1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ồ>>ồư- - Tỏằâ Tỏằ? Và Điỏằfn Cỏằ'

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi home_nguoikechuyen, 19/09/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. OThienVuongO

    OThienVuongO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
  2. nguyenduonghai

    nguyenduonghai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2006
    Bài viết:
    757
    Đã được thích:
    0
    [ Nghe bác bàn đến câu này, em nhớ đến trong Tam Quốc có nói chuyện Gia Cát Lượng sáng chế ra phép "liên nỗ". Nhưng lại là học mót của bọn người Hồ, rồi trên cơ sở đó thêm mắm thêm muối vào để về sau cho quân Thục sử dụng. Vậy không biết rút cục là cái nỏ xuất phát từ Việt Nam hay từ Tàu bác nhể?[r10)]
    [/quote]
    Nghe bạn hỏi như vậy, TV xin nói rõ thêm về thời gian của những sự kiện này để bạn không lầm lẫn.
    Từ câu hỏi của bạn ...." không biết cái nỏ xuất phát từ VN hay Tàu? " TV tạm dùng An Dương Vương tượng trưng cho VN và Gia Cát Lượng tượng trưng cho Tàu nhé!
    Đúng là trong Tam Quốc Chí có nói Gia Cát Lượng dùng nỏ liên châu thật. Nhưng Gia Cát Lượng sinh năm 180 và mất năm 234.
    Còn chuyện nỏ liên châu của Cao Lỗ thời An Dương Vương thì lại vào khoảng trước năm 179 trước CN. (năm 179 là năm Triệu Đà chiếm được nước ta khi ấy có tên là Âu Lạc.)
    Vậy căn cứ theo thời gian bạn thấy cây nỏ liên châu này nên bắt nguồn từ Khổng Minh hay từ Cao Lỗ đây?
    TV bàn thêm vấn đề ...theo như bạn nói là Khổng Minh ...học mót ...của người Hồ. (Dữ liệu này TV không biết có thật không nên không dám nói càn.) Nhưng dù như vậy đi nữa vẫn thấy cây nỏ cũng không thể xuất phát từ đây được.
    Vậy ta hãy xét sơ lược về người Hồ này nhé!
    Người Trung Nguyên xưa dùng 4 chữ Man, Di, Rợ (còn gọi là Địch), Nhung (hay gọi chung một chữ là Mọi. Từ đây xuất hiện câu thường dùng là ...man di mọi rợ.) để gọi những nước xung quanh mà họ cho là có văn hóa sơ khai.
    Bắc Địch: là Hung Nô
    Đông Di: Oa Di (Nhật Bản)
    Tây Nhung: là Thổ Phồn
    Nam Man: là Bách Việt
    Bắc Địch Hung Nô từ đời Thiền Vu (vua) thứ nhất là Đầu Man (頭>) (? - 209 TCN) trở đi, lần lượt có những tên là Kim, Khiết Đan, Đột Quyết. Có lẽ đến đời Thiền Vu thứ 14 là Hô Hàn Tà ('Y",) (58 TCN-31 TCN) thì mới được gọi là Hồ. Vì trong sử có ghi việc Vương Chiêu Quân (Z)bị đem sang cống Hồ là vào khi này.
    Như vậy thì cho dù ông Khổng Minh có học theo người Hồ đi nữa thì cũng chỉ từ năm 58 TCN trở lại. Vì có lẽ vào khi ấy mới có cái tên gọi là rợ Hồ. Còn việc nỏ liên châu của Cao Lỗ thì có từ vài trăm năm trước đó. Rất dễ dàng cho ta biết nó được bắt đầu từ đâu.
    Hơn nữa, người Hồ là người phương Bắc, sống ở thảo nguyên, có truyền thống du mục. Nên thường sử dụng cung hơn. (có thể vì vậy mà người ta gọi là người Hồ chăng? Vì hồ cũng là cây cung. Như việc người TQ cổ đại gọi người dân Bách Việt là người Việt vì họ thường sử dụng một dụng cụ là cây rìu đá. Chữ tượng hình gọi là cái Việt.). Vì cây cung quàng qua vai cực kỳ tiện lợi.
    Trong khi đó người vùng phía Nam của Bách Việt thì sống định canh, định cư. Khi đó vùng này còn hoang dã, rừng rậm nhiều. Nên người ta thường chế ra các loại bẫy thú. Và xét kỹ thì cây nỏ rất giống như nhiều loại bẫy thú mà người ta thường sử dụng.
    Từ đây ta thấy chuyện cây nỏ xuất thân từ người Hồ thì thật là hơi phi lý phải không bạn? :-)
    Thân ái,
    - Thiên Vương -
    ----------------------------------------------------------------------------------------------
    Một "chuỳ" trả lời của bác làm em choáng!
    Thực ra trước khi hỏi câu này, em cũng có nghĩ đến cái logic thời gian đó. Hơn nữa, là người Việt Nam, em cũng rất mong nước mình có cái chi đó xuất khẩu qua Tàu chứ, nhập khẩu hoài coi sao được.Có điều người Việt mình thiệt thòi là vì không có cái chữ viết sớm sớm một chút để ghi chép lại, thành ra cứ thiên địa tù mù, mỗi anh bảo một cách. Bác tính có cái ông thợ mộc thôi mà ông nào cũng bảo của mình. Ông Tàu có Lỗ Ban, ông Việt cũng Cao Lỗ. Rút cục thành ra không tỉnh một cái là nhầm như chơi.
  3. nguyenduonghai

    nguyenduonghai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2006
    Bài viết:
    757
    Đã được thích:
    0
    [Mỹ nhân tự cổ như danh tướng, câu này không trỏ vào riêng một ai, nhưng nhìn lại lịch sử Trung Hoa, có lẽ nó phù hợp hơn cả với Lý phu nhân, sủng phi của Hán Vũ đế. Lý phu nhân lúc sinh thời được Lưu Triệt cực kỳ say đắm. Đến khi nàng ốm nặng khó qua khỏi, vua đến thăm, nàng quay mặt vào tường không chịu cho vua ngắm dung nhan, Vũ đế tức giận quá bỏ về. Họ hàng anh em bè đều trách nàng ương ngạnh. Lý phu nhân nói: "Đàn bà lấy sắc thờ người, sắc suy tình giảm. Nay ta không muốn cho hoàng thượng thấy mặt, là muốn lưu giữ mãi cái vẻ đẹp của mình đối với hoàng thượng sau khi ta chết đi. Hoàng thượng nhớ thương ta thì anh em họ hàng ta mới có thể được coi trọng". Quả nhiên sau khi Lý phu nhân qua đời, Vũ đế thương nhớ mãi không nguôi, đối với họ Lý đặc biệt sủng ái.
    Đại ý của hai câu này nói mỹ nhân và danh tướng đều giống nhau, có một thời kỳ huy hoàng, một bên là nhan sắc, một bên là chiến công lẫy lừng. Họ muốn giữ mãi cái danh vọng ấy thì không thể để nhân gian thấy được mình khi tàn tạ.
    Khi xưa tôi có một người bạn đặc biệt tài hoa nhưng số phận không gặp nhiều may mắn, riêng cô ấy hiểu câu thơ này theo một nghĩa khác, thê lương và bi tráng hơn: mỹ nhân cũng giống như danh tướng, hồng nhan thì bạc mệnh, danh tướng thì vận mạng gửi lại chốn sa trường, chẳng thể sống cho đến lúc bạc đầu...
    ---------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Em thấy các bác Nho học thâm sâu, suy xét vấn đề cứ là " con chấy cũng toi". Thực ra, theo em hai câu này đơn giản chỉ là: Mỹ nhân và danh tướng đều giống nhau ở chỗ BẠC ĐẦU là hết thời. Mỹ nhân mà bạc đầu thì chỉ có ... về mà trông cháu, còn danh tướng mà bạc đầu thì chỉ có mà.... ăn lương cố vấn, Nên họ đều không muốn người đời chứng kiến cái cảnh đó vậy.
  4. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Xin tiếp với các tứ tự:
    .妻鶴子 ( Mai thê hạc tử)
    >s-Z" (Vân ám đảnh hồ)
    Vân ám đảnh hồ, long khứ viễn,
    Nguyệt minh hoa biểu, hạc qui trì.
  5. _Arwen_

    _Arwen_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    3.574
    Đã được thích:
    0
    Mai: Cây mai, hoa mai
    Thê: Vợ
    Hạc: Chim hạc
    Tử: Con
    "Mai thê hạc tử" nghĩa đen là lấy cây mai làm vợ, lấy chim hạc làm con. Ý nói Người ở ẩn, cao khiết thoát tục.
    Điển tích: Lâm Bô, người đời Tống, tự Quân Phục, mồ côi từ nhỏ, rất chăm học, tánh không thích danh lợi, ở ẩn trong núi Cô Sơn vùng Tây Hồ, 20 năm không bước chân ra thị thành. Ông làm thơ rất hay, có tài vẽ đẹp, nhưng làm thơ xong hay vẽ xong thì bỏ đi, không muốn truyền lại. Ông không lấy vợ, sống một mình, trồng mai và nuôi hạc làm bạn.
  6. nguyenduonghai

    nguyenduonghai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2006
    Bài viết:
    757
    Đã được thích:
    0
  7. _Arwen_

    _Arwen_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    3.574
    Đã được thích:
    0
    Vân: Mây
    Ám: Che cho tối
    Vân ám: Mây che
    Đảnh: Đỉnh: Cái đỉnh có ba chân, cũng gọi là cái Vạc
    Hồ: trái bầu, Đảnh hồ: cái đỉnh có hình trái bầu.
    Theo Sử ký, vua Huỳnh Đế (Hoàng Đế) và Hoàng hậu tu theo đạo Tiên. Nhà vua vâng lệnh thầy là Quảng Thành Tử, đúc một cái đỉnh bằng đồng, hình dạng giống như trái bầu, đặt trên lầu cao. Khi cần cầu thầy hỏi điều chi trong việc tu luyện thì đốt trầm hương trong đỉnh mà cầu nguyện thì thầy hay biết và sẽ giáng lâm chỉ dạy. Sau đó, vua Huỳnh Đế và Hoàng hậu tu đắc đạo, có rồng hiện xuống rước hai vị về trời.
    Do đó, trong văn chương dùng chữ "đỉnh hồ" để chỉ vua lên trời, tức là vua chết, bỏ xác trần trở về cõi Tiên.
    Trong cổ thi có câu:
    Vân ám đảnh hồ, long khứ viễn,
    Nguyệt minh hoa biểu, hạc quy trì.
    Nghĩa là:
    Mây che đỉnh hồ, rồng đi xa,
    Trăng soi trụ hoa, hạc lại muộn.

    (Hoa biểu hay Huê biểu là những cây trụ đá mà trên đầu trụ có tạc hình hoa sen, trồng chung quanh các ngôi mộ).
    Câu "Vân ám đảnh hồ long khứ viễn" là nói về sự tích vua vua Hiên Viên chết, bỏ xác trần, trở về cảnh Tiên.
    Câu "Nguyệt minh hoa biểu hạc quy trì" là tả cảnh nghĩa địa lúc đêm trăng, chỉ cảnh biệt ly, âm dương xa cách.
    Trong Tang lễ, bài thài hiến lễ hàng vong thường trong Tuần Sơ (Tuần tửu 1) có dùng hai câu thơ cổ ở trên, là để chỉ một người đã chết và có ý mong người đó được về cõi Tiên.
    Sao lại gọi Arwen là "bác" vậy?
    Hic... Còn phải cách nào mới biểu hiện được nữ tính nữa đây (!?)
  8. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Là vì nghe văn phong nhà bác nó giống giai giả gái. Box nhà mình các bác càng oai càng hay giả gái, nên cứ gọi tạm thế cho lịch sự.
    Mà cái vẻ "nữ tính" của nhà bác cũng đáng ngờ lắm. Con gái thì tư duy làm sao sáng sủa, lại học rộng biết nhiều như nhà bác.
  9. _Arwen_

    _Arwen_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    3.574
    Đã được thích:
    0
    Văn phong đó là giá phải trả cho một thời gái giả trai đấy huynh ạ. Có lẽ huynh nói ngược rồi. Theo muội, chỉ nữ nhi mới có tư duy sáng trong và vì... chăm học hơn nên bít nhìu thôi. Giang hồ gió bụi, phận nữ nhi hành hiệp đơn thân chiếc bóng nên cũng phải biết lo giữ lấy mình, đâu thể nhỏng nhẻo như lúc thường ở nhà được.
    Được _arwen_ sửa chữa / chuyển vào 15:35 ngày 20/12/2006
  10. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1
    Thằng bé Hôm lôi ở đâu ra rững điển chẳng có ăn nhập gì sất cả.
    Anh mới vồ được 1 Em 破?o?^Y trong xêri ĐẠI HÁN PHONG phê lắm. Hôm nào qua Anh cho xem ké. ke ke (Thầy Rổ thèm nhỏ dãi đây)
    [​IMG]

Chia sẻ trang này