1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ồ?ÔồưƯỗ?ắồ?Z - Cỏằ. Hỏằ?c Tinh Hoa

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi aqcharles, 29/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    17. BẮT CHƯỚC NHĂN MẶT​
    Nước Việt có nàng Tây Thi (1) nổi tiếng đẹp một thời. Nàng có chứng đau bụng, mà khi nào đau, ôm bụng nhăn mặt thì lại càng đẹp lắm.
    Có người đàn bà ở cùng làng thấy mặt nhăn mà đẹp, muốn bắt chước, về nhà cũng ôm bụng mà nhăn mặt. Người làng trông thấy, tưởng là ma quỷ, nhà giàu thì đóng cửa chặt không dám ra, nhà nghèo thì bồng bế vợ con mà chạy trốn.
    Trang Tử(2)
    GIẢI NGHĨA
    (1) Tây Thi hoặc còn gọi Tây Tử là người con gái nước Việt ở thôn Trữ La, làm nghề dệt vải, cha thì bán củi. Nàng nổi tiếng đẹp, sau vua nước Việt là Câu Tiễn vì thua nước Ngô, đem nàng hiến cho vua Ngô là Phù Sai.
    (2) Trang Tử sách của Trang Chu soạn, đến đời Ðường gọi là Nam Hoa chân kinh, Trang Tử, học đạo Lão Tử, sau người ta vẫn xưng Lão Tử với Trang Tử là tổ của Ðạo Gia.
    LỜI BÀN
    Chỉ biết nhăn mặt là đẹp, không biết nét mặt phải thế nào thi nhăn mặt mới đẹp, thực là đáng tiếc ! Kẻ quên phận mình, chỉ muốn bắt chước người thì có khác gì người xấu muốn bắt chước nàng Tây Thi nói trong chuyện này không ? Ôi ! Bắt chước là một cái hay, nhưng nếu không chịu suy nghĩ cứ nhắm mắt bắt chước liều, như con lừa thổi sáo, con nhái muốn to bằng con bò, thì chỉ làm trò cười cho thiên hạ, chẳng những không được lợi gì mà lại thiệt đến thân.
    Được MeoNhoDen sửa chữa / chuyển vào 12:54 ngày 01/12/2006
  2. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    18. CÁI ÐƯỢC CÁI MẤT CỦA NGƯỜI LÀM QUAN​
    Khổng Miệt là cháu Khổng Tử, Bật Tử Tiện là học trò Khổng Tử, hai người cùng làm quan một thời.
    Khổng Tử qua chơi Khổng Miệt, hỏi rằng:"Từ khi ngươi ra làm quan được những điều gì, mất những điều gì ?"
    Khổng Miệt thưa:"Từ khi tôi ra làm quan chưa được điều gì, mà đã mất ba điều: Việc quan bận, không còn thời giờ học tập, vì thế mà học vấn không tấn tới; bổng lộc ít, không đủ chu cấp cho họ hàng, vì thế họ hàng không thân thiết; công việc nhiều, không thể đi thăm người đau, viếng người chết vì thế mà ăn ở với bầu bạn không được trọn vẹn."
    Không Tử nghe nói, không bằng lòng.
    Sau ngài đến chơi Bật Tử Tiện, lại hỏi như hỏi Khổng Miệt.
    Bật Tử Tiện thưa : "Từ khi tôi ra làm quan chưa mất điều gì, mà đã được ba điều : Những điều trước học nay đem ra thực hành vì thế mà học càng rõ; bổng lộc dù ít bạc, cũng có thể cung cấp ít nhiều cho họ hàng vì thế mà họ hàng càng gần; việc quan tuy bận song cũng bớt được ít thời giờ đi thăm người đau, viếng người chết, vì thế mà bầu bạn càng thân."
    Khổng Tử nghe nói, khen rằng: "Tử Tiện thực là người quân tử"
    Gia Ngữ
    LỜI BÀN
    Hai đoạn bài này bày ra hai cái ảnh phản đối lại hẳn với nhau. Cũng là làm quan, mà một đằng "mất" một đằng "được" khác nhau chẳng qua là chỉ do tự mình cả, chớ không phải nghề làm quan bó buộc mình phải như thế.
    Khổng Tử khen người "được" là quân tử, thì tất bỉ người "mất" là tiểu nhân ! Ôi ! Làm quan tuy là bận việc, tuy là ít lương, tuy là hẹp thời giờ, mà vẫn học hành cho rộng thêm trí thức, mà vẫn chu cấp được cho bà con, mà vẫn ân cần với chúng bạn, thì cũng đáng phục là ông quan quân tử thật.
  3. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    19. CAN VUA BỎ RƯỢU​
    Vua Cảnh Công nước Tề hay uống rượu, có bận say luôn mấy đêm ngày, xao lãng cả việc nước. Huyền Chương can, nói: "Nhà vua uống rượu say sưa nhứ thế, hạ thần (1) xin can, nhà vua không nghe, hạ thần xin tự tận"
    Ngay lúc ấy Án Tử vào yết kiến vua. Vua bảo: "Huyền Chương can ta bỏ rượu, không thì y tự tận. Nếu ta nghe, thì ta hóa ra non, nếu ta không nghe, nhỡ Huyền Chương chết thì cũng đáng tiếc."
    Án Tử nói: "May lắm! May Huyền Chương gặp được nhà vua, chớ như vua Kiệt, vua Trụ (2), thì chết mất rồi, còn đâu sống được đến bây giờ nữa."
    Cảnh Công nghe nói, tỉnh ngộ, tự hôm đó chừa rượu.
    Án Tử Xuân Thu (3)
    GIẢI NGHĨA
    (1) Hạ thần - hạ=dưới, thần=bầy tôi; tiếng bầy tôi xưng với vua
    (2) Kiệt, Trụ: hai vua tàn bạo, độc ác, say mê tửu sắc, bỏ cả chính sự đến nổi mất nước.
    (3) Án Tử Xuân Thu: bộ sách ghi chép những công việc cùng lời nói của Án Tử . Án Tử tức là Án Anh, tên tự là Bình Trọng, người nước Tề về thời Xuân Thu, làm tướng ba đời vua Linh Công, Trang Công và Cảnh Công, có tính cần kiệm, một bụng trung thành nổi tiếng thời bấy giờ.
    LỜI BÀN
    Tính thích uống rượu, nghe người ta can mà chừa được như Cảnh Công, là ông vua hiền; thấy vua say sưa, sao lãng chính sự, liều thân mà can vua như Huyền Chương, là bầy tôi trung. Ðến như Án Tử vừa là trung thực, lại có tài phúng gián. Cũng là can ngăn mà không nói thẳng, cùng bức bách quá làm cho người có tật hổ thẹn không muốn nghe, nhưng gợi cái lòng tự phụ của người, chuyển được bụng người khiến cho phải tỉnh ngộ mà chừa đi ngay thì mới là giỏi.
  4. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    20. KHÉO CAN ÐƯỢC VUA​
    Vua Cảnh Công nước Tề có con ngựa quý, giao cho một người chăn nuôi. Con ngựa tự nhiên một hôm lăn ra chết. Vua giận lắm, cho là giết ngựa, sai ngay quân cầm dao để phanh thây người nuôi ngựa. Án Tử đang ngồi chầu, thấy thế ngăn lại, hỏi vua rằng: "Vua Nghiêu, vua Thuấn (1) xưa phanh thây người thì bắt đầu từ đâu trước ?"
    Cảnh Công ngơ ngác nhìn nói: "Thôi hãy buông ra (2), đem giam xuống ngục để trị tội."
    Án Tử nói rằng: "Tên phạm này chưa biết rõ tội mà phải chịu chết, thì vẫn tưởng là oan. Tôi xin vì vua kể rõ tội nó, rồi hãy hạ ngục (3)."
    Vua nói: "Phải"
    Án Tử bèn kể tội rằng: "Nhà ngươi có ba tội đáng chết. Vua sai nuôi ngựa mà để ngựa chết là một tội đáng chết. Lại để chết con ngựa rất quý của vua, là hai tội đáng chết. Ðể vua mang tiếng, vì một con ngựa mà giết chết một mạng người, làm cho trăm họ nghe thấy ai cũng oán vua, các nước nghe thấy ai cũng khinh vua, ngươi làm chết một con ngựa mà để đến nỗi dân gian đem lòng oán giận, nước ngoài có bụng dòm dỏ, là ba tội đáng chết, ngươi đã biết chưa ? Bây giờ hãy tạm giam ngươi vào ngục ..."
    Cảnh Công nghe nói ngậm ngùi than rằng: "Thôi, tha cho nó! Thôi, tha cho nó! Kẻo để ta mang tiếng bất nhân."
    Án Tử Xuân Thu
    GIẢI NGHĨA
    (1) Vua Nghiêu, vua Thuấn xưa ... câu này hỏi thế là có ý làm cho Cảnh Công không có lối mà trả lời. Ðời Nghiêu, Thuấn chưa có tội phanh thây.
    (2) Thôi hãy buông ra: cứ theo sách Án Tử Xuân Thu thì là "Tòng quả nhân thủy" (khởi tự ta ra), theo Hàn Thi ngoại truyện thì lại là Túng chi (buông ra). Ðây dịch là buông ra để cho ăn nghĩa với câu trên.
    (3) Hạ ngục: đời xưa bao nhiêu tội nhân đã hạ xuống ngục tối, là phải xử tử cả ...
    LỜI BÀN
    Vua Cảnh Công thấy con ngựa yêu của mình chết, mà bắt phanh thây kẻ nuôi ngựa, là đang cơn tức giận, không còn biết nghĩa lý, pháp luật là gì nữa. Thế mà Án Tử can ngăn được là vì tuy gọi chiều lòng, kể tội người nuôi ngựa, mà kỳ thực lại gợi đến cái lòng nhân ái của Cảnh Công, làm cho Cảnh Công phải tỉnh ngộ và biết hối. Giỏi thay! Mấy lời nói dịu dàng, thảnh thơi mà cảm hóa được quân vương.
  5. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    21. CHẾT MÀ CÒN RĂN ÐƯỢC VUA​
    Cừ Bá Ngọc là người hiền mà vua Linh Công nước Vệ không dùng. Di Tử Hà là người dở mà vua lại dùng.
    Sử Ngư thấy thế, đã răn nhiều lần, mà vua không nghe. Lúc ông có bệnh, sắp mất dặn con rằng: "Ta làm quan tại triều nước Vệ, không tiến (1) được Cừ Bá Ngọc, thoái (2) được Di Tử Hà thế là bầy tôi không khuyên răn nổi vua, thì khi ta nhắm mắt không được làm đủ lễ. Cứ để thây ta dưới cửa sổ, thế là xong việc cho ta."
    Lúc ông mất, người con cứ làm theo lời dặn. Vua Ling Công đến viếng thấy vậy, lấy làm ngạc nhiên. Người con đem lời di chúc của cha tâu lại. Vua thất sắc nói rằng: "Ấy là lỗi của quả nhân"
    Rồi sai người đem xác ông Sử Ngư vào nhà, bắt khâm liệm và mai táng cho đủ lễ.
    Sau quả nhiên vua Linh Công dùng Cừ Bá Ngọc mà bãi Di Tử Hà.
    Khổng Tử nghe chuyện ấy, nói: "Ðời cổ những gián quan (3) đến lúc chết là hết cả mọi việc, chưa có ai được như Sử Ngư chết rồi mà còn dùng xác để can vua, làm cho vua phải cảm động mà nghe mình. Thế chẳng là trung trực lắm ư ?"
    Gia Ngữ
    GIẢI NGHĨA
    (1) Tiến: cử lên làm một chức gì
    (2) Thoái: trừ bỏ đi
    (3) Gián quan: chức quan chủ việc can ngăn vua hoặc các quan khi có nhầm lỗi.
    LỜI BÀN
    Ðời quân chủ chuyên chế, phải có những chức gián quan thì mới có người hạn chế được quyền vua, can vua bỏ điều xằng, khuyên vua làm điều hay. Nếu can khuyên vua không được thì chẳng làm hết cái chức trách rất trọng của gián quan ư ? Nhưng một đằng vua cú nhất định không nghe, một đẵng mình cố sức can mãi đến lúc chết chưa thôi, còn lấy xác can nữa, thì thực là đáng khen cái tâm chí xâu xa bền chặt ấy ! Xem chuyện Sử Ngự nhớ chuyện bác sĩ Bergonié suốt đời hết lòng với khoa học, lúc chết, cũng hiến xác cho người ta mổ xẻ để nghiên cứu về y học. Như thế mới thực sự là những gương sáng tận tâm với chức vụ để cho thiên hạ soi chung.
  6. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1
    Cụ Mèo pốt nhiều mà chẳng thấy bình chi cả. Cụ bình anh này hộ.Rước Cụ
  7. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Bài này khó bình lắm. Chẳng nghĩ ra được ý gì. Sao Anh lại muốn bình bài này ? Vì Anh đang làm ?oquan? à? Hay vì thấy Nhọ đang mơ thành MOD để nhốt lại những kẻ đã nhốt Nhọ ?
  8. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Trong đời ai cũng cần ?omuốn làm quan?. Thực ra không nhất thiết là ?otham quyền cố vị?, mà như câu ngạn ngữ ?oLàm lính mà không mơ làm tướng thì chỉ là người lính tồi?.
    Cái đích của một đời người là có một sự nghiệp, công việc mà mình say mê, mình tận tâm. Và mơ làm quan là để đạt được kỹ năng cao hơn, hoàn thiện hơn cho cái công việc yêu thích của mình.
    Nếu có suy nghĩ vậy, khi được làm quan sẽ sung sướng vì có thêm công cụ để thực hiện công việc, tổ chức cả những người khác cùng làm. Làm quan khi đó sẽ mất thêm thì giờ, gánh thêm trách nhiệm, nhưng lại được thực hiện công việc hoàn thiện hơn, đạt tới ý đồ mà mình nung nấu nhanh hơn, và vì thế mà tiết kiệm thời gian hơn. Người ?olàm quan? kiểu này, thường có khi không ?ođể ý? là mình làm quan. Quan mà như ?ođầy tớ? của dân.
    Tuy vậy ở đời số quan ?otham quyền cố vị? chắc là đông hơn. Họ còn nguy hiểm hơn cả các phần tử phá hoại. ?oCướp ngày là Quan? mà.
  9. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Nhân có câu ?oLàm lính mà không mơ làm tướng thì chỉ là người lính tồi?, Nhọ nhớ tới thuật ?oHọc một biết mười?. Hôm rồi có được nghe một diễn giả, có kể lại sinh viên bây giờ rất nhiều người giỏi, họ thực sự ?oHọc một biết mười?. Khi được phỏng vấn: làm sao ?oHọc một biết mười?, có SV nói: cũng dễ thôi, thường là cháu xem bài trước ở nhà, sau đó tưởng tượng nếu mình là giáo viên thì sẽ trình bày bài giảng ntn. Vì vậy đến lớp chỉ còn mỗi việc so sánh tại sao thầy lại giảng khác mình.
    Âu đấy cũng là một cách ?oLàm lính mà mơ làm tướng?.
  10. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    ?oCó chí làm quan, có gan làm giàu?.
    Tại sao lại là ?ocó chí?, sao không phải là ?ocó tài?, ?ocó đức??. Tưởng ?ocó tài?, ?ocó đức? mới thu phục được nhân tâm, mới đáng làm quan chớ?
    ?oChí? là chí hướng, là một mục đích, khao khát muốn vươn tới một thành công nào đó. Người tài chưa chắc đã có chí, nhưng ?oCó chí thì ắt làm nên?.

Chia sẻ trang này