1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ồ?ÔồưƯỗ?ắồ?Z - Cỏằ. Hỏằ?c Tinh Hoa

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi aqcharles, 29/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Lại bàn về chữ ?oNghĩa?, Nhọ rất có ấn tượng về cái chữ này. Lần đầu không biết ở lớp mấy khi được dạy bài ca dao ?oCông cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra?. Nhọ nhớ là khi đó thấy rất bực tức vì cha thì được ví với Thái Sơn lừng lững, còn mẹ thì chỉ là cái dòng nước tầm thường chảy ra. Đúng là thái độ ?oTrọng nam, khinh nữ?. Đã thế nghe câu thơ lại còn trúc trắc.
    Càng về sau càng thấy thấm thía. Người đầu nghĩ ra câu này phải yêu mẹ vô cùng.
    Không phải vì ví cái tình người mẹ nó mềm mại như nước, trong lành như nguồn cội, không phải vì đây là một cái gì tự nhiên như khí trời, mình có cần hay không nó vẫn cứ thầm lặng ?ochảy ra?, mà ở chỗ Công của người cha tuy rất lớn, lừng lững thật, nhưng nó là hữu hạn (cố thì có thể trả được), còn tình người mẹ thì, mỗi ngày một chút nhưng nó vô hạn, không thể đo đếm được, đã là nước thì ở đâu cũng chảy, cũng ngấm đến được.
    Còn nữa ở đây người xưa gọi là ?oCông? cha, còn về người mẹ lại là ?oNghĩa?. Nghĩa chứ không phải ?oTình?. Tình mang ngữ nghĩa một cái gì đó tức thời, đam mê chốc lát. Còn ?oNghĩa? là một cái gì đó sâu đậm, có tâm, khó thay đổi. Tình còn có thể trả được. Nghĩa thì không. Nợ suốt đời.
    Được MeoNhoDen sửa chữa / chuyển vào 10:10 ngày 09/10/2006
  2. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1
    Ra cũng đã học được cách nói mai nói mỉa rồi đây. Những việc hiển nhiên như định luật Ơ cơ lít thì đúng quả là có phải táng cho hai chuỳ rồi mới cứu nó thật, hệt như cái anh chết đuối ấy mà, cứ phải để cho uống no nước rồi mới cứu chứ nó còn vùng vẫy được mà nhào ngay xuống cứu nó bám cho thì cả hai xuống chầu long vương cũng không chừng. Không trách được không trách được.
    Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng là thế mà. Kha kha
  3. nw4good

    nw4good Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    1.065
    Đã được thích:
    0
    Đọc lại mấy câu truyện cũ thấy hay quá. Các bạn post tiếp đi !
    Thanks a lot!
  4. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Bác New đặt ra luật là phải bình. Viết lại cảm nhận của mình, hoặc mình hiểu câu chuyện ntn? Rút ra được cái gì ? Hoặc nhớ tới cái gì...
    Cứ một chuyện là phải có ít nhất một bài bình. Tôi post tiếp nhưng bạn phải góp một bài bình nhé.
    --------------
    Nhọ vừa vote sao cho bạn nw4good cho bài bình ở dưới của bạn đấy nhé.
    Được MeoNhoDen sửa chữa / chuyển vào 09:06 ngày 13/10/2006
  5. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    6.- CÁCH CƯ XỬ Ở ĐỜI ​
    Thầy Nhan Uyên (2), hỏi Đức Khổng Tử: "Hồi (3) này muốn nghèo mà cũng được như giàu, hèn mà cũng được như sang, không phải khỏe mà có oai, chơi bời với người ta suốt đời không lo sợ gì, muốn như vậy, có nên không?"
    Đức Khổng Tử nói: "Người hỏi thế phải lắm. Nghèo, mà muốn cũng như giàu, thế là biết bằng lòng số phận không ham mê gì. Hèn, mà cũng muốn như sang, thế là biết nhún nhường và có lễ độ (4). Không khỏe, mà muốn có oai, thế là biết thận trọng (5), cung kính không lầm lỗi gì. Chơi bời với mọi người mà muốn suốt đời không lo sợ, thế là biết chọn lời rồi mới nói.
    GIẢI NGHĨA
    (1) Khổng Tử Tập Ngữ: sách chép những lời nói, những truyện về đức Khổng Tử. - Khổng Tử tên là Khưa, tên tự là Trọng Ni, người nước Lỗ, thời Xuân Thu nhà Chu, học về Lễ, Nhạc, Văn chương đời cổ, đi nhiều nước chư hầu không được dụng bỏ về làm kinh Xuân Thu, san định các kinh Thi, Thư, Dịch, Lễ, Nhạc và dạy học trò được ba nghìn người, có bảy mươi hai người giỏi. Nước Tàu xưng làm Tổ đạo Nho.
    (2) Nhan Uyên: tên là Hồi, người nước Lỗ, thời Xuân Thu, học trò giỏi nhất của Đức Khổng Tử.
    (3) Hồi: theo lễ xưa, hầu chuyện những bậc trên, như vua, cha, thầy học, thường hay xưng tên.
    (4) Lễ độ: phép tắc mực thước.
    (5) Thận trọng: cẩn thận, trọng hậu.
    LỜI BÀN
    Không cần công danh phú quí thế là biết giữ thiên tước hơn là nhân tước, không để ai khinh lờn được, thế là biết trọng phẩm giá mình, không muốn đeo cái lo vào mình, thế là biết giữ thân không phiền lụy đến ai. Ở đời mà giữ trọn vẹn được mấy điều như thế, tưởng thật là một cách vui thú rất cao thượng vậy.
  6. nw4good

    nw4good Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    1.065
    Đã được thích:
    0
    Đọc sách Đông, Tây, kim, cổ vẫn luôn thấy những tư tưởng lớn bao giờ cũng chú trọng vào hai chữ "công tâm". "Tâm" ở đây xin hiểu là lòng mình. Nguyễn Trãi ngày xưa đánh giặc hay dùng đến chiến thuật "công tâm", không đánh mà lòng địch tự tan rã. Ngẫm thêm ra, thì "công" vào lòng người còn dễ hơn "công" vào lòng mình. Thắng được lòng mình là chiến thắng âm thầm nhưng oanh liệt nhất.
    "Nghèo mà cũng được như giàu", mình tuy nghèo, nhưng lại thắng được cái lòng của kẻ nghèo, không vì lòng tham tiền bạc mà làm hại đến cái "thiên tước" của mình, đó là "công" được cái tâm của mình vậy. Hèn mà cũng được như sang, ấy là không để cái lòng tự ti thường thấy ở những kẻ hèn kém làm mất đi cái tự tôn của bản thân mình, ấy là chế ngự được cái tâm của mình vậy.
  7. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    7.- TU THÂN​
    Thấy người hay, thì phải cố mà bắt chước; thấy người dở thì phải tự xét xem có dở như thế không để mà sửa đổi. Chính mình có điều hay, thì phải cố mà giữ lấy; chính mình có điều dở, thì phải cố mà trừ đi.
    Người chê ta, mà chê phải, tức là thầy ta; người khen ta, mà khen phải, tức là bạn ta; còn người nịnh hót ta lại là người cừu địch hại ta vậy.
    Cho nên người quân tử (2) trọng thầy, quí bạn và rất ghét cừu địch, thích điều phải mà không chán, nghe lời can mà biết răn... như thế dù muốn không hay cũng không được.
    Kẻ tiểu nhân (3) thì không thế. Cực bậy, mà lại ghét người chê mình; rất dở, mà lại thích người khen mình; bụng dạ như hổ lang, ăn ở như cầm thú (4), mà thấy người ta không phục, lại không bằng lòng; thân với kẻ siểm nịnh, xa cách kẻ can ngăn, thấy người chính trực (5) thì cười, thấy người trung tín (6) thì chê... Như thế thì dù muốn không dở cũng không được.
    GIẢI NGHĨA
    (1) Tuân Tử: tên thật là Huống, tên tự là Khanh, người nước Triệu, sinh ra sau Mạnh Tử độ 50 năm, thấy đời bấy giờ cứ loạn luôn mãi và phong hóa suy đồi, làm sách nói về lễ nghĩa, lễ nhạc, cốt ý để chỉnh đức và hành đạo.
    (2) Quân tử: Người có tài đức hơn người.
    (3) Tiểu nhân: Kẻ bất chính, gian ác, tự tư, tự lợi.
    (4) Cầm thú: Cầm: giống có hai chân và hai cánh; Thú: giống có bốn chân, hai chữ chỉ loài chim và loài muông.
    (5) Chính trực: ngay thẳng.
    (6) Trung tín: hết lòng, thật bụng.
    LỜI BÀN
    Cái đạo tu thân rút lại chỉ có biết theo điều hay, biết tránh điều dở. Mà muốn tới cái mục đích ấy, thì không những là tự mình phải xét mình lại còn phải xét cái cách người ở với mình nữa. Đối với người, cần phải biết hai điều: Ai khen chê phải, khuyên răn hay, thì phục, thì bắt chước; ai chiều lòng nịnh hót, thì tránh cho xa, coi như quân cừu địch. "Nên ưa người ta khuyên mình hơn người ta khen mình" có như thế, thì mới tu thân được.
  8. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1
    Đức Khổng dạy thế này chí phải, nhưngsẽ cực khó để đạt được cái cảnh giới( f.O)này . Lòng tham của con người & cái dục cần diệt chẳng phải ai cũng giết được.
  9. nw4good

    nw4good Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    1.065
    Đã được thích:
    0
    Xét trong thời đại hiện nay thì bài này nói ít mà truyền đạt được nhiều về cái đạo "Tu thân".
    Ngày xưa Khổng giáo đề ra cách xuất xử và nhiệm vụ cho người quân tử là Tu thân - Tề gia - Trị quốc - Bình thiên hạ. Trong đó Tu thân là đầu tiên và được lấy làm gốc. Làm thế nào để tu thân? Khổng Tử đã đề ra một loạt các giá trị cá nhân mà người quân tử phải theo đó mà hành xử, để tu thân: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
    Tu thân ngày nay vẫn phải theo những giá trị ấy và những giá trị ấy cũng được hiểu và vận dụng khác đi và linh hoạt hơn cho phù hợp với thời đại mới. Nhân, Nghĩa, Trí, Tín là những giá trị muôn đời cho cả Đông và Tây. Còn Lễ thì đương nhiên không thể giữ nguyên được.
    Nhưng tôi thích cái "định nghĩa" tổng quát của Tuân Tử về Tu thân ở trên: "Thấy người hay, thì phải cố mà bắt chước; thấy người dở thì phải tự xét xem có dở như thế không để mà sửa đổi. Chính mình có điều hay, thì phải cố mà giữ lấy; chính mình có điều dở, thì phải cố mà trừ đi." Hay rút lại như cách hiểu của người bàn: "Cái đạo tu thân rút lại chỉ có biết theo điều hay, biết tránh điều dở."
    Trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay khi các giá trị về văn hoá, khoa học, kỹ thuật, quản lý của các nước giao lưu, pha trộn và đan xen lẫn nhau, thì lời nhắc "Thấy người hay, thì phải cố mà bắt chước; thấy người dở thì phải tự xét xem có dở như thế không để mà sửa đổi" quả là chí lý và là việc mà mỗi người muốn "tu thân" phải làm. Tri thức của ta ít ỏi, thì phải học tri thức của người, nếu không sẽ mãi mãi lạc hậu. Trình độ khoa học kỹ thuật của ta còn thấp, thì người tu thân không thể không tiếp thu trình độ cao hơn để bồi đắp cho mình để bắt kịp trình độ phát triển. Không thấy được cái hay của người mà bắt chước thì tất yếu sẽ bị tụt hậu. Xã hội càng phát triển thì cái việc tu thân như thế lại càng phải chú ý thực hiện.
    Hấp thu những cái người ta làm giỏi, làm hay, làm đẹp hơn mình chính là bồi đắp cho bản thân mình, để mình có thể tiến bộ hơn trước. So sánh việc minh làm với người, để nhận ra cái dở, cái thấp kém của mình mà trừ bỏ, để những cái đó không làm hại, làm cản trở cái "thân" của mình. Hai việc trên như hai mà là một. Làm như thế chính là việc tu thân trong thời đại ngày nay vậy.
  10. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Ta là tiểu nhân hay quân tử đây ?
    Liệu có coi được đứa chê mình là bạn không ? Vào box, nó mà chê mình, mình oánh lại cho lòi kèn ấy chứ. Nếu chức to quá không oánh được thì bỏ đi, trong bụng đành nghĩ thầm: Nó ngu, chấp làm gì. Nuốt thế nào được lời chê.
    Đứa khác nó spam, mình cũng spam, chỉ mình mình bị phạt, tức nổ ruột. Chỉ nhìn thấy mình bị oan, không thấy mình có lỗi.
    Làm quân tử cực khó. Trong mình cái tiểu nhân nó vẫn đông hơn. Đã có bụng tiểu nhân lại còn AQ.
    Còn Bạn, bạn có dám chắc bạn là người quân tử ?

Chia sẻ trang này