1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ố?Số?^ọá?ồ>ẵ - TAM QUỏằ?C - nhỏằ?ng g?ơ còn lỏ?Ăi

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi aqcharles, 25/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Trương Dực Đức thì dùng bát xà mâu còn Quan Vũ thì dùng đại đao. Hai Anh này được họ La miêu tả là nặng lắm không nhớ là nặng bao nhiêu. Sau còn trở thành vũ khí gia truyền nữa kia vì Quan Hưng và Trương Bào cũng dùng vũ khí giống y hệt cha.
  2. tl_forever

    tl_forever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Thanh Long Đao
  3. tl_forever

    tl_forever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Thanh Long Đao
  4. Voodoo_XP

    Voodoo_XP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2003
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Theo họ La tưởng tượng thì nặng 82 cân ta, khủng bố! Còn xà mâu của Trương Phi tương truyền dài trượng tám. Nghe cách mô tả vũ khí cũng biết chức năng của mỗi loại. Đại đao dùng sức nặng làm quán tính để tăng sức công phá, nên phải nặng 82 cân mới xứng với sức vóc Vân Trường. Xà mâu là vũ khí dài, tấn công từ xa, điểm sát thương là đầu mâu, nên phải dài, vậy nên dài tới trượng tám( trong nguyên văn tiếng Trung gọi là "trượng bát xà mâu", nghĩa là ngọn giáo có lưỡi hình con rắn dài trượng tám. Chả hiểu sao khi dịch ra bản Tiếng Việt hay gọi là "bát xà mâu", làm người đọc lầm tưởng tên vũ khí là"bát xà mâu".
    Thôi xin quay về chính truyện nhé: trong chính sử Quan Vũ dùng vũ khí gi? dạ thưa, không đẹp và đầy tính huyền thoại như ngọn Thanh Long Đao yển nguyệt đâu ạ. mà là dùng một ngọn giáo bình thường. Theo các nhà nghiên cứu về sử vũ khí Trung Quốc, đại đao( thứ đao được gán cho Quan Vũ và nhiều tướng khác trong TQDN dùng) được phát minh lần đầu tiên vào đầu thời Tống. Còn theo "Tam Quốc Chí" của Trần Thọ ghi lại cảnh Quan Công chém Nhan Lương trong "Tam Quốc chí- Quan Vũ truyện" như sau: "Vũ vọng kiến Lương ma cái,sách mã thích Lương ư vạn chúng chi trung, trảm kỳ thủ hoàn", nghĩa là: "Vũ thấy lọng che của Lương, quất ngựa tới đâm Lương giữa muôn người, chém lấy đầu Lương quay về". Như vậy động từ mà Vũ thi triển để giết Lương là" đâm"(rất có thể dùng giáo hơn là dùng kiếm), sau đó mới dùng đoản đao thường mang theo người để cắt lấy đầu Lương mang về" .....
    góp đôi dòng cho topic nhé, hi vọng các bác thích!Có thời gian sẽ bổ sung thêm!
  5. Voodoo_XP

    Voodoo_XP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2003
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Theo họ La tưởng tượng thì nặng 82 cân ta, khủng bố! Còn xà mâu của Trương Phi tương truyền dài trượng tám. Nghe cách mô tả vũ khí cũng biết chức năng của mỗi loại. Đại đao dùng sức nặng làm quán tính để tăng sức công phá, nên phải nặng 82 cân mới xứng với sức vóc Vân Trường. Xà mâu là vũ khí dài, tấn công từ xa, điểm sát thương là đầu mâu, nên phải dài, vậy nên dài tới trượng tám( trong nguyên văn tiếng Trung gọi là "trượng bát xà mâu", nghĩa là ngọn giáo có lưỡi hình con rắn dài trượng tám. Chả hiểu sao khi dịch ra bản Tiếng Việt hay gọi là "bát xà mâu", làm người đọc lầm tưởng tên vũ khí là"bát xà mâu".
    Thôi xin quay về chính truyện nhé: trong chính sử Quan Vũ dùng vũ khí gi? dạ thưa, không đẹp và đầy tính huyền thoại như ngọn Thanh Long Đao yển nguyệt đâu ạ. mà là dùng một ngọn giáo bình thường. Theo các nhà nghiên cứu về sử vũ khí Trung Quốc, đại đao( thứ đao được gán cho Quan Vũ và nhiều tướng khác trong TQDN dùng) được phát minh lần đầu tiên vào đầu thời Tống. Còn theo "Tam Quốc Chí" của Trần Thọ ghi lại cảnh Quan Công chém Nhan Lương trong "Tam Quốc chí- Quan Vũ truyện" như sau: "Vũ vọng kiến Lương ma cái,sách mã thích Lương ư vạn chúng chi trung, trảm kỳ thủ hoàn", nghĩa là: "Vũ thấy lọng che của Lương, quất ngựa tới đâm Lương giữa muôn người, chém lấy đầu Lương quay về". Như vậy động từ mà Vũ thi triển để giết Lương là" đâm"(rất có thể dùng giáo hơn là dùng kiếm), sau đó mới dùng đoản đao thường mang theo người để cắt lấy đầu Lương mang về" .....
    góp đôi dòng cho topic nhé, hi vọng các bác thích!Có thời gian sẽ bổ sung thêm!
  6. fc12389

    fc12389 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Bữa nay qua đây thấy cả nhà thảo luận về đề tài Tam Quốc, Fc cũng mạo muội mạn đàm đôi điều.
    Thứ nhất: Theo như FC cảm nhận thì Tào Tháo đáng bậc anh hùng chứ không phải gian hùng! Tại sao vậy? Vì Tiểu thuyết Tam quốc ra đời trong điều kiện nhân dân Trung Quốc đang đấu tranh khôi phục chính thống nên tác giả đã quá đề cao tư tưởng úng Lưu phản Tào.
    Nói về tài năng cầm quân và trị quân rất nhiều nhà quân sự khẳng định rằng Tào Tháo vượt qua cả Gia Cát Lượng. Chúng ta hẳn còn nhớ tác giả La Quán Trung từng mô tả trong các cuộc hành binh của quân Tào qua những cánh đồng lúa mà không hề làm phương hại một cây. Điều đó là một minh chứng cho tài trị quân của Tào.
    Khác với Tôn, Lưu, Tào là người đã khống chế thiên tử ra lệnh chư hầu. Đây thể hiện một cái trí, một tầm nhincùa Tào.
    Chúng ta đặt một câu hỏi đơn giản: nếu Tào là người không đạo đức, gian giảo tại sao quanh Tào có biết bao nhiêu bậc nhân sĩ xuất chúng, bao tướng giỏi ? Mà Lưu nhân nghĩa, chính thống cũng chỉ vẻn vẹn nghe danh: Quan, Trương, Triệu, Mã, Hoàng? Về mưu thần thì Lưu cũng chỉ có Gia Cát ( biết không gặp thời nhưng vẫn gắng sức đền nghĩa)với bọn My Chúc, Tôn Càn- những người thực sự chỉ xếp vào hàng thư lại ?
    Thứ hai, nói về Lưu Bị. FC nghĩ rằng ông ta thực chất chỉ là một kẻ cơ hội! Lưu không có cái tài cầm quân và trị quân như Tào ( Trước khi có Gia Cá, Lưu nửa đời bôn tâủ mà không có một thước đất dung thân!). Lưu cũng khống có được cái trí và tầm nhìn như Tào ( chúng ta nhớ khi Bàng Thống mới tới ra mắt chỉ được Lưu cho làm một huyện lệnh!). Lưu cũng không có được cái hùng, cái dũng của Tôn. Nhưng Lưu có cái tài lấy lòng binh tướng ( Hành động Lưu ném con trước mặt Triệu Vân là một minh chứng, hay như việc Lưu tam cố thảo lư cầu Gia Cát).
    Thứ ba, Fc thường nghe nhiều người bình luận câu" trời đã sinh Du sao còn sinh Lượng" là thể hiện sự ghen tị nhỏ nhoi của Chu Du với Gia Cát ? Nhưng thực ra Fc thấy đó cũng là ai vì chủ nấy! Giả sử như Gia Cát cùng Chu Du tôn phò nhà Ngô thì liệu Du có nói vậy không? Những gì Du đối với Trình Phổ, Hoàng Cái đã thể hiện được sự bao dung của Du. Còn Gia Cát? Trước sau gì cũng thành đối địch của nhà Ngô mà Gia Cát có cái tài như vậy thì Ngô khó mà thắng Lưu! Bá nghiệp Giang Đông sẽ gặp trở ngại lớn! Vậy lên sau khi Gia Cát Cẩn không thuyết được Gia Cát Lượng thì Du phải tìm mọi cách diệt Lượng! Đó là tất yếu!
    Vài lời mạn đàm mong được lượng thứ!
    [/quote]
  7. fc12389

    fc12389 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Bữa nay qua đây thấy cả nhà thảo luận về đề tài Tam Quốc, Fc cũng mạo muội mạn đàm đôi điều.
    Thứ nhất: Theo như FC cảm nhận thì Tào Tháo đáng bậc anh hùng chứ không phải gian hùng! Tại sao vậy? Vì Tiểu thuyết Tam quốc ra đời trong điều kiện nhân dân Trung Quốc đang đấu tranh khôi phục chính thống nên tác giả đã quá đề cao tư tưởng úng Lưu phản Tào.
    Nói về tài năng cầm quân và trị quân rất nhiều nhà quân sự khẳng định rằng Tào Tháo vượt qua cả Gia Cát Lượng. Chúng ta hẳn còn nhớ tác giả La Quán Trung từng mô tả trong các cuộc hành binh của quân Tào qua những cánh đồng lúa mà không hề làm phương hại một cây. Điều đó là một minh chứng cho tài trị quân của Tào.
    Khác với Tôn, Lưu, Tào là người đã khống chế thiên tử ra lệnh chư hầu. Đây thể hiện một cái trí, một tầm nhincùa Tào.
    Chúng ta đặt một câu hỏi đơn giản: nếu Tào là người không đạo đức, gian giảo tại sao quanh Tào có biết bao nhiêu bậc nhân sĩ xuất chúng, bao tướng giỏi ? Mà Lưu nhân nghĩa, chính thống cũng chỉ vẻn vẹn nghe danh: Quan, Trương, Triệu, Mã, Hoàng? Về mưu thần thì Lưu cũng chỉ có Gia Cát ( biết không gặp thời nhưng vẫn gắng sức đền nghĩa)với bọn My Chúc, Tôn Càn- những người thực sự chỉ xếp vào hàng thư lại ?
    Thứ hai, nói về Lưu Bị. FC nghĩ rằng ông ta thực chất chỉ là một kẻ cơ hội! Lưu không có cái tài cầm quân và trị quân như Tào ( Trước khi có Gia Cá, Lưu nửa đời bôn tâủ mà không có một thước đất dung thân!). Lưu cũng khống có được cái trí và tầm nhìn như Tào ( chúng ta nhớ khi Bàng Thống mới tới ra mắt chỉ được Lưu cho làm một huyện lệnh!). Lưu cũng không có được cái hùng, cái dũng của Tôn. Nhưng Lưu có cái tài lấy lòng binh tướng ( Hành động Lưu ném con trước mặt Triệu Vân là một minh chứng, hay như việc Lưu tam cố thảo lư cầu Gia Cát).
    Thứ ba, Fc thường nghe nhiều người bình luận câu" trời đã sinh Du sao còn sinh Lượng" là thể hiện sự ghen tị nhỏ nhoi của Chu Du với Gia Cát ? Nhưng thực ra Fc thấy đó cũng là ai vì chủ nấy! Giả sử như Gia Cát cùng Chu Du tôn phò nhà Ngô thì liệu Du có nói vậy không? Những gì Du đối với Trình Phổ, Hoàng Cái đã thể hiện được sự bao dung của Du. Còn Gia Cát? Trước sau gì cũng thành đối địch của nhà Ngô mà Gia Cát có cái tài như vậy thì Ngô khó mà thắng Lưu! Bá nghiệp Giang Đông sẽ gặp trở ngại lớn! Vậy lên sau khi Gia Cát Cẩn không thuyết được Gia Cát Lượng thì Du phải tìm mọi cách diệt Lượng! Đó là tất yếu!
    Vài lời mạn đàm mong được lượng thứ!
    [/quote]
  8. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Thế mới gọi là thế tam túc đỉnh lập: Nguỵ đắc thiên thời, Ngô ỷ địa lợi, Thục đoạt nhân hoà. Tới khi các nước mất đi sở cậy của mình thì tam phân quy Tấn. Đó cũng là chuyện dễ hiểu.
  9. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Thế mới gọi là thế tam túc đỉnh lập: Nguỵ đắc thiên thời, Ngô ỷ địa lợi, Thục đoạt nhân hoà. Tới khi các nước mất đi sở cậy của mình thì tam phân quy Tấn. Đó cũng là chuyện dễ hiểu.
  10. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1

    Đêm qua thức đến hơn 1 h để cố xem nốt tập Bị ta 3 lần đi mời Gia Cát. Xem cái cảnh tuyết bay đầy giời ba Anh Em Bị lọ mọ đến lều tranh dọc đường cũng chỉ dám dừng ngựa uống bát rượu cho ấm bụng rồi lại hộc tốc đi thế mà đến nơi cũng không gặp được Gia Cát. Lần thứ ba tiết giời sang xuân đến nhà Gia Cát còn đương ngủ, Bị ta đứng ngoài rèm cửa chờ không biết bao lâu Lượng ta mới thức dậy . . . đủ thấy Bị ta cầu người hiền nhẫn nhục đến mức nào. Nhưng hôm qua xem phần lúc Lượng thuyết kế lấy lòng dân chiếm Kinh Châu, tràn qua trụ vững Ích Châu . . . phải chăng Gia Cát ta dễ dàng đồng ý quá? Và hình như film đưa hơi nhanh vụ này. Chư Bác có kiến giải gì về chi tiết này chăng?

Chia sẻ trang này