1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ồ?ÔồưƯỗ?ắồ?Z - Cỏằ. Hỏằ?c Tinh Hoa

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi aqcharles, 29/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    53. HỒ(1) MƯỢN OAI HỔ​
    Vua Tuyên Vương làm vua cả nước Sở(2). Chiêu Hề Tuất chỉ là một người bầy tôi vua Tuyên Vương. Thế mà người phương Bắc(3) ai nghe thấy nói Chiêu Hề Tuất cũng phải kinh sợ. Vua lấy làm lạ, một hôm, hỏi quần thần(4) là vì cớ làm sao. Không ai trả lời nổi.
    Chỉ có Giang Nhất thưa được rằng: "Con hổ hay bắt các giống thú để ăn thịt. Một hôm bắt được con hồ, hồ bảo: "Liệu đó! Chớ có động chạm đến ta mà chết ngay bây giờ. Ta là Trời sai xuống, cầm quyền coi hết cả bách thú(5). Ngươi mà ăn thịt ta, là người trái mệnh trời(6), hại đến thân ngay lập tức. Không tin, thử để ta đi trước, ngươi theo hầu sau, xem có con thú nào trông thấy ta mà không sợ hãi, tìm đường trốn cho mau không!" Hổ cho hồ là nói thật, bèn theo hồ đi. Quả nhiên bách thú trông thấy đều sợ mà chạy cả. Hổ vẫn không biết rằng bách thú đều sợ mình mà chạy, cứ tưởng là sợ hồ.
    Nay nhà vua nước mạnh, quân nhiều mà vua giao cả quyền thế(7) cho Chiêu Hề Tuất, người phương Bắc sợ Chiêu Hề Tuất, nhưng kỳ thực là sợ vua cũng như bách thú sợ hổ vậy".
    (Chiến Quốc Sách)
    GIẢI NGHĨA
    (1) Hồ: Loài vật rừng bụng thon, tai dài, mõm nhọn, đuôi xù hay bắt gà vị ăn có tiếng là con vật tai quái, giảo hoạt. Xưa nay nhiều người dịch hồ là cáo.
    (2) Sở: Một nước lớn thời Xuân Thu ở vào vùng Hồ Bắc, Hồ Nam bây giờ.
    (3) Người phương Bắc: Chỉ những người ở phía Bắc nước Sở lúc bấy giờ.
    (4) Quần thần: Các quan.
    (5) Bách thú: Bách: một trăm, chỉ tất cả các vật.
    (6) Mệnh trời: Ðây là mệnh trời sai xuống làm một việc gì.
    (7)Quyền thế: Quyền hành, thanh thế, cài đáp người tạ
    LỜI BÀN
    Bài này cũng như bài ngụ ngôn "Lừa đội lốt sư tử" cốt ý nói những kẻ thần hạ mượn quyền thế người trên để hống hách dọa nạt người tạ. Nhưng nếu người ta không biết, thì người ta còn sợ, chứ khi "hổ mà thèm cỏ, lừa mà thò tai" thì chẳng những người ta đem lòng khinh bỉ, mà người ta còn làm cho đê nhục để cho bõ ghét.
  2. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    54. THẬP BÌ NÓI CHUYỆN VỚI HUỆ VƯƠNG​
    Vua Huệ Vương nước Ngụy hỏi Thập Bì rằng: "Ngươi nghe người ta cho quả nhân(1) là thế nào"?
    Thập Bì thưa: "Thần nghe người ta cho nhà vua là nhân từ(2) và hay gia ơn(3) lắm."
    Vua vui mừng hớn hở nói rằng: "Như thế thì cái công đức(4) của quả nhân được đến thế nào"?
    Thập Bì nói: "Cái công đức ấy rồi đến mất nước".
    Vua ngạc nhiên hỏi: "Nhân từ và hay gia ơn làm làm việc thiện(5) mà làm việc thiện đến nỗi mất nước là nghĩa thế nào"?
    Thập Bì thưa: "Vua mà nhân từ thì bất nhẫn(6) trừng phạt; vua hay gia ơn, thì chỉ thích ban thưởng. Tính đã bất nhẫn, thì có kẻ tội cũng không trị; tính hay ban ơn, thì kẻ vô công cũng được thưởng. Ðến kẻ có tội không phải phạt, kẻ vô công(7) cũng được thưởng, thì mất nước cũng không có gì là lạ.
    (Hàn Phi Tử)
    GIẢI NGHĨA
    (1) Quả nhân: Tiếng vua tự xưng với thần hạ và lấy ý khiêm tốn là người ít đức.
    (2) Nhân từ : Nhân đức, từ bi, có bụng tốt hay làm điều lành.
    (3) Gia ơn: Làm cho người ta được nhờ, được khỏi khổ, được sung sướng, đây là nói hay ban ơn cho cái nầy cái nọ.
    (4) Công đức: Công việc lành giúp cho người ta; đức: lòng lành nghĩ đến người tạ
    (5) Thiện : Lành, chỉ những sự làm có nhân đức.
    (6) Bất nhẫn: Không nỡ làm thẳng tay, có bụng ái ngại.
    (7) Vô công: Không có công lao.
    LỜI BÀN
    Nhân đức vốn là hay, tuy vậy cũng có cái nhân đức của kẻ trượng phu, cái nhân đức của đàn bà. Ông vua cầm quyền một nước mà nhân đức như đàn bà, thương kẻ có tội, thưởng kẻ vô công, thì giữ sao cho trong nước trị an được. Phàm chừng các đức tính mà tăng lên quá độ, là hóa ra dở cả. Cho nên cứ cầm cân giữ mực thăng bằng phải chăng, có lý lại có tình, có ân lại có uy, thì mới là đạo trung dung được.
  3. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    55. MẠNH THƯỜNG QUÂN(1) VÀO NƯỚC TẦN​
    Mạnh Thường Quân là một nhà nghĩa hiệp(2) nước Tề, muốn sang nước Tần(3), để du thuyết(4). Có hàng nghìn người can ngăn mà không được. Sau Tô Tần(5) đến can. Mạnh Thường Quân bảo rằng: "Việc người thì ta đây không còn sót gì nữa, chỉ có việc quỉ thần(6) là ta chưa được rõ mà thôi".
    Tô Tần nói: "Ấy chính tôi lại đây không phải là để nói việc người, tôi cốt định đem việc quỉ thần nói để ông nghe".
    Mạnh Thường Quân nói: "Ừ, thế nói ta nghe".
    Tô Tần nói: "Vừa rồi tôi lại đây, đi qua con sông, tôi thấy một pho tượng đất nói chuyện với một pho tượng gỗ. Tượng gỗ bảo tượng đất: "Ngươi là đất nặn thành hình, đến mùa mưa, nước sông lên ngập lụt thì ngươi bở tan ra mất". - Tượng đất nói: "Ta có tan ra nữa, ta vốn là đất, thì đất lại hoàn đất mà thôi. Chớ như ngươi là gỗ tạc thành hình, nước tràn ngập lên, thì chưa biết ngươi trôi giạt vào đâu mà rồi ra thế nào ... Nay nước Tần là nước hiểm trở(7), vua Tần là vua bạo ngược, nếu ông vào đấy thì chửa biết có ra thoát được không".
    Mạnh Thường Quân nghe nói, bèn thôi không sang nước Tần nữa.
    GIẢI NGHĨA
    (1) Mạnh Thường Quân: Con vua nước Tề thời Chiến Quốc, họ Ðiền tên Văn làm tướng nước Tề có tiếng là người nghĩa hiệp, trong nhà lúc nào cũng tiếp đãi đến vài nghìn người khách.
    (2) Nghĩa hiệp: Người thẳng tính thích điều phải, hay giúp người hèn yếu, chống lại kẻ cường quyền.
    (3) Tần: Tên nước đời Xuân Thu (tức là tỉnh Thiểm Tây bây giờ) đến đời Thủy Hoàng, nước Tần chiếm được cả sáu nước mà thống nhất thiên hạ.
    (4) Du thuyết: Nhà ngôn luận giỏi đời Chiến Quốc thường dùng lời biện bác mà làm cho người ta xiêu lòng phải nghe
    (5) Tô Tần: Người thời Chiến Quốc, là một nhà du thuyết giỏi, có công đi liên hợp được sáu nước để chống lại nước Tần.
    (6) Quỉ thần: Quỉ: Bậc thiêng liêng ở dưới đất tức là người chết; Thần: Bậc thiêng liêng ở trên trời. Mạnh Thường Quân thấy Tô Tần đến, đột ngột đem chuyện quỉ thần hỏi, có ý làm cho khó khăn Tô Tần không nói ra làm sao được nữa. Không ngờ Tô Tần ứng biến lanh, lấy ngay chuyện quỉ thần làm ví dụ mà nói đến mình.
    (7) Hiểm trở : Núi cao, sông sâu ngăn trở, đi lại hiểm nghèo.
    LỜI BÀN
    Mạnh Thường Quân cậy là tài giỏi, trước đã không chịu nghe ai, mà sau lại nghe Tô Tần, là vì Tô Tần thuyết lý đến nơi không còn sót nước gì. Bài ngụ ngôn của Tô Tần thực là một bài học cho những kẻ có tính mạo hiểm mà không biết liệu sức mình. Mạo hiểm là một tính hay, nhưng phải có biết mình, biết người thì mới thành được việc mà không đến nỗi thất bại.
  4. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    56. THAM LỢI TRƯỚC MẮT, QUÊN HẠI SAU LƯNG​
    Vua Ngô(1) muốn đem quân đi đánh nước Kinh(2). Ðã nhiều người can ngăn, vua nhất định không nghe. Sau lại hạ lệnh rằng: "Ai can ta đánh Kinh thì phải xử tử(3)".
    Có một viên quan trẻ tuổi muốn can ngăn mà không dám nói, luôn ba ngày, cứ sáng sớm cầm cung, tên đứng vườn sau nhà vua, sương xuống ướt đầm cả áo.
    Hôm thứ ba, vua gặp mới hỏi rằng: "Ngươi đến đây làm gì mà để sương xuống ướt cả áo như thế"?
    Viên quan thưa rằng: "Trong vườn có một cây cổ thụ(4). Chót vót trên ngọn cây có con ve sầu, hút gió, uống sương, ra rích kêu cả ngày, tưởng đã được yên thân lắm. Biết đâu đằng sau co con bọ ngựa, đang giơ hai càng chực bắt. Chính con bọ ngựa muốn bắt con ve sầu, lại biết đâu đằng sau có con chim sẻ nghểnh cổ chực mổ. Chính con chim sẻ muốn bắt con bọ ngựa, lại biết đâu dưới gốc cây có tôi cầm cung tên chực bắn. Chính tôi đây muốn bắt con chim sẻ, mà không biết sương xuống ướt đầm cả áo ... Như thế đều là chỉ vì tham cái lợi trước mắt mà quên hẳn cái hại ở ngay sau lưng vậy".
    Vua nghe nói tỉnh ngộ(5) bèn thôi không đánh nước Kinh nữa.
    (Thanh Lê Tử)
    GIẢI NGHĨA
    (1) Ngô: Tên nước thời Xuân Thu, bây giờ ở vào địa phận phía nam sông Hoài, sông Tử cho đến tỉnh Thiết Giang.
    (2) Kinh: Cũng là tên nước Sở.
    (3) Xử tử: Xử tội chết.
    (4) Cổ thụ: Cây sống đã lâu năm.
    (5) Tỉnh ngộ: Biết rằng mình mê muội và hiểu thấu lẽ phải trái.
    LỜI BÀN
    Ve sầu ở cao tưởng được yên thân, ngờ đâu có bọ ngựa muốn bắt ve sầu; bọ ngựa lại ngờ đâu có chim sẻ muốn bắt bọ ngựa, chim sẻ lại ngờ đâu có người muốn bắt chim sẻ, người bắt chim sẻ lại ngờ đâu sương xuống ướt đầm áo! Thế mới hay ở đời, chẳng nói chi một loài người, đến cả muôn loài, cũng chỉ rình hại lẫn nhau, nuốt lẫn nhau mà thôi. Nhưng biết đâu, trong khi mình muốn nuốt người, lại có kẻ khác muốn nuốt mình, mình chỉ ham mê trục cái mối lợi trước mắt mà không phòng bị cái tai hại sau lưng. Mà khi tai hại nó đã xảy đến, thì chẳng những không thấy lợi đâu, lại thiệt thân mình trước. Cho nên người khôn thấy cái lợi, thì lo cả đến cái hại, lợi bất cập hại, thì không bao giờ làm.
  5. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    57. TRƯỚC KHI ĐÁNH NGƯỜI, PHẢI BIẾT GIỮ MÌNH​
    Văn Công(2) nước Tấn(1) đem quân sang đánh nước Vệ(3). Giữa đường gặp một ông lão đang bừa ruộng, cứ ngửng mặt lên trời cười khanh khách mãi. Văn Công cho đòi lại, hỏi: "Ngươi cười cái gì thế"?
    Ông lão thưa rằng: "Tôi cười người láng giềng nhà tôi. Anh ta đưa vợ đi chơi nhà bà con. Giữa đường gặp người con gái hái dâu, anh ta thích quá lén vợ, rẽ xuống ruộng dâu, nói chuyện với người con gái. Một chốc, ngoảnh lại xem vợ đi đến đâu, thì thấy một chàng đàng vẫy vợ anh ta đi ấy câu chuyện chỉ có thế, tôi nghĩ mà tôi không nhịn cười được".
    Văn Công nghe nói, tự nhiên tỉnh ngộ, kéo quân về. Về chưa đến nơi, thì đã thấy báo có giặc ngoài vào xâm phạm trên mạn bắc trong nước.
    (Liệt Tử)
    GIẢI NGHĨA
    (1) Tấn: Một nước đời Xuân Thu, đến đời Chiến Quốc bị họ Hàn, họ Triệu, họ Ngụy lấy mất và chia làm ba nước, ở vào tỉnh Sơn Tây và một phần Trực Lệ bây giờ.
    (2) Văn Công: Vua giỏi nước chư hầu đời Xuân Thu, đứng vào bực ngũ bá.
    (3) Vệ: Tên một nước thời Xuân Thu ở vào vùng tỉnh Trực Lệ và Hà Nam bây giờ.
    LỜI BÀN
    Phàm cái gì mình thích, tất người ta cũng thích. Nếu cứ theo lòng dục mà vơ nắm gấp mười không phòng bị thì có khi xôi hỏng bỏng không, chẳng những không lấy được gì của người ta, mà mình có gì cũng mất vào tay người ta nữa. Việc nước cũng thế, đi đánh nước ngoài mà không nghĩ giữ nước nhà, thế là bỏ nước mình cho giặc vậy.
  6. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    58. KHÔNG NÊN SÁT PHẠT LẪN NHAU​
    Văn Quân đất Lỗ Dương(1) sắp đem quân sang đánh nước Trịnh. Mặc Tử nghe thấy, đến can, nói rằng: "Ví bây giờ trong đất Lỗ Dương này, tỉnh lớn đánh tỉnh nhỏ, nhà lớn đánh nhà nhỏ giết người lấy của lẫn nhau, thì nhà vua nghĩ thế nào?"
    Văn Quân nói: "Bao nhiêu người ở Lỗ Dương đều là tôi con của ta cả. Ví tỉnh lớn đánh tỉnh nhỏ, nhà lớn đánh nhà nhỏ, để cướp lẫn nhau, thì ta tất đem trị tội thật nặng".
    Mặc Tử nói: "Bao nhiêu người trong thiên hạ(2) đều là tôi con của Trời cũng như bao nhiêu người trong đất Lỗ Dương là tôi con của nhà vua; nay nhà vua đem quân đánh Trịnh, thì há lại tránh khỏi được vạ trời hay sao!"
    Văn Quân nói: "Sao tiên sinh lại ngăn ta đánh Trịnh. Ta muốn đánh Trịnh là thuận cái chí(3) của trời. Vua nước Trịnh ba đời giết cha, trời đã ra tai(4), làm mất mùa ba năm. Nay ta phải giúp trời mà giết Trịnh".
    Mặc Tử nói: "Vua nước Trịnh ba đời giết cha, trời đã ra tai, làm mất mùa ba năm, trời phạt như thế cũng là đủ. Nay nhà vua lại còn đem quân đánh Trịnh, mà nói rằng: "Ta đánh Trịnh là ta thuận ý trời", thì là nghĩa thế nào? Ví như ngay đây có một đứa con ngang ngạnh(5), cha nó đã cầm roi đánh nó, người cha bên láng giềng lại còn vác gậy ra đánh hôi, bảo rằng: "Ta đánh nó là thuận cái chí của cha nó". Nói như thế, thì có nghe được không?"
    Mặc Tử​
    GIẢI NGHĨA
    (1) Lỗ Dương: Tên một ấp lớn của nước Sở về thời Xuân Thu, tức là huyện Lỗ Sơn tỉnh Hà Nam bây giờ.
    (2) Thiên hạ: Ðất dưới gầm trời, tức là cả thế giới. Người Tàu trước thường cho thiên hạ là chỉ có nước Tàu và mấy xứ ở chung quanh thôi.
    (3) Chí: Tâm để vào việc gì.
    (4) Ra tai: Làm cho thiệt hại khổ sở như lụt, đại hạn, bão, dịch lệ, đói kém, loạn lạc.
    (5) Ngang ngạnh: Không vâng lời, bướng, chống lại.
    LỜI BÀN
    Khi mình cậy sức, cậy nhiều, cậy khôn, cậy tài mà hà hiếp kẻ kém mình, thường mình cứ hay viện lẽ nọ, cớ kia, để như cho mình là phải mà che mắt thế gian, lấp miệng thiên hạ. Nhưng dù viện lẽ gì cớ gì, cũng vẫn không được chính đáng. Danh bất chính thì ngôn bất thuận. Mình đã rắp tâm đè nén người ta, tham lấy của người ta, là mình làm điều phi nghĩa rồi, không bao giờ rửa sạch được cái ô danh nữa. Làm việc bậy mà lấy câu nói phải để tế toái đi, có khác gì lấy vóc gấm phủ ngoài cái cành khô hay tượng đất mà bảo người ta là thần thánh đấy.
    Được MeoNhoDen sửa chữa / chuyển vào 00:38 ngày 09/10/2007
  7. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    59. DIỀU GỖ​
    Mặc Tử làm cái diều gỗ(1), ba năm mới xong. Lúc thả cho bay, được một hôm thì diều hỏng.
    Học trò khen rằng: "Thầy làm diều gỗ mà bay được thật là khéo"!
    Mặc Tử nói: "Ta làm cái diều ba năm mới xong, diều bay mới được một ngày đã hỏng, cho là khéo thế nào được! Sao bằng người làm cái xe gỗ chỉ tốn một ít công, không hết một buổi, mà chở được nặng, đi được xa, dùng được lâu năm. Có thế mới gọi là khéo".
    Huệ Tử nghe câu chuyện, bảo: "Mặc Tử nói thế thật là người khéo".
    (Mặc Tử)​
    GIẢI NGHĨA
    (1) Diều gỗ : Cái diều làm bằng gỗ.
    LỜI BÀN
    Diều gỗ mà bay được, ai không chịu là khéo ? Nhưng công làm mất ba năm, dụng chỉ được một ngày, thì cái dụng tưởng không bổ với cái công. Cho nên Mặc Tử, vốn là người tiết kiệm, chỉ vụ sự làm ăn thiết thực, không cần sự văn hoa vô dụng, ý cho một gì sở dĩ gọi là khéo, không phải chỉ là việc làm tinh xảo hơn người, nhưng cốt phải lợi dụng được việc cho người trước. Huệ Tử khen Mặc Tử là cũng theo cái lý thuyết ấy. Tuy vậy, xét ra ở đời cái khéo và cái dùng không cần gì cứ phải đi đôi với nhau. Thường cái khéo, cái đẹp không cần là hữu dụng hay vô dụng: miếng gỗ trạm cái tranh vẽ, giọng hát bài đàn chỉ có khéo, không có thiết dụng mà thực là có ích cho người lắm.
  8. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    60. LÁ DÓ​
    Nước Tống có người lấy ngọc , tỉa làm một cái lá dó(1) ba năm mới xong. Cái lá làm rất khéo; sống, cuống, cạnh sắc, lông tơ, màu mỡ giống như hệt, đem trộn với những lá dó thật, không ai phân biệt(2) được nữa.
    Người ấy đem cái lá dâng vua Tống. Vua khen là khéo, cấp lương bổng(3) cho.
    Tử Liệt Tử nghe thấy chuyện, nói rằng: "Giá bây giờ những cây cối trong khoảng trời đất ba năm mới một được cái lá, thời dễ không có mấy cây có lá nữa"!
    (Liệt Tử)
    GIẢI NGHĨA
    (1) Lá dó: Lá cây dó dùng để làm giấy, gần giống như lá dâu, nhưng xù xì và ram ráp hơn.
    (2) Phân biệt: Chia rẽ, tách bạch.
    (3) Lương bổng: Thóc gạo hay tiền bạc cấp để trả công cho ai.
    LỜI BÀN
    Bài này cũng gần một ý như bài trên (Diều gỗ, bài thứ 59), nói sự khôn khéo chỉ làm trò chơi được một lúc, không đáng chuộng bằng sự thực dụng làm lợi cho mọi người lâu dài. Song tay người làm ra mà giống được như tạo hóa thì thật là khôn khéo. Mỹ thuật xưa nay thường lấy sự bắt chước hệt được như hóa công làm mục đích. Liệt Tử vốn là một nhà Lão học, thì lại cho cái cảnh tự nhiên là đẹp hơn cả, chỉ một cái cảnh ấy cũng làm cho con người được đủ hưởng thụ vui sướng.
  9. vanngoo

    vanngoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2007
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    up...
  10. quainit

    quainit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2007
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Những gì mang tính ứng dụng và nghệ thuật là khác nhau. Diều gỗ hay Lá Dó mang tính nghệ thuật nhiều hơn. Còn giá trị thì chắc phải bàn tiếp. Cái gì cũng có giá trị riêng...

Chia sẻ trang này