1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ổ?Ơồ?Zổ-.ổáá - Trung Quỏằ'c & Nhỏằ?ng Ngỏ?Ê Đặ?ỏằ?ng Du Lỏằ<ch

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi IamFool, 10/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Paul_Vu

    Paul_Vu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Thượng Hải bừng sáng hơn bao giờ hết
    Đông Phương Minh Châu
    Từ giữa thế kỷ 19, người phương Tây đã gọi Thượng Hải là Paris phương Đông vì cư dân khá giả ở đây đã sớm chưng diện và ăn uống theo mốt Pháp. Nhưng người ta cũng không sai nếu đã gọi Thượng Hải là một London (nhiều ngân hàng và công ty thương mại đã sớm đến đây làm ăn); một Moscow (các nhà buôn Nga đã đem món xúp Borscht đến đây); một Vienna (các vũ nữ Áo đã đến đây hành nghề rất sớm); một Delhi (các cơ quan công quyền thường thuê người Ấn làm bảo vệ, gác dan...)... phương Đông.
    Còn hiện nay người ta đã bắt đầu gọi Thượng Hải là thiên đường mua sắm và giải trí. Những du khách phương Tây đã quen và chán Hongkong, Bangkok nay đang rủ nhau đến Thượng Hải để mua hàng hiệu chất lượng mà giá phải chăng hơn. Cứ xem rừng người mua hàng rảo bộ trên Nam Kinh lộ vào mỗi buổi chiều thì rõ. Hoặc phố Huahai trung lộ đang trở thành một khu shopping sang trọng không khác gì Đại lộ 5 ở thành phố New York.
    Nhưng dọc theo "Bến Thượng Hải" nổi tiếng thế giới đã và sẽ còn tiếp tục mọc lên nhiều toà nhà mới làm giang sơn của các cửa hàng thời trang hàng hiệu như Bvlgari, Armani, Zegna, Cartier, Louis Vuitton, nhà hàng sang với các đầu bếp trứ danh, trung tâm trị liệu bằng nước của nhà Evian...
    Chả trách mọi hãng hàng không quốc tế đều rủ nhau đến đây hạ cánh khi mà Thượng Hải đã có sân bay mới rộng lớn được nối với một hệ thống tàu cao tốc 430km/giờ lướt trên nệm từ trường trị giá đến 1,2 tỉ USD mà chỉ sau 10 phút đã rước hành khách vào.
    Năm 1985, thành phố có 150 năm tuổi đời lịch sử hiện đại này mới chỉ có một toà nhà cao trên 100 mét, còn hiện nay nó đã có hơn 300 toà nhà chọc trời, trong đó có cả Grand Hyatt Thượng Hải hiện là khách sạn cao nhất thế giới với Cloud 9 ở 87 tầng (sảnh tiếp tân đón khách ngụ cư nằm ở tầng 54) được khoe là bar rượu ở độ cao nhất thế giới.
    Bên kia sông, Phố Đông đã hừng hực sức sống với văn phòng của 10.000 công ty ngoại quốc và cũng chính là nơi mà vào năm 2008 sẽ trồi lên toà nhà cao nhất thế giới. Từ 1998 đến 2002, thành phố này đã phá hủy 15 triệu mét vuông diện tích nhà ở cũ kỹ để thay vào đó là 80 triệu mét vuông đất sinh sống. Nhưng để có mái nhà cho số 3 triệu người Hoa từ các tỉnh thành khác đổ đến lập nghiệp, chính quyền Thượng Hải có kế hoạch từ nay đến 2010 sẽ xây dựng thêm 11 thành phố vệ tinh, một vài thành phô có sức chứa 1 triệu người.
    Sự phát triển của Thượng Hải quả đáng nể phục vì nếu như Trung Quốc đã khởi đầu công cuộc đổi mới từ năm 1979 thì phải mãi đến giữa thập niên 90 thành phố này mới được hưởng quy chế khu kinh tế đặc biệt. Năm 2004 Thượng Hải dự kiến sẽ thu hút được 12 tỉ USD đầu tư nước ngoài, tức gần 40 lần nhiều hơn vốn thu được năm 1985.
    Nhưng Thượng Hải còn muốn bừng sáng thành một trung tâm văn hoá, nghệ thuật, thể thao toàn khu vực. Từ ngày 24 đến ngày 26.9.2004, Thượng Hải đã là nơi diễn ra cuộc đua Thể thức 1 Trung Quốc - Grand Prix lần thứ nhất. Dĩ nhiên là đã có 30.000 người Hoa đến xem Michael Schumacher lái xe đua 300km/g. Từ ngày 29.9 cho đến ngày 28.11 sẽ là chương trình Thượng Hải Biennale (tổ chức lần thứ 5, cứ 2 năm/lần, mỗi lần kéo dài 2 tháng) diễn ra trong Bảo tàng nghệ thuật Thượng Hải với chủ đề Công nghệ của cái nhìn thấy được, xem xét các quan hệ giữa nghệ thuật, khoa học và kỹ thuật. Tuy còn son trẻ tuổi đời nhưng sự kiện này đã trở thành một trong số ít những liên hoan nghệ thuật có giá trị hàng đầu khu vực châu Á.
    Phố đi bộ Nam Kinh
    Đến ngày 14.10, siêu cầu thủ bóng rổ Yao Ming sẽ cùng đội Houston Rockets thi đấu với đội Sacramento Kings. Đây là trận đấu đầu tiên của hai đội bóng rổ nhà nghề bay đến từ Mỹ. Ngoài ra trong tháng 10 này lần đầu tiên sẽ có trận đấu bò theo đúng kiểu Tây Ban Nha được tổ chức tại sân vận động thể thao Thượng Hải.
    Sau khi đã thưởng thức dim sum, mua sắm, xem thi đấu thể thao, tham quan Phố Đông và bến cảng Thượng Hải, du khách không thể quên vào thăm Bảo tàng Thượng Hải, ở đầu phía nam quảng trường Nhân dân là nơi cất giữ hơn 120.000 nghê phẩm cổ thuộc 21 loại được trưng bày trên diện tích hơn 39.000m2 (11 gian và 3 sảnh). Số nghệ phẩm và cổ vật này kể lại lịch sử Trung Hoa từ thời đồ đá qua đời nhà Minh (1368 - 1644), đời nhà Thanh (1644 - 1911) cho đến hiện đại. Những cửa hàng mỹ nghệ và đồ cổ trong bảo tàng này cũng được xem thuộc hạng tốt nhất của thành phố có đến 16 triệu dân này
  2. Paul_Vu

    Paul_Vu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Ma Cao trái cấm hai mặt
    Cái tên Macao vang lên như một huyền thoại, một lời mời gọi khách du lịch. Người Bồ Đào Nha đến đây từ năm 1553 và rời viên ngọc Châu Á rộng 60 km2 này vào nửa đêm ngày 19 tháng 12 năm 1999, trao trả lại cho Trung Quốc những sòng bạc và các khu ăn chơi khét tiếng.
    Lâu đài, đồn luỹ, hoa và chim
    Thành phố xinh đẹp Ma Cao mang phong cách một phần Châu Âu cổ Latin, một phần Trung Hoa. Bảng quảng cáo trên khung kính cửa hàng được in bằng chữ Bồ Đào Nha. Nhà hàng Bồ Đào Nha, nhà thờ kiểu Baroque tông màu nhạt. Lâu đài thống đốc, nhà hát Dom Pedro V lịch sự và đại lộ Praia Grande. Đặc biệt là đền Anna- Laure- Ma dựng thẳng như ngọn đèn pha ở bán đảo.
    Các cửa hàng nối tiếp theo chiều dài đường phố Almeida Ribeiro, tràn đầy hàng hoá, trang sức, áo quần và cả... cá biển khô. Những bàn căng tin ngoài trời phục vụ suốt ngày đêm, thơm phức món ăn Tây Tàu, níu chân khách bộ hành. Trên ngọn đồi này, lô cốt Guia và ngọn đền pha đầu tiên của châu Á, ở ngọn đồi kia là đồn luỹ Monte do thống đốc Pedro Mascarenhas chiếm giữ. Ngự trị thành phố là pháo đài từ nay trở thành bảo tàng Macao. Nằm chễm chệ trên vịnh Praia Grande, hai tháp cao tượng trưng ?ocánh cửa nhận thức?.
    Bạn cũng nên dành thời gian dạo phố Sao Paulo. Tại đây mỗi người buôn bán đồ cổ sẽ thưởng cho bạn nụ cười nồng nhiệt, mời bạn khám phá bình hoa, tượng, đồ gỗ... Dưới khu vườn Luis de Caoes, thầy bói kiên nhẫn chờ những người khách muốn biết vận may của mình. Nhạc công ở Kios lập lại những ca khúc Opéra Trung Hoa. Nhiều quý ông, sang trọng, thủng thỉnh xách theo ***g chim với những con chim quý. Những người trung niên tập Kung-fu và Tai-chi gặp lại bạn bè giữa lùm cây dâm bụt trong khu vườn của Lu Lim Loc, hay quây quần bên Hochisan. Vào tuổi 72, ông thầy này có vẻ trẻ trung đáng ngạc nhiên. Một thanh kiếm trong tay, ông nhẹ nhàng múa một vũ khúc balê lạ lẫm, chơi với khoảng không như muốn thuần hoá sức mạnh vô hình.
    Song nếu thả mình chìm vào những đường phố hẹp, người ta mới có thể phát hiện một cách thật sự thành phố với hai bộ mặt này.
    Những cỗ máy xay tiền
    Nếu như Hồng Kông (cách Macao 60km) là thành phố người ta kiếm ra tiền, thì Macao là nơi hưởng lạc, người ta đến để đốt tiền. Ở đây, trò chơi là một đam mê thật sự. Cuối tuần, đám đông chen lấn ở Lisboa. Đôi mắt bồn chồn lo lắng. Họ vừa đến từ Hồng Kông, từ Trung Quốc hay nước láng giềng để nuôi những bộ máy dưới cái tên: ?oCác con cọp đói?. Khu ăn chơi nhộn nhịp ?ongựa xe như nước, áo quần như nêm?.
    Những sòng bài mới của Macao luôn tuyển ?ogiáo đồ?T. Tiền lời được trích ra từ những sòng bạc mang lại cho chính quyền 60% lợi nhuận. Còn dân chơi, sẽ ra về từ cánh cửa địa ngục, mà cách đó chỉ vài tiếng đồng hồ thôi, họ nghĩ rằng mình bước vào cổng thiên đường! Phụ nữ, tuy không đánh bài, nhưng lại tham dự cá cược một cách cuồng nhiệt. Số đông khác, dày đặc hơn, chen chúc trên sân đua ngựa. Mối lần người ta cá cược cả chục triệu Patacas - tiền địa phương. William Mongill, một tay đua ngựa Pháp sống ở Macao nói: ?oỞ đây là nơi gà đẻ trứng vàng?.
    casino
    Sau khi Macao được hoàn trả lại, những người chủ mới đã không ngần ngại đầu tư tài sản vào cơ sở hạ tầng. Một khu nhà hiện đại từ nay trở thành viện bảo tàng rượu vang, rất lạ lẫm, và Viện bảo tàng Grand Prix của Macao trưng bày những chiếc xe đua của người chiến thắng như Ayrton Senna hay Schumacher. Một trung tâm văn hoá nghệ thuật tầm cỡ quốc tế cũng sắp mọc lên tại nơi đây. Macao đang dần dần đổi thay để thực sự trở thành thiên đường nơi hạ giới
  3. Paul_Vu

    Paul_Vu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Du lịch Tân Cương, Trung Quốc
    Tân Cương chiếm 1/6 diện tích Trung Quốc, dãy Thiên Sơn 2.500km dài dằng dặc phía Ðông đã chia Tân Cương thành hai bộ phận Nam-Bắc. Phong thổ ở đây thấm đượm tình người! Ðến với Tân Cương là đi ngắm cảnh mùa thu trên rặng núi A Nhĩ Thái của Ca Nạp Kỳ. Những nơi khách thường đặt chân đến là làng Hòa Mục, thôn Bạch Ha Ba và hồ Ca Nạp Kỳ.
    Từ Bố Nhĩ Tân đến làng Hòa Mục quả không dễ dàng, chỉ toàn đường đất, phải mất 7 tiếng mới đến nơi. Cảnh núi rừng ven đường rất tuyệt, các tàng cây lá vàng, lá đỏ trông đẹp mắt khiến mọi người bớt phần mệt mỏi. Những người chăn nuôi thường thả từng đàn trâu bò ngựa trên thảo nguyên rồi chiều về lùa chúng về làng. Âm thanh leng keng của tiếng lục lạc, của tiếng sáo, tiếng gió là một thứ âm nhạc tổng hợp kỳ lạ, vui tai. Ánh nắng ấm áp của mặt trời dần khuất sau những rặng núi, màu trắng của cây khô và sắc vàng kim của lá cây hòa quyện vào nhau như một bức tranh được nhà họa sĩ tài ba vẽ nên.
    Qua cầu gỗ, băng qua bãi cỏ xanh mướt những rừng bạch hoa, leo lên sườn núi trông xuống có thể ngắm toàn cảnh làng Hòa Mục. Từ mái những ngôi nhà gỗ bay lên những làn khói, gió nhẹ thổi chúng nhập vào mây trời và màu vàng xanh của cây lá.
    Thôn Bạch Ha Ba cũng là một thôn nhỏ, nằm trên sườn núi hẹp. Trời mưa lất phất khi chúng tôi đến thôn, chính lúc đó có một đàn chim từ hàng rào tre bay lên không trung, cảnh tượng này khiến ta nhớ đến một bức họa cảnh đồng quê dân dã thường xem.
    Ðến Hòa Ðiền, địa phương nhộn nhịp vui vẻ nhất thuộc vùng Nam Cương. Bữa trưa vào một quán cơm của người dân tộc Duy ăn mì kéo, mì xào thịt bò, mua thêm một ít nho (thứ trái cây đặc sản của Tân Cương). Phía sau là khu kiến trúc sinh thổ với những ngõ hẻm ngoằn ngoèo, nhà cửa cổ xưa. Bên ngoài thành Hòa Ðiền, có thể tham quan vương quốc hạnh đào. Vương quốc đã hơn 700 năm tuổi. Có cây tán rộng đến nửa mẫu. Trong vườn cây có nho, táo và cả cải địa trắng. Nơi này tất cả mang màu xanh và rất im ắng, ta ngắm đến nỗi con tim như trong sạch hơn, thanh thản hơn. Cho dù đứng, ngồi ở vị trí nào cũng có thể nhìn hết nông điền, vườn cây trái xanh tươi thấp thoáng của người Duy. Ði dưới hai hàng cây, phụ nữ đầu đội vải hoa ẩn hiện, quả là một nét đẹp thôn dã.
    Từ Hòa Ðiền đến thành phố Ca Thập Cát Nhĩ, đại diện đặc sắc nhất của Tân Cương. Sự cuốn hút của Ca Thập Cát Nhĩ chính là cái thần bí không thể nói một cách rõ ràng minh bạch. Ca Thập Cát Nhĩ hấp dẫn bạn là những ngõ hẻm cũ kỹ nhỏ hẹp. Tại đường Ngô Kỳ Thản Bác Y bên ngoài nhà thờ Hồi giáo Chi Ðề Nãi Nhĩ, buổi sáng người ta họp chợ, buôn bán, đến tối các cửa hiệu đóng cửa, mọi người dọn dẹp về nhà và lúc này bóng đêm bao phủ. Khi hoàng hôn buông xuống, tìm đến một căn nhà hai tầng nhỏ kiểu dân tộc Duy. Lên lầu xếp chân ngồi trên tấm phản mát lạnh, uống trà, ăn những xâu thịt dê nướng và nho, học cách vấn tròn và hút thuốc Mạc Hợp. Hương thơm thịt dê nướng tỏa trong khói mù mịt. Ðêm đến, quảng trường Chi Ðề Nãi Nhĩ trở thành chợ đêm. Không có điện, mỗi quán hàng thắp lên một vài ngọn nến. Ánh nến hắt trên khuôn mặt người Duy thoảng vẻ sầu muộn: đây phải chăng thành sự đau buồn trọn vẹn của trời đất, cũng là của Ca Thập Cát Nhĩ. Không chỉ cả quảng trường Chi Ðề Nãi Nhĩ đều sáng ánh sáng của nến, ánh nến vàng lung linh chứa đựng nỗi buồn hiu hắt của vùng đất Trung Á này.
    Có thể kiếm tìm chút niềm vui trong khu thành cổ. Ở đây buổi sáng khu hẻm nhỏ rất yên tĩnh, chỉ có thể gặp người già, phụ nữ và trẻ con. Họ đều rất vui vẻ, hiếu khách. Ðặc biệt trẻ con rất thích chụp ảnh, thậm chí chúng sẽ cười tươi và chủ động kêu: "Hello", "Welcome"... Khu hẻm này mang đầy vẻ Hồi giáo. Trong những khu vườn con gái mặc áo váy trắng đầu đội khăn trắng, khi trò chuyện với con trai chỉ được đứng nép sau cửa sổ, không được để lộ hết khuôn mặt. Ngoài sự thần bí, cũng là sự thần bí. Tân Cương là một nơi lý thú mà bất cứ ai trong chúng ta nên đến.
  4. Paul_Vu

    Paul_Vu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Hắc Long Giang khu du lịch mùa đông lý tưởng
    Hắc Long Giang (nghĩa là sông Rồng đen) là một "tỉnh ở phía Bắc Trung Quốc, giáp biên giới với Nga và Mông Cổ. Tuyết và băng ở vùng này hầu như bao phủ quanh năm và mùa đông nhiệt độ luôn dưới 8oc. Tuy nhiên, đây lại là nơi lý tưởng cho rất nhiều loại hình du lịch.
    Ðộ dày của tuyết với những độ dốc khác nhau của núi Daghouki đã biến vùng này thành nơi trượt tuyết lý tưởng cho tất cả các trình độ, từ người mới bắt đầu, người trượt khá đến những tay lão luyện. Khu du lịch này còn có những bãi tuyết phẳng cho các xe trượt tuyết
    Hắc Long Giang trải dài với những cánh rừng rậm rạp có rất nhiều động vật hoang dã như hươu, lợn lòi, công và sóc. Phía Tây của Hắc Long Giang là khu bảo tồn thiên nhiên Zhalong được coi là thiên đường của loài sếu. Trong 15 loài sếu được phát hiện trên thế giới thì ở đây đã có tới 6 loài. Bốn loài di trú đến đây hiện đã bị tuyệt chủng kể cả sếu đầu đỏ. Với việc tăng cường bảo vệ môi trường của chính quyền và người dân địa phương, gần đây số lượng chim quý này đã tăng lên một cách rõ rệt.
    Thủ phủ của Hắc Long Giang là Harbin. Thành phố này được mệnh danh là "Matxcơva của phương Ðông". Ðây là cái nôi của nền văn hóa đặc trưng với những nét Ðông Tây kết hợp. Kiểu kiến trúc châu Âu chính thống như tòa thánh Sophia hay như những ngôi nhà kiểu kiến trúc Nhật Bản vẫn còn ẩn hiện ở thành phố này làm cho du khách nhớ tới các cuộc chinh phục và di cư. Ở đây còn có đại độ Zhongyang, dài 1450m, xây năm 1900 được coi là "đại lộ Trung Hoa" và là vùng thương mại thịnh vượng nhất thành phố. Ðiều đặc biệt là toàn bộ đại lộ này được phủ bằng đá granit. Ðến đây, du khách cũng có thể được thưởng thức những món ăn địa phương trong các nhà hàng với những chiếc đèn ***g đỏ treo cao trên cánh cửa ra vào. Càng nhiều đèn ***g thì chất lượng và giá cả càng cao. Những đĩa thức ăn nổi tiếng của Harbin như thịt tuần lộc nướng nấm nấu súp gà, hay món bánh bao (Jiaozil) đặc trưng có nhân thịt lợn trộn lẫn với bắp cải Trung quốc sẽ làm thỏa mãn thú vui và nghệ thuật ẩm thực của du khách. Ngoài ra, ở đây còn những món ăn đặc trưng Nga, Nhật.
    Nếu du khách muốn đi săn họ có thể đến khu săn bắn cách Harbin 65km. Ngoài ra, ở đây cũng có trường bắn với những khẩu súng và mục tiêu mà du khách tự chọn. Ðến Hắc Long Giang du khách có thể vào thăm chợ Nga Trung. Ở đây không chỉ bán các loại trang sức và đồ nữ trang rẻ tiền do Trung Quốc sản xuất mà còn có thể mua những mặt hàng của Nga như ngọc, mũ lông, búp bê gỗ...
    Du khách cũng có thể đi dọc bờ sông Songhua để đến Sun Island (đảo Thần mặt trời). Vào mùa hè muốn đến được đây phải đi bằng phà nhưng vào mùa đông nước đông sẽ đóng băng và trở thành một nơi lý tưởng cho những người yêu thích môn thể thao mùa đông: Ngoài trượt tuyết du khách có thể tham gia trò chơi Hockey. Những người ưa mạo hiểm thì có thể đi tắm với người dân địa phương ở những lỗ trên băng.
    Một trong những lễ hội lớn nhất ở đây là lễ hội băng đăng (BingdengJie). Trong mùa lễ hội, các tác phẩm bằng đá băng như lâu đài, cầu, thác nước, hay những nhân vật, động vật trong những câu chuyện thần thoại của người dân địa phương rực rỡ sáng chói dưới ánh nắng mặt trời và lấp lánh như những ánh sao khi màn đêm buông xuống
  5. Paul_Vu

    Paul_Vu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Tô Châu - cổ kính và hiện đại
    Tô Châu là một thành phố cổ kính nằm ở phía tây bắc thành phố Thượng Hải. Từ sân bay Thượng Hải tới Tô Châu chỉ mất chưa đến 1 giờ xe chạy trên đường cao tốc. Đây là một mảnh đất địa linh nhân kiệt với trên 2500 tuổi. Từ thế kỷ 13, Tô Châu đã có trường đại học. Từ đời nhà Đường đến đời nhà Thanh, nơi đây đã sản sinh ra 50 trạng nguyên và trở thành đất có trạng nguyên nhiều nhất ở Trung Quốc.
    Thành phố có trên 5,5 triệu dân mà GDP năm 2000 là 154 tỷ nhân dân tệ, tương đương với 16 tỷ đô-la; thu nhập bình quân 3200 đô-la/người/năm. Thành phố Tô Châu có rất nhiều sông ngòi, ao hồ nên được coi như Vơ-ni-dơ của Trung Quốc. Khu phố cổ của Tô Châu được giữ nguyên trong phạm vi 14,2km². Những khu phố mới, khu công nghệ cao được phát triển về hai phía Đông và Tây thành phố với tổng diện tích trên 120km².
    Chỉ sau 20 năm cải cách mở cửa, diện mạo thành phố Tô Châu thay đổi khá nhiều. 360 cây cầu được khôi phục và tái hiện mang trong mình những truyền thuyết và huyền thoại rất nên thơ. Hai phía đông và tây của thành phố là những cao ốc vài chục tầng mọc lên san sát tạo thành niềm tự hào của người dân Tô Châu. Từ năm 1979 đến năm 2000, Tô Châu đã thu hút đầu tư công nghệ được 20 tỷ đô-la của Đài Loan, Singapore, Mỹ, Nhật... khiến cho bộ mặt phía tây và phía đông thành phố trở nên hiện đại. Năm 2001, Tô Châu được bầu chọn là 1 trong 9 thành phố đứng hàng đầu thế giới về sản xuất hàng điện tử viễn thông.
    Ở Tô Châu, từ khu phố cổ đến khu phố hiện đại, từ phố lớn đến phố nhỏ và cả trên mặt nước sông, hồ đều hết sức sạch sẽ. Trong mỗi chiếc làn đi chợ của các bà nội trợ đã có rau, cá, thịt, trên bàn học của con trẻ đã có máy vi tính. Bước vào đầu thế kỷ 21, nhân dân Tô Châu đã đuổi kịp được trào lưu của thời đại. Những ngày nghỉ cuối tuần người đến chơi đông nghịt tại hàng trăm vườn hoa tư nhân. Đặc biệt là "Chuyết Chính viên" và "Dạ Hoa viên" là 2 trong 4 vườn hoa cổ nhất của Trung Quốc, hàng ngày có hàng vạn khách đến tham quan, vui chơi, mặc dù giá vé vào cửa tới 20 nhân dân tệ/người, tương đương với 2,5 đô-la.
    Mọi người dân thành phố Tô Châu đều nỗ lực dựng xây một cuộc sống thật văn minh, hiện đại, đồng thời vẫn cố giữ được những nét giản dị, tao nhã và mềm mại như tấm lụa Tô Châu đã nổi tiếng từ ngàn đời nay.
    Được aqcharles sửa chữa / chuyển vào 19:51 ngày 07/01/2005
  6. Paul_Vu

    Paul_Vu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Kỳ vĩ Thái Sơn
    Núi Thái Sơn là một biểu tượng của truyền thống văn hoá cổ đại TQ thu nhỏ. Năm 1987, núi Thái Sơn dã được UNESCO công nhận là một di sản thiên nhiên thế giới và cũng được ngành du lịch TQ chọn là một trong bốn điểm du lịch hấp dẫn nhất của nước này. Sông Hoàng Hà, tỉnh Sơn Đông, cao 1.545m so với mặt biển, kéo dài hơn 400m, với diện tích 250km2. Thái Sơn hùng vĩ với những đỉnh núi vươn cao, quanh năm ôm ấp sương mù, cảnh sắc tráng lệ.
    Du khách muốn lên đỉnh núi phải vượt qua 6.600 bậc đá, giống như một cái thang bắc lên trời. Nhiều tảng đá nằm san sát với nhau tạo thành những hoa sen khoe sắc, rất sinh động. Theo các nhà địa chất học thì núi Thái Sơn xuất hiện cách đây khoảng 2,5 tỷ năm. Nơi đây có hơn 10.000 cây có tuổi đời trên một thế kỷ và ít nhất 3.300 cây đã sống từ 330 năm đến 1.000 năm hoặc hơn thế. Theo sử sách để lại tại đền Thành Thái Sơn, Hán Vũ Đế (156-87 trước Công nguyên), triều đại Tây Hán cách đây 2.100 năm, đã trồng những cây thông đến nay vẫn còn xanh tốt.
    Từ những đỉnh núi cao chót vót, những dòng thác bạc đổ xuống như những dải lụa, khiến du khách không khỏi sững sờ. Những ngày đẹp trời, đứng trên đỉnh núi của ngọn Ngọc Đế (đỉnh cao nhất của Thái Sơn), du khách sẽ cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên: dải vàng lấp lánh của con sông Hoàng Hà, những đám mây bồng bềnh trong biển sương mù với sự lộng lẫy của đất trời Thái Sơn hùng vĩ hiếm có. Trong khu vực Thái Sơn hiện còn bảo tồn 22 quần thể kiến trúc cổ, 97 di chỉ cổ, 819 tấm bia của nhiều triều đại. Trên một vài mỏm đá, bia đá và hai triền của lối mòn vòng quanh núi có khắc rất nhiều dòng chữ đề tặng. Hầu hết tác giả là các hoàng đế, những danh nhân...Ở sườn phía đông đường mòn chính, trên vách đá có khắc bản sao của bộ Kinh Kim Cương thuộc đạo Phật là tác phẩm lớn nhất ở đây có đề ngày, tháng với 2.799 chữ phủ kín một diện tích 2.064m2 mặt đá. Mỗi chữ có đường kính từ 35-55cm. Trên vách đá dựng đứng ở đỉnh núi, có một tấm bia cao 13,3m, rộng 5,3m, gồm 996 chữ, ngôn ngữ thanh tao, với chủ đề chính là ca ngợi sự thành công rực rỡ của các vua đời Đường. Đây là tác phẩm của Hoàng đế Nguyên Phong nhà Đường năm 725.
    Thế kỷ nối tiếp thế kỷ, các bậc hoàng đế, các nhà quý tộc, và những người sùng đạo thuộc mọi thời đại ở Trung Quốc đã dựng lên ở đây rất nhiều đền thờ, miếu mạo, những tượng thánh và tổ chức tại nơi đây tế lễ trời đất với những nghi thức hết sức long trọng. Nhiều danh nhân văn hóa, nhiều thi sĩ, văn sĩ, họa sĩ đã từng leo lên đỉnh núi Thái Sơn và để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng. Sử sách kể rằng, triều đại nhà Thanh (1611-1911). Vua Khang Hy (1662-1727) và vua Càn Long (1736-1795) dã leo lên đỉnh núi Thái Sơn. Riêng vua Càn Long ít nhất đã đốn đây 10 lần, và đã có 6 lần ông leo lên tới đỉnh. Hoàng đế Nguyên Phong của triều đại nhà Đường đã dựng tượng những hàng quân oai phong và 10 nghìn chiến mã quết vài trăm km, càng làm cho cảnh tượng trở nên ngoạn mục hơn.
    Trong khu vực Thái Sơn, du khách còn thấy rất nhiều di tích khác phản ánh di sản văn hóa phong phú của Trung Quốc như: bức tường thành dài 500km do nước Tề dựng lên. Một số đền, miếu, chùa chiền như Ngọc Đế quán, Đẩu Mẫu cung và Bích Hà từ là những trung tâm Phật giáo và đạo giáo quan trọng.
    Núi Thái Sơn là điểm du lịch hấp dẫn của du khách hiện nay. Trong những năm gần đây, Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện nhiều dự án nhằm phục vụ du khách tốt hơn. Và trong tương lai, Thái Sơn sẽ trở thành trung tâm du lịch lớn của Trung Quốc và thế giới
  7. kristygz

    kristygz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2004
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn, tôi đang ở Quảng Châu và định ra Tết sẽ đi du lịch ở Tây An. Tôi muốn hỏi các bạn ở đây đã đến Tây An chưa và nếu có ai đang ở Tây An thì càng tốt. Các bạn có thể cho tôi biết thông tin về khách sạn, công ty du lịch ở Tây An đc không? A`, một số danh lam thắng cảnh ở Tây An nên đến nữa chứ.Cảm ơn các bạn nhiều
  8. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Bắc Kinh, trái tim hồng của Trung Quốc
    Một góc tử cấm thành Bắc Kinh

    Từ máy bay, du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ hoành tráng hiện đại của Bắc Kinh với những tòa nhà chọc trời và những giao lộ ngay hàng thẳng lối. Hệ thống giao thông đan chéo nhiều tầng vừa đảm bảo thông thoáng, an toàn vừa tạo cảnh quan đẹp mắt.
    Lòng đường rộng với nhiều làn xe. Các phương tiện di chuyển với tốc độ cao, nhưng nguy cơ tai nạn giao thông rất ít. Hầu hết các giao lộ đã được nâng tầng, tạo không gian lưu thông riêng biệt với khách bộ hành. Là thành phố có số người sử dụng xe đạp nhiều nhất trên thế giới, Bắc Kinh có sự tương phản rõ nét giữa phương tiện hiện đại và thô sơ: khoảng 80% số người dùng xe hơi, xe điện và các phương tiện giao thông công cộng? còn lại chủ yếu là dùng xe đạp và rất ít xe gắn máy.
    Hạn chế lưu thông xe máy là nỗ lực của nhà chức trách nhằm giảm ô nhiễm môi trường. Hệ thống quy hoạch nhà ở rất hoàn hảo góp phần làm cho đường phố Bắc Kinh trở nên sạch đẹp hơn. Ngoài những tuyến đường được phép kinh doanh, không hề có hiện tượng ?okinh doanh trên từng cây số?. Đường phố sạch đẹp, con người văn minh lịch sự, thân thiện thu hút nhiều du khách đến Bắc Kinh.
    Tuy nhiên, số người biết tiếng Anh rất ít nên đôi khi có chuyện dở khóc dở cười vì bất đồng ngôn ngữ. Một điểm khác khiến du khách phàn nàn là hiện tượng giá cả không đồng nhất. Ở cùng một điểm mua bán giá có thể khác nhau như trời với biển. Vì thế khi đi siêu thị, người dân vẫn thường mặc cả.
  9. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Tử Cấm Thành của các hoàng đế Trung Hoa
    Ngay giữa thành phố Bắc Kinh, Tử Cấm Thành là nơi cư ngụ của các vị hoàng đế Trung Hoa trong suốt gần 500 năm, từ thế kỷ thứ 15 đến đầu thế kỷ 20 và cho đến nay vẫn còn là biểu tượng sức mạnh của một đế quốc. Người dân chỉ biết rằng Tử Cấm Thành được xây dựng trong khoảng năm thứ 4 đến 18 của triều đại vua Yongle nhà Minh (1406-1420), nhiều cung điện đã được sửa chữa nhưng trên cơ bản vẫn còn nguyên cho đến ngày nay.
    Tử Cấm Thành quay mặt về hoàng nam, trải dài trên diện tích 213.000m2 và có 9.999 phòng Thuộc loại khu phức hợp lớn nhất thế giới so với kiểu kiến trúc cùng loại, nó được bao quanh bằng tường cao 11 mét, hào sâu và 4 vọng gác ở 4 góc thành, có 4 cổng thành với 3 cửa và 1 cầu treo. Tất cả mọi kiến trúc đều quy tụ chung quanh 3 đại điện: Thái Hòa. Trung Hòa và Bảo Hòa. Tử Cấm Thành được chia làm hay khu: ngoại triều và nội triều.
    Mọi nghi thức đại lễ đều diễn ra tại ngoại triều của Tử Cấm Thành. Nơi đây hoàng đế ngự trên ngai vàng, nghe các triều thần trình tấu và phán quyết vận mệnh của thần dân. Ngoại triều cũng là nơi cử hành lễ đăng quang của hoàng đế, sinh nhật và hôn lễ. Nội triều là nơi ở thường trực của hoàng đế, cùng với hoàng gia và là nơi làm việc hàng ngày.
    Tại nội triều có điện Hiệp Hòa với 25 chiếc ghế bằng ngọc bích dành cho các đại thần và một ngai vàng dành cho hoàng đế ngồi bàn việc nước. Ðiện Ðịa Hòa là nơi dành cho hoàng hậu với những bức rèm vải đỏ thêu chữ vàng "song hỉ" treo ở cửa Ðông. Ðiện Tinh Thiên là thư phòng của hoàng đế, nơi vua phê chiếu chỉ và cũng là nơi mà Từ Hi Thái Hậu đã từng khống chế hai đời nhà Thanh lúc mạt vận.
    Vườn Thượng Uyển được xây dựng vào năm 1417, trong đó có điện Thọ Hòa. Vào đời Từ Hi Thái Hậu, nơi đây được xây dựng thêm 6 tòa nhà theo kiểu Tây phương ở phía đông để đối xứng với 6 tòa nhà theo kiểu Trung Quốc ở phía tây. Cổng chính vào thành là cổng Thái Hòa. kế đến là Trung Môn trước khi vào ngoại triều, ở giữa là một quảng trường để dàn quân trong những đại nghi lễ.
    Tử Cấm Thành là nơi cư ngụ của suốt 24 đời hoàng đế nhà Minh (1368-1644) và 13 hoàng đế nhà Thanh (1644-1911). Sau cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911, vị hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh là Quang Tự đã từ nhiệm năm 1912, nhưng cả hoàng gia và triều đình vẫn còn được phép cư ngụ ở đây; đến năm 1924 ông cũng bị trục xuất và kể từ năm 1950 Tử Cấm Thành đã trở thành Bảo tàng viện Quốc gia. Ðây là bảo tàng viện lớn nhất và cũng được canh chừng cẩn mật nhất thế giới.
    Tử Cấm Thành chứa đựng hơn một triệu bảo vật quý hiếm, quà tặng hay triều cống của các chư hầu của thiên triều trong đó có cả chiếc xe đạp và một chiếc máy hát điã mà các sứ thần Tây phương tặng cho vua nhà Thanh vào đầu thế kỷ 20. Có rất nhiều tượng rùa bằng đá quý hay bằng đồng ở Tư Cấm Thành bởi vì rùa là tượng trưng của tuổi thọ, trong lúc đó trên nóc điện luôn được trang trí bằng những con rồng, vốn là biểu tượng của hoàng đế
  10. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Thiên An Môn: Biểu tượng của nước Trung Hoa mới

    Thiên An Môn đã tồn tại hơn 6 thế kỷ, trải qua biết bao nhiêu sự biến động, và chứng kiến hàng loạt những cuộc thay triều đổi đại, cho đến hôm nay vẫn giữ nguyên vẹn dáng đứng uy nghi tráng lệ và hùng vĩ để lại cho nhiều thế hệ con cháu và nhân dân thế giới chiêm ngưỡng và tôn vinh một di sản văn hóa bất hủ.
    Người thiết kế và tổ chức công trình vĩ đại này là một vị Mộc công thời Triều đại Nhà Minh. Ông họ Khoái, tên là Tường, người Hương Sơn, huyện Ngô, phủ Tô Châu. Ở Tô Châu từ xa xưa đã là một vùng đất nổi tiếng về nghề mộc với nhiều nghệ nhân tài ba.
    Khi triều đại Nhà Minh vừa ra đời, Chu Nguyên Cương Hoàng đế phát lệnh chiêu mộ tới 20 vạn nghệ nhân nghề mộc và xây dựng trong thiên hạ về kinh thành (lúc bấy giờ triều đình còn đóng đô ở Nam Kinh) tập trung xây dựng kinh thành Nam Kinh. Đến khi Yến Vương Chu Đệ kế vị, ông quyết định dời đô về thành Bắc Kinh. Năm 1417, Khoái Tường cùng một nhóm thợ được mời về Bắc Kinh đảm nhận công việc thiết kế và thi công xây dựng các cung điện cho vua và các điện của hoàng gia. Lúc bấy giờ Khoái Tường ở vào tuổi 40, vẫn trẻ trung, kinh nghiệm dồi dào. Ông được nhà vua bổ nhiệm làm chức ?oDoanh thiện sở thừa? (một chức quan trông coi sửa chữa xây dựng các công trình trong hoàng cung). Vua Minh Thành Tổ - Chu Đệ khi bắt tay xây dựng lại kinh thành Bắc Kinh, yêu cầu Khoái Tường xây dựng các công trình cung thất nội ngoại triều nhất thiết phải tuân theo kiểu dáng kiến trúc cũ ở thành Nam Kinh. Tam Điện như ?oPhụng Thiên Cung?, ?oĐiện Hoa Cái? và ?oCung Cẩn Thân?, chẳng những đẹp và dáng vẻ bên ngoài Triều Tam Điện, thành quách theo bố cục của thành Nam Kinh, trước Ngọ Môn thiết kế Đoan Môn (cổng đầu tiên), kế là Thừa Thiên Môn. Theo sử sách ghi chép, các công trình này xây dựng phải mất ba năm mới hoàn thành, trong đó Thừa Thiên Môn sau này đổi tên là Thiên An Môn. Kỹ thuật thiết kế và xây dựng thật cao siêu và khéo léo.
    Năm 1465, Khoái Tường tham gia kiến tạo lần thứ hai Thừa Thiên Môn. Lúc này ông ở vào tuổi 80, vẫn chống gậy đi thị sát các công trình, Minh Hiến Tông nhìn thấy ông vẫn khỏe mạnh, trân trọng gọi ông bằng cái tên ?oLão Khoái Lỗ Bang?. Sau khi ông qua đời, Thừa Thiên Môn trải qua nhiều lần trùng tu. Đến đời Nhà Thanh, Thừa Thiên Môn đổi tên là Thiên An Môn.
    Thiên An Môn dưới chế độ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có thêm quảng trường trung tâm với diện tích 50ha rộng lớn, một quảng trường theo kiểu dáng mới có thể chứa trên 50 vạn người. Hai bên quảng trường là Viện Bảo tàng Lịch sử và Bảo tàng Cách mạng. Quảng trường Thiên An Môn ngày nay là một quần thể chính trị, văn hóa, là trái tim và hơi thở của một đất nước Trung Hoa mới

Chia sẻ trang này