1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ố?Số?^ọá?ồ>ẵ - TAM QUỏằ?C - nhỏằ?ng g?ơ còn lỏ?Ăi

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi aqcharles, 25/07/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. _Arwen_

    _Arwen_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    3.574
    Đã được thích:
    0
    Em thấy khác nhiều lắm anh ạ. Trong lời đầu sách bản dịch tiếng Việt cuốn TQDN có ghi rằng truyện 7 phần thực 3 phần hư nhưng người TQ đánh giá rõ hơn, cho rằng TQDN của họ La chỉ có 3 phần là thực, 4 phần là khuyếch trương và 3 phần là thần thánh hóa nhân vật.
    Em ví dụ 1 chỗ khác nhau cơ bản: Trong TQDN viết Gia Cát Lượng lục xuất Kỳ Sơn nhưng trong Tam Quốc Chí của Trần Thọ chỉ ghi có 5 lần (từ năm thứ 5 đến năm thứ 12 Kiến Hưng)
  2. _Arwen_

    _Arwen_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    3.574
    Đã được thích:
    0
    Năm Gia Cát Lượng 27 tuổi, Lưu Huyền Đức (năm đó 48 tuổi) 3 lần đến thảo lư tại Long Trung (về tích tam cố thảo lư này người Trung Quốc cho rằng là sự thực lịch sử, căn cứ trên nhiều chứng tích khác, đặc biệt là "Xuất sư biểu"). Những điểm quan trọng nhất trong "Long Trung sách" là Kinh Châu - Tương Dương và Ích Châu, những nhận định về con người Lưu Biểu, Chương Lỗ, Lưu Chương.
    Người sau cho rằng Long Trung sách được thực hiện bởi 2 giai đoạn chủ yếu: Lấy Kinh Châu và lấy Ích Châu. Ích Châu đối với kế hoạch khôi phục nhà Hán chủ yếu là lấy nơi hiểm yếu, lấy dân và lương thực. Ngay từ khi ở lều tranh, Khổng Minh đã cho rằng sau này khi thế chia Tam túc đỉnh, Lưu Bị cũng phải theo chiến lược "liên Ngô phá Tào" và muốn diệt Tào chỉ có con đường qua lối Kinh Châu - Tương Dương. Lúc này Tào - Ngụy đã chiếm hơn nửa thiên hạ.
    Điều đó lý giải tại sao ông đã chọn lựa vị tướng hoàn thiện nhất của Thục Hán là Quan Vân Trường trấn giữ Kinh Châu. Nhưng tiếc rằng sau khi nhận chìm 7 đạo quân của Vu Cấm, chém chết Bàng Đức, Quan Công đã tỏ ra kiêu ngạo và không thực hiện triệt để chiến lược của Khổng Minh. Khi Lỗ Túc còn sống, với tầm nhìn xa rộng và ôn hòa, còn có thể giúp yên ổn được. Nhưng sau khi ông qua đời, Lã Mông được giao nhiệm vụ đối phó với Quan Công - cả 2 vị chủ tướng của 2 bên đều thuộc phe hiếu chiến và kiêu ngạo nên đã dẫn đến kết cục như vậy.
    Câu cuối bài thơ 4 câu ở trên chẳng những người VN có 2 cách dịch mà người TQ cũng có 2 cách hiểu. 1 hiểu rằng GCL hận không ngăn được Tiên chủ đánh Ngô và 1 hiểu theo nghĩa GCL căm hận nước Ngô chiếm mất Kinh Châu làm kế hoạch của ông mãi mãi vỡ đổ. Có lẽ cách hiểu nào cũng có thể coi là đúng. Về sau, GCL 5 lần Bắc chinh đều phải tiến theo lộ Kỳ Sơn, đường sá xa xôi, khó khăn, hiểm trở vô cùng. Đến lần thứ 4 đã phải cho trồng lúa ở Lũng Thượng, chế tạo khí cụ để vận tải lương và luân chuyển quân sỹ. Cuối cùng vì lao lực quá, bệnh dạ dày phát mà mất ở đồng Ngũ Trượng.
    Tưởng Uyển lên thay đã cùng Khương Duy tính cách bỏ lối Kỳ Sơn mà theo đường thủy nhưng Tưởng Uyển ốm, mất sớm nên kế hoạch này bị hủy bỏ. Phí Vĩ lên thay rồi bị thích khách ám sát, nước Thục từ đó suy giảm người tài. Khi còn sống GCL đã nghĩ tới những người thay thế nhưng cũng thật rủi ro.
    Em sẽ cố gắng giới thiệu 1 số đoạn và 1 số biến cố quan trọng nhất quyết định đến cục diện của cuộc chiến tranh thời Tam quốc:
    Trận Xích Bích
    Trường Giang cuộn chảy về Đông
    Thác ghềnh sàng lọc anh hùng nghìn năm
    Tây biên lũy cũ giăng giăng
    Lưu truyền Xích Bích hỏa công thuở nào
    Sóng dâng bờ bãi sôi trào
    Cuốn bao tuyết trắng hòa vào mênh mông
    Giang sơn vốn đẹp lạ lùng
    Lại thêm bao khách anh hùng điểm tô.

    [​IMG]
  3. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Gia Cát thừa tướng đã phải bó tay thì bọn Duy, Uyển, Vĩ... cùng với hậu chủ Lưu Thiện thì làm được gì?
  4. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1
    Thục bé bằng 1 nắm đấm, nói là thế chân vạc cho oai chớ trong 3 nước Thục yếu nhất, thổi phát bay. Minh kéo quân ra Kỳ Sơn tôi đồ là lấy công làm thủ thôi chứ đánh Nguỵ khác gì châu chấu đá voi
  5. _Arwen_

    _Arwen_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    3.574
    Đã được thích:
    0
    Nếu như nói về thời Hậu chủ thì có thể nhận xét trên là đúng nhưng thời Tiên chủ lại khác nhiều lắm huynh ạ. Trần Thọ cho rằng nước Thục tuy nhỏ bé nhưng Thục Hán và Giang Đông thời đó thâu tóm nhiều anh hùng kiệt xuất nhất của thiên hạ, nhất là Thục với chính sách nhân khẩu và cầu hiền của Lưu Bị cùng Khổng Minh. Những tướng giỏi của Tào - Ngụy thậm chí không so sánh được với Ngụy Diên.
    Sau đại chiến Xích Bích, Tào Tháo chỉ thiệt hại quân trên mặt sông và trại ven bờ, còn những đạo quân lớn đóng sâu phía trong hầu như còn nguyên vẹn và vững chãi. Nhưng Tào Tháo phải quyết định triệt thoái 500 dặm, nếu 1 dặm TQ thời đó = 500m thì quân Tào đã lùi tới 250km. Nhưng quân Tào lui là vì lo ngại quân Tây Lương của Mã Đằng - Hàn Toại ở phía Tây và Hứa Đô lúc đó có nhiều biến động chính trị.
    9 châu gồm: Thanh, U, Từ, Ký, Kinh, Dương, Duyện, Dự và Ích. Sau khi Lưu Bị lấy được Ích châu, quân lực lớn mạnh vô cùng với ngũ hổ (những vị tướng tài nhất thời đó) và quân sư Khổng Minh. Ông đã từng do dự lựa chọn giữa Quan Công và Triệu Vân trong việc tìm người gìn giữ Kinh Châu nhưng ông thấy hợp với Triệu Vân trong quá trình bình Xuyên hơn. Nếu như nước Thục còn nguyên vẹn và thực hiện được chiến lược "liên Ngô phá Tào" thì cũng chưa biết thế nào đâu ạ. Trong cuộc chiến tranh Sở - Hán, vào lúc khó khăn nhất, Lưu Bang còn ở chổ hiểm nghèo hơn. Vậy mà cuối cùng vẫn lấy được thiên hạ.
    Tiếc rằng sau khi mất Kinh Châu và Tương Dương, mất Quan Công, mất đi 1 nửa diện tích, mất con đường thuận lợi nhất tiến đến Lạc Dương, mất đi số lượng dân, quân rất lớn và đã được kê nhân khẩu, nước Thục lại mất thêm Trương Phi rồi đạo quân báo thù của Tiên chủ bị thiệt hại lớn bởi Lục Tốn, có thể nói Thục Hán đã mất đi cả thiên thời, địa lợi và nhân hòa để đến nỗi "Gió Thu thổi mãi đồng Ngũ Trượng" như khóc như than, như thương như hận, xót xa, tiếc nuối. Thừa tướng Thục Hán mất nơi trận tiền, mang theo bao nhiêu ước mơ, khát vọng và cả niềm uất hận.
  6. htcuong

    htcuong Phải lấy người như anh!

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    6.542
    Đã được thích:
    9
    Bon chen tý, bác nào link đọc truyện Tam Quốc mà có chép cả những bài thơ ở cuối mỗi hồi (và cả bên trong từng hồi) như ở trong sách ko thì cho em với. Đọc Tam Quốc rất khoái đọc thơ mà chẳng có bản text trên mạng nào có cả
  7. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0

    Mua sách Tam Quốc Chí - Trần Thọ đọc hay hơn bác ạ. Tam Quốc Diễn Nghĩa chỉ là tiểu thuyết nửa hư nửa thực, chỉ đọc để giải trí là chính.
    Nhưng nếu bác đã muốn thì bác vào www.vietshare.com đi.
  8. duongtuphong

    duongtuphong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/05/2003
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    0
    Con gái mà cũng chăm đọc sách ghê nhỉ. Đại thể là bạn bình luận không sai.
    Có 1 điều mình không hiểu, đại đa số các nhân vật cốt cán trong tập đoàn thống trị của Lưu Bị là do Bị mang từ Trung Nguyên vào. Nhân tài thu thập được trong 2 Xuyên rất ít. Cũng vì vậy mà khi các nhân vật này chết đi vào cuối Tam Quốc, nước Thục của Hậu Chủ gần như bỏ trống để Chung Đặng tiến đánh (ngay cả Khương Duy cũng là do Gia Cát thu phục từ Trung Nguyên). Xuyên suốt lịch sử Trung Hoa sau đó thì vùng đất Ba Thục cũng không sản sinh ra nhân vật nào đặc biệt xuất sắc, vây sao thỉnh thoảng khi mình đọc sách báo TQ vẫn thấy người ta nói đất Tứ Xuyên là vùng đất nổi tiếng, đại khái là địa linh nhân kiệt nhỉ?
  9. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Bác htcuong, lúc trước tôi vội quá, vào đây, có link cụ thể ở đây:
    http://www.vietshare.com/tusach/tamquocdn.asp
  10. htcuong

    htcuong Phải lấy người như anh!

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    6.542
    Đã được thích:
    9
    Em vào được rùi, cảm ơn các bác nhiều

Chia sẻ trang này