1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ồ>>ồư- - Tỏằâ Tỏằ? Và Điỏằfn Cỏằ'

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi home_nguoikechuyen, 19/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    http://www3.ttvnol.com/forum/chinese/422751/trang-6.ttvn
    Với lại trong topic: Từ Sở, Hán Nguỵ, Nam - Bắc Triều, Tuỳ cũng có 1 bản dịch nữa hay sao ý.
  2. KitC

    KitC Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2005
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    0
    Xin hỏi điển cố trong hai câu thơ :
    T,?風?.ZY荐福'
    Thời lai phong tống Đằng vương các
    Vận khứ lôi oanh Tiền phúc bi​
    XIn cảm ơn!
  3. HanDiep

    HanDiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Vì có câu ".... kiến bạc đầu" thì chỉ có thể hiểu theo nghĩa này thôi. Người đẹp cũng như danh tướng đều thuộc loại yểu mệnh. Tuy nhiên điều này có vẻ chỉ đúng với các mỹ nhân chứ còn mấy danh tướng đều khá... thọ (điển hình là tướng Giáp nhà ta, ha ha).
  4. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    ôi dào, Đằng Vương Các là anh Vương Bột đây mà. Câu này nói chuyện gió đưa thuyền Vương Bột từ Mã Đang đến Nam Xương ( nghe đâu gần nghìn dặm) chỉ trong một đêm đấy mà.
    Còn câu hai nói chuyện ông Phạm Trọng Yêm giúp người học trò nghèo ( hình như là Trương Cảo, nhớ là vậy không biết đúng không, 2 ông này cùng thời Tống, okies, hình như vậy) đem giấy mực cho người học trò (cứ tạm gọi như vậy, cái Trương Cảo chưa dám chắc) đến chùa Tiến Phúc in chữ của Nhan Chân Khanh ( cũng không nhớ là chữ của Vương Hi Chi, Âu Dương Tuân hay Nhan Chân Khanh nữa, nhưng xét thấy Nhan Chân Khanh có vẻ chính xác hơn cả) viết khắc ở tấm bia chùa Tiến Phúc để lên kinh bán lấy tiền. Nhưng người học trò nghèo kia chưa kịp đến in thì tấm bia bị sét đánh vỡ mất.
    Hii, có cái điển con con mà mấy chỗ chưa chính xác!
  5. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    Nhắc đến Vương Bột tự dưng nhớ đến cụm "Giang thượng tài nhân", buồn thay cho anh Bột! Tuổi mới 28 mà đã chết đuối ở cái đất An Nam! Anh bố khóc hết nước mắt!
  6. OThienVuongO

    OThienVuongO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    TV xin mạn phép đính chính chỗ này nhé!
    Tang : là cây dâu
    Bồng : là cỏ bồng
    Hồ : là cây cung
    Thỉ : là cây tên
    Đúng của nó phải là: Tang hồ là cây cung bằng gỗ dâu. Và Bồng Thỉ là cây tên bằng cỏ bồng.
    Người ta thường gọi hồ thỉ (cung tên) cũng giống như can qua (giáo mác) thường được tượng trưng cho chiến loạn. Vì đặc trưng làm cung, tên thường sử dụng hai vật liệu tang, bồng này nên người ta cũng dùng để gọi thay cho hồ thỉ.
    Đây cũng là bằng chứng cho việc người Trung Hoa ngày xưa chỉ biết xài cung mà không biết xài nỏ. Do vậy, khi qua VN bị Cao Lỗ dùng nỏ bắn vừa chính xác, vừa xa hơn, và nhất là có thể bắn một lúc nhiều cây tên, quân Triệu Đà thua liểng xiểng, không biết đó là khí giới gì nên gọi là Nỏ Thần. Thực tế thì chẳng có phép thần gì của móng rùa Thần Kim Quy cả.
    Thân ái,
    -Thiên Vương-
  7. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Home giỏi quá nhỉ. Tôi tìm trên mạng cả buổi mới ra được mớ sau. Thấy Home chẳng sai gì.
    Duyên Ðằng gió đưa: Duyên may gió đưa đến gác Ðằng Vương, chỉ duyên may hiếm có, cơ hội thuận lợi.
    Gác Ðằng Vương là tên một tòa gác do Ðằng Vương Nguyên Anh cho xây dựng trên cửa sông Chương giang. Theo Ðường thư, về sau Diêm Bá Dữ làm quan Mục đất Hồng Châu, nhân tiết trùng cửu đặt tiệc lớn đãi các liêu thuộc ở gác Ðằng Vương. Vương Bột đi thuyền sang thăm cha đang làm quan ở đất Giao Chỉ. Thuyền về đến núi Mã Dương, Bột nghe tin họ Diêm mở tiệc lớn ở gác Ðằng Vương liền thả thuyền sang Nam Xương dự tiệc. May gặp gió thuận, thuyền đi chỉ một đêm là đến nơi, vừa kịp dự. Giữa tiệc chủ nhân đưa giấy bút yêu cầu khách đề cho bài tự. Vương Bột viết luôn bài "Ðằng Vương các tự" nổi tiếng.
    Kiều:
    Duyên đằng thuận nẻo gió đưa.
    Cùng chàng kết tóc xe tơ những ngày
    Version khác:
    Vương Bột đời Ðường theo cha đi làm quan, đậu thuyền ở núi Mã Dương, mộng thấy vua thủy phủ giúp cho một trận gió. Hôm sau, quả nhiên có gió thuận, thuyền đến Nam Xương.
    Tiến Phúc :
    Tên một ngôi chùa cổ ở tỉnh Giang Tây (Trung Quốc). Chùa này có một tấm bia khắc chữ rất đẹp. Tương truyền đời Tống, Phạm trọng Yên làm quan ở Bá Dương, có một người học trò nghèo dâng ông một bài thơ, ông mến phục tài bèn cho người học trò kia rập chữ trên bia Tiến Phúc bán lấy tiền cho đỡ nghèo túng. Chưa rập chữ xong thì một đêm, bia bị sét đánh vỡ tan.
  8. OThienVuongO

    OThienVuongO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    TV xin được sửa lại chút xíu về Bát Chánh Đạo nhé!
    Bát Chánh Đạo
    1. Chánh kiến
    2. Chánh tư duy
    3. Chánh ngữ
    4. Chánh nghiệp
    5. Chánh mạng
    6. Chánh tinh tấn
    7. Chánh niệm
    8. Chánh định
    Đây là lời Phật dạy cho thế nhân phải làm theo để mong được giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Đại ý là làm việc gì cũng phải cho chân chánh.
    Thân ái,
    -Thiên Vương-
  9. nguyenduonghai

    nguyenduonghai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2006
    Bài viết:
    757
    Đã được thích:
    0
  10. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    Cái anh nỏ này tôi nghĩ là của người Việt cổ thật. Anh Hán sau này mượn lấy, đồng thời mượn luôn cả cách đọc của từ này luôn.Có giả thuyết anh này từ thời xa xưa lắm người Việt cổ đọc là "nah" rồi sau đọc thành "ná" (cái ná) người Hán mượn từ này rồi đọc thành "nú" thành "nủ" rồi đến đời Hán từ này quay lại với người Việt, người Việt mượn lại đọc thành "nỏ" ;đến đời Đường mượn tiếp âm Đường đọc là "nỗ". Cũng tương tự như anh "Long", xưa người Việt đọc "tluông" (phụ âm kép, cũng giống như "bl", "cl" ... trong tiếng Việt cổ) sau đọc là "thuồng luồng", anh Hán mượn từ này đọc là "tlung" rồi thành "lúng", đến đời Hán, Đường người Việt lần lượt mượn lại, đọc thành "rồng" thành "Long". Cái anh ngôn ngữ, cứ cho đi rồi lại nhận về, rồi lại cho đi...Ai bảo người Việt ta cái gì cũng toàn đi mượn cả? Chỉ chẳng qua là thời gian đã quá xa, mà chẳng có thư tịch ghi chép lại mà thôi!!!

Chia sẻ trang này