1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ồ?ÔồưƯỗ?ắồ?Z - Cỏằ. Hỏằ?c Tinh Hoa

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi aqcharles, 29/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    27. MẶT TRỜI XA, GẦN​
    Khổng Tử đi chơi ra phía đông, thấy hai đứa bé cãi nhau, hỏi tại làm sao, thì một đứa nói rằng: "Tôi, thì tôi cho mặt trời, lúc mới mọc, ở gần ta hơn, về buổi trưa, ở xa ta hơn"
    Còn một đứa nói: "Tôi, thì tôi cho mặt trời lúc mới mọc ở xa ta hơn, về buổi trưa, ở gần ta hơn"
    Ðứa trước cãi: "Mặt trời lúc mới mọc to nhứ cái bánh xe, đến giữa trưa, nhỏ như cái bát ăn, thế chẳng phải tại xa ta mới nhỏ, gần ta mới to là gì ?"
    Ðứa sau cãi: "Lúc mặt trời mới mọc, thì mát mẻ, đến giữa trưa thì nóng nực, thế chẳng phải tại gần ta mới nóng, xa ta mới mát là gì ?"
    Khổng Tử nghe nói, không giải quyết được ra làm sao.
    Hai đứa bé cười bảo: " Thế thì cho ông là người học rộng hiểu nhiều thế nào được"
    Liệt Tử
    LỜI BÀN
    Buổi sáng, buổi trưa, mặt trời ở cách trái đất cũng không phải lúc gần, lúc xa gì cả. Nếu buổi sáng, thấy mát, buổi trưa thấy nóng hơn, chẳng qua là tại tia nóng mặt trời chiếu vào chỗ ta ở trên mặt đất, buổi sáng còn chếch, buổi trưa mới thẳng. Vả chăng buổi sáng, còn những sương móc ban đêm chưa tan hết cho nên mát hơn buổi trưa là lúc khí nóng tụ tích mãi vào, cho nên nhiệt độ càng cao. Còn nếu buổi sáng, trông mặt trời to, buổi trưa trông mặt trời nhỏ, chẳng qua là một cõi hoãn hình của con mắt trông như thế mà thôi. Mặt trời đâu vẫn ở đó. Trái đất xoay chung quanh mặt trời. Lúc mặt trời mọc, con mắt trông chếch, đến buổi trưa, con mắt trong thẳng mà lại trông qua từng không khí, cho nên thấy to nhỏ khác nhau. Vậy chỉ tại người trông hóa to, nhỏ, chớ không phải chính mặt trời xa, gần gì cả. .. Ấy đại để bây giờ thì ta giải nghĩa như thế. Nhưng ở vào cái đời ông Khổng, khoa học chưa có mấy, thì xem hai đứa bé suy lý với nhau, đứa nào cũng phải, khó lòng mà quyết định được thật. Vả lại người ta thông minh, thánh trí đến đâu cũng không sao biết cho hết mọi sự vật được. Vì rằng đời người sống có hạn, mà sự trí thức thì mông mênh, không bờ bến nào !
    Được MeoNhoDen sửa chữa / chuyển vào 14:36 ngày 29/03/2007
  2. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1
    Rốt cuộc lúc nào mt to lúc nào mt nhỏ?
  3. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Lúc "Mặt trời bé xiu của Em" thì là nhỏ, lúc "Kễnh như ông Giời" thì là cực to.
    Được MeoNhoDen sửa chữa / chuyển vào 09:57 ngày 04/04/2007
  4. TruongHanSieu

    TruongHanSieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    Mặt trời hả bác? Đủ hết nhá.
    Mặt trời --> hiển nhiên có mặt
    ?oTrời có mắt? --> có mắt
    ?oKêu thấu đến Trời xanh? --> có tai
    ?o? nhìn phía chân Trời xa xa?? --> có chân
    ?oChim Trời cá biển biết đâu mà tìm? --> có ? là đàn ông
    không những thế
    ?oChim Trời ai dễ đếm lông, Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày?
    --> chắc là có ? nhiều lông không kể xiết.
  5. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    28. CÁCH PHỤC LÒNG NGƯỜI​
    (1) Mình làm người sang trọng giàu có, thì cớ nên kiêu sa.
    (2) Mình là bậc trông minh tài trí, thì chớ nên khinh ngạo.
    (3) Mình có sức lực khỏe mạnh, thì chớ nên đè nén người.
    (4) Mình ăn nói linh lợi, thì chớ nên dối trá người.
    (5) Mình còn kém thì phải học, chưa biết thì phải hỏi.
    (6) Ðối với làng nước, thì phải giữ cái trật tự trên dưới.
    (7) Ðối với người nhiều tuổi, thì phải giữ cái nghĩa con em.
    (8) Ðối với người bằng vai, thì phải giữ cái nghĩa bầu bạn.
    (9) Ðối với lũ trẻ thơ, thì phải dạy bảo khoan dung.
    Như vậy thì ai cũng yêu, ai cũng kính, không ai tranh giành với mình. Tâm địa rộng rãi thênh thang như trời đất, thì bao bọc được cả muôn loài.
    Hàn Thi Ngoại Truyện (1)
    GIẢI NGHĨA
    1. Hàn Thi Ngoại Truyện: là bộ sách chép những câu nói đời xưa, dưới mỗi bài có những chứng dẫn mấy câu thơ của Hàn Anh làm. Hàn Anh là người đời nhà Hán làm bác sĩ đời vua Văn Ðế lấy những ý trong thơ của người ta mà làm Nội, Ngoại truyện gọi là Hàn Thi, bây giờ chỉ còn ngoại truyện mà thôi.
    LỜI BÀN
    Muốn cho người tâm phục, không phải lấy tiền tài hay quyền thế mà khiến được, tất phải biết cách cư xử với người cho phải đạo thì mới được. Bài này chính tóm tắt mấy câu về cái đạo ấy. Ðoạn trên cốt ngăn ngừa mấy câu, cái ác tính thường kẻ hơn người hay mắc phải. Ðoạn dưới nói cách ăn ở với mọi bậc người trong xã hội. Nói tóm lại khiêm nhã kính ái là một phương pháp rất hay để ở đời.
  6. OThienVuongO

    OThienVuongO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn câu chuyện khá thú vị của bạn! Riêng điểm giải thích to, nhỏ của mặt trời, không biết là người ta giải thích hay đó là quan điểm của bạn vậy? Nếu của người ta thì TV miễn bàn. Nếu của bạn thì TV xin góp ý nhé!
    Nhắc đến điểm này, TV nhớ lại ngày xưa đọc các sách kiến thức khoa học của các vị học giả VN và nước ngoài, họ nghiên cứu, giải thích loạn cả lên, nhưng cuối cùng cũng chẳng đâu vào đâu cả. Không bằng bạn Nhọ,
    ..."Lúc mặt trời mọc, con mắt trông chếch, đến buổi trưa, con mắt trong thẳng mà lại trông qua từng không khí, cho nên thấy to nhỏ khác nhau. "
    chỉ một câu là ...êm xuôi mọi việc, thật khâm phục đó nha! :-) (đùa tí nhé!)
    Thật ra thì nói cho đúng, đã gọi là Trông thì lúc nào mắt cũng nhìn thẳng cả. Vì khi mặt trời còn nằm dưới chân trời (horizontal) thuộc chiều ngang, ta đứng thẳng thuộc chiều dọc thì tầm mắt song song với mặt trời. Do vậy, làm sao mắt ...trông chếch cho được chứ! Phải không nào?
    Còn khi mặt trời lên đỉnh điểm (vertical) thuộc chiều thẳng đứng, mắt không thể thấy được (vì tầm mắt nhìn ngang). Nhưng muốn Trông thì người ta chỉ việc ...ngẩng đầu lên mà nhìn. Mà như vậy thì cũng là ....trông thẳng đó mà!
    Nếu giải thích như bạn (hoặc người nào đó) mặt trời to, nhỏ là do cách nhìn (chếch và thẳng) thì khi mặt trời nằm ngang, ta đứng thẳng mà nhìn. Và khi mặt trời trên đỉnh, ta nằm mà nhìn, thì không phải là lúc nào cũng nhìn thẳng rồi đó sao? Nhưng mặt trời vẫn to, nhỏ khác nhau.
    Hơn nữa, cũng đồng thời mọc như nhau, nhưng có hôm bạn thấy mặt trời rất to khi mới mọc. Có khi thì chỉ to vừa thôi. Vậy thì lại là làm sao đây?
    TV có cách giải thích riêng của mình. Đó là khi mặt trời mới mọc, ta nhìn theo chiều ngang (horizontal). Mà như vậy thì tầm nhìn xuyên qua khoảng không của chiều ngang, gồm toàn không khí và hơi ẩm. Do tác động của tầng không khí và hơi ẩm đó quá dầy mà ta thấy mặt trời to. (Giống như khi ta nhìn con cá qua hồ kiếng, sẽ thấy cá to hơn khi nhìn trực tiếp từ trên xuống mà không qua lớp kiếng. Và kiếng càng dầy thì cá sẽ càng to).
    Ngược lại, khi mặt trời lên đỉnh, ta nhìn theo chiều thẳng đứng (vertical). Khi ấy tuy cũng nhìn xuyên qua lớp không khí và hơi ẩm, nhưng lớp không khí này sẽ mỏng hơn rất nhiều so với khi nhìn ngang. Vì vậy mà ta thấy mặt trời nhỏ lại.
    Chính vì vậy mà không riêng gì mặt trời, mà cả mặt trăng hay tất cả vật thể gì cũng đều to nhỏ như vậy cả. Và ta có thể dễ dàng giải thích được mặt trời mới mọc thì to, rồi nhỏ dần nhỏ dần (vì lớp không khí theo tầm mắt nhìn mà mỏng dần). Và có hôm mặt trời to nhỏ khác nhau (vì tùy thời tiết mà độ ẩm của không khí cao thấp khác nhau).
    Không biết giải thích như vậy, bạn thấy có thỏa đáng không?
    Thân ái,
    -Thiên Vương-
  7. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn Vương huynh tham gia. Lúc nào nhìn thấy Vương huynh Nhọ cũng thấy vững lòng hơn. Các lời giải thích trong các bài không phải là của Nhọ mà là có nguyên trong tác phẩm. Cách hành văn trong các lời giải thích cũng rất cổ (tác phẩm xuất bản lần đầu năm 1928).
    Còn riêng Nhọ về cái sự mặt trời to nhỏ thì cũng đồng ý với quan điểm của Vương huynh, là do mặt trời được nhìn qua một lăng kính là bầu khí quyển, tương tự như khi nhìn cá qua bể nước mà Vương huynh đã lấy ví dụ. Ở đây là hiện tượng khúc xạ chi đó, đại khái là ánh sáng đang đi thì bị bẻ gãy đường đi và xoè rộng ra (Học lý lâu rồi chắc phải về hỏi lại cô nhóc ở nhà). Nên sự chói chang của MT vào buổi sáng không đến được với mắt người. Mặt trời lúc mọc và lúc lặn trông cũng tương tự nhau. Nhọ đọc còn thấy người ta nói có hiện tượng nhìn thấy ảo ảnh của người đi trên sa mạc?
    Không biết đã ai đi ngắm MT mọc trên biển chưa, đẹp mê hồn. Không gian rộng lớn, quang cảnh tĩnh mịch, mặt trời hồng như một cái bánh xe từ từ lên ở phía chân trời. Trời xanh, ánh hồng lan toả dần trên mọi thứ có trên mặt đất. Không tả được cảm giác kỳ diệu khi đó.
  8. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Cả ngày hôm nay loay hoay không dám post bài, vì bên Tống Từ nhiều bài hay sợ topic này nó lại phạm thượng trèo lên trên. Bây giờ họ đi ngủ hết rồi mới post.
    ------------------------------------
    29. LÒNG CƯƠNG TRỰC(1)​
    Thôi Trữ là quyền thần(2) nước Tề, định giết vua Trang Công, bèn hội họp sĩ(3) phu(4) lại ăn thề(5). Ai nấy đều sợ hãi, răm rắp vâng lời. Duy có Án Tử nghiễm nhiên như không nhất quyết không chịu thề.
    Thôi Trữ bảo Án Tử: "Ngươi nghe ta. Ta lấy được nước thì ta cho một nửa. Nhược bằng không nghe, ta giết ngay lập tức."
    Lúc ấy, bốn mặt quân lính hầm hầm những muốn đưa gươm giáo ra đâm chém Án Tử. Chết đến nơi, mà Án Tử vẫn không biến sắc mặt, ung dung nói rằng: "Lấy lợi nhử người ta, mà bảo người ta phải bội quân thượng là bất nhân, lấy binh khí hiếp người ta mà làm người ta mất chí khí là bất dũng. Giết thì giết, ta đây không theo việc nhà ngươi làm."
    Thôi Trữ nghe nói, không dám làm gì Án Tử. Án Tử đứng dậy ung dung bước ra.
    Tả Truyện (6)
    GIẢI NGHĨA
    (1) Cương trực: là cứng rắn, ngay thẳng
    (2) Quyền thần: người bầy tôi chiếm hết cả quyền của vua chúa .
    (3) Sĩ: quan nhỏ
    (4) Phu: quan to
    (5) Ăn thề: giết một con vật lấy máu cùng uống mà thề ước với nhau làm một việc gì
    (6) Tả Truyện: Sách của Tả Khưu Minh nhà Chu làm, kể những sự về lịch sử thời Xuân Thu
    LỜI BÀN
    Cường quyền thường muốn át công lý, tuy vậy công lý vẫn hay uốn được cường quyền. Thôi Trữ mạnh biết bao nhiêu, mà chỉ một câu nói của Án Tử cũng đủ làm cho phải lùi. Thế mới hay cái lòng người, cái lẽ phải có sức hơn là mũi gươm, ngọn giáo. Những người có lòng trung nghĩa, có tính cương quyết như Án Tử, cứng như sắt, đỏ tựa son, dù nguy cấp thế nào cũng không đổi đại tiết chính là những người giữ được công lý để đối phó với cường quyền
  9. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    30. BIẾT LẼ NGƯỢC, XUÔI​
    Việc đời có lắm cái hình như ngược, mà thật thì xuôi, có lắm cái hình như xuôi, mà thật ra lại ngược. Ai biết rõ việc thật ngược, xuôi thế nào, người ấy mới là người tinh đời. Phàm cái gì đã đến cùng cực thì tất nhiên phải quay trở lại; dài quá thì tất phải ngắn dần đi; ngắn quá thì tất lại dài dần ra(1). Đó là cái lẽ tự nhiên như thế.
    Vua Trang Vương nước Kinh(2) muốn đánh nước Trần, sai người sang dò. Người ấy về nói: ?oNước Trần không nên đánh ?" Trang vương hỏi: ?oTại làm sao? ?" Người ấy thưa rằng: Nước Trần thành cao, hào sâu, kho tàng súc tích(3) nhiều?.
    Triều thần có người Ninh Quốc nói: ?oNhư thế thì nước Trần nên đánh lắm. Nước Trần vốn là nước nhỏ, mà kho tàng súc tích nhiều thì chắc là thuế má nặng. Thuế má nặng thì tất dân oán vua. Thành cao, hào sâu thì phục dịch nhiều. Phục dịch nhiều, thì tất dân kiệt sức. Nếu ta đem quân sang đánh, tất lấy được Trần?.
    Vua Trang Vương nghe lời, cất quân đánh, quả lấy được nước Trần .
    Lã Thị Xuân Thu

    GIẢI NGHĨA
    (1) Dài quá thì? câu này ý nói đầy, vơi, tròn, khuyết, dài, ngắn, thường hay đắp đổi cho nhau. Thí dụ như ngày hạ chí là ngày dài nhất trong một năm, thì những ngày sau ngày hạ chí tất cứ mỗi ngày mỗi ngắn dần, lại ngày đông chí là ngày ngắn nhất thì những ngày sau ngày đông chí lại dài dần mãi ra.
    (2) Kinh: cũng là tên nước Sở
    (3) Súc tích: chứa chất để dành.
    LỜI BÀN
    Bài này có hai đoạn: Đoạn trên nói cái lẽ ngược, xuôi, đoạn dưới dẫn một câu thí dụ. Ở đời có lắm cái tưởng là xuôi, mà thực là ngược, có lắm cái cho là ngược, mà thực là xuôi. Ngược, xuôi điên đảo rất là khó phân. Chỉ có người nào không chịu xét bề ngoài, biết cái đầy, vơi, tròn, khuyết, dài, ngắn, đắp đổi cho nhau là mới đoán trúng được. Như người sứ đây, đến tận nơi, mắt trông thấy thế nào chỉ biết có thế thôi, chớ Ninh Quốc vẫn ở nhà, lấy cái lý mà biết rõ được, cái tình hình ở bên trong thực là người cao đoán vậy.
  10. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    31. TÀI NGHỆ CON LỪA​
    Đất Kiểm(1) xưa nay vốn không có lừa. Có người hiếu sự(2), tải một ít lừa đến đấy nuôi.
    Lừa thả ở dưới chân núi. Buổi đầu, hổ trong núi ra, trông thấy lừa, cao lớn, lực lưỡng tưởng là loài thần vật mới giáng sinh. Lại thấy lừa kêu to, hổ sợ quá, cong đuôi chạy. Dần dần về sau hổ nghe quen tiếng, thấy lúc nào lừa kêu cũng thế lấy làm khinh thường. Một hôm, hổ thử vờn, nhảy xông vào đầu lừa. Lừa giận quá, giơ chân đá, đá đi đá lại quanh quẩn chỉ có một ngón đá mà thôi. Hổ thấy vậy, mừng bụng bảo dạ rằng: ?oTài nghệ con lừa ra chỉ có thế mà thôi!? Rồi hổ gầm thét chồm lên, vồ lừa, cấu lừa, cắn lừa, ăn thịt lừa đoạn rồi đi.
    Liễu Tôn Nguyên (3)

    GIẢI NGHĨA
    (1) Kiểm: nước Sở thời Chiến Quốc, tức là huyện Nguyên Lăng, tỉnh Hồ Nam ngày nay.
    (2) Hiếu sự: hay bày việc, sinh việc.
    (3) Liễu Tôn Nguyên : tên tự là Tử Hậu, tính nhanh tuyệt vời, văn chương nổi tiếng, đỗ Tiến sĩ làm quan Thứ sử, là một bậc danh nhân đời nhà Đường.
    LỜI BÀN
    Bài này có ý nói: Ở đời có lắm người, lắm sự, lúc mới biết cho là lạ, thì còn ưa, còn sợ, đến lúc đã biết rõ rồi thì lại khinh thường, chẳng coi vào đâu nữa. Nhác trông ngỡ tưởng tô vàng, nhìn ra mới biết là chẫu chàng ngày mưa. Nhưng bài này lại có ý chê người khờ dại không biết giữ thân cho kín đáo, để đến nổi người ta dòm được tâm thuật của mình mà làm hại mình, như con lừa bị con hổ hại vậy. Những nhà làm văn bây giờ vẫn thường hay dùng hai chữ ?okiềm lô? (lừa đất Kiểm) để chỉ những người tài nghề kém cỏi, không có gì lạ.

Chia sẻ trang này