1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ổ?Ơồ?Zổ-.ổáá - Trung Quỏằ'c & Nhỏằ?ng Ngỏ?Ê Đặ?ỏằ?ng Du Lỏằ<ch

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi IamFool, 10/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Paul_Vu

    Paul_Vu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc: Nơi thử tài mua sắm của bạn
    Nghe bạn sắp đi tham quan Trung Quốc, nhiều người hoặc đã từng đi Trung Quốc hoặc chưa đi bao giờ cũng lên mặt khuyên răn bạn. ?oKhi đi mua sắm, ráng mà trả giá. Bên Trung Quốc họ nói thách lắm đấy". Mà trả giá như thế nào mới được chứ? Mọi việc đều tùy thuộc vào tài? trả giá của bạn.

    Cứ vô tư trả giá

    Ðến Vạn lý trường thành, bạn cố hết sức leo thật cao để được đứng trên ?tất cả mọi người. Lên được đỉnh cao nhất, vừa thở hổn hển vì mệt, vừa cảm thấy lâng lâng vì mình đã là một trang hảo hớn đáo trường thành, bạn mua ngay một tấm bằng chứng nhận đã đến Vạn lý trường thành với giá 30 tệ để còn có cái chứng minh với mọi người và một cái gạt tàn thuốc bằng đồng có hình Vạn lý trường thành cũng với giá 30 tệ để làm kỷ niệm. Khi xuống đến bên dưới, bạn đem khoe những thứ bạn mới tậu được với những người sức yếu chỉ leo nổi có năm, mười bậc thang, bạn mới tá hoả lên khi biết không cần tốn sức leo xa mà người ta đã tậu được cái bằng chỉ với giá 10 tệ và cái gạt tàn thuốc kia họ chỉ mua với giá 5 tệ.
    Hàng Châu, một chị trong đoàn khoe mua được một khăn choàng cổ bằng "lụa Hàng Châu" khá đẹp với giá chỉ10 tệ. Chỉ một lát sau một chị khác đã phải chạy lên xe lánh nạn đạo quân bán dạo vì đã trả hớ 10 tệ cho 5 cái khăn choàng chất lượng giống hệt như của chị bạn.
    Sau khi tham quan Thập tam lăng, mọi người thích thú vây quanh các quầy bán trái cây: đào tiên, lê, táo. Ai cũng khen trái cây tươi, ngon ngọt, rẻ và chen nhau mua lấy mua để. Khách hỏi làm sao trả giá? Tôi nửa đùa nửa thật trả lời: Nếu người bán nói "dzách cân xám mánh" (một cân 3 tệ) thì bạn chỉ cần trả "dzách mánh xám cân" (một tệ ba cân) là được.
    Vì vậy đến Trung Quốc bạn cứ trả giá thoải mái. Ðừng sợ họ lớn tiếng với bạn vì thường ngày họ đã ? ăn to nói lớn rồi. Mà bạn cũng nên biết "họ nói họ nghe, mình nói mình nghe" và chỉ cần tập trung bấm cái số trên máy tính cho chính xác.
    Khi người bán cho giá, bạn đừng vội trả giá ngay. Cứ ra dấu cho họ phải hạ giá xuống. Bạn cứ làm thế ba bốn lần cho đến khi người bán không chịu giảm giá nữa, lúc này bạn mới bắt đầu trổ tài trả giá.
    Những nơi bán đúng giá
    Nhưng mà bạn nhớ cho, việc trả giá chỉ có ở các điểm tham quan, trên đường phố, chợ? còn ở các cửa hàng hiệu, các trung tâm mua sắm thì giá niêm yết thế nào bạn phải mua theo giá đó.
    Nếu bạn không xuất sắc lắm trong "thương trường" thì Trung Quốc có 3 phố đi bộ nổi tiếng để bạn an tâm mua sắm mà không sợ mua nhầm, mua hớ:
    ? Phố đi bộ Vương Phủ Tĩnh ở Bắc Kinh: Vương Phủ Tĩnh được mệnh danh là phố đi bộ lớn nhất Trung Quốc, là một con phố nổi tiếng ở Bắc Kinh từ 700 năm nay. Dài gần 1 km, rộng hơn 30 mét, nằm gần quảng trường Thiên An Môn, con đường này có rất nhiều cửa hàng lớn nhỏ bán đủ loại hàng hóa trong đó có hai trung tâm thương mại lớn và nổi tiếng là "Tân Ðông An" với 6 tầng và "quảng trường Phương Ðông" rộng lớn tràn ngập các loại hàng tiêu dùng nổi tiếng ở Trung Quốc: từ trà Long Tỉnh, rượu Mao Ðài, áo quần thời trang sắc sảo cho đến các loại điện thoại di động đời mới nhất của Trung Quốc. Ở đây cũng có những ?ocửa hàng 10 tệ? để du khách có thể tha hồ chọn mua hàng lưu niệm với giá phải chăng. Từ 2 giờ chiều cho đến khuya, con đường được ngăn lại không cho xe cộ lưu thông và trở thành phố đi bộ rộng lớn cho khách trong nước và nước ngoài mua sắm.
    ? Phố đi bộ Nam Kinh Lộ ở Thượng Hải: Sau khi tham quan bến Thượng Hải, khách chỉ cần xuống đường hầm băng ngang qua bên kia đường là đã đến con phố đi bộ mua sắm nổi tiếng của Thượng Hải: Nam Kinh Lộ.
    Nam Kinh Lộ là con đường mua bán có tầm cỡ sau Vương Phủ Tĩnh. Nam Kinh Lộ được chia làm hai khu vực. Ðầu đường phía nam là các cửa hàng bán đồ hiệu nổi tiếng như áo quần thời trang, giày, đồng hồ, các tấm thảm len đắt tiền?..Còn phía bắc là nơi tập trung các cửa hàng bán các sản phẩm địa phương rẻ tiền. Ở giữa hai khu vực là một công viên rộng lớn để người đi mua sắm có thể ngồi nghỉ ngơi sau hàng giờ đi mua sắm.
    ? Bắc Kinh Lộ ở Quảng Châu: Ðối với người Quảng Châu, phố đi bộ Bắc Kinh Lộ là thiên đàng mua sắm của họ. Suốt cả một con đường dài bạn có thể tìm thấy các tên tuổi nổi tiếng trên thế giới và Trung Quốc trong lĩnh vực thời trang , giày dép, kiếng mát, sách báo, đồ trang sức? Ða số các hàng hiệu được bán ở Hongkong hình như được bày bán ở đây và chắc chắn là nó cũng được sản xuất ngay trên đất Quảng Ðông này.
    Ba đêm mua sắm tại ba phố đi bộ trên là chuyện không thể thiếu trong chuyến tham quan Trung Quốc của bạn.
  2. Paul_Vu

    Paul_Vu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Thảm đỏ kỹ thuật số đón khách
    Chẳng còn là chuyện viển vông chỉ trông thấy trong các phim hình sự khoa học giả tưởng nữa, đăng ký giữ phòng-nhận/trả phòng kỹ thuật số đã trở thành bình thường ở nhiều khách sạn.
    Thoạt nhìn, Le Méridien - Hongkong không khác gì các khách sạn sang chuyên phục vụ giới doanh nhân lữ hành quốc tế. Nhưng ẩn phía sau đại sảnh của Le Méridien là 5 hệ thống vi tính điện tử cực kỳ hiện đại cho phép khách hàng có thể tiến hành các thủ tục check-in, lướt trên mạng, in ấn tài liệu, nhận điện đàm... dù họ ở bất kỳ nơi nào trong khách sạn ấy.
    Khách sạn này là một trong số những khách sạn châu Á đang "trải thảm đỏ digital" đón khách ở một thị trường đã sớm nổi tiếng thế giới về kinh nghiệm phục vụ khách theo hình thức kỹ thuật cao. "Đa số các khách châu Á là những người sành điệu sử dụng các phương tiện, thiết bị và đồ chơi điện tử nên chủ sở hữu khách sạn rất sẵn lòng đầu tư tiền của vào công nghệ mới nhằm phục vụ họ được thoả mãn hơn nữa", giám đốc tiền sảnh Le Méridien, ông Troy Hickox phát biểu.
    Thảm đỏ digital cũng đã được khai trương trong các khách sạn vừa và nhỏ, sở hữu và quản lý bởi công ty tư vì "họ không bị cuốn vào những phiền hà của một chuỗi khách sạn quốc tế khổng lồ thuộc các tập đoàn đa quốc gia", chẳng hạn như Marriott International; Hilton Corps...
    "Cuộc chơi" mới này tốn kém trung bình 3 triệu đôla Mỹ, tập trung vào việc thông tin liên lạc giữa khách và khách sạn; khách sạn và toàn thể nhân viên; khách với công ty thuê dụng họ và những quan hệ khác của khách sạn.
    Mới đây, khách sạn cổ kính Raffles ở Singapore bắt đầu thử nghiệm hệ thống cung ứng thiết bị điện tử trợ lý cá nhân (PDA) cho khách đến ngụ cư. PDA sẽ sẵn sàng chỉ dẫn bản đồ, giới thiệu những nhà hàng, quán bar xuất sắc nhất và cả lịch biểu diễn sân khấu, chiếu phim. Không thiếu việc giúp khách đăng ký giữ chỗ trên các chuyến bay, phòng khách sạn, thuê xe...
    Khi mở cửa đón khách phương xa kể từ trung tuần tháng 7 này, khách sạn Langham Place, trực thuộc công ty Great Eagle ở Hongkong đã sẵn sàng với sản phẩm điện thoại internet (VoIP) ở từng phòng, hệ thống băng rộng trị giá 4,5 triệu USD. Một nhà quản trị cho biết Langham Place là khách sạn đầu tiên ứng dụng cả hệ thống "bấm nút-nói" và sẽ lắp đặt nó ở đủ cơ sở đón khách của mình vào cuối năm nay.
    Các nhà quản trị khách sạn đều hiểu rằng để những "đồ chơi" điện tử công nghệ cao thực sự được khách sử dụng và ưa thích thì chúng phải thật "dễ sử dụng và thân thiện với người dùng".
    Cho nên chuỗi khách sạn Peninsula ở Hongkong đã chọn giải pháp tiến hành hiện đại hoá một cách từ tốn. Trước nhất là với việc đưa vào sử dụng thử một căn phòng thông minh trị giá 1 triệu USD. Cường độ, màu ánh sáng trong phòng này sẽ tuỳ vào mùa, thời gian trong ngày và trạng thái tinh thần của khách. Peninsula cũng đang nghiên cứu ứng dụng các công nghệ cao hiện đang sử dụng trên internet để cung cấp truyền hình, video, radio... đến từng phòng của khách.
    "Chúng tôi rất thận trọng với những điều này," một nhà quản trị tâm sự. "Công nghệ tốt, hữu dụng thực sự cho khách trọ khách sạn sẽ chỉ thực sự được cảm nhận đâu ra đó khi khách đã check-out với nụ cười trên môi, sự thoả mãn lộ rõ trên mặt".
  3. Paul_Vu

    Paul_Vu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Đường Trung Anh - ranh giới giữa HongKong và Trung Quốc
    Đây là con đường làm ranh giới giữa Hongkong và Trung Quốc - được phân định bằng tám tấm bia đá đặt giữa đoạn đường - nửa đoạn đường bên phía đông thuộc Thâm Quyến,nửa còn lại ở phía tây thuộc Hongkong. Con đường này nằm ở trấn Sa Đầu Giác, khu Diêm Điền và có lịch sử rất lâu đời. Nó chỉ dài 250m rộng 4 m.
    Cảnh chuông (tiếng chuông cảnh tỉnh) một trong những điểm tham quan quan trọng của đường Trung Anh

    Khi đi vào con đường Trung Anh, chỉ có hai lối nhỏ có thể đi được, bên phải là "cấu vật Thiên Đường" - nơi nổi tiếng một thời về buôn bán của thập niên 80 thế kỷ trước. So với trước đây Trung Anh giờ có sự thay đổi rất lớn: cửa hàng mọc đầy hai bên đường thay thế cho những ngôi nhà thấp tè trước kia.
    Đường Trung Anh

    Bên trái đường là khu dân cư rất yên tĩnh. Viện bảo tàng lịch sử Trung Anh nằm ở đầu đường; phía trước cửa có một cái chuông lớn, cạnh bờ biển đối diện với Hongkong bên kia bờ. Gần cảng có cung Thiên Hậu và ngôi nhà thờ Ngô Dân Tôn, tiêu biểu cho lịch sử lâu đời của Sa Đầu Giác.
    Phong cảnh ở đây cũng tạo nên nét đặc thù riêng.Chẳng hạn ngay tấm bia số một có một cây cổ thụ rất to, rễ nằm ở Thâm Quyến cành nằm tận Hongkong, thân cây soãi dài như hình chiếc giường dưới đất. Đứng song đôi với cây cổ thụ là cây đa trên trăm tuổi nằm cạnh bia số bốn. Nơi đây từng là nguồn cảm hứng thơ văn của nhiều thi họa sĩ. Người ta vẫn cho rằng nếu chưa đến đường Trung Anh thì vẫn xem như chưa đến Thâm Quyến.
  4. Paul_Vu

    Paul_Vu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Dặm trường Trung Hoa

    Tìm hiểu lịch sử và thưởng ngoạn thiên nhiên

    Đến Trung Quốc vào những ngày tiết thu này thật là ?othiên thời?, người Trung Quốc bảo rằng đây là những ngày đẹp nhất trong năm. Thời tiết thật là người trợ giúp không gì thay thế được cho một chuyến du lịch, bởi lẽ trong cả tuần chu du đất nước Trung Hoa rộng lớn, chúng tôi đã được hưởng trọn vẹn bầu không khí ôn hòa, dịu dàng của mùa thu để đưa bước chân người viễn du đầy hứng khởi.
    Bắc Kinh, còn đó vàng son của quá khứ
    Có thể nói Bắc Kinh tự hào là một Kinh đô nổi tiếng bởi bề dày lịch sử và văn hóa của một nước Trung Hoa cổ kính. Ngày nay, thủ đô Bắc Kinh đã trở thành một thành phố hiện đại với 16 triệu dân, 2 triệu xe ô tô cùng hệ thống giao thông giao cắt nhiều cấp độ dày đặc, nhà cao tầng như rừng. Thành phố không có cửa hàng bán gas bởi khí đốt đã đưa vào từng hộ gia đình theo đường ống dẫn cùng với truyền hình cáp...Hiện đại là thế, nhưng không ai quên được lịch sử. Du lịch Bắc Kinh không thể bỏ qua 5 di tích là: Vạn Lý trường thành, Cố cung, Lăng nhà Minh, Thiên đàn và Di hòa viên.
    Từ trung tâm Bắc Kinh đến điểm thăm quan Vạn Lý Trường thành dài 100 km, nhưng xe hơi phải đi mất 2 giờ đồng hồ bởi xe cộ dày đặc trên đường. Người ta đã lường trước mật độ người đến thăm Vạn Lý trường thành và vì vậy chính quyền thành phố đã cho xây dựng một con đường dành riêng trên cao cho du khách đi Vạn lý trường thành. Mặc dù vậy, xe hơi vẫn phải bò bám đuôi nhau cho đến khi ra đến ngoại ô. Vạn Lý trường thành hiện ra kỳ vĩ, sử sách đã nói nhiều về nơi này và dòng người tham quan từ khắp phương trời đổ về như bất tận đã chứng tỏ nơi đây xứng danh là một kỳ quan của thế giới.
    Cố cung nằm ở giữa thủ đô Bắc Kinh có cửa Thiên An Môn nổi tiếng, nhưng đằng sau cánh cửa ấy là cả một kho tàng vô giá ghi nhận kỳ công của con người xây dựng nên cung điện nguy nga cho các triều đại vua chúa Trung Hoa ngự vì. Chắc chắn không có một du khách nào đi hết 9999 gian nhà trong Cố cung và còn lại trong lòng du khách bao nhiêu bí mật còn ẩn chứa trong khu thành quách, đền đài đồ sộ. Cùng nằm trên trục Bắc-Nam với Cố cung là Thiên đàn. Đây là nơi các vua chúa Trung Hoa làm lễ tế trời với một dãy các tòa tháp dẫn đến đàn tế thiên được bao quanh bởi một khuôn viên rộng khoáng đạt. Còn ở Lăng nhà Minh, du khách được tận mắt nhìn thấy hầm mộ của vua Minh dưới lòng đất. Đây là một trong ba lăng mộ của các vua đời Minh được Chính phủ Trung Quốc cho khai quật, hai lăng mộ khác vẫn được bảo tồn.
    Sự choáng ngợp của du khách sẽ được làm dịu lại khi đi đến Di hòa viên. Đây là vườn thượng uyển của nhà vua dành cho Thái Hậu. Di hòa viên đẹp viên mãn trong quần thể non nước hữu tình, tại đây có công trình đáng chú ý là chiếc thuyền đá có kiến trúc như một tòa lâu đài nổi trên hồ nước.
    Và Vân Nam lẩn khuất mây trời
    Rời Bắc Kinh sau 3 giờ bay, vượt hơn 2.400 km, du khách sẽ đến tỉnh Vân Nam nằm ở cực tây-nam Trung Quốc có các đường biên giới giáp với các nước Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Nằm ở độ cao trung bình 1.800 mét so với mặt nước biển, Vân Nam có khí hậu mát lạnh như Đà Lạt của Việt Nam. Ban ngày, nhiệt độ không quá 250C, còn ban đêm xuống 130C. Bởi vậy, hoa và rau cùng nấm là những sản vật nổi tiếng của tỉnh biên cương này. Thành phố Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam mới được phát triển mạnh trong vài năm trở lại đây trong chiến lược khai phá miền tây của Chính phủ Trung Quốc .
    Nếu Vân Nam không có các di tích kỳ vĩ như Bắc Kinh thì người Trung Quốc lại khéo chọn nơi này để thu hút du khách theo đường du lịch sinh thái. Cách thành phố Côn Minh 100 km có một rừng đá lộ thiên với hàng vạn nhũ thạch muôn hình vạn trạng và người ta đã đầu tư, tôn tạo nơi này thành một khu du lịch sinh thái hoàn hảo nhằm thỏa mãn nhu cầu thưởng ngoạn thiên nhiên của du khách và đây là điểm du lịch nổi tiếng nhất, thu hút tất cả các du khách khi tới Vân Nam. Ngoài ra, có hai điểm du lịch nhân tạo khác cũng đáng xem ở Côn Minh là Khu triển lãm vườn quốc tế và Làng văn hòa các dân tộc Trung Hoa. ở cả hai nơi này, Nhà nước đã bỏ ra khá nhiều tiền của để xây dựng các mô hình sinh thái và văn hòa
    Một nền công nghệ du lịch
    Đi du lịch Trung Quốc, điều dễ cảm nhận nhất trong cái nhìn của du khách chính là sự đầu tư thích đáng của con người hôm nay để vừa gìn giữ cảnh quan, lại vừa tạo cho được sự thuận tiện cho du khách. Có rất đông người đến Vạn Lý trường thành, cũng có vô số người muốn đi cáp treo lên đỉnh núi nhưng không hề có sự ách tắc bởi hệ thống đường sá, bãi đậu xe ô tô, cửa ra vào... được xây dựng quy mô lớn và có quy hoạch rõ ràng.
    Giá vé vào các khu du lịch ở Trung Quốc không rẻ như ở Việt Nam (vào Vạn Lý trường thành hay Cố cung giá tới 90 NDT, tương đương 170.000 đ Việt Nam) nhưng bù lại, du khách được đi lại thong dong, ở khu du lịch nào cũng có hướng dẫn viên du lịch biết tiếng địa phương hay ngoại ngữ để du khách ?othuê? hướng dẫn, được sử dụng toilet sạch sẽ và quan trọng nhất đó là một môi trường sạch. Các khu du lịch rộng mênh mông nhưng không có rác trên đường.
    Ngoài việc bố trí rất khéo các thùng rác công cộng, có hướng dẫn cho du khách giữ vệ sinh chung thì ở đâu cũng có người mặc đồng phục đi gom rác của du khách nào lỡ bỏ lại trên đường. Có lẽ vì nhìn thấy sự cần mẫn đó của chủ nhà mà chẳng thấy có du khách nào nỡ xả rác không đúng chỗ. Du khách còn được thoải mái hơn bởi không có cảnh người hành khất xin ăn, xin tiền cũng như tệ nạn người bán đồ lưu niệm níu kéo. Các cửa hàng bán đồ lưu niệm được bố trí trật tự ở phía ngoài cổng vào các khu du lịch, hoặc nằm trong các shop khang trang trong khuôn viên, việc mua bán diễn ra thanh bình, tất nhiên là vẫn có chuyện ghi giá một đằng, bán một nẻo.
    Các sản phẩm du lịch đã được người Trung Quốc đầu tư có lựa chọn. Ở Bắc Kinh, đó là các kỳ tích lịch sử và văn hóa hoành tráng, còn ở Vân Nam là thiên nhiên kỳ thú nhưng vẫn có ý tưởng của con người làm chủ đạo. Chẳng hạn, trong làng văn hóa các dân tộc Trung Hoa rộng tới 720 ha, người ta dựng đủ 32 làng tiêu biểu cho 32 dân tộc trên đất nước. Vào thăm mỗi làng, du khách có thể mường tượng được một cách đại thể mô tip quần cư của dân tộc ấy với khung cảnh nhà, vườn, sinh hoạt, trang phục, tập tục của họ. Tất cả những việc làm ấy là cần thiết để làm cho các khu du lịch ?ođộng? chứ không tĩnh. Rõ ràng là du lịch Trung Quốc đang khai phá một con đường riêng của họ dựa vào bề dày lịch sử và sự đa dạng của đất trời. Du lịch tìm hiểu lịch sử và thưởng ngoạn thiên nhiên có lẽ sẽ là hướng đi bền vững.
  5. Paul_Vu

    Paul_Vu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Những con suối kỳ lạ
    Ở Trung Quốc có những con suối kỳ lạ, rất hấp dẫn du khách. Suối Hét (An Huy): Hễ có người hét vào dòng suối thì nước phun ra. Hét to nước chảy mạnh, hét nhỏ nước chảy yếu.
    Suối Phun (Quảng Tây): Mỗi ngày phun ba lần vào 8 giờ, 12 giờ và 17 giờ. Mỗi lần phun từ 50 - 60 phút. Nếu suối phun cao đến khoảng 3m là báo hiệu sắp có mưa. Khi suối phun tôm cá cùng theo nước nhảy ra.
    Suối Hai Vị (Giang Tây): Suối phun nước vào ngày lẻ thì nước chua, phun vào ngày chẵn thì nước ngọt. Một năm bốn mùa đều như thế.
    Suối Hiếu Khách (Quý Châu): Khi khách đến xem vỗ tay thì nước suối nổi bọt. Vỗ tay bên trái thì phía trái nổi bọt, vỗ tay bên phải thì phía phải nổi bọt. Bọt suối trông như những bông hoa đón chào khách.
    Suối Băng (Thiểm Tây): Nước chảy ra đều đóng băng kể cả vào mùa ấm.
    Suối Thơm (Hà Nam): Nước có mùi thơm như mùi của hoa hòe.
    Suối phun Sữa (Quãng Tây). Hàng ngày 9 giờ sáng và 9 giờ tối nước suối phun ra trông như sữa trắng
  6. Paul_Vu

    Paul_Vu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0

    Sông Dương Tử
    Cùng phát nguyên từ Thanh Hải, Hoàng Hà chảy qua 8 tỉnh phía Bắc rồi đổ ra Bột Hải, Dương Tử qua 8 tỉnh phía Nam rồi chảy vào Hoàng Hải. Dương Tử dài 6300 km đứng thứ 3 thế giới chỉ sau Amazon và sông Nile, là dòng sông dài nhất Trung quốc, chia lãnh thổ nước này thành hai phần Nam-Bắc. Tổng lưu lượng dòng chảy cả năm của Hoàng Hà là 57 tỉ mét khối, của dương Tử tới 980 tỉ, gấp 17 lần Hoàng Hà. Lượng nước khổng lồ này một khi tràn bờ thì bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Những năm gần đây miền Bắc Trung Hoa thiếu nước nghiêm trọng. Người ta đang tính chuyện đưa nước Dương Từ vượt hàng ngàn cây số để cứu nguy cho các tỉnh phía Bắc bằng các biện pháp đào kênh, xây đập, uốn dòng v.v... theo 3 tuyến: Ðông, Trung và Tây. Thoạt nghe tưởng là chuyện khôi hài nhưng xem ra người Trung Hoa đang suy nghĩ rất nghiêm túc. Họ chưa quên cách đắp Vạn Lý Trường Thành và đào kênh Ðại Vận Hà.
    Bãi đá phơi kinh - sông Thông Thiên

    Hoàng Hạc Lâu ở bờ Nam Trường Giang
    Lưu vực của hai dòng sông này đã chiếm trên diện tích đất cả nước (Hoàng Hà 52.000 km 1.800.000 km2). Một đất nước có núi cao chọc trời Hy Mã Lạp Sơn, có Thanh Hải Tây Tạng bồng bềnh trong mây, lại có Hoàng Hà, Dương tử mênh mông bất tận thì quả thật diễm phúc, thiên hạ khó bì.
    Dương Tử Giang kéo dài từ nơi phát nguyên gọi là "Thông Thiên Hà" cho tới nơi kết thúc là Trường Giang Khẩu". Men theo đôi bờ tả hữu một đoạn 80 km của sông Kim Sa (tên gọi của Dương Tử đoạn từ Nam Thanh Hải, qua Tây Tạng, Vân Nam và Tứ Xuyên), có hai thắng cảnh vô song của Dương Tử tại miền Bắc Vân Nam là khe núi sâu "Hổ khiêu'' và khúc lượn "Trường Giang đệ nhất vịnh". Ðoạn này mặt sông cao 1800 mét nhưng dòng chảy len lỏi giữa những khe núi sâu thẳm cực kỳ hùng vĩ. Hổ Khiêu được coi là khe núi hiểm trở và ngoạn mục nhất của Trường Giang.
    Cũng trong chuyến đi đó, chúng tôi đã tái kiến Trường Giang ở trùng Khánh, một thành phố lớn ở Trung lưu. Tại đây mặt sông rất lớn, nước sâu, có rất nhiều tàu lớn đi lại. Trùng Khánh cách "Trường Giang đệ nhất vịnh" khoảng 1300 km, là thành phố đầu tiên tính từ thượng nguồn trong "Bốn đại đô thị Trường Giang" là Trùng Khánh, Vũ Hán, Nam Kinh và Thượng Hải mà chúng tôi đều đã tới thăm. Ðây là rìa Ðông Nam của bổn địa Tứ Xuyên, thuộc đất Ba trù phú xưa kia của Lưu Bị, độ cao đã xuống dưới 500 mét. Trùng Khánh là một trong những thành phố đẹp nhất của Trung quốc, vì ở trên núi nên được gọi là "Sơn Thành", lại ở bên bờ dương Tử, cảnh vật rất nên thơ, đã từng là nơi đóng đô của Tưởng Giới Thạch thời chống Nhật. Ðoạn Dương Tử ở đây càng trở nên tráng lệ vì nó uốn lượn trong lòng Trùng khánh dưới chân núi cao, lại tiếp nhận nước của sông Gia Linh từ Cam Túc. Thiểm Tây chảy vào thành một ngã ba sông nay dưới chân quảng trường Triều Thiên Môn trông thật diễm lệ. Có thể nói Trường Giang đi tới đâu đều tô điểm cho đất trời nơi đó. Trong suốt cuộc hành trình 6300 km, nó tạo ra biết bao kỳ quan và những đô thị lộng lẫy, niềm kiêu hãnh xưa nay của dân tộc Trung Hoa.
    Trùng Khánh được tách ra từ tỉnh Tứ Xuyên tháng 3/1997 rộng 85 000 km2 với 30 triệu dân. Ðoạn Dương Tử chảy trên đất Trùng Khánh dài 600 cây số chủ yếu là qua các vùng nông thôn, với 2 địa danh rất nối tiếng là đập nước Tam Hiệp lớn nhất thế giới và hẻm núi Vu Hiệp hùng vĩ vô cùng.
    Trên đường tìm kiếm hai dòng Tử Khúc và Trát Khúc là thượng nguồn của Mê Kông ở cực Nam tỉnh Thanh Hải, chúng tôi đã tới huyên Ngọc Thụ, một thị trấn sầm uất của người Tạng ở độ cao 3500 mét, lọt thỏm giữa bốn bề núi cao trùng điệp. Ðây là một trong bốn đô thị thượng nguồn đầu tiên của sông Dương Tử cách điểm đầu phát nguyên xa nhất khoảng 1100 km. Dương Tử cắt quốc lộ 21 cách Ngọc Thụ 20 km về phía Ðông, ở một địa thế cực đẹp: dòng chảy rộng khoảng sông Vàm Cỏ, uốn lượn giữa hai vách núi dựng đứng. Từ đây ngược về phía thượng nguồn mang tên Thông Thiên Hà, về phía hạ nguồn chảy vào Tây Tạng, Tứ Xuyên Vân Nam mang tên Kim Sa Giang như đã nói ở trên.
    Đoạn thông Thiên Hà ở Ngọc Thụ rất nổi tiếng không chỉ vì thế sông hùng vĩ, lại có cây cầu "Thông Thiên Hà đại kiều" to đẹp mà còn vì đó chính là dòng sông được nói đến trong chuyện Tây du ký khi thầy trò Ðường tăng đem kinh Phật từ Ấn Ðộ về gặp nạn được rùa thần cứu rồi phơi kinh ướt trên các tảng đá ven bờ. Hướng dẫn viên người Trung quốc chỉ cho chúng tôi bãi phơi kinh ngay cạnh chân cầu. Những tảng đá lớn lâu đời đã bị lũ cuốn trôi hết, chỉ còn lại một bãi sỏi và đá nhỏ rộng khoảng 1000 mét vuông ở sát mép nước. Chuyện thỉnh kinh của đường Tăng giữa lịch sử, tiểu thuyết và phim ảnh khác nhau quá xa. Chỉ trước đó 10 ngày khi thăm thành cổ Cao xương ở Tân Cương, cách Ngọc Thụ trên 3000 km chúng tôi đã tới "Giảng Kinh Ðường" nơi mà lúc đi Ấn Ðộ Đường Huyền Trang có ghé giảng kinh và khi về cũng ghé qua để chào quốc vương xứ Tôlôphan. Như vậy từ Tây Trúc về kinh đô Trường An không thể cùng đi qua hai điểm kể trên, một ở phía Bắc, một ở phía Nam cách nhau tới ba ngàn cây số.
    Ngọc Thụ thuộc miền hạ lưu của thông Thiên Hà, từ đây tới miền thượng lưu còn khoảng 1100 km theo hướng Tây Bắc. Muốn tới đó không có đường nào khác là phải đi vòng 2500 km bằng cách ngược lại con đường 214 chừng 1000 km mà chúng tôi vừa đi qua rồi đi thêm 1500 km nữa của đường 109 thì gặp nhánh đầu tiên trong 5 nhánh tả ngạn mà quốc lộ này lần lượt cắt ngang. Thông Thiên Hà là một thủy hệ gồm 10 nhánh lớn hình xương cá. Năm nhánh tả và năm nhánh hữu Xe chúng tôi lần lượt cắt ngang cả 5 nhánh tả ngạn và đi men theo một nhánh hữu ngạn nhiều chục cây số. Lòng sông có nhánh hẹp, nhánh rộng nhưng càng về phía thượng nguồn càng nông cạn. Vùng này có rất nhiều núi tuyết vĩnh cửu. Có những đoạn sông rộng tới bốn, năm cây số gồm nhiều dòng chảy song song với các bãi bồi đá sỏi, nước nông có thể lội qua và thường là ven các dãy núi. Nước từ trên núi tuyết chảy xuống chỗ trong chỗ đục tùy theo dạng thổ nhưỡng mà dòng chảy đi qua. Phần "Xương cá", này có độ cao trên dưới 5000m.
    Chúng tôi dừng lại nghỉ đêm ven một nhánh của Thông Thiên Hà có tên là sông Ðà Ðà ở đô cao 4800 mét sông Ðà Ðà rộng nhưng nông, có "Ðà Ðà Hà Kiều" dài khoảng 200 mét. Ðây là một thị trấn nhỏ giao điểm giữa quốc lộ 109 và dòng sông, có tên là Ðường Cổ Lạp. Vùng này cô 3 địa danh trùng tên là sơn hệ Ðường Cổ Lạp, đèo đường Cổ Lạp cao 5231 mét là biên giới giữa Thanh Hải và Tây Tạng và thị trấn ven sông Ðà Ðà này.
    Hai giờ sáng trời mưa tầm tã, gió lạnh buốt, xe chúng tôi vào tới thị trấn. Chỉ một dãy phố chính là có điện, tất cả còn lại chìm trong đêm tối vì ở đây chỉ cung cấp điện tới 22 giờ. Phải mò mẫm mất 1 giờ mới tìm được chiêu đãi sở của địa phương. Gọi là chiêu đãi sở nhưng rất sơ sài vì chỉ là cấp xã ở miền núi. Ðây là lần nghỉ đêm cao nhất trong cả chuyến đi: 4800 mét! Chúng tôi có cảm giác (tất nhiên chỉ là cảm giác) không thể có khách nước ngoài, lại càng không thể có một người Việt Nam nào trước chúng tôi đã qua đêm tại đây. Chỉ riêng điểm này có thể đã là một nét đặc sắc của chuyến đi, tạo ra cảm xúc đặc biệt cho các thành viên trong đoàn. Những cuộc hành trình vào xứ lạ xưa nay của con người thường được coi là những điều kỳ thú ở trên đời. Ðêm mưa Ðường Cổ Lạp cao ngất trời bên dòng Trường Giang lạnh vắng sẽ là một khoảnh khắc lãnh mãn để đời không lặp lại.
    Thế là hai năm trước chúng tôi đã tiếp cận Dương Tử ở Thượng Hải, Nam kinh Vân Nam, Trùng Khánh. Còn mùa hè năm nay, những hình ảnh về Trường Giang lại được ghi nhận tại Thanh Hải và Vũ Hán. Vũ Hán là thành phố lớn nhất của miền Hoa Trung lục địa, rất nổi tiếng về vị trí chiến lược, truyền thống văn hóa, phong cảnh đêm và sức mạnh kinh tế.
    Sau khi chảy qua vùng Ðông Ðình Hồ để điều hòa thủy lượng, Dương Tử mở dòng, êm đềm trôi xuôi về Vũ Hán, nơi có Hoàng Hạc Lâu danh tiếng, có dòng Hán Thủy đẹp như một bài thơ, có Trường Giang đại kiều nguy nga tráng lệ. Ðoạn sông từ Ðộng Ðình Hồ về Vũ Hán từ xưa đã là thủy lộ sầm uất của nước Sở. Nhà thơ đời Ðường Lưu Trường Khanh đã miêu tả:
    Hán khẩu ó tà chim ghé cánh
    Động Ðình thu tới nước liền mây
    Tù và rét thôi thành bên núi
    Thuyết khách đêm neo bãi một cây.
    Một thoáng bâng khuâng của lữ khách đường chiều!

    Ngọc Thụ Thông Thiên Hà Đại Kiều
    Ngã ba sông Trường Giang trong sương chiều ở Trùng Khánh
    Tại ngã ba Hán Thủy gặp Trường Giang có 3 đô thị sát nhập làm một để thành Vũ Hán. Ðó là Hán Dương, Hán Khẩu nằm trên hai bờ Hán Thủy ở tả ngạn Trường Giang. Vũ Xương ở hữu ngạn. Hán thủy là phụ lưu lớn nhất của Trường Giang chảy từ Thiểm Tây về, là con sông rất nổi tiếng trong lịch sử và văn học. Sở dĩ một trong ba đô thị có tên là Hán Khẩu bởi nó nằm ngay ở cửa công Hán Thủy.
    Nếu ở Trùng Khánh có Gia Linh đổ vào Trường Giang, Thượng Hải có Hoàng Phố, Nam Kinh có Tần Hoài thì Vũ Hán có Hán Thủy. Cả 4 phụ lưu này của Trường Giang đều có giá trị đặc sắc về cảnh quan, truyền thống văn hóa, góp phấn tổ điểm cho Dương Tử và làm nên vẻ đẹp độc đáo của mỗi thành phố. Toàn bộ trường Giang có tới 700 phụ lưu nhưng đây là 4 phụ lưu nổi tiếng nhất.
    Vùng ngã ba Hán Thủy-Trường Giang là một không gian rộng lớn và ngoan mục. Mặt nước rộng bao la với rừng nhà chọc trời trên bờ, những công viên, các công trình công cộng... tạo cho Vũ Hán dáng vẻ một đô thị ven biển. Từ trên bờ thuộc địa phận Hán Dương có thể nhận rõ lằn ranh giữa nước phù sa đỏ của Trường Giang và dòng nước trong xanh chảy ra từ Hán Thủy. Nơi đây rộng như một cửa biển, tàu thuyền ngược xuôi tấp nập. Những con tàu lớn từ đại dương vượt trên 1.000km tới đây, thỉnh thoảng gióng lên những hồi còi vang vọng, như mừng rỡ, chào đón cuộc hội kiến mong đợi với Hoàng Hạc Lâu cổ kính.
    Cô gái Trung Hoa Uông Tâm Vận xinh đẹp hướng dẫn chúng tôi trong cuộc du ngoạn Trường Giang, Hán Thủy, tâm sự: "Xem ra các anh, các chú rất quan tâm tới lịch sử, văn hóa và những gì gắn bỏ với hai dòng sông này. Em đã hướng dẫn cho rất nhiều đoàn Trung Quốc tham quan ở đây. Rất nhiều người trong số họ lần đầu tiên nhìn thấy Trường Giang và Hán Thủy. Rất tiếc không có thì giờ để chúng ta xuôi dòng khoảng 100 cây số tham quan đoạn sông đã diễn ra trận thủy chiến thời Tam quốc vang lừng trong lịch sử". Thế rồi, với nét mặt đáng yêu tuổi 19, cô đọc luôn bài thơ Xích Bích" của Ðỗ Mục đời Ðường:
    Chiết kích trầm sa thiết vị tiêu.
    Tự tương ma tẩy nhận tiền triều.
    Ðông phong bất dữ Chu lang tiện,
    Ðồng Tước xuân thâm tỏa nhị Kiều

    Dịch là:
    Cát vùi lưỡi kích còn trơ,
    Rũa mài nhận dâú triều xưa rõ ràng.
    Gió Ðông ví phụ Chu lang,
    Một nền Ðồng Tước khóa xuân hai Kiều.

    Làn gió nóng 40 độ C chiều tháng 7 bên bờ Trường Giang tạo cảm giác cho lữ khách nhớ về trận hỏa công kỳ lạ, thật đáng khâm phục và cũng đáng nghi ngờ suốt 17 thế kỷ
  7. Paul_Vu

    Paul_Vu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    HongKong: Thiên đường shopping
    "Thời tiết nóng bức, thị trường chứng khoán lên xuống hàng ngày khiến các nhà đầu tư luôn "khó" thở. Nhưng dường như những sự kiện đó không làm ảnh hưởng lớn đến nhịp sống tất bật tại Hongkong-thành phố đang chăng đèn, kết hoa tiếp tục tỏa sáng... Hongkong theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thế giới thì hiện đang phát triển hưng thịnh với sự thăng hoa của các ngành thương mại dịch vụ tài chính, sự xuất hiện của những tổ hợp phân phối hàng hóa hoạt động độc lập đã biến thành phố này thành một thiên đường của shopping.
    Giữa một thành phố mà tên tuổi những nhà thiết kế thời trang lẫy lừng nhất từ Milan, Paris, London, Tokyo xuất hiện không chỉ trong một cửa hàng mà phải nói đến hàng chục Khách sạn Marriott thông với hai tòa building lớn mang tên Pacific, một quần thể khép kín tất cả những dịch vụ và tiện nghi của xã hội hiện đại. Văn phòng làm việc của các công ty, các hãng đa quốc gia, siêu thị, cửa hàng thời trang, nhà hàng ăn uống, bar rượu, xi-nê, hồ bơi... dường như chỉ cần đi trong những tòa nhà ngầm dưới đất, vươn cao lên tận trời xanh này là có thể biết rõ cuộc sống nơi này đang diễn ra như thế nào. Vào cửa những du khách trước khi đi shopping tại mảnh đất thương mại này là kiểm tra lại túi tiền của mình. Ở Hongkong, có thể tiêu vèo cả triệu USD trong chốt lát, nhưng cũng có những nơi chỉ cần vài ba đô la Mỹ là mua được một món hàng vừa ý. Từ bên này đảo Hongkong, được gọi là vùng đất mới, người ta phải đi phà qua Cửu Long (Kowloon) nơi mang đậm dấu ấn Trung Hoa hơn. Buổi tối cả thành phố rực sáng huyền diệu hơn cả ban ngày. Ở những khu như thế này đôi khi cũng cần trả giá nếu không muốn mua hớ. Theo Hiệp hội Du lịch Hongkong, trung bình một khách du lịch tới đây tiêu 49% khoản tiền của họ vào việc mua sắm.
    Sự tồn tại hai chế độ tại hòn đảo này không có gì ngăn trở sự phát triển của Hongkong như nhiều người đã từng lo lắng. Mặc dù những chấn động trên thị trường tài chính trong khu vực có ảnh hưởng sâu sắc tới thị trướng chứng khoán Hongkong trong thời gian qua, khiến không ít các nhà đầu tư nản lòng nhưng tương lai Hongkong vẫn lạc quan. Với dân số hơn 6 triệu người, tổng sản lượng quốc gia tính trên đầu người là 22.500 USD, dự trữ ngoại tệ 65 tỷ USD, Hongkong có nhiều lý do để yên tâm về tương lai của mình. Khách du lịch tới Hongkong trong năm qua là 12,5 triệu người, với hoạt động thương mại tiếp tục gia tăng, không có lý do gì để người Hongkong phải quá lo lắng. Mức sống người dân khá cao, xếp hàng thứ trên thế giới. Thị trường rất lớn của Hongkong chính là Trung Quốc. người Trung Quốc luôn nhìn và Hongkong để tìm mẫu mực mới và số khách du lịch tới Hongkong nhiều nhất hiện nay chính là dân đại lực. Vì khách du lịch từ châu Âu, Hongkong không chỉ là nơi mua sắm mà còn là nơi thưởng thức những món ăn tuyệt vời. Bất cứ món ăn nào trên đất Hongkong cũng hấp dẫn, tử các nhà hàng sang trọng tới những cửa hiệu bình dân trên phố, do những đấu bếp Trung Hoa lành nghề đảm trách. Điều đó cho thấy Hongkong vẫn rất hấp dẫn.
    Một thành phố quá nhiều nhà chọc trời, thiếu cây xanh với lối sống quá khẩn trương khiến ngay chính quyền Hongkong cũng mệt mỏi. Hongkong cũng phải đương đầu với vấn đề ô nhiễm môi trường và nguồn nước, áp lực về nhà, và đất ở có thể là một nguyên nhân làm nản lòng các nhà kinh doanh nước ngoài
  8. Paul_Vu

    Paul_Vu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Nam Ninh hiện đại và giàu bản sắc
    Nam Ninh, nằm gần biên giới Việt Trung, là thành phố sinh thái của thế kỷ 21, là thủ phủ tụ cư của 12 dân tộc như Choang, Hán, Miêu, Dao.... trong đó, dân tộc Choang có nền văn hóa nghệ thuật dân gian lâu đời. Người Choang có trang phục rực rỡ, giỏi múa, hát dân ca. Nam linh được du khách đánh giá là nơi có mùa đông không khô héo, hoa không phải mùa xuân cũng nở rộ". Trong chương trình đi theo dấu chân Bác Hồ trên đất Quảng Tây, du khách sẽ tới thăm khách sạn Tây Viên, nơi Bác Hồ mừng ngày sinh nhật tròn tuổi 72 của Người, thăm sông Ung Giang nơi Bác Hồ từng bơi thuyền để ngắm phong cảnh khu du lịch nổi tiếng của Trung Quốc Thanh Tú Sơn. Nơi đây có chợ hải sản, chợ đặc thổ sản mang sắc thái riêng của Nam Ninh, cũng là nơi triển lãm, bán các loại đá quý, đồ da nổi tiếng của Nam Ninh.
    Ở Nam Ninh, du khách có thể thăm khu phát triển du lịch Lang Đông là nơi có lối kiến trúc điền dã và môi trường sinh thái gần như nguyên vẹn. Nam Ninh còn có Trung tâm mua sắm Mông Chi Đảo là nơi kinh doanh các hàng hóa chính hiệu với kiểu dáng đẹp giá rẻ. Du khách có thể đi bộ để mua sắm các mặt hàng mỹ nghệ độc đáo, tinh xảo mang đậm chất dân tộc và trang phục hiện đại của Trung Quốc. Ông Trần Kiến Tân-Cục trưởng Cục Du lịch Quảng Tây, Trung Quốc cho biết: "Sắp tới, nhằm xúc tiến, quảng bá du lịch văn hóa Quảng Tây tại Việt Nam, chúng tôi sẽ kết hợp với Trung tâm lữ hành quốc tế của Công ty khách sạn Du lịch Kim Liên (Kim Liên Travel) tổ chức những tour, tuyến điển hình nhằm giới thiệu các điểm du lịch sinh thái và du lịch văn hóa trong đó có những điểm du lịch nổi tiếng của Nam Ninh với nhân dân hai nước"
  9. Paul_Vu

    Paul_Vu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Quế Lâm-Thành phố quế hoa
    Quế Lâm?"một thành phố nhỏ thuộc tỉnh Quảng Tây Trung Quốc, dân số chỉ 500.000 người, năm qua đã đón hơn 1 triệu khách du lịch trong và ngoài nước. Sơn thủy Quế Lâm xưa nay vẫn được người dân tự hào là đệ nhất thiên hạ. Giờ đây bức tranh Quế Lâm càng được tô vẽ thêm nhiều nét sinh động, tạo sức cuốn hút mạnh mẽ du khách.
    Nói đến Quế Lâm, ai đã một lần đến đều nhắc đến dòng sông Ly trong xanh, phát nguyên từ một ngọn núi thuộc huyện Hương An, phía Bắc Quế Lâm, dài 437km, chảy qua Quế Lâm, Dương Sóc, Bình Lạc, Ngộ Châu. Đoạn từ Quế Lâm đi Dương Sóc dài 8,3km uốn khúc như một dải lụa xanh giữa hàng ngàn đồi núi lô xô hiện là một tuyến du lịch nổi tiếng. Trải dài theo dòng sông Ly, phong cảnh kỳ vĩ với những núi đá kỳ lạ, những hang động, ao sâu, suối xanh, thác bạc. Núi đồi, cây cỏ soi bóng trên dòng sông trong xanh tạo nên những bức tranh sinh động, lung linh. Hàng trăm dặm qua con sông Ly là hàng trăm dặm tranh phong cảnh mê hoặc lòng người. Thiên nhiên cũng đã ban tặng cho Quế Lâm nhiều hang động nổi tiếng như hang Tựu Rồng, hang Sáo Sậy, hang Vương Miện. Đặc biệt hang Sáo Sậy ăn xuyên qua nhiều quả núi, bên trong vòm hang cao vọi, rộng thoáng, có thể cùng lúc đón chào hàng đoàn du khách. Mỗi bước chân, du khách lại thấy hiện ra bao cảnh trí lạ lùng. Người ta gọi chỗ này là tiệc bàn đào của Tây Vương Mẫu, chỗ kia là Thủy cung của Ngưu Ma Vương. Cột điện nguy nga , rèm che trướng phủ soi bóng nước lung linh. Có đoạn du khách phải đi thuyền. Cũng trên tuyến du lịch này khách còn được đưa đi trên những chiếc thuyền nhỏ thăm làng hoa đào, để một lần lạc vào xứ hoa đào như trong tác phẩm Đào hoa nguyên ký của Đào Uyên Minh. Thuyền đi qua làng vắng vẻ, lau lách, nhiều nơi bưởi trĩu quả nhưng vắng bóng người. Thi thoảng mới thấy 1-2 lão ngư đội mũ tre câu cá trên thuyền độc mộc bên cạnh 2 con chim bắt cá to. Xa nữa thấy đôi người giặt áo bên bờ nước.
    Quế Lâm còn có nhiều công trình kiến trúc, nhiều di tích lịch sử. Đặc biệt nổi tiếng là đập Linh do Tần Thủy Hoàng xây dựng, là một công trình có giá trị về mặt khoa học thủy lợi, đồng thời là thắng cảnh. Con đập này đã thông nước từ sông Tương vào sông Ly, nối liền giao thông thủy giữa Hồ Nam với Quế Lâm. Xưa kia Tần Thủy Hoàng cho xây đập này để vận chuyển lương thực, quân binh xuống phía Nam cũng như điều hòa nước phục vụ nông nghiệp.
    Quế Lâm có rất nhiều thắng cảnh đã biến nơi này thành thành phố du lịch nổi tiếng, đem lại nguồn lợi kinh tế lớn. Điều đặc biệt ngành du lịch ở đây được tổ chức khá tốt. Các tour du lịch được giới thiệu rộng rãi tại các khách sạn, nhà hàng, khách có thể theo các địa chỉ ghi rõ trên các tờ rơi để đăng ký mua tour đi Dương Sóc, thăm làng dân tộc, thăm các hang động, núi non, khu vui chơi Lạc Mãn Địa... Tại các điểm du lịch chẳng thấy có sự tranh giành kinh doanh xô bồ. Trên đà phát triển du lịch, Quế Lâm càng ra sức giữ gìn môi trường, không có cảnh xả rác, vứt chai nhựa bừa bãi. Đường phố và các điểm du lịch đều sạch sẽ, xả rác bị phạt tiền.
    Cùng với những chuyến du ngoạn thú vị, đến Quế Lâm du khách hẳn cũng sẽ bị thu hút bởi việc mua sắm, tập trung ở khu trung tâm, nơi cách đây vài năm chỉ là những nhà phố cũ kỹ, đơn điệu. Thành phố Quế Lâm đã qui hoạch lại, thay đổi hết, xây dựng lại. Cũng như nhiều thành phố khác ở Trung Quốc, nơi đây cấm xe gắn máy lưu thông trong nội thành. Người ta đi lại bằng xe buýt với giá 1 lần đi 1 tệ (tương đương 1.820 đồng Việt Nam) và xe đạp. Giờ đây lề đường rất rộng dành cho khách đi bộ dạo quanh các phố bán đầy quần áo, giày dép, máy móc, hàng nông thổ sản? Dọc theo các phố, thỉnh thoảng bắt gặp một cầu thang đi xuống, khách bước xuống, lại lạc vào một khu mua sắm. Quế Lâm có khá nhiều khu buôn bán dưới lòng đất như vậy. Đặc biệt quảng trường trung tâm thành phố rộng 51.400m2, là nơi người dân tụ tập vui chơi cuối ngày, ngày nghỉ, ngày lễ, cũng là địa chỉ nổi tiếng để mua sắm. Ngay dưới lòng quảng trường này là một Tiểu Hồng Kông với 12 lối lên xuống, có hai lối lên xuống bằng thang cuốn. Từ phố bên kia cũng có hai lối lên xuống chui qua con đường 6 làn xe vào Tiểu Hồng Kông.
    Qua các phố, đi trên cây cầu bắc qua sông Ly, chúng tôi bỗng muốn chụp hình cùng nhau. Vòng qua đầu cầu bước xuống con đường phía dưới. Chỉ cách mấy bước chân mà đã xa cái ồn ào phố xá. Ngay dưới gầm cầu, một người ăn mặc lịch sự đang ngồi lặng lẽ đọc sách. Trước mặt anh, dọc theo hai bờ sông Ly là con đường dành cho người đi dạo. Con đường thật đẹp, rộng thoáng, trồng nhiều loại cây cỏ. Các đôi tình nhân tay trong tay dạo bước. Các cụ già nhàn tản đi bộ hoặc ngồi chuyện trò trên các băng đá? Dưới tán lá cổ thụ lòa xòa vươn mình ra mé sông, một sàn gỗ chắc chắn, mỹ thuật dành làm nơi bán đồ giải khát rất dễ thương. Điều nữa khiến du khách thích thú là ven sông giữa lòng thành phố có nhiều cây cổ thụ thân một vòng tay ôm chẳng hết. Nhiều cây cao 7-8m bị mé nhánh nay ra cành lá mới sum suê, cũng có cây mới nhú vài chồi non. Anh Vương Hiểu Thạch ở nhật báo Quế Lâm giải thích, cái cây có bụng ểnh ra trước giống chú kangaroo được mua về từ Italia, các cây sanh, si khác mua từ các nước láng giềng, đưa về Quế Lâm trồng, chăm sóc đến hai năm chúng mới hồi sinh. Hóa ra để có thành phố xanh sạch đẹp, Quế Lâm đã đầu tư rất lớn, rất kỳ công. Chúng tôi đi trên đường, nhiều chỗ như có rắc hương thơm, dịu dàng. Anh Vương chỉ cho tôi xem mấy bông hoa trắng, nhỏ li ti còn lại trên cành. Ở Quế Lâm này đâu đâu cũng trồng quế lấy bóng mát. Nhiều con đường ngoại ô rợp bóng quế, loại quế lá xanh, bóng mượt, tán xòe tròn rất đẹp. Nó chẳng phải là loại quế bóc vỏ như quế Trà Mi của ta mà tôi vẫn tưởng khi nghĩ về Quế Lâm. Cũng rừng quế nhưng đây là quế hoa. Hoa quế nở rộ từ rằm tháng 8 cho đến những ngày đầu tháng 10.
    Đã qua mùa hoa nở, nhưng những ngày tiếp đó, ngoạn cảnh nhiều nơi thi thoảng tôi lại được hít thở cái mùi hương dịu dàng của hoa quế. Quế Lâm để lại ấn tượng thật đẹp. Trong chăm lo phát triển kinh tế, phát triển kinh doanh du lịch, bạn đã rất chăm lo chẳng những bảo vệ mà còn tôn tạo môi trường cảnh quan lên rất nhiều.
    Quế Lâm mùa hoa quế nở, đâu đâu cũng dịu nhẹ một mùi hương của loại cây làm nên tên thành phố đáng yêu này-Quế Lâm, thành phố quế hoa.
  10. Paul_Vu

    Paul_Vu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Thượng Hải Xưa và nay đồng hiện
    Quá khứ và hiện tại luôn song hành ở Thượng Hải. Quá khứ là Nam phố, hiện tại là phố Đông. Ranh giới này được xác định bởi con sông Hoàng Phố như một dải lụa vàng chảy vắt qua thành phố.
    Nam phố tập trung rất nhiều tô giới. Các tô giới ở đây mang nét đặc trưng của mỗi nước. Nhiều trang viên thuộc Nam phố vẫn giữ nguyên nét kiến trúc cổ. Mỗi buổi tối, người dân Nam phố vẫn giữ tập tục treo đèn ***g trước cửa nhà. Du khách đến đây dễ dàng hình dung ra một Thượng Hải của hàng trăm năm về trước.
    Nếu Nam phố là Thượng Hải xưa thì phố Đông là niềm tự hào của người dân Thượng Hải về một Trung Quốc hiện đại. Đây là đặc khu kinh tế, khu công nghiệp thương mại hoạt động hiệu quả nhất Trung Quốc. Hiện tại, nhiều ngân hàng lớn của Anh, Mỹ, Đức, Pháp tập trung khá nhiều ở phố Đông. Trong thời gian tới, một số ngân hàng từ Hồng Kông cũng sẽ chuyển đến. Các tòa nhà không dưới 10 tầng, các trung tâm thương mại sầm uất đều tập trung ở đây, trong đó có Tháp truyền hình Minh Châu Đông Phương cao 468m, cao thứ ba thế giới và cao nhất Trung Quốc.
    Từ Nam phố, muốn sang phố Đông, du khách đi xuyên qua một đường hầm 3km dưới lòng sông Hoàng Phố, rồi lên cầu Nam phố dài 7km. Còn nếu xuôi theo dòng sông, bạn sẽ tới Bến Thượng Hải, điểm dừng đầu tiên của tất cả các tour tại thành phố này. Bến Thượng Hải là một địa danh gắn liền với nhiều mốc lịch sử của Trung Quốc. Đứng ở đây, bạn có thể thấy được cả hai bờ Đông và Nam của con sông Hoàng Phố với nét kiến trúc khác biệt rõ rệt.
    Chùa Phật Ngọc - một trong những ngôi chùa cổ nhất Thượng Hải cũng là nơi du khách không thể bỏ qua. Năm 1875, sư Huệ Căn đã mang từ Miến Điện về một bức tượng Phật bằng ngọc bích. Ngôi chùa này mang tên Phật Ngọc là vì thế.
    Cách Thượng Hải khoảng 100km là thành phố Tô Châu, phía Nam tỉnh Giang Tô. Tô Châu nổi tiếng khắp Trung Quốc và thế giới không chỉ vì những đồ gốm đất nung, ngọc trai nước ngọt, lụa tơ tằm mà còn vì những mỹ nữ nghiêng nước nghiêng thành. Tây Thi - một trong tứ đại mỹ nhân Trung Quốc, đã sinh ra và lớn lên ở đây. Đến Tô Châu, bạn có thể tận mắt tham quan công xưởng dệt và xem những show trình diễn thời trang lụa tơ tằm.
    Hàng Châu - thủ phủ tỉnh Triết Giang, cách Thượng Hải 150km, cũng là nơi hấp dẫn du khách. Hàng ngàn người nườm nượp tới Hàng Châu để thưởng thức trà Long Tỉnh, thăm Tây Hồ và miếu Nhạc Phi. Đi thuyền trên Tây hồ, bạn có cảm giác mình đang là các diễn viên trong những phim Trung Quốc xưa với Đoạn Kiều, Đê Đông Pha, do nhà thơ nổi tiếng Tô Đông Pha xây khi ông còn làm quan tại đây. Hàn Sơn Tự - ngôi chùa cổ đẹp nhất Hàng Châu cũng là nơi dừng chân của nhiều du khách

Chia sẻ trang này