối do Cao Ngạc viết vì thế tôi quyết định viết lại theo ý mình?.
    Phải nói là trong lịch sử văn học Trung Quốc, Hồng Lâu Mộng có một vị trí đặc biệt. Người Trung Hoa say mê đọc nó, bình luận về nó, sáng tác về nó đến nỗi nói: ?oKhai đàm bất thuyết Hồng Lâu Mộng, Độc tận thi thư diệc uổng nhiên? (Mở miệng mà không nói Hồng Lâu Mộng thì đọc hết cả thi thư cũng vô ích). Còn có một ngành học chuyên nghiên cứu Hồng Lâu Mộng là Hồng học.
    Hồng Lâu Mộng do Tào Tuyết Cần sáng tác. Hai mươi tám năm sau khi ông mất, Cao Ngạc viết tiếp 40 hồi, đến khoảng 1792 - 1793 thì Hồng Lâu Mộng được in và lưu truyền khắp trung Quốc.
    Những hồi Cao Ngạc viết tiếp không thể hay bằng những hồi Tào Tuyết Cần viết, nhưng cũng phải nói Cao Ngạc đã sống với tác phẩm và tri âm tác giả, nên hoàn thành dự định của Tào Tuyết Cần, nối tiếp bút lực của người đi trước, hoàn thành và bộc lộ trọn vẹn tư tưởng của tác phẩm, khiến cho tác phẩm vẫn giữ được vẻ hấp dẫn.
    Nhưng nay, sau khi tham khảo các tác phẩm do những nhà văn nổi tiếng đời Thanh viết, Hồ Nam quyết định cầm bút. Cô đã viết đi viết lại cuốn tiểu thuyết tới ba lần. Hồ Nam nghĩ mặc dù các học giả có kiến thức lịch sử uyên thâm hơn cô, tác phẩm của họ vẫn có chỗ trái với bản gốc của tác giả.
    Năm 2004, Hồ Nam tải một số phần lên diễn đàn trực tuyến. Thật bất ngờ, câu chuyện của cô nhận đuợc nhiều ý kiến ủng hộ. Được các thành viên diễn đàn khuyến khích, Hồ Nam tiếp tục viết và cuối cùng hoàn thành 108 hồi cuối.
    Đặng Toại Phu, nhà nghiên cứu Hồng Lâu Mộng cho biết tác phẩm của Hồ Nam rất đặc biệt. Trong số nhiều tác giả, người từng viết hồi kết cho cuốn tiểu thuyết, Hồ Nam là trẻ nhất. Do đó, cô có thể thấu hiểu cảm xúc của các nhân vật tầm tuổi cô và viết ra số phận của họ.
    Một nhà xuất bản quyết định phát hành tiểu thuyết của Hồ Nam vào tháng tới.
    Song Yên
  3. HanDiep

    HanDiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Xin phep nick Koko cho dang lai bai tai day.
    ==========
    Đào hoa si nữ - Vưu Tam Thư, Kim Thoa phó sách
    Hoa đào vò nát rơi màu đỏ
    Núi ngọc nhào nghiêng khó đỡ lên​
    Trong rừng hoa đỏ ối, muôn vạn cánh hoa rơi lả tả trên mặt đất, người con gái mảnh mai mỉm cười mà lệ tuôn chan chứa, quay ngược lưỡi kiếm. Muôn vạn cánh hoa đỏ rực, phải chăng máu nàng nhuộm đỏ sắc hoa, hay là đất trời đang rỏ máu, thương cảm cho tấm chân tình của nàng si nữ.
    Chim trên trời còn có đôi có lứa, cá dưới nước cùng có cặp có bầy, cho đến như sông nước cỏ cây, cũng chẳng cam chịu thân cô bóng lẻ.
    Trời già còn có tình phu phụ, non nước còn mang nợ gió trăng, huống là người ái ái ân ân, càng mong được sum vầy loan phượng.
    Nếu bảo rằng không duyên không nợ, thì xui chi gặp được kiếp này, còn bảo rằng ân ái tràn đầy, sao trao kiếm cho đượm mùi sắt lạnh.
    Kiếp hồng nhan như mưa sa mặt đất, những mong tìm giếng ngọc để dừng chân, Phận má đào vốn cánh chim vô thân, nay đã gặp bóng tùng quân hạ cánh.
    Muốn làm theo Trác Văn Quân, cảm khúc Phượng Cầu Hoàng kết duyên bậc phong lưu. Quyết học như Hồng Phất Nữ, nghe luận bàn thế sự gá nghĩa người hào kiệt.
    Ngờ đâu duyên tình như mộng ảo, nợ phong lưu muôn thuở chẳng rời thân. Trách người sao mang nặng chữ si sân, để đến nỗi má hồng đành ôm hận.
    Thật là
    Ngọc quý tiến đến đấng quân vương, thế mà còn mang họa chặt chân.
    Mỹ nhân vào gần tới bệ rồng, vậy vẫn phải lãnh cung đày đọa.
    Than ôi.
    Năm năm trời ôm sầu tương tư, duyên trời đưa đẩy, gặp được người trong mộng ở chốn này đây. Một kiếp gió trăng hoan lạc quyết xa rời, ôm chăn lạnh chờ người quân tử. Kiếm Uyên Ương như lời ước hẹn, chân tình kia tưởng đã vẹn trao, nào ngờ bia miệng tiếng phong lưu, vẫn còn mãi ấp ôm đeo đẳng. Người những tưởng là tri âm tri kỷ, tưởng khác xa phường tục lụy thường tình, nào ai ngờ còn đặt nặng lẽ thế gian, để nỗi phụ tấm chân tình si nữ.
    Người đã phụ ta, còn mặt mũi nào níu giữ, nhưng ôm mộng sầu bi, thì tim óc cũng chẳng đành. Thôi thì rỏ lệ hai hàng, đem chân tình về nơi chín suối.
    Kiếm Uyên Ương tơ tình cắt mối, nợ gió trăng xin biệt từ đây.
    Si nữ giai nhân rỏ lệ đau xuống chốn hoàng tuyền, đa tình công tử cắt tơ vương vào nơi cửa phật.
    Đào hoa lệnh chủ là tên
    Phong lưu tiếng đã đành mang vào mình
    Thương thay vì một chữ tình
    Hoàng tuyền ôm hận, xót lòng Tương Liên

    Thương thay cho một kiếp hồng nhan, chỉ vì ôm tiếng phong lưu hão mà đành để người chê cười rũ bỏ.
    Biết trách ai, làm thân con gái như hạt mưa sa, như hoa trước gió, tránh sao nổi kẻ ghẹo người trêu, dẫu muốn gìn vàng giữ ngọc cho hay, nhưng miệng tiếng thế gian, biết làm sao cho phải.
    Biết trách ai, người ấy là người phong lưu hào sảng, trong trăm vạn người chỉ may được một, tưởng chừng như là nơi có thể gửi trọn mối thâm tình, thế mà không hơn nổi phường giá áo túi cơm, như ngọc quý kia đã mang tiến đến bực quân vương, ai hay vẫn không biết ngọc, lại còn mang họa chặt chân, mỹ nhân đã vào đến trong cung cấm, ngờ đâu quân vương chỉ vì "thương phu trích lệ" mà đành hờ hững.
    Biết trách ai, khi xưa Tư Mã Tương Như phải gảy khúc Phượng Cầu Hoàng, mà khi thành danh vẫn quấn quýt trong lòng nỗi Trác Văn Quân bỏ nhà theo, để nàng phải ba năm ôm sầu tương tư mong nhớ, huống chi ta đã mang tiếng hão, lại còn tự cầu thân, bảo sao người đem lòng nghi ngại phân vân.
    Nàng Sita đã từng mượn lửa đỏ để chứng minh tấc lòng trong sạch, rồi mới về với đất mẹ bao dung, còn si nữ bây giờ chỉ biết lấy kiếm Uyên ương, đem máu để rửa sạch oan khiên trước khi về cõi trời Ly hận.
    Đến từ trời tình, đi từ đất tình, kiếp trước lầm vì tình, kiếp này thẹn vì tình, bảo rằng giác ngộ, sao còn về lại chốn xưa gặp thêm người một lần nữa. Đừng đổ tại trời già chia uyên rẽ thúy, chỉ vì người còn mang nặng nỗi sân si, nên tự bỏ lỡ duyên lành, để bây giờ, hai người đôi ngả.
    Nợ tình chưa trả cho ai
    Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan.​
  4. HanDiep

    HanDiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Nói đi thì phải nói lại. Dầu Koko hết lòng thương xót bênh vực dì Ba nhưng phải xem lại bản thân con người dì Ba đã. Vưu Tam Thư là người hết mực chung tình, đúng nhưng nàng cũng không còn là cô gái trong trắng thơ ngây khi đến với Liễu Tương Liên nữa. Dầu là em -nhưng là cùng cha khác mẹ với Vưu phu nhân nên nàng và dì Hai cùng mẹ già sống không được phong lưu cho lắm. Nàng khinh miệt cha con Giả Trân, Giả Dung nhưng nàng vẫn phải chấp nhận vì họ mang lại cho nàng và chị nàng sự sung túc nhàn hạ. Nàng xót xa cho mình và chị gái mình bị bọn Giả Trân Giả Liễn lợi dụng nhưng nàng không thể từ chối bọn chúng. Trái tim son sắt nàng đã trao chọn cho Liễu Tương Liên nhưng than ôi những dục vọng đời thường lại nhấn nàng vào vũng bùn nhơ nhớp!. Nàng chung thuỷ nhưng Liễu Tương Liên không hề bội tình bởi đó là tình yêu đơn phương từ phí nàng. Có trách là trách họ Liễu đã hấp tấp trao kiếm báu làm tin mà chưa hiểu rõ lai lịch người được trao. Trách là trách ông trời oái ăm làm gái kiêu bạc phải luỵ tình trai kiêu bạc (Với bản tính ngang tàng phóng khoáng, Liễu không thể chấp nhận vợ của mình là người của phủ Ninh - phủ mà chỉ có 2 con chó đá là trong sạch) để nàng phải bẽ bàng tủi hổ dùng kiếm báu quyên sinh (nhưng với cá tính mạnh mẽ như nhau, liệu hai người có hạnh phúc bền lâu???). Dầu sao được Liễu Tương Liên ôm trên tay với câu nói đầy hối hận "Tôi không ngờ người ấy có khí tiết như thế! Thực đáng kính" cũng là một chút an ủi - dẫu muộn màng với nàng Kim Thoa phó sách này...
  5. HanDiep

    HanDiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Liu Yifei wants to develop "Hong Lou Meng" the Lin Daiyu total movie-making to call will use the new person
    Newspaper news (Reporter/Nie crystal intern/Wang Shu Chan) yesterday, the new e***ion soap opera"Hong Lou Meng"chief producer Zhang Qiang when changed participates the third session of cutting edge image unfolded to reporter disclosed that, "Hong Lou Meng" center more than 60 young roles all used the new person, could not go looks forLiu Yifei. ...
    Theo bản tin mới của ent.sina, mặc dù Lưu Diệc Phi ngỏ ý muốn đóng vai Lâm Đại Ngọc nhưng nhà sản xuất chính của HLM cho biết phim nào có hơn 60 vai, đều là các vai trẻ tuổi. Và vì muốn tạo một hình ảnh mới cho bộ phim, phim sẽ chọn toàn diễn viên mới.
    Đạo diễn phim cho biết, chắc chắn rằng vai Bảo Ngọc và 12 kim thoa sẽ chọn người mới toanh, cho nên Lưu Diệc Phi chắc chắn sẽ không diễn vai Đại Ngọc được?
    ===========
    Chia sẻ "tin buồn" này với bác Nông nhá...
  6. one_true_love

    one_true_love Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2004
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Cô gái trẻ viết tiếp Hồng lâu mộng
    Giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà Văn Trung Quốc Vương Bảo Sanh cho biết Hồ Nam (ảnh) đã hoàn chỉnh tác phẩm và nhà xuất bản đang tiến hành in ấn, dự kiến đầu năm 2007 đợt phát hành đầu tiên lên tới 100.000 bản.
    Ông tự tin: ?oViệc Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc tái dựng bộ phim Hồng lâu mộng đang ?ohâm nóng? các nhà Hồng học cũng như thu hút sự quan tâm của độc giả nên sự ra đời của tác phẩm viết tiếp của Hồ Nam chắc chắn sẽ thành công?.
    TT - Nhà xuất bản Hội Nhà Văn Trung Quốc đang chuẩn bị in phần tiếp theo của bộ truyện danh tiếng Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần, mà tác giả là một cô gái mới 27 tuổi.
    Bắt đầu từ một trang web
    Ngày 26-6-2006, trên diễn đàn dành cho những người yêu thích tiểu thuyết Hồng lâu mộng có tên ?oHồng lâu nghệ phạm? xuất hiện những trang viết viết tiếp tác phẩm này của một tác giả mang nick Vũ Sơn Tuyết với lời phi lộ rất chân thành: ?oTôi là một kẻ cô độc yêu thích Hồng lâu mộng. Khi đọc Hồng lâu mộng, mỗi người sẽ có một đoạn kết của mình. Tôi không muốn phá vỡ những giá trị văn học của tác phẩm nên việc tôi viết tiếp câu chuyện chỉ dành riêng cho mình mà thôi?.
    Ngay lập tức phần viết tiếp của Hồng lâu mộng tạo được sự hưởng ứng, khen ngợi của người đọc khiến số lượt truy cập trang web này tăng lên vùn vụt.
    Theo nhận xét của những người đọc được phần viết tiếp này thì Vũ Sơn Tuyết rất thành công khi ?obắt chước? được bút pháp của nguyên tác trong việc khắc họa tính cách các nhân vật, phát triển tình tiết cũng như ***g thơ ca vào truyện. Có độc giả đã thốt lên: ?oNếu không nói ra, ai cũng nghĩ đó là những trang viết của Tào Tuyết Cần tái sinh?.
    ?oTruy lùng? tác giả Vũ Sơn Tuyết
    Những trang viết của Vũ Sơn Tuyết không chỉ gây xôn xao trên mạng mà còn được giới báo chí và những nhà nghiên cứu Hồng lâu mộng ở Trung Quốc quan tâm. Thế là cuộc ?otruy lùng? tác giả bí ẩn này đã diễn ra sôi nổi. Cuối cùng, Vũ Sơn Tuyết cũng đã được tìm thấy: đó là một cô gái trẻ tên thật là Hồ Nam, 27 tuổi, đang làm nhân viên marketing - công việc chẳng liên quan gì đến văn chương ở Hàng Châu.
    Hồ Nam cho biết cô đọc Hồng lâu mộng khi mới 12 tuổi, dù chưa thể hiểu hết nhưng chẳng hiểu sao cô lại bị những nhân vật trong tác phẩm cuốn hút, ám ảnh, để rồi năm 15 tuổi cô đặt bút sáng tác những câu chuyện tiếp theo của Hồng lâu mộng. Từ đó đến nay, suốt 12 năm trời, Hồ Nam sống âm thầm với tác phẩm của mình.
    Chưa bao giờ có ý định giới thiệu những trang viết mà theo cô là ?odành riêng cho mình? cho người khác đọc nên mỗi khi đọc cảm thấy không hài lòng là Hồ Nam bỏ đi, viết lại, sửa chữa. Tình cờ phát hiện diễn đàn ?oHồng lâu nghệ phạm? là nơi gặp gỡ của những người yêu thích Hồng lâu mộng, như tìm được tri kỷ, thế là Hồ Nam đưa lên chia sẻ cùng mọi người.
    ?oTôi đã học rất nhiều thứ để viết tiếp Hồng lâu mộng?
    Hồng lâu mộng được xem là một tác phẩm vĩ đại của nền văn học cổ Trung Quốc, trước đây đã từng có người viết tiếp số phận của các nhân vật Giả Bảo Ngọc, Lâm Đại Ngọc của Tào Tuyết Cần và giới Hồng học cũng đã hao tốn nhiều giấy mực tranh luận xung quanh công việc này. Thế nhưng chuyện một cô gái trẻ dám cầm bút viết tiếp Hồng lâu mộng thật sự khiến dư luận hết sức quan tâm. Báo mạng Tân Hoa đã trò chuyện với Hồ Nam để tìm hiểu động lực sáng tác của cô.
    * Đọc và viết là hai công việc hoàn toàn khác nhau, nhất là nội dung của danh tác Hồng lâu mộng không chỉ là chuyện về một gia đình mà còn chứa đựng nhiều tri thức điển cố, thơ ca... Chắc hẳn là cô gặp nhiều khó khăn khi quyết định viết tiếp?
    - Vâng, đặc biệt là thơ ca cổ điển, tôi hoàn toàn không biết gì. Ngoài ra, cuộc sống, thói quen ăn mặc, giải trí, kiến trúc của những người sống cách mình hơn 200 năm cũng làm tôi lúng túng. Bởi vậy, tôi chỉ viết bằng cảm giác của mình. Tôi đã phải học rất nhiều thứ, học từ chính nguyên tác của Tào Tuyết Cần, tham khảo rất nhiều tài liệu nghiên cứu của các Hồng gia để viết tiếp Hồng lâu mộng.
    * Cô có học hỏi được gì ở những tác giả đã từng viết tiếp Hồng lâu mộng trước đây không?
    - Tôi có đọc một vài tác giả viết tiếp Hồng lâu mộng thời nhà Thanh, còn tác giả hiện đại thì có Trương Chi, Châu Ngọc Thanh... Tuy nhiên, tôi không học được gì qua những trang viết của họ, dù họ có kinh nghiệm sống phong phú, bút pháp tinh tế nhưng tác phẩm của họ quá nặng phong cách cá nhân, không có hình ảnh của Tào Tuyết Cần.
    * Tất cả những gì diễn ra trong sáng tác của cô đều là hư cấu?
    - Tôi nương theo tình tiết của nguyên tác, bám sát những ám thị của Tào Tuyết Cần và tham khảo những nghiên cứu của các Hồng gia để xây dựng bố cục chung. Còn nội dung chi tiết đều do tôi tự nghĩ ra.
    nguồn: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=180613&ChannelID=10
    --------
    Mình search trên mạng thì tìm được trang web http://bbs.openow.net/showthread.php?t=14468
    có nick Vũ Sơn Tuyết cũng viết HLM chắc là chị ấy viết đó. Các bạn đọc thử xem hay không, đang thi nên chưa có thời gian đọc. Trên diễn đàn chị ấy chỉ viết đến hồi 94 thôi. Chắc đợi ra sách coi luôn quá.
    Được one_true_love sửa chữa / chuyển vào 11:56 ngày 02/01/2007
  7. HanDiep

    HanDiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Một số ứng cử viên sáng giá cho vai Bảo Ngọc và Bảo Thoa
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG]
  8. HanDiep

    HanDiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Một tuyệt bút khác của Koko
    =========================
    Thiên hạ xót thương cho một Thúy Kiều lầm than lưu lạc, mà không biết tới một Thúy Vân đồng sàng dị mộng, nhỏ lệ cho một Lâm Đại Ngọc bạc mệnh, mà lại nghiến răng căm hận một Tiết Bảo Thoa gối chăn lạnh lẽo
    Tiết Bảo Thoa là em con dì con già với Giả Bảo Ngọc, cùng với Lâm Đại Ngọc là ba nhân vật chính của bộ Hồng Lâu Mộng một trong những kiệt tác nổi tiếng của Văn học Trung Hoa.
    Rất hiếm có một độc giả nào yêu thương hay đồng cảm với Tiết Bảo Thoa. Nhớ có lần lục cái topic cũ của Việt Kiếm, đọc được mấy bài bình luận của các vị tiền bối cũ về Hồng Lâu Mộng, thấy có đoạn viết về Tiết Bảo Thoa. Vì đọc đã lâu nên không thể nhớ chính xác, nhưng nhớ là có một người đã nói đại ý rằng ?o Khi đệ xem phim/đọc tới đoạn Lâm Đại Ngọc chết, không muốn coi nữa, nhưng gia mẫu bắt phải coi, coi cho biết đàn bà xảo quyệt như thế nào? ( chắc là không đúng tới từng chữ, nhưng ý thì chắc là không lệch )
    Nhớ thuở còn nhỏ, cái lúc mà đọc Hồng Lâu Mộng lần đầu tiên, tôi cũng chẳng khác gì người đó, cũng căm ghét Tiết Bảo Thoa nhất trên đời, hồi đó bị hội chứng si cô Lâm, coi nàng là người tốt đẹp nhất trên đời, nên thấy nàng chết tức tưởi như thế, đau khổ như thế, không khỏi quy trách nhiệm hết lên mình Bảo Thoa. Nhưng sau này, khi đã lớn tuổi hơn một chút, giao tiếp rộng hơn một chút, khi đọc lại Hồng Lâu Mộng, tự nhiên lại sinh ra đồng cảm với Nàng Tiết.
    Tiết Bảo Thoa có chỗ nào đáng ghét. Khi cố tìm cho mình một lý do để ghét nàng, tôi bất chợt phát hiện ra ở nàng chẳng có điểm nào đáng ghét cả. Nàng có xinh đẹp không, có chứ, cực kỳ xinh đẹp có phần còn hơn cả Lâm Đại Ngọc, vẻ đẹp của nàng là vẻ đẹp rực rỡ, đầy đặn, cao sang quý phái, như mọi người đã từng trầm trồ ?o Phi cô ấy ra, còn ai xứng đáng làm hoa mẫu đơn nữa? Nàng có tài không, có chứ, khi vịnh Hải Đường trắng, không phải nàng đã đứng trên cả Lâm Đại Ngọc hay sao. Nàng có ngoan ngoãn, tốt bụng không, nếu nàng không tốt bụng thì làm gì có ai gọi là ngoan ngoãn, tốt bụng. Từ đầu đến cuối, nàng thờ mẹ kính anh, đối xử ôn hòa nhũn nhặn với mọi người xung quanh, bao dung độ lượng với kẻ dưới, nhún nhường với người ngang hàng, lễ phép với người trên. Tuy còn ít tuổi, nàng vẫn là người chỉn chu cẩn thận, không vì mình là một vị thiên kim tiểu thư lá ngọc cành vào mà hoặc đỏng đảnh, hoặc vụng về, hoặc e lệ. Là con gái của nhà họ Tiết gia tư ức vạn, nàng vẫn ăn mặc giản dị đơn giản, đâu có đua đòi se sua như những bậc tiểu thư khác đâu. Nãng cũng tuyệt nhiên chẳng phải kẻ vụng về, không chỉ biết viết chữ làm thơ, nàng còn thêu thùa may vá rất khéo. Có thể có người sẽ cười khuẩy, rằng việc thêu thùa may vá có là gì. Nhưng nếu bạn là một độc giả trung thành của Hồng Lâu Mộng, nếu bạn đã từng yêu thích Hồng Lâu Mộng như tôi đang yêu thích, hẳn bạn phải nhớ đoạn Tình Văn nửa đêm vá áo cho Giả Bảo Ngọc. Trong đoạn đó, tôi chỉ muốn bạn nhớ lại một câu nói của Tập Nhân. Tôi còn nhớ rằng, khi Tình Văn nói ?o Chỗ thủng này chỉ cần dùng chỉ lông công, mạng lại là được? thì Tập Nhân đã trả lời ?o Ở đây, trừ cô ra, có ai biết dùng kim chỉ đâu?. Tập Nhân, chỉ là một a hoàn hạng khá mà còn như vậy, thế mà đây vị tiểu thư ngàn vàng lại vẫn có thể thêu thùa may vá, thật đáng khâm phục thay.
    Ở Tiết Bảo Thoa toát ra vẻ điềm tĩnh, bên cạnh nàng, người ta có thể an tâm mà giao phó tất thảy. Trong số các chị em ở phủ Giả, có ai biết suy tính và lo nghĩ cho người khác một cách chỉnh chu cẩn thận như nàng không. Khi Tương Vân tính mở hội Vịnh Cúc, nàng không ngần ngại mà vạch rõ : ?oCô có tiêu hết cả số tiền để dành của mình cũng chẳng đủ? Rồi nàng gợi ý cho Tương Vân là dùng cua của cửa hiệu nhà nàng, vừa tiện lợi lại và lạ miệng. Cái tinh tế của Bảo Thoa ở đây là đưa ra một phương án tương đối cho Tương Vân, đủ để nàng không xấu hổ và cũng đủ để nàng chấp nhận. Nàng không đưa tiền giúp Tương Vân, dù nàng có thừa tiền, điều đó chứng tỏ nàng thật tâm lo lắng và suy nghĩ cho Tương Vân, giúp không phải chỉ để giúp mà còn muốn người ta có thể sử dụng được một cách tốt nhất. Ngay việc đưa yến sào sang cho Lâm Đại Ngọc cũng vậy, hết sức tế nhị và bao hàm trong đó cả một tấm lòng quan thiết. Nên một người cực kỳ tinh tế và dễ tự ái như Lâm Đại Ngọc mới chịu nhận, và hoàn toàn vui lòng nhận, không có chút tự ái. Một người biết lo lắng và quan tâm đến người khác trong từng chi tiết nhỏ nhặt như vậy lại có thể là một người xấu ư.
    Nhớ trong phần bình luận đầu sách của Mai Quốc Liên có đoạn viết ?o Nếu nói về bản chất và bản lĩnh của giai cấp thì quả nàng là hiện thân của giai cấu. Nàng có ác không. Có. Khi con hầu Kim Xuyến nhảy giếng tự tử, Vương Phu nhân cảm thấy lương tâm cắn rứt, nhưng nàng thì không, nàng tươi cười an ủi đổ lỗi cho Kim Xuyến và nói ?oDì cũng chẳng nên lo lắng buồn bã làm gì, chỉ cần cho vài lạng bạc làm ma cho nó là trọn tình chủ tớ rồi?. Tôi hoàn tòan không đồng ý với ý kiến của ông. Giả sử bạn là nàng Tiết trong trường hợp này, bạn sẽ làm gì, khóc lóc trách mắng Vương Phu Nhân là người độc ác hay lẳng lặng bỏ đi cho bà ấy bẽ mặt. chẳng phải cách xử xự của nàng Tiết là trọn vẹn nhất sao. Nàng ấy không giống Lâm Đại Ngọc, không khóc mướn thương vay nhưng dại dằn vặt và làm khổ những người yêu mình hoặc chính bản thân mình, nàng luôn hướng suy nghĩ của mình theo một chiều hướng thực tế hơn, tích cực hơn. Nàng là người hiểu thời thế, có ăn có học, lại thông minh tinh tế nên chẳng bao giờ để tâm hồn hoặc treo ngược cành cây, hoặc chìm trong mộng ảo. Trong khi con gái nói chung, các bậc tiểu thư quyền quý nói riêng, với lối suy nghĩ nông cạn của mình, thích dằn vặt về quá khứ, thích đào bới những chuyện đã qua, nàng lại biết chấp nhận và cải biến cái kết quả đó theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Nàng một mặt giúp Vương Phu Nhân nhẹ lòng, mặt khác lại tìm ra cách cư xử hợp lý đối với nhà Kim Xuyến, tiện lợi cả đôi đừong, đối với một số người thì có thể coi là ác, nhưng đó là cách giải quyết tốt nhất vậy.
    Vậy thì Tiết Bảo Thoa đáng ghét ở điểm nào, chẳng lẽ ở chỗ nàng quá lý tính, không có một chút tình cảm nào ư. Hòan tòan sai. Nếu nói nàng không có tình cảm, thì ai là người đã đứng đầu hội vịnh Hải Đường trắng, người không có tình cảm mà lại có thể viết ra được những vần thơ tình tứ phong lưu đến nhường ấy ư. Khi Bảo Ngọc bảo nàng giống Dương Quý Phi, nàng cũng biết nổi giận đó chứ. Nàng đã đỏ mặt lên rồi nói ?o tiếc là tôi không có người anh em nào đáng làm An Lộc Sơn?. Không có tình cảm mà nàng lại có thể quan tâm và lo lắng cho Tương Vân đến thế ư. Nàng cũng thương Lâm Đại Ngọc, có chứ, chỉ là, trong một chừng mực nào đó, nàng cũng không thể làm được gì cả. Và đối với những việc không thể làm được, nàng chỉ đành đè nén con tim, đè nén tinh cảm của mình, tự ép mình vào khuôn khổ, vì nàng sống không chỉ cho mình mà con cho biết bao nhiêu người khác.
    Nếu xét từ đầu đến cuối, có lẽ Bảo Thoa đáng thương hơn là đáng giận. Nàng sinh ra trong một gia đình danh gia vọng tôc, lẽ ra nàng đã được tuyển vào cung, rồi cuộc sống trở nên an nhàn không phải lo lắng về bất kỳ điều gì. Nàng vốn là nữ nhi, mà nữ nhi là ngoại tộc mà. Nhưng trong khi đó, anh nàng lại gây ra biết bao nhiêu là chuyện, để nàng, một người con gái yếu ớt phải lo lắng và sầu não, một mặt chăm sóc mẹ, một mặt phải sống chung với người chị dâu đành hanh, khó chịu, mặt khác lại phải lo lắng cho anh. Khi lấy chồng, nàng vừa mang tiếng là người giật chồng của người khác, lại phải sống trong sự lạnh nhạt của chồng. Từ đầu đến cuối, nàng cư xử ôn hòa nhã nhặn, sống chừng mực tu thân dưỡng tính, nhưng nàng được cái gì. Chị dâu thì cạnh khóe, anh thì tình rượu hứa hẹn, say rượu hoặc ngông cuồng lên thì coi trời bằng vung. Lấy chồng cũng không được đàng hoàng, ngay con hầu cũng bị đánh tráo, coi như là cứoi mình nhưng thực ra chỉ là đội lốt Lâm Đại Ngọc. Ngay đứa con, cũng chỉ là nhờ chồng xấu hổ mà có. Lâm Đại Ngọc chỉ biết thương hoa, không biết quan tâm đến những người xung quanh, nhưng ít ra nàng còn có một Giả Bảo Ngọc tri âm tri kỷ. Tiết Bảo Thoa thì thương yêu săn sóc cho khắp mọi người, nhưng rốt cuộc, người hiểu nàng, tri âm tri kỷ thực sự của nàng làm gì có ai. Ngay đến Tào Tuyết Cần cũng không cho là nàng đáng thương, khi soạn 12 bài trong Kim Lăng thập nhị thoa cũng không để tên nàng, trong sổ bạc mệnh của Tào Tuyết Cần không có tên nàng, Chẳng lẽ chăn đơn gối lạnh bên cạnh người chồng hờ hững, mang tiếng cướp chồng của người khác dù thực ra cũng chỉ là nạn nhân của các bậc tiền bối, hưởng một đêm xuân ngắn ngủi với chồng chỉ vì chồng xấu hổ khi bị bắt gặp quan tâm đến người hầu ( sự lo lắng quan tâm của Bảo Ngọc đến nàng còn kém hơn một tỳ nữ) rồi nuôi con một mình trong khi chồng bỏ đi tu, đó không phải là bạc mệnh ư. Tiết Bảo Thoa bị bỏ rơi ngay từ người cha đẻ của mình, người đã nhào nặn ra nàng, cho nàng đẩy đủ vóc dáng và tài năng, nhưng lại cướp đi của nàng quyền được yêu thương, quyền được làm người bạc mệnh.
    Ngọc vàng duyên nợ tại trời
    Ngấm ngầm phiền não ai người hiểu cho.
    Góa chồng từ thuở còn thơ
    Bạc đầu vẫn chẳng hiểu gì chữ yêu.​
    Là người tôn thờ cô Lâm, tôi căm ghét Tiết Bảo Thoa. Nhưng nếu lấy tư cách là một người mẹ, một người chị hoặc một người em gái, tôi sẽ thật lòng sung sướng giao người con, người em, người anh của mình vào tay một người như nàng. Và cho dù lấy tư cách là một người con gái bình thường, nếu bị phản bội, tôi cũng chỉ cam tâm khi người tôi yêu phản bội tôi vì một người như nàng.
  9. tear_of_fish

    tear_of_fish Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2006
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    HanDiep viết như vậy, thế bình luận thế nào về cái đoạn Tiết cô nương dùng lối "kim thiền thoát xác"?
    Bộ sách mà tôi mua đầu tiên khi làm ra tiền là Hồng Lâu Mộng. Tôi từng rất thương cảm cho cô Lâm, ái mộ Thám Xuân, cũng ko căm ghét Bảo Thoa, tôi cũng từng đọc đi đọc lại rất nhiều lần mà không chán... Hôm nay rảnh, qua ttvnol mới biết có cái topic cực hợp ý mình thế này
    Nhưng đọc những gì HanDiep vừa viết thì tôi lại có hứng thú để hỏi bạn câu hỏi trên đây. Mai có tg vào mạng, hy vọng đã có hồi âm.
    Thân mến,
  10. HanDiep

    HanDiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Uẩy sao tình cảm của nước mắt cá với các kim thoa giống mình zậy kìa??? Nhớ hồi lĩnh tháng lương đầu tiên hăm hở ra hiệu sách Tràng Tiền, cô bán hàng còn nhìn mình đầy thông cảm "Quyển đó đắt đấy cháu ạ...."
    Xin đính chính với bạn là 2 bài viết rất hay "Trăm hoa lộng lẫy một cành mẫu đơn" và "Đào hoa si nữ" là của nick Koko chứ không phải của tôi đâu. Nhưng tôi cũng đang làm một bài tổng kết về Tiết Bảo Thoa - chắc không thể bay **** phong nhã như Koko được, bạn cho ý kiến nhé.

Chia sẻ trang này