1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ố?Số?^ọá?ồ>ẵ - TAM QUỏằ?C - nhỏằ?ng g?ơ còn lỏ?Ăi

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi aqcharles, 25/07/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Thật ra làm hoàng đế không khác gì người giang hồ, thân bất do kỷ. Không có cái bá đạo tàn độc hơn người thì không thể thành được minh quân thánh chúa, bất kể là ai cũng vậy thôi. Ngay như ở Việt Nam, Tự Đức văn chương nho nhã là thế còn giết anh ruột là Hồng Bảo, Nguyễn Huệ đại anh hùng dân tộc còn bức Nguyễn Nhạc đổ lệ cầu hoà; nói gì đến cái bọn "thâm như Tàu".
    Xem những bộ phim dã sử của Trung Quốc thấy rất hay, vì nó luôn thể hiện những phương diện trái ngược nhau trong bản chất một con người. Sủng phi của Khang Hy từng nói "chỉ khi ông ấy nằm ngủ thì mới chân chính và toàn vẹn là người chồng của ta, còn khi thức ông ấy là thánh hoàng của cả thiên hạ, ta chẳng còn lại cho mình một phần nhỏ nhoi nào".
    Trong dẹp loạn Tam phiên, Chu Bồi Công là đệ nhất danh thần, nhưng ông ta là người Hán, tay nắm đại quyền, công nghiệp át hết bá quan. Bản thân Khang Hy rất tin tưởng ông ta, nhưng bọn Mãn quan trong triều thì nhìn kẻ thắng lợi đó như kẻ thù, lăm le phản kháng. Cuối cùng Khang Hy vì muốn tạo sự đồng lòng trong triều đình đã phải nghiến răng đẩy họ Chu lên chết già ở hoang mạc phương Bắc, để rồi suốt đời tự cho rằng mình có lỗi với kẻ trung thần.
    Sau đó vì muốn vỗ yên Cát Nhĩ Đan ở phương Bắc, ông ta còn đem con gái mình là Hoà Thạc quận chúa gả cho y, mấy năm sau khi thực lực sung mãn liền xuất binh tảo phạt, giết chết con rể. Bởi thế mới nói làm hoàng đế không thể không thoát ly nhân tình.
    Về Ung Chính thì càng phức tạp. Chuyện ông ta tráo con trai của Trần Các Lão làm đích tử (sau này chính là Càn Long) vẫn là một huyền sử không thể minh xác. Hay như chuyện giả mạo di chiếu của Khang Hy cũng vậy, đều là những kỳ sự một thời...
  2. changfeng

    changfeng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2004
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    bàn chuện lịch sử mà thông qua mây cuốn truyện hay phim ảnh thì sai toét vậy.
    Như bố con anh Tào Tháo chẳng hạn, qua Tam quốc nổi nhất là tính gian hùng, bị phê phán mạnh. Trên thực tế cha con họ Tào là những nhười có thực tài, gây ảnh hưởng không nhỏ đến văn hoá Trung Quốc chứ không vô dụng như cha con anh Lưu Bị. Bản thân TàoTháo là người đã tạo ra cái gọi là "phong cốt Kiến An". Anh Tào Phi là người làm ra bài thơ thất ngôn hoàn chỉnh sớm nhất Trung Quốc, lại cũng là người đầu tiên ở TQ viết cuốn sách Lý luận văn chương... Mà ngàynay các bộ Văn học sử Trung Quốc không thể không nhắc tên. Đọc thơ Tào Tháo khí phách ngang tàng, có nhiều triêtlý nhân sinh sâu sắc,,,,
    Nhà Thanh thì anh Khang Hycũng tầm cỡ lắm. Cái ý đồ trong việc hướng các học giả vào học thuật phải nói là sâu, cái thành tựu của Tứ khố toàn thư đủ thấy đóng góp của ông ta vậy.
    Nói sơ về Tiểu thuyết chương hồi cùaTàu. Nó thuộc bộ phận Tiểu thuyết diễn sử nhưng không đáng tin cậy vì nó là tác phẩm văn học viết về đề rtài LS chứ không phải tác phẩm lịch sử thuần tuý. Những anh Trần Thọ thiếc kia không tự nghĩ ra được như những gìanh ta đã viết. Trên thực tế anh ta tập hợp và hệ thống những truyên kể dân gian lại mà thôi. Ở trung quốc xưa comót tầng lơp hành nghề kể chuyện chuyên nghiệp (Thuyết thưnhân). Chính bộ phận này đã tạo ra bộ xương cho các kiệt tác thuộc dạng tiểu thuyết chương hồi sau này. Từ thời Tống bộ phận nàyđã phát triển mạnh rồi.
  3. changfeng

    changfeng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2004
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    bàn chuện lịch sử mà thông qua mây cuốn truyện hay phim ảnh thì sai toét vậy.
    Như bố con anh Tào Tháo chẳng hạn, qua Tam quốc nổi nhất là tính gian hùng, bị phê phán mạnh. Trên thực tế cha con họ Tào là những nhười có thực tài, gây ảnh hưởng không nhỏ đến văn hoá Trung Quốc chứ không vô dụng như cha con anh Lưu Bị. Bản thân TàoTháo là người đã tạo ra cái gọi là "phong cốt Kiến An". Anh Tào Phi là người làm ra bài thơ thất ngôn hoàn chỉnh sớm nhất Trung Quốc, lại cũng là người đầu tiên ở TQ viết cuốn sách Lý luận văn chương... Mà ngàynay các bộ Văn học sử Trung Quốc không thể không nhắc tên. Đọc thơ Tào Tháo khí phách ngang tàng, có nhiều triêtlý nhân sinh sâu sắc,,,,
    Nhà Thanh thì anh Khang Hycũng tầm cỡ lắm. Cái ý đồ trong việc hướng các học giả vào học thuật phải nói là sâu, cái thành tựu của Tứ khố toàn thư đủ thấy đóng góp của ông ta vậy.
    Nói sơ về Tiểu thuyết chương hồi cùaTàu. Nó thuộc bộ phận Tiểu thuyết diễn sử nhưng không đáng tin cậy vì nó là tác phẩm văn học viết về đề rtài LS chứ không phải tác phẩm lịch sử thuần tuý. Những anh Trần Thọ thiếc kia không tự nghĩ ra được như những gìanh ta đã viết. Trên thực tế anh ta tập hợp và hệ thống những truyên kể dân gian lại mà thôi. Ở trung quốc xưa comót tầng lơp hành nghề kể chuyện chuyên nghiệp (Thuyết thưnhân). Chính bộ phận này đã tạo ra bộ xương cho các kiệt tác thuộc dạng tiểu thuyết chương hồi sau này. Từ thời Tống bộ phận nàyđã phát triển mạnh rồi.
  4. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Lúc viết mấy bài trên đã biết thể nào cũng có người nói câu này.
    Phim ảnh không phải là tư liệu thật sự chính xác và duy nhất để nói chuyện lịch sử, nhưng nó vẫn là một nguồn tư liệu đáng để nhắc đến, tất nhiên không kể những phim kiểu như Tào Tháo Văn Cơ vừa rồi trên VTV. Như đã nói ở trên, Khang Hy đế chế hay Vương triều Ung Chính chỉ là những yếu tố ít nhiều "gợi hứng" cho tôi tìm hiểu về những nhân vật này.
    Còn nói về mảng văn học, đây là lĩnh vực hứng thú của tôi. Về Tào Phi thì những điểm bạn đề cập về Yên ca hành hay ĐIển luận luận văn không có gì là sai. Tuy nhiên nói "Tào Tháo là người tạo ra phong cốt Kiến An" thì hơi khiên cưỡng.
    Nếu xét trên bình diện văn học, văn học Kiến An có hai nhóm trụ cột là Tào gia tam phụ tử và Kiến An thất tử, mỗi người này đều có sở trường riêng, tụ hội lại hình thành nên cái phong khí mà Lý Bạch sau này từng ngưỡng mộ "Bồng Lai văn chương Kiến An cốt".
    Phải có sự kết hợp giữa cái hào hùng của Đoản ca hành (Tào Tháo) hay Yên ca hành (Tào Phi), cái đẹp đẽ lộng lẫy trong Lạc thần phú (Tào Thực), cái thê lương bi thiết của Thất ai thi (Vương Xán) mới hình thành nên phong cách Kiến An.
    Tào Tháo là người có nhiều đột phá mới mẻ trong sáng tác, nhưng nếu nói tiêu biểu cho phong cốt Kiến An thì phải kể đến Tào Thực, người được mệnh danh là "Kiến An chi kiệt".
    Nhân nói về Kiến An thất tử, bảy người trong số này có một vài nhân vật khá quen thuộc đã từng xuất hiện ở Tam quốc: Trần Lâm, người viết bài hịch nổi tiếng cho Viên Thiệu; Vương Xán, người khuyên Lưu Tôn ra hàng; Khổng Dung, thái thú Bắc Hải.
    Được vinhattieu sửa chữa / chuyển vào 00:26 ngày 01/09/2004
  5. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Lúc viết mấy bài trên đã biết thể nào cũng có người nói câu này.
    Phim ảnh không phải là tư liệu thật sự chính xác và duy nhất để nói chuyện lịch sử, nhưng nó vẫn là một nguồn tư liệu đáng để nhắc đến, tất nhiên không kể những phim kiểu như Tào Tháo Văn Cơ vừa rồi trên VTV. Như đã nói ở trên, Khang Hy đế chế hay Vương triều Ung Chính chỉ là những yếu tố ít nhiều "gợi hứng" cho tôi tìm hiểu về những nhân vật này.
    Còn nói về mảng văn học, đây là lĩnh vực hứng thú của tôi. Về Tào Phi thì những điểm bạn đề cập về Yên ca hành hay ĐIển luận luận văn không có gì là sai. Tuy nhiên nói "Tào Tháo là người tạo ra phong cốt Kiến An" thì hơi khiên cưỡng.
    Nếu xét trên bình diện văn học, văn học Kiến An có hai nhóm trụ cột là Tào gia tam phụ tử và Kiến An thất tử, mỗi người này đều có sở trường riêng, tụ hội lại hình thành nên cái phong khí mà Lý Bạch sau này từng ngưỡng mộ "Bồng Lai văn chương Kiến An cốt".
    Phải có sự kết hợp giữa cái hào hùng của Đoản ca hành (Tào Tháo) hay Yên ca hành (Tào Phi), cái đẹp đẽ lộng lẫy trong Lạc thần phú (Tào Thực), cái thê lương bi thiết của Thất ai thi (Vương Xán) mới hình thành nên phong cách Kiến An.
    Tào Tháo là người có nhiều đột phá mới mẻ trong sáng tác, nhưng nếu nói tiêu biểu cho phong cốt Kiến An thì phải kể đến Tào Thực, người được mệnh danh là "Kiến An chi kiệt".
    Nhân nói về Kiến An thất tử, bảy người trong số này có một vài nhân vật khá quen thuộc đã từng xuất hiện ở Tam quốc: Trần Lâm, người viết bài hịch nổi tiếng cho Viên Thiệu; Vương Xán, người khuyên Lưu Tôn ra hàng; Khổng Dung, thái thú Bắc Hải.
    Được vinhattieu sửa chữa / chuyển vào 00:26 ngày 01/09/2004
  6. changfeng

    changfeng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2004
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    Bài của bạn Vinhattieu phê mỗ như trên là chuẩn, mỗ tâm phục khẩu phục. Có lẽ vì khoái cái "ẩm tửu đương ca/ Nhân sinh kỷ hà/ Thí như triêu lộ/ Khứ nhật khổ đa" nên mỗ có phần thiên vị cho anh Tào Tháo chăng. Đại để giai đoạn văn học này có hai khái niệm giông giống nhau nhưng không hoàn toàn trùng khít là Phong cốt Kiến An và Văn học Kiến An. Theo thói quen người ta hay nhắc cha con họ Tào Trước rồi nói Kiến An thất tử sau.
    Còn khái niệm phong cốt (Kiến An, hay Hán Ngụy) thì anh Lưu Hiệp đã nói rồi. Mời Vinhattieu cốc bia cỏ cho thoả tình tri ngộ
  7. changfeng

    changfeng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2004
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    Bài của bạn Vinhattieu phê mỗ như trên là chuẩn, mỗ tâm phục khẩu phục. Có lẽ vì khoái cái "ẩm tửu đương ca/ Nhân sinh kỷ hà/ Thí như triêu lộ/ Khứ nhật khổ đa" nên mỗ có phần thiên vị cho anh Tào Tháo chăng. Đại để giai đoạn văn học này có hai khái niệm giông giống nhau nhưng không hoàn toàn trùng khít là Phong cốt Kiến An và Văn học Kiến An. Theo thói quen người ta hay nhắc cha con họ Tào Trước rồi nói Kiến An thất tử sau.
    Còn khái niệm phong cốt (Kiến An, hay Hán Ngụy) thì anh Lưu Hiệp đã nói rồi. Mời Vinhattieu cốc bia cỏ cho thoả tình tri ngộ
  8. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Hi changfeng.
    Lâu mới thấy bạn trở lại. Nói đến phong cốt Kiến An lại nhớ một chuyện làm tôi buồn cười. Hồi đọc Biệt Hiệu thư Thúc Vân có hai câu "Bồng Lai văn chương Kiến An cốt, trung gian Tiểu Tạ hựu thanh phát", sau này tôi cứ đinh ninh Tạ Huệ Liên là người thời Ngụy.
    Bạn là người thứ hai ở ttvn nhắc về Văn tâm điêu long với tôi, nâng với bạn một ly nào
    Yên ca hành - Tào Phi
    Gió ***g hiu hắt sương thu
    Vàng rơi mấy lá sa mù vương vương
    Thu về đã báo tin sương
    Thành Nam hồng nhạn lên đường từ lâu
    Chàng còn lưu lạc đâu đâu
    Người đi khắc khoải, kẻ sầu nao nao
    Bơ vơ gối lẻ song đào
    Lung lay phiến nguyệt, nghẹn ngào lời ca
    Buồng thu xế ánh trăng tà
    Đêm khuya nhìn giải Ngân Hà trôi ngang
    Nhìn nhau Chức Nữ, Ngưu Lang,
    Cầu sông thiếu nhịp riêng chàng xa em
    Lam Giang dịch
  9. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Hi changfeng.
    Lâu mới thấy bạn trở lại. Nói đến phong cốt Kiến An lại nhớ một chuyện làm tôi buồn cười. Hồi đọc Biệt Hiệu thư Thúc Vân có hai câu "Bồng Lai văn chương Kiến An cốt, trung gian Tiểu Tạ hựu thanh phát", sau này tôi cứ đinh ninh Tạ Huệ Liên là người thời Ngụy.
    Bạn là người thứ hai ở ttvn nhắc về Văn tâm điêu long với tôi, nâng với bạn một ly nào
    Yên ca hành - Tào Phi
    Gió ***g hiu hắt sương thu
    Vàng rơi mấy lá sa mù vương vương
    Thu về đã báo tin sương
    Thành Nam hồng nhạn lên đường từ lâu
    Chàng còn lưu lạc đâu đâu
    Người đi khắc khoải, kẻ sầu nao nao
    Bơ vơ gối lẻ song đào
    Lung lay phiến nguyệt, nghẹn ngào lời ca
    Buồng thu xế ánh trăng tà
    Đêm khuya nhìn giải Ngân Hà trôi ngang
    Nhìn nhau Chức Nữ, Ngưu Lang,
    Cầu sông thiếu nhịp riêng chàng xa em
    Lam Giang dịch
  10. dongfuonghong

    dongfuonghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2004
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Trong tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa của lão La Quán Trung do ảnh hưởng của tư tưởng chính thống thời phong kiến nên mới có tư tưởng ủng Lưu phản đối Tào. Coi Lưu Bị với nước Thục là chính thống còn Tào Nguỵ là phản phúc vi Tao da lan buc vua Han, con Tao Thao cuop ngoi nha Han. Trong Tam Quốc diễn nghĩa chỉ thấy nói chuyện Tào Tháo đánh nhau mà ít thấy ghi những công tích của Tào trong việc chấn hưng đất nước. Nhưng các nhà lịch sử hiện tại của Trung Quốc đã đánh giá công bằng Tào Tháo hơn. Lúc nhà Hán thối nát, bốn phương loạn lạc, dân chúng đói khổ vì loạn lac, chư hầu chém giết lẫn nhau, Tào Tháo đã ra tay dẹp loạn, thống nhất miền Hoa Bắc, thực hiện nhiều cải cách chính trị tích cực, đem lại ấm no cho dân, đuổi bọn tham quan ô lại, dùng người hiền. Nhưng để nắm quyền lực Tào cũng đã thực hiện một số biện pháp tàn bạo để diệt trừ những người chống đối nên nhiều người đã phản đỗi Tào. Việc họ Tào cướp ngôi nhà Hán cũng đã khiến cho nhiều sử gia phong kiến ghép Tào vào tội đại nghịch. Nhưng thử hỏi trước một triều đình mục nát như vậy có nên giữ không. Ở nước ta có ông Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, đánh luôn cả triều đại chính thống là nhà Ngô, nhưng đâu có ai nói ông là đại nghịch. Họ Trần giành ngôi nha Li khi nha Li da do nat roi thi moi dua xa hoi viet nam binh yen ma choi voi quan Mong Co nua chu. Theo các nhà sử học thời này của Tàu, thì giá như không có chuyện Khổng Minh ra giúp Lưu Bị, không có chuyện Khổng Minh ra giúp Tôn Quyền phá Tào vào năm 208 ở Xích Bích ấy, thì cứ để Tào Tháo thống nhất đất nước thì Trung Quốc đã không có chiến tranh loạn lạc kéo dài đến mấy chục năm khiến hao tổn biết bao xương máu của nhân dân. Trung Quốc kiệt quệ. Nhà Tấn thống nhất Trung Quốc không đuoc may chuc nam lai bị loan Ngũ Hồ tiêu diệt chia năm xẻ bảy Trung Quốc. Chiến tranh lại tiếp tục thêm vài trăm năm nữa. Bác nào đọc Hậu Tam Quốc thì thấy

Chia sẻ trang này