1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ồ>>ổ~ƠọáZỗ?ÂổƠẳọạ<ổÂƯ - Hỏằ"ng l?Âu mỏằTng và tỏằâ Xu?Ân

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi HanDiep, 18/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. YueChing

    YueChing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2005
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    thực ra mọi người có thấu cho nỗi khổ của mợ hai không vậy? Trên là 1 cụ hai ba bốn bà, dưới là năm sáu bảy cô vài ba cậu. Mỗi người một tính một nết mà vẫn phải lo, phải chiều cho đủ, từ bữa ăn giấc ngủ, đến chơi đùa thơ ca. Trên dưới cai quản hàng trăm người, nếu không nghiệt một chút, chẳng ra nó dẫm lên đầu mình hay sao?
    Sách nói mợ hai nghiệt với người dưới, phủ Vinh, Giả Liễn, Hình Phu Nhân sau này đay nghiến mợ hai, nào có nghĩ mợ ấy cũng vất vả đau đầu, thu nọ vén kia mà lo cho đủ mọi chuyện, chứ đâu phải chỉ ngồi mát ăn bát vàng thu lời gom lãi đâu.
    Đấy, già Lưu tuy già mà vẫn tinh ghê, mấy cái vụ ma chay, không làm ăn cẩn thận thì bị thiên hạ chê cười, nên đôi khi cũng phải cắn răng mà vung tay quá trán, mấy cái vụ đón Quý Phi, không cẩn thận lại tìm mãi không thấy cái đầu trên cổ, nó bay bay đi đâu mất rồi cũng nên...
    Hu hu, đó, cô Tình nói đúng đó, Già Lưu nỡ lòng nào quên em? đến con em , em cũng tin tưởng gửi cho già luôn mà già ơi
  2. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Sao tay này dựng đứng câu chuyện đến đây ăn vạ đòi tiền à ? Có cần đầu gấu ra tay không bác Hàn Diệp. Tớ tuy là mèo nhưng là tiểu Hổ, gấu phết đây.
  3. HanDiep

    HanDiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    À không Nhọ ơi người nhà cả đấy. Đó chính là Phượng Ớt "San san" lừng danh bên DAN quá bộ ghé chơi mà. Sansan cũng có một bài rất hay về HLM mà tôi đã mạn phép post ở đây.
    @ Mợ Hai: Tôi đến chơi nhà họ Giả, trước là chỗ họ hàng quen biết, sau ...cũng phải nói thật là đương khó khăn. Mợ thông minh lại thương người (cả cô Bình tốt bụng nữa) nên cho tôi tiền, quần áo vv. Tôi rất cảm kích nhưng tôi không có vay mượn mợ đâu nhá.
    Mà tôi đang chuẩn bị cho mợ "thăng đường" vì vụ cô hai Vưu đây. Tôi vốn phân minh, chuyện nào ra chuyện đấy dù mợ có tốt bụng với tôi nhưng chuyện này thì tôi không thể bỏ qua được đâu.
  4. peiyouyanghaiyang

    peiyouyanghaiyang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn, tớ là thành viên mới, không biết gì nhiều về tiếng Trung nhưng lại rất mê HLM. Tớ có sưu tầm được một bộ HLM nguyên bản DVD. Đây là bộ 12 đĩa của năm 86, ngôn ngữ Cantonese, Madarine; phụ đề Anh, Trung (cả giản thể và phồn thể). Thấy nhiều bạn muốn tìm HLM nguyên bản mà không có nên tớ mạo muội post lên đây. Đầu tuần sau tớ về VN, nếu ai có nhu cầu thì liên hệ với tớ qua địa chỉ prairiengo@yahoo.com. [​IMG]
  5. HanDiep

    HanDiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Trích Mạn đàm Hồng Lâu Mộng
    Tên gọi nhân vật trong "Hồng Lâu Mộng" là điều rất đáng chú ý. ví dụ như tên một vài loại chim, loại hoa thông thường qua ngòi bút của Tào Tuyết Cần sẽ trở thành tên gọi cho những nhân vật của mình, hoặc dùng để ngụ ý yêu ghét, khen chê, hoặc dùng ẩn dụ số phận, tính cách của nhân vật, rất đáng được suy ngẫm. Như tên Uyên Ương, Tử Quyên chẳng hạn.
    Uyên Ương được xem là nhân vật khá quan trọng của "hồng Lâu Mộng". Nàng là một a hoàn kề cận của Giả Mẫu, rất được Giả Mẫu tin yêu, không rời Giả Mẫu nữa bước. Tại sao tác giả đặt cho nàng cái tên như thế? Đây là vấn đề không đơn giản. Chúng ta biết Uyên Ương là loại chim luôn sống thành đôi, con trống con mái không tách rời nhau. Trong những tác phẩm văn học, uyên ương thường được dùng để tượng trưng cho vợ chồng hay dùng để ca ngợi tình yêu trinh thục, thủy chung. Lư Chiếu Lân đời Đường có thơ rằng:
    Đắc thành tỉ mục hà từ tử
    Nguyện tác uyên ương bất tiển tiên.
    Tạm dịch:
    Được làm tỉ mục nào sợ chết
    Muốn giống uyên ương chẳng cầu tiên.
    Hoặc Lý Thương Ẩn trong bài "Đại tặng" có câu:
    Uyên Ương khả tiển đầu câu bạch,
    Phi khứ phi lai yên vũ thu."
    Tạm dịch:
    Đáng phục uyên ương cùng đầu bạc,
    lượn lờ vui thú khói mưa thu.
    Uyên Ương tượng trưng cho đời sống ân ái mỹ mãn, thủy chung. Thế nhưng số phận của cô a hoàn Uyên Ương trong HLM lại tương phản với loài chim uyên ương. Lẽ nào Tào Tuyết Cần đặt sai tên cho nhân vật của mình? Đương nhiên là không phải, đây chính là ngụ ý mà tác giả muốn gởi gắm. Nhân vật Uyên ương được miêu tả nhiều chỗ trong HLM, ở 80 hồi đầu của tác phẩm có ít nhất 3 hồi trực tiếp nhắc đến Uyên ương. Hồi thứ 41 với tiêu đề "Vườn Đại Quan hai lần sử thái quân mở tiệc, gieo xúc xắc Uyên Ương ra lệnh đố thơ" (Sử Thái Quân lưỡng yến Đại Quan Viên, Kim Uyên Ương tam tuyên nha bài lệnh) Hồi thứ 46 có tiêu đề "Người hiềm khích cố gây hiềm khích, gái Uyên ương vô tình gặp Uyên Ương" (hiềm khích nhân hữu tâm sanh hiềm khích, Uyên Ương nữ vô ý ngộ uyên ương). Trong hai hồi sau có hai đoạn tình tiết quan trọng về nhân vật Uyên ương, đối chọi nhau kịch liệt. Uyên Ương là loài vật sống có đôi có cặp không rời nhau còn Uyên Ương trong HLM lại muốn "thề dứt bạn uyên ương", "vô tình gặp uyên ương". Xem ra tác giả đặt tên nhân vật này là có thâm ý.
    "Gái uyên ương thế dứt bạn uyên ương" là nói đến nhân vật Uyên Ương của "Hồng Lâu Mộng" có một sắc thái rất đặc biệt khiến người ta phải tán thưởng hành vi của cô, đó là một tình tiết quan trọng biểu hiện tính cách và tư tưởng của cô. Nguyên nhân vủa sự việc là do Giả Xá, ông anh cả ở bên phủ Ninh Quốc, thấy bên cạnh mẹ mình (Giả Mẫu) có cô a hoàn uyên ương xinh đẹp nên sai vợ là Hình phu nhân đích thân làm mối xin cưới uyên ương về làm thiếp. Ở thời đại của HLM, một lão gia của gia đình quí tộc có năm thê bảy thiếp là chuyện bình thường, làm vợ lẽ không bị coi là ngượng mặt. Nhất là đối với lại a hoàn như Uyên Ương được ông chủ cưới về làm thiếp chính là con đường thoát khỏi cảnh nô bộc. Như Vương Hy Phượng nói: "Đừng nói là con Uyên Ương, dù ai đi nữa cũng chẳng muốn trèo cao trông lên để mong được mơ mày mở mặt hay sao? Nó bỏ danh giá nửa bà chủ không làm mà đâm đầu đi làm a hoàn rồi sau này lấy một thằng ranh con, thế là xong đời." Còn Hình phu nhân cũng nói: "Không cứ gì con Uyên Ương, ngay cả đến những con a hoàn lớn coi việc ai mà chẳng thích được như thế?" và "Không lẽ cô không bằng lòng hay sao? Nếu vậy thì cô khờ dại quá không muốn làm bà chủ, lại muốn làm con hầu! Vài ba năm nữa, bất quá cô lấu một thằng bé con, đầy tớ lại hoàn đầy tớ!" Những lời nói ấy dưới con mắt của người đời xem ra đêu có tình có lý làm địa vị của một nữa bà chủ xem ra rất hấp dẫn, thử hỏi có ai không muốn nào? Thế mà không ngờ Uyên Ương lại từ chối đấy. uyên Ương nói rất rõ: ?oĐừng có nói ông ấy muốn cưới tôi làm thiếp, chứ dù bây giờ bà ấy (tức Hình phu nhân) có chết đi, ông ấy mối lái năm lần bảy lượt lấy tôi về làm vợ cả tôi cũng chẳng nghe đâu?. Tạo sao Uyên Ương không muốn làm vợ lẽ của Giả Xá? Giả Xá chẳng đã từng nghi ngờ Uyên Ương chê ông già, ông nói: ?oXưa nay chị Hằng yêu tuổi trẻ, có lẽ Uyên Ương đã nhắm thằng Bảo Ngọc hay thằng Liễn rồi.? Về chuyện này, trước mặt Giả Mẫu Uyên Ương đã dứt khoát trả lời : ?oVì cháu không bằng lòng nên ông Cả bảo cháu mê cậu Bảo Ngọc nếu không thì cũng đợi lấy người ngoài, lòng cháu đã tắt lạnh rồi! Cháu nói trước mặt mọi người ở đây, đừng nói là ?oBảo Ngọc? chứ dù ?oBảo Kim?, ?oBảo Ngân? ?oBảo Thiên Vương?, ?oBảo Ngọc Hoàng? nào đi nữa, cháu cũng chẳng lấy, cứ ở vậy suốt đời là xong chuyện! Nếu cụ ép quá, cháu đành một nhát dao là xong đời chứ không thể tuân lời được!? Mấy lời ấy xuất phát từ miệng của một a hoàn thật đáng làm người ra thán phục biết bao!
    Vì sao Uyên Ương từ chối làm vợ bé thì tiểu thuyết hoàn toàn không nói rõ, nhưng theo lời của bình Nhi, chúng ta biết Uyên Ương vốn đã có ?ochủ ý?, Bình Nhi nói: ?oCứ ý tôi, việc này chưa chắc đã ổn. Những khi vắng người, chúng tôi thường gợi chuyện, nhưng nghe chủ ý của cô ấy xem ra chưa chắc đã chịu?. Uyên Ương có ?ochủ ý? gì thì Bình Nhi nói có vẻ mơ hồ quá. Sau đó, khi Bình Nhi, Tập Nhân cùng Uyên Ương nói đùa với nhau rằng có cách từ chối Giảe Xá tốt nhất là nói Giả Mẫu đã hứa đem Uyên Ương cho Giả Liễn hay Bảo Ngọc rồi. Thế là Uyên Ương nổi giận mắng: ?oChúng mày tưởng rằng rồi đây sẽ tốt cả đấy, sẽ làm dì hai cả đấy! Cứ ý tao, việc trên đời này, chưa chắc đã được như ý cả đâu.? Theo đó ta thấy Uyên ương sở dĩ từ chối làm lẽ Giả Xá, thì ngoài cách nhìn nhận không tốt của ông già hiếu sắc Giả Xá ra, điều quan trọng là do cô thấu suốt cái kết quả không tốt đẹp của một người làm vợ bé. Khi người chị dâu của cô đến nói ?ocó chuyện vui to bằng trời? Uyên Ương đã nổi giận mắng: ?oChuyện gì hay? Chuyện con khỉ ăn gừng! Chuyện gì mừng? Chuyện ông huyện về quê! Thảo nào ngày thường các người cứ thèm thuồng bọn a hoàn nhà khác được làm bà trẻ, để cả nhà cậy thế làm càn, cả nhà đều được làm bà trẻ! Thấy thế là các người nóng mắt lên, chực đẩy tôi vào lò lửa. Nếu tôi đắc thế, các người ở ngoài tha hồ ngang tàng làm bậy, tự phong cho mình là ông cậu. Nếu tôi không ra gì, gặp lúc thất thế, các người sẽ rụt cổ lại, sống chết bỏ mặc tôi.? Như vậy Uyên ương đã thấu rõ cuộc sống của người vợ bé, cô hiểu biết sâu sắc hơn nhiều so với Bình Nhi và Tập Nhân về vấn đề này. Để bảo vệ sự trong trắng của người con gái trong đám bùn nhơ ô trọc và để giữ gìn sự cao quý của nhân cách con người, cô không tiếc đời mình, nếu cần có thể đi tu hoặc tự tử, dũng cảm chống lại sự dâm ô ở trên quyền thế của Giả Xá, tinh thần ấy ngay cả Giả Bảo Ngọc cũng không thể sánh kịp, đáng khâm phục thay! Cố nhiên Uyên Ương khéo léo lợi dụng mối quan hệ khăng khít giữa cô và Giả Mẫu, đấy cũng là cái gốc để cô dám cự tuyện cuộc hôn nhân với Giả Xá.
    Nhưng Uyên ương chỉ tạm thời ?othắng lợi? chứ không thể thay đổi được số phận chung cuộc của mình. Giả Xá đã nói: ?oBảo nó nghĩ kỹ đi: dù nó lấy ai nữa, cũng khó thoát khỏi tay ta! Trừ phi nó chết đi, hay suốt đời không lấy chồng, ta mới chịu! Nếu không, bảo nó nên mau mau nghĩ lại, sẽ có nhiều điều hay đấy.? Cuối cùng, Uyên Ương không thoát nổi sự báo thù của Giả Xá.
    Bốn mươi hồi sau của tiểu thuyết, tả cô sau khi Giả mẫu qua đời: ?oGái Uyên ương theo chủ lên chầu trời?. Tức là cô tự tử chết theo Giả Mẫu. Người ta cho rằng kết cục như vậy không phù hợp với nguyên ý của Tào Tuyết Cấn. rấy có khả năng kết cục của Uyên ương là xuất gia làm ni cô. Mấy lần cô từng thề: ?oTôi cắt tóc làm ni cô là xong? hoặc ?oSuốt đời không lấy chồng?. Cô cũng từng lấy kéo cắt tóc trước mặt Giả Mẫu và mọi người, tất cả đều thể hiện ý muốn đi tu của cô. Trong xã hội bình thường, con gái xinh đẹp trẻ trung đều muốn có một cuộc đời tình ái trong đầy chung thuỷ như loài chim uyên ương nhưng trong xã hội HLM phản ánh tất cả đều trở thành không bình thường, con gái xinh đẹp trong trắng đều gặp bất hạnh. Uyên Ương không có cuộc đời tình ái mà còn bị ép đến độ ?othê dứt bạn Uyên ương?, thề suốt đời không lấy chồng? để cuối cùng phải dứt bỏ cuộc hồng trần trong lúc đang tràn đầy tuổi thanh xuân. Đấy là lối châm biếm sâu sắc biết bao, là lời tố cáo đầy phẩn nộ biết bao! Do đó, điều ngụ ý trong cái tên Uyên ương đã được nêu rõ ra vậy.
  6. nang_tien_tren_cong_co

    nang_tien_tren_cong_co Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2003
    Bài viết:
    1.101
    Đã được thích:
    0
    Cả nhà dạo này không có nhã hứng bàn luận Hồng Lâu Mộng nữa à ? Nhân tiện có cao thủ nào cho tớ hỏi: lúc Bảo Ngọc nằm mơ thấy Thái hư ảo cảnh, gặp một cô gái cũng tên là Tần Khả Khanh, chuyện này liên quan đến Tần Khả Khanh vợ Giả Dung thế nào ? Tớ nghĩ Tào Tuyết Cần chắc chắn có ngụ ý mà chịu không luận ra được.
    Xem phim (sorry cả nhà tớ xem phim trước rồi mới lò mò đọc truyện nên ảnh hưởng của phim hơi bị mạnh) thì chuyện của Tần Khả Khanh được dẫn dắt rất rõ ràng: cô ấy dường như bị bố chồng ép uổng, rồi sau chắc mắc tâm bệnh ốm mà chết. Nhưng trong truyện chỉ chấm phá bóng gió qua lời một gia nhân say rượu và bài thơ về Tần Khả Khanh thôi. Vậy phim có "dịch" đúng ý truyện không vậy ? Tại trong truyện nhân vật này ra đi khá đột ngột mà lại xuất hiện trong giấc mơ của Bảo Ngọc nên tớ cứ thấy thắc mắc.
  7. HanDiep

    HanDiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Các nhân vật trong HLM hầu hết là "bọn phong lưu" mắc "nợ gió trăng" hoặc mang tính huyền hoặc như Đại Ngọc-cây Giáng hâu; Bảo Ngọc-viên đá vá trời xuống trần để trả nợ. Khả Khanh mà Bảo Ngọc gặp trên Thái Hư Ảo Cảnh chính là Tần Khả Khanh vợ Giả Dung đấy? Theo cá nhân tôi, Khả Khanh là cô gái ít nhiều vương luỵ đến chữ "dâm" nên mới được mây mưa cùng Bảo Ngọc, sau đó xuống trần rồi chết vì tội "dâm". Cũng giống như Nghênh Xuân vốn là lang sói (hồi 1?? khi Bảo Ngọc mơ quay lại THAC) nên xuống trần lấy phải người chồng họ Tôn hung dữ tàn ác như hổ sói nên đau buồn mà chết.
    Về cái chết của Khả Khanh thì đúng là phim nói rõ hơn còn trong truyện ta có thể đoán được nguyên nhân và cách thức chết của Khả Khanh qua bài thơ
    "Lại có một tòa lầu cao, trên có một mỹ nhân treo cổ tự tử. Có mấy câu phán:
    Trời tình, bể tình là mộng ảo,
    Mà tội dâm kia cũng bởi tình.
    Đầu têu nào phải ?oVinh? hư hỏng,
    Mở lối khơi nguồn, thực tại ?oNinh?.
    Khi Uyên ương đang tìm cách tự tử có thấy Khả Khanh cầm một giải lụa ra hiệu cho cô ta tìm đến cái chết bằng cách thắt cổ.
    Cộng thêm với lời nói của lão bộc khi say rượu thì Khả Khanh mắc tội dâm loạn với bố chồng, lo sợ sinh bệnh rồi quyên sinh.
  8. HanDiep

    HanDiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Hồng Lâu Mộng có Đào hoa thi xã thì Internet cũng có hội quán Hồng Lâu Si Khách. Hay dở không bàn đến, chỉ là chút tâm tình của những người đã yêu và mãi yêu tác phẩm này.
    Đề 1: Bảo Ngọc tặng khăn cho Đại Ngọc
    Tiêu Hạ Khách - Thám Xuân
    BẢO-VÂN TAM TUYỆT CÚ
    I Cát vàng chẳng quản chút lòng trinh
    Dốc mình làm nên khu vườn đẹp
    Nhỡ mai thân vào nơi thanh tĩnh
    Còn lại chốn đây một khối tình
    II Rõ người tình tứ, rõ phong lưu
    Cớ sao con mắt vướng sầu ưu?
    Chị em xa khuất, mờ nhân ảnh
    Dám hỏi tình si mất hay còn?
    III Cảnh tượng khi xưa thực xót thương
    Con thuyền xuôi nước, ngược tình trường
    Nay cảnh, tình, người đều đã khác
    Một Bảo, một Vân, một khu vườn
    Ngẫu Tạ - Tích Xuân
    Nỗi lòng Đại Ngọc khi nhận được đôi khăn của Bảo Ngọc
    I.Khăn kia thấu hiểu nỗi tình si
    Mà sao ta vẫn cứ nghĩ suy
    Bồi hồi tâm trạng, lòng mê mẩn
    Luẩn quẩn khuê phòng ,lệ ướt mi.
    II.Vẫn biết lòng chàng nghĩ đến ta
    Nhưng lòng canh cánh nói không ra
    Chỉ mượn Sương ký đùa theo gió,
    Và đôi khăn lụa thấm châu sa.
    III.Thơ này ta cũng viết xong rồi!
    Nhưng lệ chan chứa mãi không thôi
    Miên man tự vấn cùng gương tỏ
    Mộc Thạch sau này liệu kết đôi?
    Chẩm Hà Cựu Hữu - Tương Vân
    Lâm Đại Ngọc đề mạt thi
    Nhất chủng tương tư
    Lưỡng xứ nhân sầu

    Tĩnh mịch dạ thanh thanh vạn trúc
    Thâm viện tiền đăng đề mạt thi
    Miên man sa lệ hận bất trắc
    Triền miên cổ ý nhất thế tình
    Giáng Châu song lệ ưu ly hận
    Thần Anh nhất dạ thác tri âm
    Thạch mộc lương duyên phi kim ngọc
    Vạn kiếp sầu nan giải án tình
    Sử Thái Quân
    Tâm tình Đại Ngọc nhận khăn
    I.
    Nhận khăn lụa cũ từ nơi ai
    Có biết chăng em cũng nhớ hoài
    Tuy không gặp mặt lòng vẫn ngóng
    Giờ biết lòng ai nhớ đến ai
    II.
    Chiếc khăn lụa cũ nỗi lòng chàng
    Hay là tâm sự cõi lòng em?
    Nỗi niềm riêng em chàng đã hiểu
    Tơ hồng nguyệt lão có se duyên?
    III.
    Dẫu đã tỏ thông tấm chân tình
    Đường đời vạn nẻo biết hay chăng?
    Em hay lo nghĩ, vơ vẩn quá
    Khăn lụa ai trao thấm giọt sầu.
    Tiểu Tiết - Bảo Cầm
    Nỗi lòng tiêu tương phi tửI.
    Ngoài song gió nhẹ vờn lên trúc
    Sau rèm khuê nữ khóc tương tư
    Ngàn năm lệ trúc in thành vết
    Dấu cũ sương nga khó xoá nhoà
    II.
    Lệ héo từ tâm lặng lẽ rơi
    Khăn đây ý nọ tình đâu nhỉ
    Vẩn vẩn vơ vơ xiết bao lời
    Hiểu được lòng ta chắc có người
    III.
    Nhìn khăn tự hỏi người đâu nhỉ?
    Thực thực mơ mơ khó đoán tìm
    Chạnh lòng đôi chút ngây thơ nghĩ
    Nhị Ngọc duyên này có hay chăng
    Già Lưu
    Vuông khăn lụa cũ lặng trao người
    Ấp ủ tình si tự bấy lâu
    Dẫu duyên vàng ngọc vui sớm tối
    Tron đời cây-đá mãi không phai
    * * *
    Nghẹn ngào thương chữ tình duyên
    Thơ đề khăn cũ, hai hàng lệ rơi
    Lụa mềm như thể tay ai
    Rụt rè chưa dám một lần cầm tay
    Nghe trong gió thoảng thì thầm
    Tiếng ai khẽ gọi "Em ơi, đâu rồi?"
    Giật mình tỉnh giấc, lá rơi
    Bâng khuâng ngồi khóc với....mình trong gương
    Được HanDiep sửa chữa / chuyển vào 15:24 ngày 04/05/2007
  9. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Hay, hay, hay! Cô Hàn, thơ này ở đâu ra thế? Hội quán Hồng Lâu Si Khách chẳng hay ở khu vườn nào? Tôi tuy là người rất tục, nhưng tự hỏi có thể tìm đến hay chăng...
    Được Liv sửa chữa / chuyển vào 17:15 ngày 05/05/2007
  10. HanDiep

    HanDiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Hoan nghênh hoanh nghênh hảo ý của Liv "công tử". Chúng tôi cũng chỉ là những kẻ tục bởi trót đa mang với HLM mà lập ra thi đàn thôi. Xin mời "công tử" và các quan khách có nhã hứng quá bộ đến http://www.tvbvnfc.net (non-TVB area ) để thi đàn thêm rộn rả.

Chia sẻ trang này