1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ồ?ÔồưƯỗ?ắồ?Z - Cỏằ. Hỏằ?c Tinh Hoa

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi aqcharles, 29/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    61. CHỮ TÍN​
    I. CÁI ĐỈNH
    Nước Lỗ(1) có một cái đỉnh rất quí. Nước Tề(2) bắt phải đem dâng. Vua Lỗ tiếc lắm, cho làm một cái đỉnh giả đưa sang.
    Vua Tề bảo: "Phải có Nhạc Chính Tử(3) đem đỉnh sang nói, thì ta mới tin". Vua Lỗ cho gọi Nhạc Chính Tử đến, bảo đi. Nhạc Chính Tử hỏi: "Sao không đưa cái đỉnh thật"?
    Vua Lỗ nói: "Ta quí cái đỉnh ấy lắm".
    Nhạc Chính Tử thưa: "Nhà vua quí cái đỉnh ấy thế nào, thì tôi quí cái đức "Tín" của tôi như thế".
    Sau vua Lỗ phải đưa đỉnh thật, Nhạc Chính Tử mới chịu đi.
    HÀN TỬ

    II THANH GƯƠM
    Quí Trát(4) là con vua nước Ngô(5) đi du lịch(6) các nước. Khi qua nước Từ vào thăm vua Từ. Vua Từ thấy Quí Trát có thanh gươm báu, muốn xin, mà chưa dám nói. Quí Trát trong bụng cũng định cho, mà chưa dâng được, vì cuộc du lịch chưa xong. Khi ở nước Tần về, thì vua Từ đã mất rồi. Quí Trát không biết làm thế nào, đành phải đem thanh gươm đến treo chỗ gốc cây bên mộ vua Từ, rồi mới về.
    (Sử ký)

    GIẢI NGHĨA
    (1) Lỗ: Một nước chư hầu nhỏ thời Xuân Thu Chiến quốc, ở vào địa phận tỉnh Sơn Ðông bây giờ.
    (2) Tề: Một nước chư hầu lớn, thời Xuân Thu Chiến quốc cũng ở vào địa phận tỉnh Sơn Ðông bây giờ.
    (3) Nhạc Chính Tử: Người nước Lỗ thời Xuân Thu, học trò giỏi thầy Tăng Tử.
    (4) Quí Trát : Con út vua Ngô, một bực danh nhân thời Xuân Thụ
    Ngô: Tên nước thời Xuân Thu, bây giờ ở vào địa phận phía nam sông Hoài, sông Tử cho đến tỉnh Thiết Giang.
    (5) Du lịch: Ði chơi trải qua nhiều nơi để xem nhân dân phong tục.
    LỜI BÀN
    Nhạc Chính Tử không chịu đem đỉnh giả, Quí Trát không chịu về không cho gươm, đều là những người biết trọng chữ "Tín" cả. Giả không nói là thật đã quí, mới hứa trong bụng mà cố làm cho được, lại quí hơn nữa. Ôi! xưa nay chữ tín có giá biết ngần nào! Chữ tín liệt rõ trong ngũ thường người ở đời giao thiệp cốt lấy chữ tín làm chủ. Cho nên cổ nhân có những câu như: "Nhân vô tín bất lập" (Khổng Tử) nghĩa là người không có tín thì không đứng được ở đời.
    "Tín vi quốc chi bảo" (Tấn Văn Công) nghĩa là tín là cái báu của cả nước.
  2. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    62. TỰ LẤY LÀM KHOAN KHOÁI​
    Ðức Khổng Tử đi chơi núi Thái Sơn(1), gặp ông Vịnh Khải Kỳ ngao du(2) ở ngoài đồng, mặc áo cừu thắt lưng dây, tay gảy đàn dầm, vừa đi vừa hát.
    Ðức Khổng Tử hỏi: "Tiên sinh làm thế nào mà thường vui vẻ thế"?
    Ông Vịnh Khải Kỳ nói: "Trời sinh muôn vật, loài người quí nhất, mà ta được làm người, đó là một điều đáng vui. Trong loài người, đàn ông quí hơn đàn bà, mà ta được làm đàn ông, đó là hai điều đáng vui. Người ta sinh ra có người đui què, có người non yểu, mà ta hoàn toàn khỏe mạnh nay đã chín mươi tuổi; thế là ba điều đáng vui... Còn cái nghèo là sự thường của thế gian, cái chết là sự chết của đời người. Ta nay xử cảnh thường, đợi lúc hết, thì có gì là lo buồn"?
    Ðức Khổng Tử nói: "Phải lắm! Tiên sinh thế là biết cách tự làm cho khoan khoái(3) mà hưởng sự vui thú ở đời".
    (Liệt Tử)
    GIẢI NGHĨA
    (1) Thái Sơn : Tên một dải núi cao ở tỉnh Sơn Ðông.
    (2) Ngao du: Ðang chơi ngắm phong cảnh.
    (3) Khoan khoái: Dễ chịu thênh thang, vui vẻ.
    LỜI BÀN
    Cái sung sướng ở đời thực không biết lấy gì mà đo lường, không biết ở đâu mà tìm được. Ông vua sang giàu nhứt bực, mà không biết sung sướng, người chăn dê, cái áo lót mình không có, mà lấy làm sung sướng cũng như Vinh Khải Kỳ đây, chỉ được làm người, sinh làm đàn ông, không ốm đau tàn tật, cũng đủ lấy làm sung sướng. Thế mới hay cái sướng không ở đâu xa, mà ở ngay trong mình, không ở sự giàu sang, mà ở trong tâm yên vui, hễ biết sung sướng thì được sung sướng, biết thỏa cái số phận mình, nói tóm, biết "trí túc" ấy là sung sướng đó. Chớ những kẻ tham lam không chừng, mê man quá độ, thì bao giờ biết sướng thân được!
  3. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Được MeoNhoDen sửa chữa / chuyển vào 13:25 ngày 19/11/2007
  4. XiaoGang08

    XiaoGang08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2007
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    ah thì ra bạn mèo nhỏ nhà ta là nữ cơ à
  5. cosmonaut

    cosmonaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2005
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    China qua những cuốn "binh pháp", "cổ học tinh hóa" cho thấy mưu thâm của họ.
    Does Chinese culture express itself in China''s actions in the East Sea ?
    Văn hoá China có phải là văn hoá xâm lăng và đồng hoá khi họ ngàn đời nay luôn dã tâm đối với Nước Việt chúng ta ?
  6. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    63. NGƯỜI KHÔN SỐNG LÂU​
    Vua Ai Công nước Lỗ hỏi Ðức Khổng Tử: "Người khôn có sống lâu không"?
    Ðức Khổng Tử đáp: "Có. Khôn thì sống lâu, chớ dại thì sống lâu sao được! Người ta có ba thứ chết, tự mình làm cho mình chết, chớ không phải số mệnh(1) đang chết mà chết.
    Ăn uống không có chừng mực, thức ngủ không có điều độ, làm lụng khó nhọc quá, lười biếng chơi bời quá, người như thế phải chết về bệnh tật.

    Phận là người dưới, mà can phạm(2) người trên, lòng tham muốn không chừng, tính đòi hỏi không chán, người như thế thì chết về hình pháp(3).
    Mình ngu, mà kình địch(4) người khôn, mình yếu, mà khinh bỉ người mạnh, không biết lượng (5)sức mình mà cứ giận dữ làm liều, người như thế thì chết về binh đao.
    Ba thứ chết ấy, thực không phải là số mệnh, chỉ tự mình giết mình mà thôi".
    (Hàn Thi ngoại truyện)
    GIẢI NGHĨA
    (1) Số mệnh: Cái phận hay, dở, may rủi mà trời đã định cho mình.
    (2) Can phạm: Làm việc gì trái pháp luật mà động chạm đến người trên.
    (3) Hình pháp: Những luật, những phép, người ta đặt ra để bắt buộc và trừng trị những kẻ can phạm.
    (4) Kình địch: Không chịu ai, muốn chọi với người ta.
    (5) Lượng: Ðắn đo mà biết.

    LỜI BÀN
    Xưa nay ta vẫn cho khôn ngoan thì chóng già, ngu xuẩn thì sống lâu; là lấy lý rằng: người khôn dùng trí, dùng sức nhiều, thì chóng suy; người ngu chỉ ăn no ngủ kỹ, không lo lắng gì, thì sống lâu. Nhưng xét một mặt khác, thì trái hẳn lại; khôn thì sống, dại thì mái, khôn ăn người, dại người ăn. Như Ðức Khổng Tử đáp vua Ai Công đây chính là ngụ cái ý đó. Ôi! sống chết tùy tại mệnh trời, nhưng thường khi người cũng có phần vào đấy; lắm người chỉ ngu xuẩn, không giữ gìn vệ sinh, không hiểu pháp luật, không biết tự lượng mình mà thành không đáng chết, cũng phải chết. Chết như thế, cũng là chết uổng nên thương, thương vì ngu dại.
  7. nw4good

    nw4good Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    1.065
    Đã được thích:
    0
  8. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    64. VỢ RĂN CHỒNG​
    Án Tử làm tướng nước Tề, một hôm đi việc quan, có tên đánh xe theo hầu. Vợ tên đánh xe dòm qua khe cửa, thấy chồng tay cầm cái dù, tay cầm dây cương, mặt vác lên trời, dương dương tự đắc.(1)
    Lúc chồng về nhà, nàng xin bỏ nhà ra đi. Chồng hỏi: "Tại làm sao"? Nàng nói: "Án Tử, người gầy thấp bé nhỏ(2) làm đến tướng nước Tề, danh tiếng lừng lẫy khắp thiên hạ, thế mà thiếp xem ông vẫn có ý trầm trọng(3), khiêm nhường, như chửa bằng ai. Chớ như chàng, cao lớn đẫy đà chỉ mới làm được tên đánh xe tầm thường hèn hạ thế mà thiếp xem chàng đã ra dáng lấy làm vinh hạnh(4), tưởng không ai bằng nữa, nên thiếp xin bỏ chàng, thiếp đi".
    Từ hôm ấy, tên đánh xe bỏ được cái bộ vênh váo, chữa được cái tính nông nổi. án Tử thấy thế lấy làm lạ, hỏi, tên đánh xe đem việc nhà kể lại, Án Tử bèn cất cho làm đại phu (5)
    (Án Tử Xuân Thu)(3)
    GIẢI NGHĨA
    (1) Dương dương tự đắc : Vênh váo lên mặt ta đây kẻ giờ.
    (2) Gầy thấp bé nhỏ: Án Tử là người lùn, cao không đầy sáu thước (Tàu).
    (3) Trầm trọng: Sâu sắc, chín chắn.
    (4) Vinh hạnh: Vẻ vang, may mắn.
    (5) Ðại phu: Chức quan thời cổ dưới quan Khanh, trên Sĩ.
    LỜI BÀN
    Tên đánh xe của Án Tử thực là sang vì vợ, nhờ được vợ giỏi, biết lấy cái địa vị hèn hạ, cái dáng bộ ngông nghênh của chồng làm xấu hổ, mà sửa được tâm tính chồng và thành được thân danh cho chồng. Tiếc thay ở đời bây giờ, có biết bao nhiêu kẻ chỉ làm môn hạ người ta, đã vênh váo lên mặt, nghênh ngang tự đắc như tên đánh xe, mà lại không có được những người vợ, như vợ tên đánh xe để khuyên răn lấy chồng, làm cho chồng biết tự sỉ mà phấn chí tu tỉnh cho ra người.
  9. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    65. BÀ HUYỆN CAN ĐẢM​
    Ðời nhà Ðường(1) giặc Lý Hy Liệt(2) đã đánh được Châu Biện, kéo đến đánh huyện Hạng Thành. Quan huyện Hạng Thành là Lý Khản muốn chạy trốn. Bà huyện họ Dương nói: "Giặc đến cướp thành thì phải hết sức giữ thành, giữ mà không được thì phải liều chết với thành, nay ông lại chực trốn, là nghĩa làm sao. Bây giờ cứ mộ quân cho nhiều, khao thưởng(3) cho to, thiếp(4) tưởng còn có thể giữ được thành".
    Nói rồi, chính bà huyện hội họp cả nha lệ(5), sĩ dân(6) lại hiểu dụ(7) rằng: "Quan huyện là chủ các ngươi thật, song chẳng qua chỉ ở đây độ năm, ba năm, rồi cũng thiên(8) đi nơi khác, không liên can lắm bằng các người sinh trưởng(9) ở đất này, gây dựng cơ nghiệp(10) ở đất này, mồ mả ông cha cũng ở đất này. Vậy sống, chết, các ngươi cũng phải hết sức mà giữ lấy thành thì mới được".
    Ai nấy nghe đều cảm động, rơm rớm nước mắt và đoạn xin liều chết để cố giữ thành. Bà huyện hạ lệnh(11) rằng: "Ai lấy gạch đá đánh được giặc, thưởng tiền một nghìn, ai lấy gươm giáo giết được giặc, thưởng tiền một muôn."
    Tất cả được hơn một trăm người kéo nhau ra giữ thành, chống lại với giặc. Bà huyện thân đi trông nom lương thực cho quân lính. Khi giao chiến, quan huyện phải một mũi tên, lùi về, ý không muốn đánh nữa. Bà huyện giận nói: "Ông không ở đây, thì ai chịu liều chết? Cho ông giữ thành mà có chết nữa lại chẳng hơn chết ở xó giường ư"?
    Ông huyện nghe cảm kích, hăng hái hơn trước, lại chạy lên thành, liều đánh một trận nữa, quân giặc túng thế phải kéo đi. Huyện Hạng Thành nhờ thế được an toàn.
    (Ðường Thư Liệt Nữ truyện)
    GIẢI NGHĨA
    (1) Ðường: Một nhà thống trị nước Tàu 618-901 sau Th. Ch..
    (2) Lý Hy Liệt: Người Liêu Tây đời vua Ðức Tôn nhà Ðường sau làm quan Tiết Ðộ Sứ.
    (3) Khao thưởng: Cho ăn uống rồi ban đồ vật gì để khen ngợi quan quân.
    (4) Thiếp: Tiếng vợ tự xưng mình khi nói với chồng.
    (5) Nha lệ: Nha: những lại làm việc công giúp quan; lệ: lính các đội để sai đi việc quan.
    (6) Sĩ dân: Những dân có học tập chữ nghĩa.
    (7) Hiểu dụ: Nói rõ cho ai nấy đều hiểu.
    (8) Thiên: Ðổi đi nơi khác.
    (9) Sinh trưởng: Sinh ra, lớn lên.
    (10) Cơ nghiệp: Cơ là nền, nghiệp là nghề nghiệp, nói gồm của cải ruộng đất mình có, mình lấy nghề của mình mà gây nên.
    (11) Hạ lệnh: Ra một phép, một luật, một đạo công văn cáo giới gì mà bắt phải tuân theo.
    LỜI BÀN
    Làm quan không che chở cho dân lúc giặc đến, lại sợ chết, muốn trốn tránh, thì chẳng là nhút nhát, không hiểu cái nghĩa tận tâm với chức vụ là gì ư! Một ông huyện như thế đáng khinh bao nhiêu, thì một bà huyện như vợ ông huyện ấy lại đáng trọng bấy nhiêu. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. Chỉ nhờ cái lòng can đảm của bà mà dân phải quả quyết, chồng phải cảm kích, mà huyện được an toàn. Quý nhất câu bà nói: "Giữ thành mà chết còn hơn chết ở xó giường" thì cái chí khí có kém gì những bậc tu mi, vừa anh hùng vừa khí phách.
  10. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1
    Vợ mình chưa giỏi!

Chia sẻ trang này