1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ổ?Ơồ?Zổ-.ổáá - Trung Quỏằ'c & Nhỏằ?ng Ngỏ?Ê Đặ?ỏằ?ng Du Lỏằ<ch

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi IamFool, 10/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Heart747

    Heart747 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2004
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Thứ 6 tới mình đi Nam Ninh, bạn nào đã đi hoặc đang ở đó hãy tư vấn giúp minh 1 chút nhé. Về quần áo nên ăn mặc như thế nào ? Sang bên đó 4 ngày thì nên mang theo gì và không nên mang gì? Trung tâm mua sắm và vui chơi chủ yếu ở đâu?
    Mình có nghe nói tới Chợ Dân Tộc và Bách Hoá Đại Lầu, ngoài ra nên đến chơi Công viên nào? Thanh Tú Sơn hay ??? (Mình đi du lịch theo đoàn 5 người, đi tự do). Mình muốn mua cái USB, cái, bếp từ, 1 số quần áo và giày... mua ở đâu nhỉ? và lượng hàng được mang qua cửa khẩu là bao nhiêu vậy????
    Các ban trả lời giúp mình nhé!!!!
  2. Heart747

    Heart747 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2004
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    à quên, còn vấn đề quan trọng là giao thông bên đó như thế nào? Xe bus hay Taxi? Giá cả bao nhiêu? thanks
  3. lethutruc

    lethutruc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2005
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    @ Bác Heart747 ! Chắc bác mới đi lần đầu? Theo kinh nghiệm của em, bác cứ mua mỗi thứ 1 cái/chiếc là ok. Hàng hoá dưới 300 $US được miễn thuế. Dĩ nhiên bác mua 1000$US mà khai 300 $US cũng được. Ngu sao khai đủ
    Có điều này nữa, khi mua hàng bác nên hỏi cái "Tax Free" (các bác bên Tàu cố vấn chữ này dịch ra tiếng Tàu là gì? em mù tịt), nếu có cái này Bác có thể lấy lại tiền thuế của bọn Tàu ở cửa khẩu nữa là khác. Hàng hoá mình mua có chứng từ thì cần gì phải sợ...
    Bác đi vui vẻ, về đến nhà nhớ post ""những điều nghe thấy" cho pà con thưởng thức nha!
  4. Ruffian

    Ruffian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2005
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    0
    Ở Nam Ninh tôi khá ấn tượng với cái thư thành của nó (vì đây là hiệu sách to đầu tiên tôi được biết - mà không hiểu tôi đốt bao nhiêu đồng hình ngài Mao ở đây nữa). Đồ thì tôi mua quanh quanh khu ga (hồi đó tôi đần thật) chỉ thấy rẻ là mua chứ không nghĩ đấy là hàng bậy bạ (nhất là hàng dưới các đường thông qua đại lộ, nhiều mà rẻ vạt vã). Ở Nam Ninh có lẽ là phé nhất. Sáu mươi đồng là khách sạn xịn xịn rồi (tôi hay chui vào đảng hiệu - vì nơi này đêm ngủ an toàn không có điện thoại gọi lên) ăn thì khỏi chê, rẻ ơi là rẻ (gọi nữa bát nửa đĩa cũng được nếu như đi 1 mình) Xe bus thì đâu 1 đồng còn xe taxi vòng vòng ngắm cảnh cái sông gì gì mà ấp giang cũng hay ra trò. Nam Ninh được cái xanh, ít bụi.
  5. Ruffian

    Ruffian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2005
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    0
    Quên, đi Nam Ninh thì phải chú ý một điều cực kỳ quan trọng ấy là ăn cắp vặt. Lần tôi đưa cô em tôi qua Nam Ninh chơi cô bé khoái mấy cái boots thế là ngồi xuống thử nhoắng cái đã không thấy đâu cái túi xách tay . Khốn nạn cho nó về phải làm lại tất cả giấy tờ. Tôi mất ấn tượng về Nam Ninh từ đấy! Ăn cắp nhanh nhưng được cái đỡ trắng trợn hơn Quảng Châu
  6. chupi_gaucon

    chupi_gaucon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2004
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    Đi đâu thì cũng nên chú ý bọn ăn cắp vặt, tớ thì chưa dính vụ nào nhưng nghe kể mà khiếp.Cũng chú ý luôn vụ mua đồ.Nói chung nếu không biết mua và ham rẻ thì về nhà thể nào cũng kêu lên một câu muôn thủa Đúng là đồ trung quốc.
  7. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Tôi tìm được bài viết của Anh Trương Quang viết về Quảng Châu tuy đôi chỗ thông tin còn chưa thật chuẩn nhưng cũng xin được trích để các bạn cùng đọc.
    Du Khảo NHẬN DIỆN THÀNH PHỐ QUẢNG CHÂU HÔM NAY, NƠI CỐ ĐÔ PHIÊN NGUNG NƯỚC NAM VIỆT NGÀY XƯA
    Trương Quang

    Chuyến bay nội địa Trung Hoa rời phi trường Hoàng Châu, vượt 2230 Km trong 1 giờ 40 phút, đưa đoàn du lịch 26 người bước xuống phi cảng. Bạch Vân củ thành phố Quảng Châu giữa trưa ngày 24/01/2003.
    Phi cảng quốc tế Bạch Vân (Baiyum) vốn đã lớn rộng, trước mắt chúng tôi con đường xây cất và giải tỏa ngoại vi trong kế hoạch phát triển thành sân bay hiện đại nhất của Trung Quốc vào tháng 10/2003. Đến hôm nay, nếu so sánh với các phi cảng quốc tế trong vùng Đông Nam Á về số lượng hành khách và số lần tiếp nhận phi cơ quốc tế thì phi cảng Bạch Vân khấm khá hơn các phi cảng Pudoug (ở Thượng Hải), Kuala Lumpur (Malaisia) và Tân Sơn Nhất (Việt Nam); tương đương với các phi cảng Inchon (ỏ Hán Thành), Narita (Nhật Bản), Hồng Kông International Airport và Don Muang ( Bangkok), nhưng khó có thể bắt kip phi cảng Changi ở Singapore cả về phẩm và lượng (CT: Changi là sân bay sạch, đẹp và an ninh nhất thế giới, mỗi năm tiếp nhận 40 triệu hành khách, nơi hạ cánh của 60 hảng hàng không, có đường bay tới 146 địa điểm trên hoàn vũ). Phi cảng Bạch Vân đã từng tiếp đón đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ 9 vào năm 2000.
    Đi tham quan, dù rất ít ỏi, những di tích và thắng cảnh trên một đất nước rộng đến 10 triệu cây số vuông, buộc chúng tôi phải tính toán thời gian và phương tiện di chuyển thật khít khao. Tuần trước, trên đường dài 1850 km từ Bắc Kinh đi Thượng Hải, chúng tôi lợi dụng chuyến tàu lửa ban đêm để được ngon giấc trên toa giường trên lộ trình 14 giờ. Tuần này, chỉ vợ tôi và tôi lợi dụng những giờ tự do mua sắm riêng và giờ ăn cơm chung ở nhà hàng để đến viếng những nơi không ghi trong lịch trình du lịch, như nhà kỷ niệm Tôn Văn, mộ phần Phạm Hồng Thái và viện Bảo tàng lăng mộ Nam Việt Vương, sau khi đã điều nghiên trên bản đồ và tư liệu. Chủ đích của người viết là quảng bá 2 di tích lịch sử Việt Nam tại nước ngoài.
    Thành phố Quảng Châu là thủ phủ tỉnh Quảng Đông, là cửa ngõ lớn của miền Hoa nam. Diện tích T.p. Quảng Châu là 7.435km², chia thành 8 khu 8 huyện với dân số 6.580.000 người. Đây là thành phố có nhiều Hoa kiều đang lập nghiệp khắp nơi trên thế giới.
    Quảng Châu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa như khí hậu Việt Nam. Nhiệt độ bình quân cả năm 21°7C (tức 69°F), mùa hè có gió mát, mùa đông không quá lạnh. Địa thế thấp dần về tây-nam, bắc nhiều núi non, đông là thung lũng và những dải đồi thấp, nam là đồng bằng phù sa của châu Tam giác sông Châu giang.
    Thành phố Quảng Châu đã có 3000 năm lịch sử với tên gọi đầu tiên là Phiên Ngung. Khi nhà Tần khống chế được dân Bách Việt trên địa bàn miền Nam Việt bèn lập Phiên Ngung làm lỵ sở vùng Lĩnh Nam. Sang đầu nhà Hán, Triệu Đà cắt cứ vùng Lĩnh Nam đặt tên nước là Nam Việt, đóng đô tại Phiên Ngung mang tên là thành Việt. Đến thời Tam quốc, nước Ngô bá chiếm vùng Lĩnh Nam, lập quận Giao Châu. Nước Ngô tu sửa thành Việt ở Phiên Ngung, dời thủ phủ của châu từ huyện Quảng Tín về Phiên Ngung. Từ đó Phiên Ngung có tên là Quảng Châu.
    Thời cổ, Quảng Châu còn có những tên khác như Sử Sở đình (tức trung tâm quyền lực của nước Sở), Dương thành ( tức thành phố con dê). Nguyên do từ chuyện thần thoại có 5 thần nhân bận y phục ngũ sắc mỗi vị một màu, cưỡi trên 5 con dê màu lông khác nhau, mang theo ống sáo có chứa 6 loại ngũ cốc và hoa quả, đem lại cho dân chúng trong vùng những mùa luá bội thu và hoa quả phong phú. Ngày nay, để cầu mong sự sung túc như thần nhân đã ban ơn phước, nên trong công viên Việt tú xinh đẹp có tượng 5 con dê rất vĩ đại, là biểu tượng cho thành phố Quảng Châu. Ở một cảnh trí khác gần tượng 5 con dê là một bức bích họa về sinh hoạt nông trang với vũ hội ngày được mùa, được chạm trổ trên bức tường đá dài hàng trăm mét bên vách núi. Hôm ấy, cô hướng dẫn viên đã chỉ lên giỏ trái vải trong hoạt cảnh trên đá và diễn ngâm 2 câu thơ (có mấy ai nghe được tiếng quang thoại?), tôi phải yêu cầu cô viết ra Hán tự, xin ghi phiên âm và tạm dịch:
    Nhất kỵ hồng trần phi tử tiếu
    Vô nhân tri thị lệ chi lai.

    (Bụi cuốn dặm nghìn, cười nụ vương phi,
    Nào ai hay kỵ mã hiến lệ chi)
    Hai câu thơ không chỉ nhắc đến trái vải ngon ngọt của Hoa nam mà còn nhắc laị "xì căng đăng? nơi cung điện dẫn đến biến loạn thảm khốc. Tướng An Lộc Sơn phi ngựa ngày đêm bụi lốc, mang trái lệ chi vào cung hiến dâng cho Dương Quí Phi là bà mẹ nuôi mà ông từng yêu trộm. Đến năm 755, quan Tiết độ sứ An lộc Sơn làm phản, chiếm Lạc Dương rồi tiến chiếm kinh đô Trường An để chiếm lấy Dương Quí Phi. Vua Đường Huyền Tôn đã quá mê say nàng, bỏ kinh thành đem nàng theo, chạy vào đất Thục. Chạy đến Mã Ngôi, tướng sĩ ép vua phải xử thắt cổ giết Dương Quí Phi xong, mới tiếp tục chạy loạn.
    Bốn loại hoa quả ngon nổi tiếng vùng Lĩnh nam gồm: vải, cam, dứa, chuối tiêu. Ngoài ra, nơi đây còn là quê hương đu đủ, nhãn, khế quýt. Hoa tươi, rau xanh, thủy sản phẩm của Quảng Châu được bán rộng rãi trên toàn quốc và xuất khẩu.
    Quảng Châu còn có tên là ?othành phố HOA?, ở đây có hơn 60 giống hoa, từ hoa hồng, kim cát, dạ hương, mễ lan... nở rộ cả bốn mùa nhờ khí hậu thích hợp. Mộc miên được goị là ?othị hoa? của thành phố Quảng Châu. Hàng năm, cứ đến mùa Xuân, du khách trên thế giới lại nghĩ về ?othành phố HOA? như một điểm hẹn đầu tiên.
    Ngày nay, Quảng Châu là thành phố du lịch nổi tiếng, có nhiều khách sạn 5 sao đúng tiêu chuẩn quốc tế. Chúng tôi lưu ngụ tại khách sạn Lido hotel (âm Việt đọc là Lạc đô) hạng 3 sao với 30 tầng, tại số 182 đường Bắc kinh, cũng đã thấy tiện nghi và lịch sự lắm rồi! Tất cả các đểm tham quan đều có bán vé vào cửa cho du khách. Những khu vực cảnh trí ngoạn mục đáng kể như Bạch vân sơn la cương, Liên hoa sơn (núi hoa sen), suối nước nóng Tùng hoa... Nhất là Dương thành bát cảnh được xây dựng từ thời Tống. Năm 1986 Dương thành bát cảnh được bình chọn là thắng cảnh quốc gia với lời giới thiệu: ?oMây núi như giải lụa gấm, nước xanh trong như pha lê, sóng lấp lánh dưới ánh mặt trời, động như rồng, rừng như ngọc, lầu đài nguy nga. Mỗi cảnh mộ tên như Hồng lĩnh nhật xuất, Hoàng hoa hào khí, Lưu hoa vương vũ, Hoàng phố vân tường?
    Về ẩm thực, Quảng Châu đã sớm nổi tiếng về cách ăn ngon, rất được ưa chuộng ở trong và ngoài nước. Món ăn Quảng Châu là đại biểu cho món ăn Việt, là 1 trong 8 vùng có nghệ thuật ẩm thực đặc sắc. Nguyên liệu trong món ăn chính là ngũ cốc, hoa quả với các loại rau và cá thịt tươi mới, phải quen chọn lựa về phẩm chất hơi cầu kỳ. Phối liệu và gia vị tinh tế cho hương vị thơm ngon, mềm dẻo, giòn, có chút cay với cách trình bày vào bát đĩa và đặc biệt trên bàn khéo léo, làm cho món ăn Quảng Châu mang đầy đủ ý thơ nét họa, thể hiện rõ bản sắc và phong vị của văn hóa Lĩnh nam.
    Địa lý thiên nhiên của Quảng Châu khá thuận lợi. Đây là thành phố hải cảng kiêm giang cảng vì vừa nằm gần bờ biển Nam hải, vừa là nơi hội tựu của 3 con song Bắc giang, Đông giang và Tây giang cùng chảy ra cửa biển Hổ môn (sông Tây giang có 2 phụ lưu là sông Bằng giang và sông Kỳ cùng chảy qua 2 tỉnh Cao bằng và Lạng sơn nước ta).
    Sông Châu giang là con sông lớn thứ tư ở Trung quốc, chảy xuyên qua thành phố Quảng Châu, có nơi tạo ra vùng nước mênh mông như biển hồ. Đây là nơi liệt sĩ Phạm Hồng Thái của Việt Nam đã từ trần sau khi thực hiện sứ mạng cứu quốc. Có đến 11 cây cầu và 2 đường hầm nối liền đôi bờ Châu giang trong nội thành Quảng Châu. Ban đêm, đi du thuyề trên sông Châu giang như lạc vào thế giới kỳ ảo: gió mơn man theo tiếng sóng vỗ rì rào, trăng sao trên trời rơi đáy nước, đèn sáng lung linh muôn màu trong trong tán cây lá ven bờ, trên cao ốc và chuyển động trên đường.
    Đường phố Quảng Châu rộng rãi, hiếm khi bị kẹt xe tắc nghẻn lưu thông, có nhiều công viên và nhiều cây xanh tạo nên sự thoáng mát. Số lượng xe ô tồ bằng ngang với số lượng xe đạp lưu hành đồng thời trên đường, trong đó số lượng xe taxi khá lớn, được xem là phương tiện di chuyển của thị dân và du khách. Quảng Châu là lò sản xuát xe gắn máy 2 bánh đời mới, xuất cảng hàng triệu chiếc mỗi năm ra các nước lân cận., nhưng chính nơi đây lại ít xe gắn máy, là điều đáng ngạc nhiên. Quảng Châu mở cửa giao lưu với ngoại quốc từ thời Trung cổ dưới triều đại Tần, Hán đã rất phồn thịnh. Đặc sản qui hiếm vùng nhiệt đới như ngà voi, tê giác, đồi mồi, châu ngọc, nhiều loại trái cây, nhất là lúa gạo từng nổi tiếng trên thị trường đa quốc gia. Thời Tần đã có tuyến đường biển Quảng Châu chạy thẳng đến vùng Đông nam Á và cả Nam Á. Đời Đường, giao thông và mậu dịch đối ngoại của Quảng Châu đã phát triển mạnh mẽ, trở thành thương cảng lớn nhất, là điểm xuất phát tuyến đường tơ lụa trên biển của Trung quốc.
    Dưới thời Mao trạch Đông theo chính sách kinh tế tập trung, đà phát triển bị đình đốn vì cung và cầu đều do Đảng cộng sản chỉ huy ở mục tiêu tự cấp tự túc, do đó ngành thủ công nghiệp và giao thông nội địa của Quảng Châu thay thế hẳn ngành ngoại thương. Từ năm 1979, dưới thời Đặng tiểu Bình theo chính sách kinh tế mở cửa, chính phủ Trung Hoa cho xây dựng ở tỉnh Quảng Châu 2 đặc khu kinh tế Thẩm quyến và Chu hải cùng với trung tâm mậu dịch đối ngoại của toàn quốc. Nhìn những thuận tiện địa lý, ai cũng nhận thấy toàn vùng đặc khu kinh tế hợp thành quần thể kinh tế mạnh nhất Trung hoa, bao gồm:
    Thành phố Chu hải nằm ở bờ tây Châu giang, phía đông cách Hồng kông 36 hải lý (đảo Quế sơn ở phía đông Chu hải chỉ cách Hồng kông 3 hải lý), phía nam giáp Ma cao, phía bắc giáp tam giác Châu giang phì nhiêu quay mặt ra Nam Hải.
    Thành phố Thẩm quyến nằm phía nam tỉnh Qủang đông, phía đông giáp vịnh Đại á, phía tây liền với cửa sông Châu giang, phía bắc giáp thành phố Đông hoàn huyện Huệ dương, phía nam cách Cửu long, Tân giới của Hồng kông một con sông.
    Hồng kông (chữ Hán Việt là Hương cảng) đã thâu hồi chủ quyền từ người Anh ngày 1-7-1997 và thiết lập khu hành chánh đặc biệt, được giữ nguyên chế độ chính trị cũ. Hồng kông là thành phố công thương nghiệp hiện đại, nằm ở bờ biển đông nam tỉnh Quảng đông, ngay phía đông cửa sông Châu giang.
    Ma cao được thu hồi chủ quyền từ Bồ đào Nha ngày 20-12-1999 và được thiết lập khu hành chánh đặc biệt thuộc quyền quản lý của chính phủ trung ương. Ma cao nằm phía tây nam cửa sông Châu Giang. Thời cổ Ma Cao có tên là Hào Kính Áo, từ Hán Việt gọi là Áo môn.
    Năm 1982, Quảng Châu được Quốc hội Trung hoa phê chuẩn là 1 trong 24 thành phố lịch sử văn hóa, và tháng 3 năm 1984 có tên trong 14 thành phố mở cửa ven biển. Do vị trí địa lý được thiên nhiên ưu đãi, nên hiện nay thành phố Quảng Châu có vốn đầu tư nước ngoài đứng đầu Trung quốc. Hầu hết các ngành công nghiệp đều có liên doanh với nước ngoài, đã đưa nền công nghiệp nhẹ làm chủ thể, phát triển lên thành công nghiệp cơ khí toàn diện. Quảng Châu nghiễm nhiên trở thành trung tâm công nghiệp miền Hoa nam với 10 ngành công ngiệp kỹ nghệ tiên tiến: ngành chế tạo thiết bị giao thông vận tải, ngành chế tạo vật dụng điện khí laser, ngành chế tạo thiết bị điện tử thông tin, các cơ xưởng sản xuất ô tô, máy móc, nguyên liệu và sản phẩm hóa học, các khu chế xuất y dược, thực phẩm, may mặc, chế phẩm cao su, plastic...
    Quảng Châu vốn là thành phố thương mại tổng hợp với nền kinh tế thị trường rấtt sôi động, những năm gần đây đã hình thành nhiều khu phố thương nghiệp đa dạng rất đặc sắc như ở đường Giáo dục, đường Tây hồ, Hoàng cương, phố lớn Sa há... chuyên doanh những mặt hàng thời trang, bách hóa. Trên đường Trường thọ và phố Tân thắng có rất nhiều cửa hàng vàng bạc, đá quí, đồ trang sức. Nếu muốn mua đồ sành sứ, hoa tươi... thì đến đường khởi nghĩa, đường Đại nam. Trong những ngày và đêm gần đến tết Nguyên đán năm Quí mùi (năm 20030, suốt đại lộ Bắc kinh biến thành chợ Tết sầm uất với muôn vẽ muôn màu ngay trên mặt đường, đủ mọi hoa quả cây cảnh, pháo tràng liên đối, bánh mứt cầu kỳ... Ngay đến các siêu thị nhiều tầng ở hai bên đường cũng đầy ắp y phục thời trang, hàng trang trí nội thất, hàng tiêu dùng cao cấp... Cùng lúc ấy, không ít người nhớn nhác bày mấy món hàng trên tấm bao tải ở lề đường mời mọc người mua. Khi cảnh vệ đến, họ tóm gọn cả vào bao, lẩn vào đám đông rồi lại bày bán hàng ở lề đường nơi khác. Đó là một kiểu chợ Tết Quảng Châu, cùng lò với kiểu Chợ lớn, Việt Nam.
    Cũng vào dịp này, tôi được chứng kiến cảnh dân chúng hàng hàng lớp lớp trêm mấy dậm đường, kéo nhau về quảng trường nhà ga xe lửa Quảng Châu để chực mua vé, đáp tàu về quê ăn Tết. Tôi cảm thấy choáng ngợp trước rừng người, dù là một góc rất nhỏ trong số 1 tỷ 300 triệu của Trung hoa. Đặc biệt, trên nóc tòa nhà ga xe lửa, hai bên có 2 câu khẩu hiệu nổi rõ lên nền trời: ?oThống nhất tổ quốc và chấn hưng Trung hoa?. Đây là 2 câu quyết tâm được dựng lên trước năm 1997, khi Trung quốc cổ vũ đòi lại chủ quyền ở nhượng địa Hồng kông. Ngoài nơi nầy ra, tôi không trông thấy một câu khẩu hiệu nào, một hình ảnh hay pho tượng lãnh tụ cộng sản nào tại Thành phố Quảng Châu hôm nay. Trước đây vài thập niên Trung Hoa là đất nước tràn ngập hồng kỳ, chân dung Mac Lê Mao và khẩu hiệu đại ngôn giăng khắp mọi nẻo đường.
    Quảng Châu đã mở toang cánh cửa từng khép kín, không phân biệt: mèo đen mèo trắng?. Nơi đây là đầu mối giao thông trong cả 3 lãnh vực: đường thủy, đường bộ và đường hàng không của miền Hoa nam. Rất nhiều tuyến quốc lộ, liên tỉnh chia ra thành mạng mưới đường bộ về muôn ngả. Các tuyến đường sắt Bắc nam và chạy trực tiếp đến các thành phố lớn trên toàn quốc. Giao thông đường thủy trên sông đi thông suốt đến các bến cảng của các sông Đông giang, Bắc giang, lấy Châu giang làm thủy lộ chính yếu. Giao thông đường biển nối liền với 600 cảng lớn trên thế giới. Sân bay Bạch vân (đã đề cập ở đầu bài) sẽ trở tành sân bay quốc tế lớn nhất trong số những sân bay quốc tế của Trung Hoa. Quảng Châu còn có khu triển lãm hội chợ hàng hóa xuất khẩu lớn nhất thế giới.
  8. junbk

    junbk Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/05/2003
    Bài viết:
    844
    Đã được thích:
    0
    hêhhhe! Em cũng lần trước đi QC, trong có 1 buổi chiều lang thang mà tận mắt thấy 2 vụ cướp giật dây chuyền và ví tiền
    Mà dạo này bác đi đâu chẳng thấy ảnh ọt gì nhỉ
  9. hongkong_girl

    hongkong_girl Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/02/2002
    Bài viết:
    6.792
    Đã được thích:
    6
    ở GC ăn cắp trắng trợn thế cơ à?có khác j sài gòn nhà mình các bác nhỉ
    Bố em đứng ở sân bay quảng châu thế nào mà 3000 để trong túi áo vét bay mất lúc nào cũng chả biết.T..cho em từng ấy có phải hay không
  10. Ruffian

    Ruffian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2005
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    0
    Cánh tụi tui chuẩn bị có chuyến công du Tam Á - Hải Nam. Bạn nào đã qua đấy có thể chỉ trước cho những kinh nghiệm không ăn hút đú đởn thế nào cho phé mà vẫn hợp túi xèng.

Chia sẻ trang này