1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ố?Số?^ọá?ồ>ẵ - TAM QUỏằ?C - nhỏằ?ng g?ơ còn lỏ?Ăi

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi aqcharles, 25/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. _Arwen_

    _Arwen_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    3.574
    Đã được thích:
    0
    Ngụy Diên văn võ kiêm toàn, có khả năng tự quyết cao và tác chiến độc lập. Về điều này, Ngụy Diên được đánh giá chỉ đứng sau Quan Vân Trường trong các tướng lĩnh của Thục Hán. Ngụy Diên sau gáy có tướng phản trắc (hồi xưa chuyện tướng số được coi trọng lắm) nhưng Khổng Minh là người nhân ái và rất cầu hiền đã bênh vực, cho rằng cái đó là do trời sinh chứ không phải con người có thể quyết được nên vẫn rất tin dùng.
    Sau khi lấy được Tây Xuyên thì Khổng Minh thường xuyên dùng Ngụy Diên dưới trướng và rất tin cẩn nhưng ông ta biết rằng sau ông, Ngụy Diên chẳng chịu tuân phục ai cả. Dưới trướng Khổng Minh còn có cánh tay trái thầm lặng là Dương Nghi, rất xuất sắc về chiến lược và kinh tế. Nỗi buồn lớn nhất của Khổng Minh là 2 con người này không bao giờ chịu dung hòa với nhau.
    Trước khi qua đời tại đồng Ngũ Trượng, Khổng Minh đã nhắn lời với Hậu chúa qua Phí Vĩ là sau ông có Tưởng Uyển và Phí Vĩ kế thừa đồng thời cho Dương Nghi chỉ huy việc lui binh vào Hán Trung, Ngụy Diên chặn hậu. Ông cũng không để lại kế giết Ngụy Diên như truyện TQDN đã ghi vì ông cho rằng Ngụy Diên cũng chỉ đến mức khẩn thiết đánh Ngụy.
    Ngụy Diên vì bất bình với việc Dương Nghi được giao chỉ huy các đoàn quân nên đã bỏ nhiệm vụ chặn hậu mà đi tắt vào cửa Nam Cốc chặn đoàn quân Dương Nghi từ Tà Cốc rút về với ý định muốn tiến quân tiếp vào Trung Nguyên. Nhưng các tướng dưới trướng Ngụy Diên đều không thuận và phàn nàn, oán trách.
    Dương Nghi về đến cửa Nam Cốc đã sai Vương Bình ra đánh Ngụy Diên để mở đường về. Vương Bình là 1 vị tướng rất có uy tín của Thục Hán và rất được lòng quân. Ông quyết định không dùng vũ lực mà mặc áo vải thường, không cầm vũ khí đến trước trận gặp Ngụy Diên nói những lời thống thiết, tê tái. Quân, tướng dưới trướng Ngụy Diên phần vì nhớ quê, phần vì yêu thương Thừa tướng, căm ghét Ngụy Diên trái lời căn dặn nên đã tan hết, tự chạy vào Hán Trung.
    Số quân ít ỏi thân thiết còn lại dễ dàng bị đánh tan, Ngụy Diên phải cải trang chạy vào Hán Trung lẩn trốn và cuối cùng bị Mã Đại (tướng cũ của Mã Siêu) bắt được. Ông bị chém đầu và mang tiếng xấu hơi quá mức cho đến ngày hôm nay.
    Được _arwen_ sửa chữa / chuyển vào 08:09 ngày 02/02/2007
  2. _Arwen_

    _Arwen_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    3.574
    Đã được thích:
    0
    ồ.ôộ~àồ>ắ
    ổoỗ"ô
    ồSYỗ>-ọá?ồ^?ồ>ẵùẳOồổ^ồ.ôộ~àồ>ắó?,
    ổYổàỗYọáốẵơùẳOộÊổăồÔồzồó?,
    Công cĂi tam phÂn quỏằ'c
    Danh thành bĂt trỏưn 'ỏằ"
    Giang lặu thỏĂch bỏƠt chuyỏằfn
    Di hỏưn thỏƠt thôn Ngô.

    Công trạm chia ba nặỏằ>c
    BĂt trỏưn 'ỏằ" lặu danh
    Nặỏằ>c trôi 'Ă chỏng chuyỏằfn
    Nuỏằ't Ngô, hỏưn mÊi còn. *

    Khuyỏt danh
    * Nỏằ-i hỏưn cỏằĐa Gia CĂt Thỏằôa tặỏằ>ng vơ 'Ê không ngfn 'ặỏằÊc ThỏằƠc chỏằĐ 'Ănh Ngô.
    Được _arwen_ sửa chữa / chuyển vào 13:40 ngày 31/01/2007
  3. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1
    Tam Quốc Chí của Trần Thọ ghi thế này hả bạn?????
  4. _Arwen_

    _Arwen_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    3.574
    Đã được thích:
    0
    Em xem trong 1 quyển sách về cuộc đời của Khổng Minh - Gia Cát Lượng.
  5. _Arwen_

    _Arwen_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    3.574
    Đã được thích:
    0
    Gia Cát Lượng tộc biểu
    GC Phong - GC Khuê - GC Cẩn....- GC Khác - GC Sước
    ..................................................................- GC Tùng
    ..................................................................- GC Kiến
    ..................................................- GC Kiều..- GC Phàn
    ..................................................................- GC Hiển
    ..................................................- GC Dung
    ...............................- Chị GC Lượng (không rõ tên), chồng là Long Sơn Thị
    ...............................- GC Lượng - GC Chiêm - GC Thượng
    .................................(vợ là...........................- GC Kinh
    .................................Hoàng Thị)....................- GC Chất
    ...................................................- GC Hoài
    ...................................................- GC Quả
    ...............................- GC Quân.....- GC Vọng
    .................................(vợ là Lâm Thị)
    Gia Cát Lượng sinh năm 181, kém anh cả Gia Cát Cẩn 4 tuổi.
    Năm lên 9, mẹ GCL là Chương Thị qua đời, 12 tuổi, mồ côi cả bố.
    Năm ông 14 tuổi, anh GC Cẩn theo mẹ kế sang Giang Đông, GCL cùng người em ở với người chú là GC Huyền - Thái Thú Dương Châu.
    Năm ông 17 tuổi, chú mất, GCL về ẩn cư tại Long Trung.
    Năm ông 20 tuổi, GC Cẩn làm quan ở Đông Ngô.
    Năm ông 27 tuổi, Lưu Bị 3 lần tới lều tranh, GCL đưa ra "Long Trung sách" chia 3 thiên hạ.
    Được _arwen_ sửa chữa / chuyển vào 08:57 ngày 02/02/2007
  6. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1

    Ai bàn về Nguỵ Chủng cái với nhỉ?
  7. _Arwen_

    _Arwen_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    3.574
    Đã được thích:
    0
    Về phần tiểu sử của Gia Cát Thừa tướng, hôm nào rảnh rảnh em bổ sung sau. Bi giờ nói tiếp về cuộc đời đệ tử thứ 2 của Thừa tướng.
    Trong tuyến đầu Bắc phạt, 2 người mà GCL rất cần đến là Dương Nghi và Ngụy Diên, 1 văn 1 võ mà tài cán thuộc hàng cao nhất của quân Bắc phạt. Nhưng 2 người này đều cậy tài mà ngạo mạn, tranh chấp nhau rất ác liệt. Tam Quốc chí có chép: "GCL rất tiếc tài năng của Dương Nghi nhưng cũng rất xem trọng sự dũng mãnh của Ngụy Diên, thường hận vì 2 người chẳng thể dung hòa, không nỡ bỏ người nào cả." Lúc bệnh đã nặng ở đồng Ngũ Trượng, sau khi dự liệu chuẩn xác các mặt lợi hại, ông quyết định giao cho Dương Nghi chỉ huy việc rút quân. Quả nhiên Dương Nghi phát huy tài cán hơn người, lãnh đạo đại quân về tới Hán Trung mau chóng, an toàn. Nhưng việc này cũng đã nảy sinh việc Ngụy Diên không bằng lòng, dẫn đến bi kịch binh bại mà bị giết.
    GCL khi còn sống đã đau đầu với tính khí hẹp hòi, bất hòa với người khác của Dương Nghi. Ông hiểu rõ người này tham mưu sáng suốt, song chẳng thể là người lãnh đạo ưu tú nên đã di ngôn rằng người kế thừa là Tưởng Uyển có tính bao dung, rộng rãi. Sau khi đại quân rút về Thành Đô, Tưởng Uyển đang là Thượng thư lệnh kiêm Thứ sử Ích Châu tạm thay chức Thừa tướng mà GCL để lại. Dương Nghi được phong làm quân sư, vẫn làm tham mưu trưởng nhưng không có thực quyền thống trị.
    Khi Tiên chủ còn sống, Dương Nghi là Thượng thư, Tưởng Uyển cũng chỉ là Thượng thư lang, sau này cùng được bổ nhiệm làm Trưởng sử Phủ Thừa tướng của GCL, song nhiệm vụ của Dương Nghi thường quan trọng và gian khổ hơn Tưởng Uyển nên trong thâm tâm thường tự cho rằng có tầm quan trọng cao hơn Tưởng Uyển. Khi Dương Nghi biết GCL có ý chọn người kế thừa là Tưởng Uyển, đã rất không vừa lòng, chẳng những công khai miệt thị Tưởng Uyển mà còn bày tỏ sự bất mãn với GCL.
    Sự phản ứng kịch liệt của Dương Nghi lập tức trở thành sự bất ổn định trong chính quyền mới của Thục Hán. Tưởng Uyển không biết làm sao bèn phái Phí Vĩ là người có quan hệ với Dương Nghi đến an ủi, chẳng ngờ Dương Nghi phản ứng càng mạnh hơn và nói ra những lời ác khẩu hàm ý uy hiếp và oán trách rằng: "Đang lúc Thừa tướng mới mất, nếu như ta dẫn quân đầu hàng Tào Ngụy thì đã là người có công lớn chứ không chịu chìm đắm như bây giờ, cuối cùng đã phải hối hận vậy".
    Phí Vĩ kinh sợ, không dám giấu giếm, lập tức mật báo với triều đình. Tưởng Uyển nhớ tới công lao của Dương Nghi nên đã miễn tội chết, phế làm dân thường, lưu đày đến quận Hán Gia. Đó là năm Kiến Hưng thứ 13. Chẳng ngờ Dương Nghi lại cho rằng bị làm nhục quá mức, quyết tìm đường chết, dâng thư công khai chê trách triều đình không công bằng, lời lẽ gay gắt, bất phục. Tưởng Uyển bất đắc dĩ phải cho bắt giam. Dương Nghi tự sát trong ngục.
    Nỗi hận lớn nhất của Gia Cát Vũ hầu là đã không ngăn được Tiên chủ đánh Ngô. Sự ân hận lớn nhất của Gia Cát Vũ hầu là đã không nghe lời thác cô của Tiên chủ, cẩn thận, không giao việc lớn cho Mã Ấu Thường (Mã Tốc) để cuối cùng vỡ mất kế hoạch Bắc tiến, buộc phải cho chém đầu 1 tài danh. Thừa tướng khóc mãi về việc này, coi như mình đã trái lời để Mã Tốc phải chết vì chính quyết định giao quyền của mình. Sau khi ông mất, 2 cánh tay đắc lực trong các chiến dịch Bắc chinh lại có kết cục như vậy, thật đau lòng.
    Thời Tam quốc, trong 9 châu nước Thục chỉ có Ích Châu.
    Được _arwen_ sửa chữa / chuyển vào 11:32 ngày 02/02/2007
    Được _arwen_ sửa chữa / chuyển vào 12:45 ngày 02/02/2007
  8. _Arwen_

    _Arwen_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    3.574
    Đã được thích:
    0
    "Bát trận đồ"
    Bát trận đồ là những vùng đất rộng lớn được xếp nhiều khối đá theo hình thế do Gia Cát Lượng phát minh dùng để thao luyện quân mã, đóng quân và phòng thủ. Hiện nay người ta còn tìm thấy 3 "Bát trận đồ" của Khổng Minh.
    Trận đá nổi tiếng nhất nằm ở thượng lưu sông Trường Giang thuộc huyện Phụng Tiết, tỉnh Tứ Xuyên. Trận đá này có chu vi 480 trượng, do các khối đã xếp thành, có khối cao 5 trượng, chu vi 3 sải tay bày như bàn cờ... Mùa Hè nước ngập che lấp hết, mùa Đông nước rút mới có thể thấy được... Bát trận đồ này được chia làm 8 trận là Động Đương, Trung Hoàng, Long Đằng, Điểu Phi, Hổ Dực, Chiết Xung, Liên Hành, Ác Cơ.
    Ngoài trận đá này ra còn có 2 trận ở địa phương khác. 1 ở huyện Miễn, tỉnh Thiểm Tây (gần với phần mộ Gia Cát Lượng). 1 ở huyện Tân Quận, tỉnh Tứ Xuyên. Trận đá ở Tân Quận có số trận pháp đứng đầu là 128 trận, dùng trong tấn công hoặc dã chiến. Trận đá lớn nhất nằm ở Thành Đô, là 1 doanh trại có 256 trận dùng để đóng quân lâu ngày, chứa đựng lực lượng rất lớn và phòng thủ rất mạnh.
    Tư Mã Chiêu khi diệt được Thục Hán đã cho Trần Hiệp học cách bày các trận đá này. Thời Đường Thái Tông, nhà binh pháp trứ danh Lý Tĩnh đã căn cứ vào các trận đá của Khổng Minh sáng tạo ra Lục hoa trận pháp.

    Được _arwen_ sửa chữa / chuyển vào 12:50 ngày 02/02/2007
  9. nguyenduonghai

    nguyenduonghai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2006
    Bài viết:
    757
    Đã được thích:
    0
    Công thành nặỏằ>c tam phÂn
    Tiỏng cao 'ỏằ" bĂt trỏưn
    Nặỏằ>c chỏÊy 'Ă trặĂ trặĂ
    ĐĂnh Ngô còn 'ỏằf hỏưn
    [ khuyyỏt danh]
    Công lỏằ>n trạm ba nặỏằ>c
    Danh nỏằ.i bĂt trỏưn 'ỏằ"
    Nặỏằ>c trôi không mòn 'Ă
    Hỏưn chỏng thỏằf nuỏằ't Ngô
    To AWEN: Đỏằc mỏƠy tài liỏằ?u do em tỏÊi lên mỏằ>i thỏƠy thỏưt 'au lòng cho GCL. Đó câng là 'iỏằu bỏƠt 'ỏc chư cỏằĐa cao nhÂn vỏưy. Em 'ỏằc hỏt Tam Quỏằ'c Chư cỏằĐa TrỏĐn Thỏằ chặa? Có khĂc nhau nhiỏằu giỏằa hai bỏÊn Tam quỏằ'c này không? Em Tỏt này fn Tỏt ỏằY TQ hay Viỏằ?t Nam?
  10. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Người đọc kính phục tấm lòng trung trinh và tài thao lược của Gia Cát Lượng nhưng nghĩ sâu xa hơn, cuộc đời và sự nghiệp của Gia Cát là một bi kịch được dự báo trước, để người đời sau không khỏi chạnh lòng tiếc nuối...
    Ta có thể hình dung được hình ảnh Gia Cát lần cuối ngồi trên cỗ xe đẩy ra trại quân nhìn cảnh binh sĩ tập trận giữa nắng chiều tà, gió thu lạnh lẽo thổi tạt buốt thấu xương, lá cờ suý như hắt hiu theo râu tóc muối tiêu vì lo nghĩ, than thở với trời xanh: Trời xanh hỡi, nỗi hận này biết bao giờ nguôi?! ở trên gò Ngũ Trượng. Tôi cho rằng đây là hình ảnh bi tráng bậc nhất trong TQDN.
    Arwen: bác không thay đổi kết cục đó thay cho Gia Cát thừa tướng đâu phải không? Gia Cát đã từng than: Mưu việc tại người, thành việc tại trời!
    Bác nên về với thực tế đi.

Chia sẻ trang này