1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ồ?ÔồưƯỗ?ắồ?Z - Cỏằ. Hỏằ?c Tinh Hoa

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi aqcharles, 29/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    11. ÔNG LÃO BÁN DẦU​
    Ông Trần Nghiêu Tư (1) làm quan đời nhà Tống, bắn cung giỏi có tiếng. Đời bấy giờ không ai bằng. Ông cũng lấy thế làm kiêu căng.
    Ông thường bắn trong vườn nhà. Một hôm có ông lão bán dầu đi qua, thấy ông đang bắn, đặt gánh xuống, ngấp nghé xem mãi. Ông lão thấy ông Trần Nghiêu Tư bắn mười phát, trúng được tám, chin, thì hơi gật gù, mỉm miệng cười. Ông Trần Nghiêu Tư thấy vậy gọi vào hỏi: ?oNhà ngươi cũng biết bắn à ? Ta bắn chưa được giỏi hay sao ??
    Ông lão nói: ?oChẳng phải giỏi gì cả. Chẳng qua là quen tay thôi?.
    Nghiêu Tư giận lắm bảo: ?oÀ! Nhà ngươi dám khinh ta bắn không giỏi à??
    Ông lão nói: ?oCứ xem tôi rót dầu thì đủ biết ?o.
    Nói đoạn, bèn lấy một cái bầu đặt xuống đất, để đồng tiền lên miệng, lấy cái môi từ từ rót dầu qua lỗ đồng tiền, mà không dây một tý dầu nào ra đồng tiền cả. Rồi nói: ?oTôi cũng chẳng phải giỏi gì, chỉ quen tay mà thôi ?o.
    Nghiêu Tư cười, chịu là phải.
    Âu Dương Tử
    GIẢI NGHĨA
    (1) Trần Nghiêu Tư: làm quan Tiết Độ Sứ đời nhà Tống, là một người có khí tiết, viết chữ đẹp và bắn giỏi
    LỜI BÀN
    Bắn, mà mười phát trúng cả mười, ai không chịu là giỏi? Nhưng rót dầu qua lỗ đồng tiền mà không dây ra đồng tiền tưởng cũng không ai chê được. Cho nên ông lão bán dầu, thấy ông Nghiêu Tư tự phụ là bắn giỏi, mà cũng tự phụ là rót dầu giỏi, ý muốn ấy cái tự phụ này đối lại cái tự phụ kia, để dạy rằng: giỏi hay không giỏi, thường chỉ là cái quen hay không mà thôi. Trăm hay không bằng tay quen. Mình quen nghề mình, người quen nghề người, chớ đã chắc gì là mình tài đức hơn người mà kiêu căng với người.
  2. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    12. CHIẾC ĐÒ SANG SÔNG​
    Một chiếc đò sang sông. Có chiếc thuyền không có người, đâu trôi đến, đâm phải. Người lái đò tuy hẹp bụng cũng không lấy làm giận. Giả sử trên thuyền có người ngồi, thì người lái đò tất phùng mang, trợn mắt, chu chéo, một lần không nghe tiếng, tất chu chéo đến hai lần, hai lần không nghe tiếng, tất chu chéo đến ba bốn lần, rồi đến buông lời chửi rủa thậm tệ nữa.
    Một việc xảy ra cũng giống nhau, mà như lúc trước thì không giận, lúc sau lại giận là tại làm sao?
    - Tại lúc trước chiếc thuyền không có người mà lúc sau chiếc thuyền có người.
    Người ta mà cứ thản nhiên không có chút tư ý gì thì ở đời còn có ai hại mình nữa.
    Trang Tử
    LỜI BÀN
    Ta đã sinh ra làm người, tất phải chung đụng với loài người. Tất đã chung đụng với loài người, mà chính ta sinh ra có nhiều sự cần dùng, thì tài nào tránh khỏi những sự xô xát, sự ghen ghét, điều nọ, tiếng kia, cãi nhau, rủa nhau, đánh nhau, đâm chém nhau rất là tàn hại. Cho nên ở đời tuy ?ocạnh tranh? mới là hay, mới tiến hoá được, nhưng đã cạnh tranh thì dễ sinh ra nghi kỵ thù oán mà hoá ra bao nhiêu chuyện rắc rối lôi thôi, lắm khi làm cho ta phải phiền muộn khổ sở. Bởi vậy, những bậc muốn an thân, cư xử với đời, thường thản nhiên vô tâm, bỏ hết tư ý, coi người với ta như một, để cố tránh cái hại người làm khổ người.
  3. nw4good

    nw4good Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    1.065
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn MeoNhoDen đã nhiệt tình post bài !
    Con hổ trong rừng, có một cành cây hay một hòn đá rơi bỗng nhiên rơi vào người nó, dẫu nó dữ tợn nhưng cũng không quay lại cắn xé cành cây hay hòn đá đó. Nhưng có một con thỏ, con sóc... cứ thử "vô tình" rơi vào người nó xem, ai cũng biết điều gì sẽ xảy ra. Ấy là vì bản năng của con hổ. Nó đánh hơi thấy vật sống tất sẽ có phản ứng khác với những vật vô tri khác.
    Con hổ còn thế, huống hồ con người là loại vật có lý tính, có suy xét, biết đâu là sự ngẫu nhiên của cái thuyền không người lái, biết đâu là sự "vô tình hay cố ý" của con thuyền có người lái. Bảo người ta phải "thường thản nhiên vô tâm, bỏ hết tư ý", nhìn cái thuyền có người lái mà coi như không có người, thật khó lắm thay, nhất là khi cái vật đó đã gây tổn hại cho mình.
    Tôi cũng không hiểu rõ là lời bàn này ám chỉ ai: "Bởi vậy, những bậc muốn an thân, cư xử với đời, thường thản nhiên vô tâm, bỏ hết tư ý, coi người với ta như một, để cố tránh cái hại người làm khổ người." Có phần nhiều là ám chỉ người bị thuyền đâm, khuyên họ phải "thản nhiên vô tậm", tránh trút giận dữ lại lên người khác, coi như không nhìn thấy kẻ đó. Như thế thì AQ quá!
    Tôi không thích cái quan điểm của tác phẩm, là:
    "- Tại lúc trước chiếc thuyền không có người mà lúc sau chiếc thuyền có người.
    Người ta mà cứ thản nhiên không có chút tư ý gì thì ở đời còn có ai hại mình nữa."
    Mà tôi thích cái quan điểm của lời bàn, dẫu rằng chính tác giả đưa ra lời bàn cũng không nghiêng về nó: "Cho nên ở đời tuy ?ocạnh tranh? mới là hay, mới tiến hoá được..." Ta không nên quá lo cái phần "nhưng của tác giả: " nhưng đã cạnh tranh thì dễ sinh ra nghi kỵ thù oán mà hoá ra bao nhiêu chuyện rắc rối lôi thôi, lắm khi làm cho ta phải phiền muộn khổ sở." Để tránh phiền muộn, khổ sở thì phải giáo dục cách ứng xử trong cạnh tranh với nhau, vì đây là cạnh tranh của loài người, chứ không phải sự cạnh tranh của loài hổ với loài thỏ, loài sóc... trong ví dụ của tôi trên kia.
  4. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Thực ra theo tôi, chuyện này ý muốn nói là mọi sự bực bội của mình đều từ mình mà ra. Nếu mình suy nghĩ thoáng ra, không chấp nê, thì cuộc đời sẽ luôn vui vẻ. Các cụ có câu ?ochín bỏ làm mười? là cũng có ý khuyên con người ta nên rộng lòng. Có bài hát ?oNụ cười? gì đó của Nga-Xô có câu ?oBạn hãy nở nụ cười, thì nụ cười sẽ sẽ trở lại với bạn...?. Thế nhưng ở đời người ta lại hay ?oLấy bụng tiểu nhân đo lòng quân tử? mà tự mình không biết...
    Không biết mình là loại người nào ? Có đủ rộng lòng để nghe tay New chì chiết mà vẫn vui như tết không ?
  5. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    13. HAI PHẢI​
    Sông Vĩ (1) nước lên to. Nhà một người giàu không may có người chết đuối. Có kẻ vớt được xác. Người nhà giàu xin chuộc, kẻ ấy đòi nhiều tiền. Người nhà giàu đem câu chuyện thưa với Ðặng Tích(2). Ðặng Tích bảo: "Cứ để yên. Nó còn bán cái xác cho ai được mà sợ ?"
    Kẻ vớt được xác, thấy nhà kia không hỏi nữa, lấy làm lo, cũng đem câu chuyện thưa với Ðặng Tích. Ðặng Tích bảo: "Cứ để yên. Nó còn mua cái xác ấy của ai được mà sợ ?"
    Lã Thị Xuân Thu
    GIẢI NGHĨA
    (1) Vĩ là tên sông, chảy ở địa phận Hà Nam, Trung Quốc.
    (2) Ðặng Tích: quan đại phu nước Trịnh thời Xuân Thu, là một nhà luật pháp giỏi .
    LỜI BÀN
    Cứ như người giảng giải việc nói trong bài này cho phải đạo lý, thì một bên, nên khuyên người nhà giàu liệu trả kẻ vớt được xác thêm ít nhiều tiền, mà lấy ngay xác về; còn một bên, nên dụ kẻ vớt được xác chớ có coi sự chẳng may của người ta làm một món bổng, mà bắt bí người ta. Giữ cái xác, không cho chuộc, chẳng những không được tiền, mà lại còn mang tội nữa. Nhưng khốn thay! Lý sự là cái nguồn bắt phải, bắt trái đều được cả. Cho nên Ðặng Tích mới có chốn xúi bẩy được cả đôi bên kiện tụng lẫn nhau mà ngấm ngầm lấy lợi cho mình. Thế tức là cái chủ nghĩa "Hai phải" ngụy biện, rất hại cho dân gian ngu dại mà lại hay kiện tụng. Biện bác mà không đáng lý tức là giả dối, khôn ngoan mà không đáng lý tức là gian trá, những kẻ ấy phải trừng phạt thì mới yên dân, lợi nước được. Người trị dân tưởng phải thấu cái tình, đạt cái lý, mới là người trị dân sáng suốt vậy.
  6. iu_uppa_nhut

    iu_uppa_nhut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2006
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    4
    Nếu người nhà giàu cứ nhân nhượng mà trả tiền, người vớt xác cứ chấp nhận trả xác có chăng mọi việc sẽ êm xuôi. Nói tới đây lại phải bàn đến một khía cạnh khác của con người. Tính đa nghi. Đã là người ai chẳng có tính đa nghi. Nếu người nhà giàu kia đồng ý với số tiền đưa ra, thì người vớt đc xác chẳng lẽ lại ko đắn đo, chẳng lẽ lại không nghĩ rằng "à, nó làm thế này để nghi binh, rồi sẽ tìm kế gì hại ta đây"... Nếu vớt đc xác đem trả lại xác mà ko đòi xu nào thì người nhà giàu có vui vẻ mà nhận lấy cái xác ko hay họ lại nghĩ "nhỡ đâu nó giả vờ tốt bụng để lừa tiền của ta"... Có khi mọi chuyện kiện cáo lại còn to hơn... Như vậy là cái sự lợi của bọn ăn trên ngồi trốc nó ko chỉ là vì cái ngu, cái dại của dân đen đâu, còn vì cái đa nghi Tào Tháo, cái bản tính khó sửa của con người.
     
  7. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Chuyện này mang một triết lý kinh doanh tuyệt đỉnh, mà Nhọ đã từng thấy nhiều diễn giả tâm đắc trích đoạn vào các bài diễn thuyết của mình.
    - Đó là: Hướng kinh doanh hàng độc: khi đó mình có thể mặc nhiên đặt giá.
    - Đó là: Tâm lý người mua
    ...
    Người làm chủ được các triết lý này thường được gọi là « dân làm ăn » hoặc « biết làm ăn ». (Không biết có phải là từ ?o?>,? của bọ New không ?). Dạng « dân làm ăn » này thường không có đức « từ thiện », không hẳn là người xấu, nhưng đúng là đánh bạn với họ thì sẽ có cảm giác « bất an ».
  8. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    14. TĂNG SÂM GIẾT NGƯỜI​
    Ông Tăng Sâm (1) ở đất Phi. Ở đấy có kẻ trùng tên với ông giết chết người. Một người hớt hải chạy đến báo mẹ ông Tăng Sâm rằng: "Tăng Sâm giết người ". Bà mẹ nói: "Chẳng khi nào con ta lại giết người". Rồi bà điềm nhiên ngồi dệt cửi.
    Một lúc, lại có người đến bảo: "Tăng Sâm giết người". Bà mẹ không nói gì, cứ điềm nhiên dệt cửi.
    Một lúc nữa lại có người đến bảo: "Tăng Sâm giết người". Bà mẹ sợ cuống, quăng thoi, trèo qua tường chạy trốn.
    Quốc Sách
    GIẢI NGHĨA
    (1) Tăng Sâm: người thời Xuân Thu, tính chất chân thật và rất có hiếu, học trò đức Khổng Tử và sau truyền được đạo của ngài.
    LỜI BÀN
    Tăng Sâm vốn là người hiền hậu hiếu thảo, bà mẹ vốn là người trung tín, một bụng tin con. Thốt nhiên có kẻ bảo: "Tăng Sâm giết người". Bà mẹ không tin, người thứ hai bảo, còn chưa tin; đến người thứ ba bảo, thì cuống cuồng chạy trốn. Như thể mới hay cái dư luận của thiên hạ rất là mạnh. Một việc, dù cho sai lầm đến mười mươi, nhiều người đã dùng có một nghị luận đều như thế cả, thì cũng dể khiến cho ta nghi nghi hoặc hoặc rồi đem bụng tin mà cho là phải, nom đỉa hóa ra rươi, trông con chó thành ra con cừu. Ðến như giữa chợ làm gì có cọp! Thế mà một người, hai người, đến ba người nói có cọp, thiên hạ cũng tin có cọp thật nữa là! Những bậc thoát ra được ngoài vòng dư luận, giữ vững được bụng như cây giữa rừng, như kiềng ba chân rất là hiếm, nhưng có thế được, mới cao. Một chân lý có chứng minh rõ ràng mười phần chắc chắn, thì mới nên công nhận.
    Được MeoNhoDen sửa chữa / chuyển vào 20:06 ngày 04/11/2006
  9. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    15. BÁN MỘC BÁN GIÁO​
    Có người nước Sở làm nghề vừa bán mộc(1), vừa bán giáo(2). Ai hỏi mua mộc, thì anh ta khoe rằng: "Mộc này thật chắc, không gì đâm thủng". Ai hỏi mua giáo thì anh ta khoe rằng: "Giáo này thật sắc, gì đâm cũng thủng".
    Có người nghe nói, hỏi rằng: "Thế bây giờ lấy giáo của bác đâm vào mộc của bác thì thế nào ?". Anh ta không đáp ra làm sao được.
    Hàn Phi Tử
    GIẢI NGHĨA
    (1) Mộc là đồ binh khí bằng gỗ hình bầu dục dùng để đỡ khi mũi nhọn đâm xỉa. Cái khiên thì đan bằng mây và hình tròn.
    (2) Giáo là đồ binh khí, đầu nhọn cán dài, dùng để đâm. Trong bài này, chữ Giáo dịch từ chữ MÂU (vật để đâm), chữ Mộc dịch từ chữ THUẪN (vật để chống đỡ). Từ Hán Việt mâu thuẫn được dùng với nghĩa phổ biến hiện nay, là do sự tích này.
    LỜI BÀN
    Ôi ! Một cái chắc, đâm không sao thủng, với một cái sắc, đâm gì cũng thủng, hai cái phản đối hẳn nhau thì cùng đi với nhau sao được ! Thế mà người nước Sở dám khoe mộc, lại khoe giáo luôn ngay một lúc. Chẳng qua là chỉ vì mối lợi mà thành ra nói dối. Nhưng cái trò nói dối hay cùng, khi người ta hỏi đến lẽ, là không đối đáp làm sao được nữa. Có khác gì kẻ đem tượng gỗ ra chợ bán, khoe rằng "Ai mua tượng về nhà, thì được giàu sang". Ðến lúc có người bẻ: "Thế sao bác không để ở nhà cho được giàu sang, lại mang ra chợ bán làm gì ?" thì tắc khẩu, mà đành vác tượng ra về.
  10. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    16. NGỌC TRONG ÐÁ​
    Một người thợ ngọc qua hàng thợ đá, vào xem các thứ đá, thấy một tảng đá trong có ngọc, mua về đẽo ra quả nhiên được ngọc. Ngọc ấy trắng muốt và có gân đỏ, quý giá vô cùng. Người thợ ngọc nhờ đó mà giàu có.
    Người thợ đá thấy thế, lấy làm thích lắm, cũng muốn bắt chước. Anh ta nghĩ bụng: "Ðá nào trong cũng có ngọc". Rồi ở nhà có bao nhiêu thứ đá, đem cả ra đập để tìm ngọc. Không những không thấy ngọc mà các đá vỡ tan, chẳng dùng được việc gì nữa.
    Anh ta vừa mất của, vừa lỗ vốn, cùng quẫn khổ sở, chẳng bao lâu rồi chết.
    GIẢI NGHĨA
    (1) ?oNgọc trong đá? thành ngữ, chỉ người có tư chất nhưng chưa được phát hiện, cần phải được mài rũa, rèn luyện thì sẽ trở thành tài vô địch thiên hạ.
    LỜI BÀN
    Ngọc chẳng qua cũng là một thứ đá đẹp, đá quý ở lẫn với đá thường mà thôi. Nhưng phải có con mắt tinh xem ngọc mới nhận ra và tìm được ngọc ở trong đá. Người thợ ngọc biết ngọc nên trông qua đủ biết đá nào có ngọc, chớ người thợ đá chỉ biết đá, lại muốn ngọc, chẳng những không tìm thấy ngọc mà lại còn hại cả bao nhiêu đá của mình nữa ! Ôi ! Thực là xôi hỏng mà bỏng không ! Tham thì thâm ! Cái thói tham không phải đường nó vẫn hại con người ngu dại đến thế ! Cho nên người trí giả phải có kiến thức rõ đích xác rồi mới chịu làm.

Chia sẻ trang này