1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ồ>>ổ~ƠọáZỗ?ÂổƠẳọạ<ổÂƯ - Hỏằ"ng l?Âu mỏằTng và tỏằâ Xu?Ân

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi HanDiep, 18/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. HanDiep

    HanDiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Đầu năm được đón Gió xông đất thật quý hoá. Cũng xin chúc Gió cả năm vi vu thẳng tiến không bị núi hay tường thành nào chặn bước
    Diệp cũng đồng ý với Gió là đâu cứ giỏi thơ là giàu tình cảm vì đơn cử Diệp tôi cũng khá ....đa tình zưng mà làm thơ thì ôi thôi....
    Ấy cũng xin được cải chính là Diệp không hề nói Lý Hoàn bình thơ sắc sảo. Bởi vì cảm nhận văn chương là tuỳ vào mỗi người, Diệp không dám nhận xét gì về cách đánh giá của người khác.
    Cha chả thêm một ý kiến sắc sảo về cô Bảo nữa. Cái gì ẩn dưới làn nước lặng như băng kia? Tiết Bảo Thoa, rút cuộc nàng vẫn làm cho lũ hậu sinh chúng ta phải đau đầu về con người thật của nàng!
    Gió đừng quên là tôi có giải thích thứ 2 về vụ "Kim Thiền thoát xác". Ấy là TTC muốn làm nổi bật sự tương phản trong suy xét của người xung quanh về Đại Ngọc - nhỏ nhen hay để ý - với Bảo Thoa - rộng lượng bao dung...Phải chăng đây cũng là điềm báo trước Bảo Thoa sẽ được lựa chọn là mợ Hai Bảo chứ không phải Đại Ngọc
    Được HanDiep sửa chữa / chuyển vào 11:47 ngày 22/02/2007
  2. slowwind

    slowwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2006
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn Hàn Diệp tỷ nhiều vì lời chúc đầu năm.Em cũng hy vọng năm nay gió đi đến đâu cũng là gió thơm gió mát.
    Lại nói về Bảo Thoa, chị có nhớ đêm sinh nhật Bảo Ngọc, chị em mở tiệc , uống rượu và gieo xúc xắc, Bảo Thoa rút được cái thẻ tre có câu thơ Đường " dù chẳng tình gì người cũng cảm".Đó là cơ sở cho mọi đánh giá của em về Bảo Thoa.Không phải nàng vô tình ,nhưng cái tình của nàng là tình rộng khắp, dành cho tất cả mà không dành cho riêng ai.Có lẽ đó là bi kịch của nàng.
    Trong HLM , Tào Tuyết Cần rất nhiều lần tự đánh giá về nhân vật của mình, không chỉ về tính cách, tài năng mà còn cả số phận của họ nữa nhưng đều đưa những đánh giá ấy vào trong những câu chuyện, những yếu tố nửa thực nửa hư rất thú vị. Chuyện Bảo Ngọc nằm mơ thấy Kim Lăng thập nhị thoa chính sách, chuyện uống rượu gieo xúc xắc, chuyện lũ hầu nhỏ vui chuyện kể với chị em Vưu Nhị Thư và Vưu Tam Thư về các cô nhà họ Giả ... đều hàm chứa những đánh giá cực kỳ sắc sảo của chính tác giả về nhân vật mà ông đang xây dựng. Em thích nhất là "vụ" rút thẻ tre.Trong đó mỗi nhân vật đều được ví như 1 loại hoa : Bảo Thoa - hoa hải đường hơn hẳn trăm hoa, Đại Ngọc phù dung bạc mệnh, Thám Xuân hoa hạnh trồng bên mặt trời, Lý Hoàn vóc đựng sương mai... Nhưng nói gì thì nói , hoa tuy đẹp mà sớm nở tối tàn, rực rỡ mà mong manh, thanh cao mà yếu đuối, quý giá cao sang mà không tránh khỏi làm đồ chơi cho người thưởng thức.Chỉ riêng điều đó đã cho thấy lòng xót thương và rất mực nâng niu của TTC dành cho các nv của mình , và cho phụ nữ nói chung.
  3. niquita

    niquita Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    511
    Đã được thích:
    1
    HLM không chỉ đề cập đến ĐT nam (cái này được chú ý nhiều hơn) mà còn ĐT nữ nữa. BN khi biết chuyện hai cô gái là con hát (Tam Quan Tứ Quan gì đó) yêu nhau như vợ chồng rất là đồng cảm, than thở : "Có những người như thế thì còn cần gì lũ đàn ông ô trọc chúng ta nữa!"
    Được niquita sửa chữa / chuyển vào 08:36 ngày 23/02/2007
  4. slowwind

    slowwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2006
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Tôi đọc 1 số sách báo thấy có nói Bảo Ngọc đã từng "yêu" Tần Chung và Tưởng Ngọc Hàm và không chỉ có 2 người ấy mà thôi.Thực sự tôi đã đọc kỹ tác phẩm nhưng không thấy rõ lắm về vấn đề này.Không biết Bảo Ngọc là người thế nào?
  5. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Slowwind bằng hữu nói có phần đúng, làm thơ khéo chưa hẳn đã giàu tình cảm. Nói về mặt khéo làm thơ thì Lâm Đại Ngọc có phần lấn lướt Tiết Bảo Thoa, nhưng thơ họ Tiết có thiếu tình cảm đâu? Những kẻ có lòng đọc thơ sao chỉ thấy thơ hay thơ khéo, mà không thấy câu câu chữ chữ đều ý tình phảng phất? Kẻ học rộng tài cao thì có thể viết nên những bài thơ diễm lệ đẹp đẽ, nhưng nếu không giàu cảm xúc thì làm sao có thể có những vân thơ làm xúc động lòng người? Tiết Bảo Thoa là người mẫn tiệp tinh tế, tâm hồn nàng nhạy cảm có thua gì Lâm Đại Ngọc?
    Sao Thi Nại Am tả những cảnh gian dâm đốt nhà lại khéo léo sống động đến thế, đến nỗi Kim Thánh Thán phải băn khoăn không rõ Thi Nại Am có phải là dâm phụ, là đạo tặc hay không... Huống chi Tào Tuyết Cần vừa văn tài trác việt, lại cũng là một kẻ hữu tình trong trời đất, ông tuy chẳng phải là Tiết Bảo Thoa nhưng hiểu những gì Bảo Thoa hiểu, cảm những gì Bảo Thoa cảm, thế nên những câu thơ ông cầm tay nàng viết ra cũng nồng nàn tình tứ xiết bao, chỉ có điều so với Đại Ngọc lại mang một sắc thái khác. Tất nhiên hai kẻ phong lưu mẫn cảm là cô Lâm cô Tiết, tình tứ của họ mang sắc thái khác hẳn nhau, thậm chí đối lập nhau, nhưng chẳng hề mâu thuẫn, mà bổ khuyết cho nhau. Có người từng bảo Tào huynh muốn dựng nên một hình ảnh nữ lưu hoàn hảo, bao hàm mọi vẻ đẹp của nữ nhi trên đời, nhưng xét lại điều đó là bất khả và phi thực tế, nên mới đặt ra họ Lâm họ Tiết để bổ sung cho nhau là vậy. Tính tình và số phận của họ cũng thế, mà thơ của họ cũng thế...
    Thơ họ Lâm anh hoa phát tiết, văn tài kỳ lạ, tình cảm chan chứa của người tài tử, đến kẻ ngốc cũng nhận thấy, có thể kể là hay, giữa muôn hồng nghìn tía nổi trội hơn hết thảy. Slowwind bằng hữu ý chê họ Tiết chỉ khéo sắp chữ làm thơ, nhưng thực ra chính thơ họ Lâm mới là câu câu tứ tứ đều muốn át hẳn mọi người; họ Tiết có bao giờ thế đâu? Thơ họ Tiết giản dị kín đáo, tình tứ sâu kín trong vẻ ngoài lãnh đạm của cao nhân ẩn giả giữa triều giữa chợ, nét thanh đạm tiêu dao như nước chảy mây trôi, người thường thì cho rằng không có gì lạ, chẳng đáng để ý, chỉ người có tài có ý mới có duyên gặp gỡ thần giao, cũng thật là chân tài tử vậy. Rút cuộc hai người khác nhau, cả hai đều xứng với câu "bất dữ quần phương đồng liệt"! Thế nên đừng trách những người cho rằng Bảo Thoa là kẻ vô tình, quả thật cái tình trong văn chương, trong cốt cách của nàng, ngoại trừ kẻ hữu tình thật sự trên đời, có phải ai cũng có thể cảm nhận đâu...
    Trong số thơ của Tiết Bảo Thoa, tại hạ thích nhất bài Lâm giang tiên, trong có những câu thật khéo mà cũng thể hiện con người của nàng biết mấy. "nhậm tha tùy tụ tùy phân, thiều hoa hưu tiếu bản vô căn, hảo phong tần tá lực, tống ngã thướng thanh vân!" Thật đúng là phong độ hành vân lưu thủy của kẻ chân tài tử trên đời...
  6. HanDiep

    HanDiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    @Liv: Xem chừng Tiết cô nương là người trong mộng của Liv rồi. Mong Liv ghé thăm thường xuyên hơn để Diệp tôi cùng mọi người có dịp thưởng thức những lời bình mẫn tiệp của Liv.
    @Niquita: Niq nói đúng, không những TTC đề cập đến đồng tính nam mà còn có cả nữ nữa. Tuy nhiên đây là trường hợp đặc biệt vì một cô chuyên đóng giả trai, vì lâu ngày diễn với nhau đã đem cái tình trên sàn diễn ra ngoài đời chứ giữa hai cô cũng không có nhu cầu xxx gì cả. Trong Bá Vương biệt Cơ cũng có hoàn cảnh tương tự, cậu đóng vai Ngu Cơ đã đem lòng "yêu" luôn kép đóng Hạng Võ để rồi sau này không thể yêu người phụ nữ nào khác.
    @Gió : Mối quan hệ của Bảo Ngọc với Tần Chung, Tưởng Ngọc Hàm hay Liễu Tương Liên đơn thuần là sự quý mến tâm đầu ý hợp giữa những người bạn trai với nhau thôi. Nó không bị hoen ố bởi những dục vọng xác thịt kiểu Tiết Bàn nên ta không thể nói đó là đồng tính được.
    "Ta nhớ người xa cách núi sông,
    Người xa, xa lắm nhớ ta không?
    Sao đang vui vẻ ra buồn bã
    Vừa mới quen nhau đã lạ lùng
    Lúc nhớ, nhớ cùng trong mộng tưởng
    Khi riêng riêng đến cả tình chung
    Tương tư lọ phải là trai gái
    Một ngọn đèn xanh trống điểm thùng"
    Nếu không có cụm từ "lọ phải là trai gái" thì độc giả ai cũng tưởng là Tú Xương đang tương tư một nàng nào đó. Vậ mà TX là man "xịn" một trăm phần trăm đấy nhé....
  7. niquita

    niquita Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    511
    Đã được thích:
    1
    Có thể là cô ấy đem cái tình ra ngoài đời nhưng đâu có nghĩa là không phải tình yêu thực sự? TTC đã nêu lên một hiện tượng, nhưng chỉ sơ qua thôi, có lẽ vì tác giả là nam nên không hiểu rõ về hiện tượng này bằng chứng "Long Dương", chỉ nêu sơ như một sắc thái tình yêu trong thiên hạ thôi.
    À về chuyện hai cô có sống như vợ chồng không thì mình không nhớ rõ, nhớ mỗi hai chữ vợ chồng, để về xem lại lời của Phương Quan, nhưng chắc là có.
    Suy nghĩ của mình về BN - Tưởng Ngọc Hàm: BN thì chắc k có gì nhưng TNH õng ẹo thấy rõ, không PĐ cũng bóng BN thì lại thích con gái và những người giống con gái.
    Vì vậy trong phim ''83, khi Tập Nhân phát hiện ra cái thắt lưng của BN trong rương của TNH thì vỡ lẽ ra chồng mình là ... (ơ lạc đề, đang nói về truyện mà )
    Được niquita sửa chữa / chuyển vào 10:10 ngày 23/02/2007
  8. HanDiep

    HanDiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Như Gió có nói, nhân dịp xuân về quay lại thăm tứ Xuân. Chúng ta cùng xem các nhà Hồng học nhìn nhận thái độ cư xử của cô Ba và mẹ đẻ của mình nhé.
    ================
    THÁI ĐỘ CỦA THÁM XUÂN ĐỐI VỚI DÌ TRIỆU​
    (Trích mạn dàm HLM)​
    Biệt danh của Thám Xuân là ?ohoa hồng?, tại sao lại có biệt danh này? Hồi thứ 65 của HLM có một đoạn giải thích khá đặc sắc của thằng Hưng, đứa hầu trai của Giả Liễn như sau: ?oHoa hồng vừa đỏ vừa thơm, ai mà chẳng phải yêu, có điều lắm gai thôi. Đáng tiếc là cô ấy lại không phải bà Hai đẻ ra, thực là ?ophượng hoàng đẻ trong tổ quạ? Lời nói của thằng Hưng rất hình tượng để vẽ ra con người và tính cách của Thám Xuân. Thám Xuân đúng là cô gái không giống với phần đông các cô gái khác, ở người cô vưad có cái nhu mì của nữ tính, vừa lộ ra cái cương nghị, hào sảng của nam nhi. Trong HLM, sự chuyện về Thám Xuân cũng không nhiều lắm, nhưng có hai chuyện để lại ấn tượng sâu sắc đối với mọi người: một là việc quản lý gia chính, hai là những biểu hiện trong cuộc lục soát Đại Quan Viên, đặc biệt là chuyện đánh vợ Vương Thiện Bảo một bạt tai làm nổi bật một phần trong tính cách ?ogai góc? của cô. Hai sự chuyện trên đều được mọi người khen ngợi. Nhưng vì những cái gai ấy mà có một sự việc khiến người ta không thể hiểu nổi, thậm chí còn rước lấy không ít những lời bình phẩm, đó chính là cái gai chích ngay vào người dì Triệu, mẹ đẻ của cô.
    Thám Xuân có thái độ hầu như ?obất cận nhân tình? đối với dì Triệu, sự việc tập trung ở hồi thứ năm mươi lăm trong cuộc xung đột giữa hai mẹ con. Nguyên nhân của sự việc là cái chết của em dì Triệu là Triệu Quốc Cơ, Thám Xuân chiếu lệ cũ cấp cho nhà họ Triệu 24 lạng bạc dùng cho táng phí. Dì Triệu thấy số tiền cấp quá ít liền chạy đến chỗ Thám Xuân : ?o- Người trong nhà này ai cũng muốn giúi đầu tôi xuống, các cô hãy làm thế nào cho tôi hả giận mới phải!? Thám Xuân vội nói:?- Dì nói ai thế? Tôi thật không hiểu. Ai giúi đầu dì xuống? Xin cứ nói ra, tôi sẽ làm cho dì hả giận.?Dì Triệu liền nói Thám Xuân chỉ biết làm thế nào cho bà Hai thương mà không biết dắt díu nhà họ Triệu, đồng thời trách móc cô: ?oBây giờ cô nói một là một, hai là hai. Cậu của cô chết, cô có cho thêm hai, ba mươi lạng, chẳng lẽ bà Hai lại không bằng lòng hay sao?... Sau này cô đi lấy chồng, tôi còn mong gì cô nhìn ngó đến nhà họ Triệu nữa! Bây giờ chưa mọc cánh mà đã quên tổ chỉ chực chọn cây cao mà bay thôi.? Thám Xuân chưa nghe hết lời, tức tái mặt, nghẹn ngào khóc nức khóc nở, hỏi: ?o- Ai là cậu tôi? Cậu tôi đã thăng chức tuần kiểm chín tỉnh rồi! Bây giờ lại còn một cậu nào nữa. Xưa nay tôi vẫn kính trọng lẽ phải, nhưng khi nào lại kính trọng đến những hạng thân thích như thế? Dì nói thế thì sao mỗi khi em Hoàn đi ra, Triệu Quốc Cơ lại phải đứng dậy? Lại phải theo hầu nó đi học? Sao không giở cái lối ông cậu ra!?? Kết quả của cuộc tranh cãi ấy thật đúng như tiêu đề của đầu hồi: ?oMắng con gái mình, dì Triệu tức nhảm?. Dì Triệu đã không tranh thêm được lạng nào mà còn phải bị một phen tức hảo.
    Về cuộc tranh cãi của hai mẹ con, ai đọc đến đấy cũng đều cảm thấy nghi ngờ, khó hiểu: Thám Xuân đối với mẹ đẻ của chính mình sao lại có thể tàn nhẫn đến thế? Tại sao mỗi lời mỗi chữ của Thám Xuân lại gọi mẹ đẻ của mình là ?odì?? Tại sao không thừa nhận Triệu Quốc Cơ là cậu mà gọi là nô tài? Dì Triệu yêu cầu Thám Xuân dắt díu nhà họ Triệu là có hợp tình hợp lý không? Dì Triệu trách Thám Xuân chỉ muốn lấy lòng bà hai, chỉ muốn chực chọn cây cao mà bay có lý do hay không? Muốn trình bày rõ những rất đề trên không phải là một chuyện dễ dàng. Ở đây, chúng ta có thể phân tích cụ thể theo ba phương diện sau để làm sáng tỏ các câu hỏi ấy. Đó là chế độ tông pháp phong kiến, tâm lý và tính cách tự tôn của Thám Xuân, phẩm hạnh và cách sống của dì Triệu.
    Theo chế độ tông pháp phong kiến, thê thiếp, đích thứ đều có sự phân biệt rất nghiêm khắc. Dì Triệu, mẹ đẻ ra Thám Xuân và Giả Hoàn là thiếp, quan hệ giữa bà và Vương phu nhân không thể xem là quan hệ giữa vợ lớn và thiếp mà là quan hệ giữa đầy tớ và chủ nô. Thông thườngm thiếp là do từ a hoàn của chủ nhân mà ra, như Giả Xá cho a hoàn Thu Đồng của mình về làm thiếp Giả Liễn, hoặc là do mua con gái của người nghèo khổ từ ngoài vào như Giả Xá không cưới được Uyên Ương đã bỏ ra 500 lạng mua Yên hồng mới 17 tuổi về làm thiếp. Bất kể là nữ nô của nhà mình hay con gái mua ngoài về, tuy làm thiếp, địa vị có cao hơn , nhưng thân phận vẫn không thay đổi là mấy. Hồi thứ 60 của HLM, Phương Quan cãi nhau với dì Triệu, cô ấy nói thẳng thừng: ?oDì không thể mắng được tôi, tôi không phải là người dì mua về. ?oCon hầu lạy thằng ở?, cũng đều là bọn đầy tớ cả thôi!? Trong con mắt của Phương Quan, một đứa bé học hát có địa vị thấp kém thì ?obà dì? cũng chẳng cao quý hơn nó là mấy. Tuy bảo thân phận của ?obà dì? chỉ như thế nhưng con cái của bà sẽ là người chủ chính cống. Có điều con của họ cũng chỉ là ?ocon hạng thứ?, nhất luật chỉ lấy người vợ chính pháp làm mẹ còn mẹ đẻ ra mình thì chỉ là ?omẹ thứ?. Như vậy là thiếp đối với con cái của mình sinh ra, do thân phận giữa họ khác nhau, bà không thể ở ngôi ?omẹ? được, thậm chí cả quyền dạy dỗ con cái cũng không có. Ví dụ như hồi thứ 20 của HLM, đương khi dì Triệu ở nhà dạy Giả Hoàn, vừa bị Phượng Thư đứng ngoài cửa sổ nghe được, Phượng Thư tức thời mắng dì Triệu: ?oDù nó thế nào chăng nữa, đã có ông và bà cai quản, sao lại ngoạc cái mồm ra mắng nó? Nó là cậu ấm, đã có người dạy bảo, việc gì đến dì?? ở đây, Phượng Thư đã nói rõ thân phận và địa vị của dì Triệu: ?oGiả Hoàn là cậu chủ , dì Triệu là nô tài, nô tài làm sao ?oDạy bảo? được cậu chủ? Đó là quy định của chế độ tông pháp phong kiến, đó cũng chính là căn cứ để Thám Xuân hùng hỗ trách móc gì Triệu mẹ ruột của mình là ?ohồ đồ không biết lẽ?, mỗi chữ mỗi lời đều gọi mẹ ruột của mình là ?odì? và không thừa nhận Triệu Quốc Cơ là cậu mà gọi là nô tài.
    Đúng là chế độ tông pháp phong kiến có những sai trái đối với nhân luân, thường tính, đó không phải là lỗi của Thám Xuân. Nhưng chỉ căn cứ vào đó thì hầu như không thể giải thích rõ tại sao Thám Xuân đối xử với mẹ đẻ của mình mà lạnh nhạt và tàn nhẫn như vậy. Với laik trong cuộc xung đột trên, dì Triệu chỉ mong Thám Xuân nâng đỡ, dắt díu nhà họ Triệu , thêm một vài lạng bạc. Là mẹ bách thịt đẻ mình ra thì yêu cầu ấy cũng là điều tự nhiên thôi, không có gì là không hợp tình hợp lý cả. Lúc đó Lý Hoàn đứng bên cạnh cũng khuyên: ?o- Dì đừng nóng nảy thế, cũng không nên trách cô ấy. Dù trong bụng cô ấy muốn dắt díu chăng nữa, cũng không khi nào nói ra miệng được? Thế nhưng lời khuyên của Lý Hoàn gặp phải sự phản bác của Thám Xuân: ?oChị Cả cũng hồ đồ! Tôi dắt díu được ai? Có các cô nhà nào lại đi dắt díu bọn đầy tớ? Họ hay dở thế nào, các người chắc cũng biết đấy, can gì đến tôi?? Nhưng trong lời nói của Lý Hoàn chúng ta cảm thấy Lý Hoàn xem việc nâng đỡ nhà họ Triệu không có gì là không được cả, chỉ ngại những lễ cũ trong phủ và thân phận của Thám Xuân không tiện nói ra mà thôi. Sau đó, Bình Nhi đến truyền đạt lời Phượng Thư ?oNếu chiếu theo lệ cũ thì chỉ cấp 20 lạng. Nay xin cô cứ việc định liệu, có thể thêm một ít cũng được. Xem thế đủ thấy những người khác đều coi yêu cầu của dì Triệu không có gì là quá đáng cả, ?onâng đỡ? nhà họ Triệu cũng là chuyện bình thường, nhất là ở đây, cấp tiền tống táng thì có phá lệ cũ xưa nay cũng được thôi. Như khi Bình Nhi truyền đạt ?ohảo ý? của Phượng Thư lại gặp sự cự tuyệt gay gắt của Thám Xuân. Thám Xuân đối với mẹ đẻ ra mình như vậy thật chẳng nể nang gì làm cho chúng ta cảm thấy cô là người không có tình. Nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân sâu xa, chúng ta có thể nhận ra điều ấy có mối quan hệ chủ yếu với nét tâm lý tự tôn và ý chí vương lên trong tính cách của Thám Xuân.
    Thám Xuân ?ochí cao tài giỏi? là một cô gái có tài năng có kiến thức, có ý chí, cô đã từng nói thẳng thừng rằng : ?oNếu tôi là con trai, tôi đã ra đi lập nghiệp từ sớm rồi, lúc ấy tự tôi sẽ có lý của tôi? Xem thế đủ thấy cô là người có ý chí hơn người. Thế nhưng lòng tự tôn và ý chí vươn lên cùng với phận con gái và địa vị con bà thứ của cô đã hình thành mối mâu thuẩn trong con người của cô. Thằng Hưng nói về Thám Xuân: ?oĐáng tiếc không phải con bà Hai đẻ ra? Vương Hy Phượng cũng nói: ?o- Cô Ba khá đấy! Ta nói không sai. Chỉ tiếc là cô ấy xấu số không phải bà Hai đẻ ra.? Cùng là tiểu thư, con của lão gia là con đích, con thứ thì có quan hệ gì nào? Bình Nhi nghe Phượng Thư nói mới hiêu ra, Phượng thư giải thích: ?o- Chị biết đâu được! Con vợ lẽ cũng như con vợ cả thực, nhưng là con gái thì bì thế nào được với con trai. Sau này đến tuổi lấy chồng, những hạng khinh bạc thường hay dò hỏi con vợ cả hay con vợ lẽ, chỉ vì con vợ lẽ mà nhiều người không dạm.? Xem thế này thì thấy thân phận con bà thứ đối với số phận của cô gái tự tôn mà có chí tiến thủ như Thám Xuân là một điều có quan hệ đặc biệt. Cho dù ngoài miệng Thám Xuân nói với Bảo Ngọc: ?oPhụ là gì, thứ là gì, tôi cũng không cần biết.? Thực ra trong lòng cô đã biêt rõ như thế nào rồi. Cô không có cách gì thay đổi thân phận con bà thứ của mình được nhưng lại cam tâm chịu sự an bài của số phận. Do đó cô tuyên bố: ?oTôi chỉ biết có lão gia và bà hai, còn ai khác tôi không cần để ý đến? từ đó cô có ý cách biệt dần với dì Triệu, mẹ đẻ của mình mà tỏ ra thân thiết với Vương phu nhân, cố gắng làm cho Vương phu nhân thương mến, điều này hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng khổ tâm và sự cố gắng của Thám Xuân lại dẫn đến nỗi bất mãn của dì Triệu, mẹ đẻ cô. Từng giờ từng phút Thám Xuân muốn xoá dần thân phận con bà thứ của mình, còn dì Triệu lại nhắc nhở Thám Xuân không được quên là con bà ?obách thịt đẻ ra?. Thám Xuân kiên quyết không thừa nhận quan hệ thân thích với họ Triệu, còn dì Triệu lại nhắc nhở cô nâng đỡ họ Triệu. Là mẹ đẻ của Thám Xuân, yêu cầu của dì Triệu không có gì quá đáng nhưng lại tổn thương lòng tự tôn của Thám Xuân một sách sâu sắc: ?oAi chả biết dì đẻ ra tôi, cứ vài ba tháng lại tìm cách gây chuyện, đào bới nhau lên, sợ người ta không biết, nên cố ý bêu ra! Ai làm cho ai mất thể diện đây! May tôi là đứa biết điều, nếu hồ đồ không giữ lễ thì đã nóng máu lên rồi.? Trong lời của Thám Xuân bao hàm biết bao khổ tâm và oán hận. Điều làm cho Thám Xuân đau khổ chính là sự hay gây ồn ào ?ovô lý? của dì Triệu làm ảnh hưởng đến quan hệ giữa cô và Vương phu Nhân. Thám Xuân đã từng nói ?oCứ ý tôi, hiện giờ bà Hai đi vắng chưa về, dì nên yên tĩnh giữ sức khỏe, tội gì phải bận lòng thế. Bà Hai rất thương tôi, vì dì cứ hay tính chuyện, nên mấy lần người rất phiền lòng.? Những điều Thám Xuân nói có Vương Hy Phượng chứng thực ?o Bà hai thương mến cô ấy nhưng chì vì dì Triệu ấy gây ồn ào?? Chuyện hay sanh sự của dì Triệu là điều mà tính tự tôn và tính cách tiến thủ trong con người của Thám Xuân không có cách gì nhẫn nhịn được.
    Khi bàn đến thái bộ bất cận nhân tình của Thám Xuân đối với dì Triệu, chúng ta không thể bỏ qua một nhân tố khác, đó là tư cách tồi tệ của dì Triệu. Về con người dì Triệu, trong HLM có không ít chi tiết cụ thể như hồi 35 ?oMắc thuật 5 con quỷ, chị em hoá điên rồ? dì Triệu cùng Mã đạo bà âm mưu dùng bùa chú ám hại Bảo Ngọc và Hy Phượng. Hồi thứ 60 với tiêu đề ?oĐem phân mạt lỵ thay cho bột tường tường vi? dì Triệu cùng bọn trẻ học hát như Phương Quan cãi lộn v.v? Nói một cách đại thể, tư cách của bà là : một là ngu, hai là tâm bất chính, ba là không tự trọng. Ngay như Thám Xuân cũng nói bà là ?othâm độc, nhỏ nhen, đê tiện?. Sau lần dì Triệu gây gổ với Phương Quan, Thám Xuân đã không khách sáo trách mẹ đẻ mình: ?otội gì không biết tự trọng mà lại gào thét ầm lên, làm mất cả thể thống. Dì thử xem dì Chu, có ai dám khinh nhờn đâu, mà dì ấy cũng chẳng gây chuyện với ai. Xin dì hãy về nhà dẹp cơn giận lại, đừng nghe kẻ nói bậy xúc xiểm, để cho người ta cười mình là ngu ngốc, chỉ tốn công lo việc vu vơ hão huyền cho người ta thôi.? Rồi cô nói tiếp : ?o- Nhiều tuổi như thế mà còn làm những việc không để cho người ta nể! Câu chuyện có ra gì đâu, cũng cãi nhau ồn lên, không biết giữ gìn thể thống!? Đó đâu phải như con nói với mẹ mà như chủ nói với tớ, người trên nói với kẻ dưới, lời nói đầy chán ghét và coi thường. Dì Triệu đúng là người nhỏ nhen, chúng ta thật không hiểu sao Tào Tuyêt Cần lại xây dựng một nhân vật như thế đến nỗi người ta nghi ngờ một chính nhân quân tử như Giả Chính lại đi kiếm một bà vợ bé tồi bại như vậy!
    Cho dù thái bộ bất cận nhân tình của Thám Xuân đối với mẹ đẻ của mình như thế nào cũng có một vài lý do và nguyên nhân, cho dù chúng ta đối với Thám Xuân, một đoá hồng ?ogai hóc, vô cùng yêu thích và tôn trọng nhưng chúng ta không thể không chỉ trích thái độ của Thám Xuân đối với Dì Triệu đúng là có chỗ quá đáng. Dĩ nhiên trong cung cách và thái độ lạnh nhạc của Thám Xuân đối với dì triệu, ngoài tâm lý tự tôn, tính cách hiếu thắng ưa vươn lên của bản thân Thám Xuân và sự nhỏ nhen hèn mọn của dì Triệu ra còn tất cả chủ yếu đều do xã hội, do đức tính tốt đẹp của con người bị thay đổi và cũng do quan hệ trong sáng giữa người và người bị chuyển hoá mà chế độ tông pháp phong kiến đã tạo nên. Đúng như Tưởng Hoà Sâm nhận định trong bài ?oLuận Thám Xuân? nổi tiếng của ông như sau: ?oMọi chế độ xã hội không hợp lý thì thường làm tổn thương tình cảm giữa con người với con người, cho dù là tình cốt nhục thiêng liêng đi nữa cũng không ngoại lệ?
  9. slowwind

    slowwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2006
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    @ Liv : Sự thật là Slowwind tôi có phần thiếu sót, tôi chỉ để ý những lời bình của các nv dành cho họ Lâm và họ Tiết hơn là chú tâm vào những bài thơ của họ, 1 phần do tôi không tin lắm vào bản dịch thơ tiếng Việt nhưng trình độ lại chưa đủ để đọc thơ bằng tiếng Hán.Chút cảm nhận ít ỏi mà tôi có được đó là : thơ Đại Ngọc cũng đa sầu đa bệnh như con người nàng, chính nét ảm đạm bi thương của nó khiến người ta xúc động, thơ của Bảo Thoa bao giờ cũng hướng về sự lạc quan , thơ nàng trang trọng hàm súc mà hồn hậu đạm nhã nhưng ít vẻ nồng nàn tình tứ.Nói Bảo Thoa như người thợ sắp chữ , thật sự tôi đã quá lời.Nhưng tôi cứ luôn cảm thấy Bảo Thoa làm thơ bằng lý trí hơn là tình cảm,ngược lại Đại Ngọc tuy thích hoa lá vẽ vời nhưng cảm nhận về hoa, về thơ như ĐN mới đúng là thấy được cái hồn cốt của thơ,của hoa. Có phải vì tôi quá sùng bái cô Lâm mà bất công với cô Tiết , bản thân tôi bây giờ cũng không biết rõ.THeo lời của Liv, tôi là kẻ không có tình rồi.
    @ Hàn Diệp:Trước em có 1 bài "nói xấu" Thám Xuân bị chị phê là khắt khe quá, thực ra vẫn để bụng ấm ức nhưng chưa tìm ra lý lẽ để nói lại được.Bây giờ đọc bài viết chị sưu tầm được thấy tâm phục rồi
  10. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Khám phá tam xuân cảnh bất trường
    Truy y đốn cải tích niên trang...
    Hôm nay đọc tin này, tự nhiên ngâm hai câu này:
    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2007/02/3B9F3844/

Chia sẻ trang này