1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ồ?ÔồưƯỗ?ắồ?Z - Cỏằ. Hỏằ?c Tinh Hoa

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi aqcharles, 29/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    22. YÊU NÊN TỐT, GHÉT NÊN XẤU​
    Trước, vua nước Vệ rất yêu Di Tử Hà (3). Phép nước Vệ, ai đi trộm xe của vua, thì phải tội chặt chân (3). Mẹ Di Tử Hà ốm nặng. Ðêm khuya có người đến gọi, Di Tử Hà vội vàng lấy xe vua ra đi. Vua nghe thấy khen rằng: "Có hiếu thật ! Vì hết lòng với mẹ, mà quên cả tội chặt chân."
    Lại một hôm, Di Tử Hà theo vua đi chơi ở ngoài vườn, đang ăn quả đào thấy ngọt còn một nửa đưa cho vua ăn. Vua nói: "Yêu ta thật ! Của đang ngon miệng mà biết để nhường ta."
    Về sau, vua không có lòng yêu Di Tử Hà như trước nữa. Một hôm phạm lỗi, vua giận nói rằng: "Di Tử Hà trước dám thiện tiện (3) lấy xe của ta đi. Lại một bận dám cho ta ăn quả đào thừa. Thực mang tội với ta đã lâu ngày". Nói xong bắt đem ra trị tội. Ôi! Di Tử Hà ăn ở với vua trước sau cũng như vậy, thế mà trước vua khen, sau vua bắt tội, là chỗ tại khi yêu khi ghét khác nhau mà thôi. Lúc được vua yêu, chính đáng tội thì lại hóa công thần; lúc phải vua ghét, chính không đáng tội thì lại hóa ra sai cho nên người muốn can ngăn, đàm luận với vua điều gì, thì trước phải xem xét cái lòng vua yêu hay ghét mình thế nào rồi hãy nói.
    Hàn Phi Tử

    GIẢI NGHĨA
    (1) Di Tử Hà: người thời Xuân Thu, làm quan Ðại phu nước Vệ
    (2) Chặt chân: một thứ hình trong năm hạng trọng hình đời cổ
    (3) Thiện tiện: chính mình không được làm như vậy mà cứ làm càn.
    LỜI BÀN
    Sự yêu, ghét thường làm cho người ta mờ đi không rõ hẳn được cái giá trị của người được yêu hay bị ghét ra thế nào. Không nói gì yêu người này, ghét người nọ, cũng chỉ một người ấy, lúc yêu cho ra thế này, lúc ghét cho ra thế kia. Cái thói thường yêu thì nên tốt, ghét thì nên xấu, khen chanh thì chanh ngọt, chê hồng thì hồng chua. Trong bụng đã thế, thì cư xử chắc cũng theo như thế, lúc yêu hậu bao nhiêu, thì đến lúc ghét lại bạc bấy nhiêu. Yêu nhau cau bảy bổ ba, ghét nhau cau bảy bổ ra làm mười. Lại chẳng những yêu ghét riêng một người ấy thường yêu ghét đến cả những sự hay những người có can thiệp đến người ấy, yêu nhau yêu cả tông chi, ghét nhau ghét cả đường đi lối về. Sự yêu, ghét làm cho ta thiên vị và nhầm như thế, cho nên muốn cho công bình, khi yêu khi ghét, phải nên rõ cái giá trị của người được yêu hay bị ghét, biết chỗ phải cũng phải biết chỗ trái, biết chỗ trái cũng phải biết chỗ phải cho người ta mới được.
  2. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Người ta thì được ?oYÊU NÊN TỐT, GHÉT NÊN XẤU?. Còn riêng Nhọ thì bị ?oYêu cho roi cho vọt?. Oánh cho tơi bời khói lửa?
  3. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    23. HÀ BÁ LẤY VỢ​
    Dân đất Nghiệp (1) có tục cứ mỗi năm góp tiền mua một người con gái ném xuống sông để làm vợ cho Hà Bá. Sự mê tín ấy có đã lâu ngày, không ai phá nổi.
    Lúc ông Tây Môn Báo (2), đến làm quan ở đấy, ông thân hành ra đứng làm chủ lễ cưới cho Hà Bá. Trước mặt đông đủ cả bô lão, hào trưởng, ông đồng bà cốt, ông cho gọi người con gái đến. Ông xem mặt xong, chê rằng: "Người con gái này không được đẹp! Ta nhờ bọn ông đồng xuống nói với Hà Bá xin hoãn lại hôm khác, để tìm người đẹp hơn."
    Ông lập tức sai lính khiêng một ông đồng quăng xuống sông.
    Một lúc, ông nói: "Sao lâu thế này!" Rồi ông bảo đám bà cốt xuống nói hộ. Lập tức sai lính bắt một bà cốt ném xuống sông.
    Một lúc, ông nói: "Sao không thấy tin tức gì cả! Chừng lũ đồng cốt xuống nói không nên lời. Dám phiền các cụ bô lão đi giúp cho."
    Lập tức sai lính lôi một cụ vứt xuống sông.
    Một lúc, ông nói: "Sao mãi không thấy về thế này! Bọn đồng cốt, bô lão dễ đi cũng không được việc. Phải nhờ đến bậc hào trưởng mới xong."
    Lúc bấy giờ bao nhiêu người đều xám xanh mặt lại, van lạy xin thôi. Tây Môn Báo nói: "Ðể thong thả ta xem đã ..."
    Mọi người run như cầy sấy. Một chốc ông ta mới bảo: "Thôi ta cho thế là Hà Bá không lấy vợ nữa rồi."
    Thành thử từ đấy dân đất Nghiệp không ai dám nhắc đến chuyện Hà Bá lấy vợ nữa.
    Sử Ký
    GIẢI NGHĨA
    (1) Nghiệp: tên một huyện đời nhà Hán, tức là huyện Lâm Chương tỉnh Hà Nam (TQ) bây giờ
    (2) Tây Môn Báo: Người nước Ngụy thời Chiến Quốc làm quan rất giỏi, trừ được hại, hưng được lợi cho dân
    LỜI BÀN
    Sự mê tín thường làm hư người, tốn của, nát nhà, có khi mất cả mạng, thật là tai hại. Khi mê tín đã thành tục, thì khó lòng mà phá nổi. Muốn phá, tất cá dụng tâm khéo làm sao mới được. Ông Tây Môn Báo sở dĩ mà phá nổi cái tục cưới vợ cho Hà Bá, là vì ông biết trừ tự cái gốc rễ; tức là đám đồng cốt quàng xiên, bọn cường hào ngoan cố, xưa nay quen thói cổ hoặc nhũng nhiễu người ta để kiếm ăn, để cầu lợi. Trừ hai hạng ấy để cứu lương dân, chỉnh đốn phong tục, thật là công minh và cương quyết vậy.
  4. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    CC ta cũng có nhiều tệ nạn, không biết có nên học ông Tây Môn Báo này quăng vài bố xuống sông không nhỉ.
    Thứ nhất là không chịu đóng góp, viết bài cho tử tế. Chỉ chờ chờ chực chực xem ?ooánh? nhau. Gọi là gì ấy nhỉ ? À ?oĐứng xem trò?.
    Thứ hai động tý là giở giọng thoá mạ nhau, kéo bè đảng oánh hội đồng, gây mất đoàn kết.
    Thứ ba người ta góp ý thì tự ái, gân cổ lên cãi, lại còn kể lại tội cũ người ta để xập xí xập ngầu
    Là còn chưa kể đến quote xấu, viết lách cẩu thả, lỗi chính tả tùm lum tà la?
    ?
    Bây giờ ném bố nào xuống sông cái nhẩy.

    Được MeoNhoDen sửa chữa / chuyển vào 13:05 ngày 31/01/2007
  5. _Arwen_

    _Arwen_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    3.574
    Đã được thích:
    0
    Hồi đọc truyện về Tây Môn Báo em rất thích, lâu lắm mới thấy người nhắc lại, thật là lý thú. Vote chị 5*.
  6. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    24. GHÉT CON KHÔNG GIỐNG MÌNH​
    Doãn Văn Tử sinh được một đứa con, không thấy giống mình, lấy làm giận lắm, thường đánh đập luôn. Một hôm đang cầm gậy đánh, thấy Tử Tư đến chơi bèn nói rằng: "Nó không giống tôi, không phải là con tôi. Tôi lại ngờ mẹ nó có ngoại tình mà đẻ ra nó, nên tôi muốn bỏ ..."
    Tử Tư hỏi:"Cứ như ông nói thì vợ vua Nghiêu vua Thuấn cũng chẳng đáng ngờ ư ? Hai ông là bậc thánh đế mà đẻ ra Ðan Chu và Thương Quân thực không bằng kẻ thất phu. Như thế thì còn cái gì mà giống cha? Cái đạo thường, thì phần nhiều cha mẹ làm sao đẻ ra con được như vậy. Nhưng cha hiền mà đẻ con ngu thì cũng là cái thế thường tự nhiên như thế, chớ nào có phải tội tự người vợ đâu?..."
    Doãn Văn Tử nghe hiểu, nói rằng:"Thôi, xin ông đừng nói nữa."
    Rồi về sau Văn Tử không bỏ vợ.
    Khổng Tùng Tử (1)
    GIẢI NGHĨA
    (1) Khổng Tùng Tử: tên bộ sách, ba quyển, 21 thiên của Khổng Phụ (2) làm ra.
    (2) Khổng Phụ, tên Tử Ngư hay Tử Giáp, cháu đời thứ tám của Khổng Tử.
    LỜI BÀN
    Có cha ấy tất phải có con ấy, thường thì vẫn thế. Nhưng không phải cái lý nhất định bao giờ cũng như thế. Có khi cha mẹ rất hay mà đẻ con ra rất dở. Hổ phụ khuyến tử cũng nhiều, chớ ghét đứa con vì nó không giống mình, cầm gậy đánh nó, rồi lại rắp tâm đuổi mẹ nó đi, thì cũng chẳng là tự ái quá mà hóa ra lú lẫn ư ? Cha mẹ sinh con, trời sinh tính, cố nhiên là thế. Nhưng đẻ con phải dạy, dạy con là việc rất cần. Nếu đẻ con chẳng dạy, để vậy mà nuôi rồi cứ trách con dở, giận con hư, đó là lỗi nặng của người làm cha mẹ vậy.
    Được MeoNhoDen sửa chữa / chuyển vào 22:06 ngày 01/02/2007
  7. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1
    Câu này hàm ý là thế nào nhể??
  8. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Bác này mắc tội câu bài nhá. Biết thừa rồi mà còn giả vờ hỏi. Đề nghị nhốt lại. Nhọ cũng tranh thủ câu bài nhát.
    "Yêu nhau cau bảy bổ ba, ghét nhau cau bảy bổ ra làm mười." có ý là: Yêu nhau thì xét sự việc phiên phiến, cho qua, còn ghét nhau thì chẻ hoe ra, chi li từng tý. Như là QQ đối với nhà bác thì cau bảy bổ có hai thôi, còn với Nhọ thì bổ đến cả trăm ...
    Được MeoNhoDen sửa chữa / chuyển vào 13:01 ngày 02/03/2007
  9. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    25. LỢN MẸ GIẾT CON​
    Họ Tử Xa (1) có con lợn nái sắc đen tuyền đẻ một lứa ba con, hai con đen tuyền, một con loang lổ. Lợn nái nuôi hai con lợn con giống mình rất chăm chỉ cẩn thận, hơi một tí cũng lo sợ. Còn con lợn loang lổ khác mình thì ghét bỏ, sau cắn chết xé cả gan ruột nát nhừ mới thôi.
    Tử Hoa Tử nói: "Gớm thay tâm thuật (2) hay chuyển di (3). Mắt đã mờ về kẻ giống mình hay khác mình, thì bụng sanh ngay ra có kẻ yêu, kẻ ghét. Ðã ghét, đến con ruột đẻ ra mà cũng hại cả con mà không hối huống chi người khác máu với mình. Người đời lúc bình cư, thì âu yếm thân thiết, thề ước cùng nhau tưởng keo sơn cũng không bằng. Khi lâm đến thế lợi (4), chỉ chênh nhau bằng sợi tơ sợi tóc, thì mặt đã đổi sắc, cơn giận nổi lên và tìm cách tàn hại nhau ngay lập tức. Gớm thay! Tâm thuật chuyển di, tưởng chẳng khác gì con lợn nái.
    Tử Hoa Tử

    GIẢI NGHĨA
    (1) Tử Xa: quan Ðại phu nước Tần.
    (2) Tâm thuật: cách nghĩ trong tâm não làm thế này thế kia.
    (3) Chuyển di: Thay đổi
    (4) Thế lợi: quyền thế, tài lợi
    LỜI BÀN
    Thói thường, đồng chủng đồng tông, hay đồng tình, đồng chí thì ưa nhau, mến nhau, còn ngoại giả, thì đem bụng ngờ vực, ghen ghét, coi người ta như cừu địch cả, thực là hẹp hòi đáng tiếc. Người quân tử không bao giờ lấy cái hình sắc khác nhau mà thành bụng yêu hay sinh bụng ghét, lại nhất là, không lấy cái tư tưởng thế lợi trái nhau là lúc hợp, lúc ly, lúc thân, lúc sơ, lúc thề ước, lúc tàn hại nhau bao giờ. Người ta tuy không cùng nòi giống, cùng tư tưởng, cùng chí hướng với mình, nhưng người ta là hạng quang minh chính đại, mình cũng nên có lòng thân yêu, có lượng cao cả để đối với người ta thì mới đáng gọi là yêu đồng bào và trọng nhân đạo. Nếu không thì tâm thuật lợn nái mất rồi!
  10. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    26. GIÁP ẤT TRANH LUẬN​
    Giáp hỏi Ất: "Ðúc đồng làm chuông, đẽo gỗ làm dùi, lấy dùi đánh chuông tiếng kêu boong boong thì tiếng kêu ấy là gỗ kêu hay đồng kêu?"
    Ất đáp: "Lấy dùi gõ vào tường vách không kêu, gõ vào chuông kêu, thế thì tiếng kêu ở như đồng."
    Giáp hỏi: "Lấy dùi gõ vào đồng tiền trinh (1) không kêu, thế thì có chắc tiếng kêu ở như đồng mà ra không?"
    Ất nói: "Ðồng tiền đặc, cái chuông rỗng, vậy tiếng kêu ở như các đồ vật rỗng mà ra."
    Giáp hỏi: "Lấy gỗ, lấy bùn làm chuông đánh không ra tiếng, thế thì có chắc tiếng kêu là ở đồ vật rỗng mà ra không? .."
    Âu Dương Tu (2)
    GIẢI NGHĨA
    (1) Tiền trinh: tiền đồng, có người cho tiền đồng bên Trung Quốc đem sang ta đầu tiên là tiền đồng niên hiệu Càn Trinh nên gọi là tiền trinh.
    (2) Âu Dương Tu: Người đời nhà Tống thi đỗ tiến sĩ làm quan Hiếu sư, là một nhà văn chương có tiếng
    LỜI BÀN
    Cứ xem Giáp, Ất tranh luận, thì cũng phân vân, không rõ tiếng kêu là tự chuông hay tự dùi ra. Chuông là đồng vốn kêu, nhưng không có dùi đánh vào, không kêu. Vậy có muốn tiếng kêu, tất phải có cả chuông cả dùi mới được. Tiếng kêu là gì? Chẳng qua là cái âm thanh từ hai vật chọi nhau, chạm vào nhau mà sinh ra. Tuy vậy, nếu nói tiếng kêu là tự cả chuông, cả dùi mà ra, thì hình như giữ cái chủ nghĩa "hai phải" trắng, đen là một. Thế mới hay, lẽ phải khôn cùng, càng nghị luận lắm, có khi lại càng như bối rối thêm ra, không tài nào gỡ rối. Nên biết được thế nào, thì hay thế, chứ cứ cố chấp nhặt câu nệ cho mình là phải, không biết cái phần phải của người, thì là có tính nhân thiên và lượng hẹp. Nói cho đúng: muốn rõ vật lý, cần phải cho khoa học. Không biết khoa học mà bàn luận vật lý, thì không tài nào xác thực được.

Chia sẻ trang này