1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ố?Số?^ọá?ồ>ẵ - TAM QUỏằ?C - nhỏằ?ng g?ơ còn lỏ?Ăi

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi aqcharles, 25/07/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Tứ Xuyên là quê của Đặng Tiểu Bình người chủ trương phát triển kinh tế Trung Quốc đấy.
  2. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1
    Nếu nói thế thì Cụ Lý tên Bằng cũng là người Thành Đô đấy
  3. duongtuphong

    duongtuphong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/05/2003
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    0
    Ồ cám ơn ban đã nhắc nhở. Sao mình lại có thể quên Đặng được nhỉ?
    Các bạn đi nhiều, có thể chọn lọc post những tấm ảnh về Thành Đô và Tứ Xuyên (liên quan đến những địa danh lịch sử) lên đây không? Như một số bạn đã post trong topic Đường Thi vậy. Cám ơn nhiều.
    À, Thành Đô phiên âm có phải là Cheng du không các bạn?
  4. TrueLie

    TrueLie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/01/2002
    Bài viết:
    591
    Đã được thích:
    0
    Theo mình thì Triệu Vân mới là vị tướng hoàn thiện nhất của Thục Hán. Luận về võ công tài trí đều không thua kém Quan Vân Trường, mà lại khiêm nhường biết mình biết người hơn QVT nhiều.
    Không hiểu tại sao Khổng Minh không cử Triệu Vân giữ Kinh Châu nhỉ?
  5. leson1978

    leson1978 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2006
    Bài viết:
    1.211
    Đã được thích:
    0
    mình cũng là fan hâm mộ tqdn , xin được làm quen với mọi người cùng sở thích
  6. _Arwen_

    _Arwen_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    3.574
    Đã được thích:
    0
    Tự nhiên nhìn cái avatar anh hùng Chile thấy thích thích.
    Người trấn giữ vùng đất rộng lớn và hiểm yếu nhất, nơi tiếp giáp 3 nước phải là người uy danh lẫy lừng bốn cõi, vừa phải biết dùng quân vừa phải biết trị dân và trung thành. Về điều này Triệu Vân không thể bằng Quan Công được. Hơn nữa Khổng Minh dẫn quân vào Tây Xuyên nếu để vị tướng nghiêng ngửa một góc trời ở dưới trướng liệu có dễ sai khiến như Triệu Vân không?
    Dù sao trong suốt thời kỳ chiến tranh Tam quốc, Triệu Vân cũng chỉ thể hiện là 1 vị tướng tài, cái tài mang tính cá nhân lắm, làm sao toàn diện như Quan Công được. Em cũng chỉ dám nói Quan Công hoàn thiện nhất trong các tướng Thục Hán. Cái tài đó thể hiện qua việc biến 7 đạo quân của Vu Cấm thành tôm thành cá khiến cả Tôn Quyền và Tào Tháo cùng kinh sợ dẫn đến sự liên kết tạm thời, ngắn ngủi và duy nhất giữa Ngô và Nguỵ - Lã Mông và Tào Nhân cùng liên kết chống Quan Vân Trường. Nhưng tiếc thay, cái tài đi kèm cái tật.
    Nếu là Trương Phi thì sao nhỉ? Không được đâu. Vừa mới chuẩn bị báo thù mà đã chết lãng xẹt. Còn Ngụy Diên thì càng không được. Để ông ấy cai quản Kinh - Tương thì chắc hẳn chúng ta không đọc Tam quốc mà là Tứ quốc diễn nghĩa.
    [​IMG]
    Được _arwen_ sửa chữa / chuyển vào 11:08 ngày 21/02/2007
  7. allah_akbar

    allah_akbar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2004
    Bài viết:
    343
    Đã được thích:
    0
    Đọc Tam Quốc thú vị nhất là cuộc đối đầu giữa Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý. Cuộc đối đầu này cũng gần gần như cuộc đối đầu Nguyễn Huệ - Nguyễn Ánh ở Việt Nam. Thế mới biết sức người một phần, yếu tố khách quan lại là một phần khác, gộp lại mới thành công được. Gia Cát Lượng đối đầu với Tư Mã Ý hầu hết là thắng, nhưng cuối cùng đều vô công, thắng mà chẳng được lợi ích gì. Nguyễn Huệ cũng vậy, không biết bao lần đánh Nguyễn Ánh tan nát mà kết cục lại vẫn là thua, vì mục đích cần đạt là bắt sống Nguyễn Ánh thì lại chẳng được. Phần mình, đọc tiểu thuyết tôi thích các nhân vật phải nếm đủ mùi cay đắng mà không ngã chí như Tào Tháo, Tư Mã Ý hay Nguyễn Ánh. Những nhân vật này "đời" hơn, "thực" hơn hẳn những nhân vật bách chiến bách thắng mưu lược không ai bằng như Gia Cát Lượng hay Nguyễn Huệ. Đọc tam quốc, thú vị nhất là những lúc cùng đường của Mạnh Đức tiên sinh. Tỷ như lúc bị hoả công ở Bộc Dương cuống cuồng chạy thế nào lại đụng ngay Lã Bố, may nhanh trí lợi dụng lúc tranh tối tranh sáng chỉ cho anh chàng họ Lã đuổi theo người khác mà thoát nạn. Rồi như lúc bị Mã Siêu đuổi, đến cắt trụi cả râu mà vẫn không thoát, suýt nữa bỏ mạng. Cả truyện chỉ vì thật thà thốt ra câu: "Thà ta phụ người chứ không để người phụ ta" (Mà đấy là ông La QUán Trung dùng văn phòng tứ bảo ép Tháo nói thể, chứ thời đó chưa có máy ghi âm ai mà biết Tháo có nói vậy thực không) mà mang tiếng gian hùng, trong khi Lưu Bị khôn lỏi đóng vai đạo đức giả đến độ tuyệt đỉnh, đáng đoạt giải Oscar thì được tiếng nhân đức. Đọc Tam quốc tôi chán nhất khi đọc đến đoạn Tào Tháo chết, và khoái nhất lúc anh chàng bán giày bị cậu thư sinh Lục Tốn đuổi cho chạy vắt giò lên cổ. Chỉ mê đọc truyện mà không hay đọc sử, thành ra chỉ dám lạm bàn trong truyện mà thôi. Mà cũng xin nói thêm thật thà tội nghiệp nhất Tam Quốc chắc là anh Lỗ Túc, cả truyện chỉ có một lần cùng quẫn quá đành bày trò mời tiệc rượu định dụ khị Quan Vũ, nhưng khổ nỗi đóng không đạt vai đến nỗi bị Vũ lôi xềnh xệch ra tận bờ sông.
    Nói về tướng võ, văn võ toàn tài nhất có lẽ là Trương Liêu và Từ Thịnh. Thân làm võ tướng, Trương Liêu giữ thành Hợp Phì trơ trọi, phải chống lại cả quân mã Đông Ngô của Tôn Quyền mà khiến quân Ngô không biết bao lần khốn đốn. Lần đầu, ngay khi Tào Tháo thua trận Xích Bích phải về bắc, các thành do các tướng khác trấn thủ đều bị mưu của Gia Cát Lượng chiếm hết. Chỉ mình Trương Liêu ở Hợp Phì khiến Tôn QUyền bẽ mặt, đã không chiếm được thành còn mất cả Thái Sử Từ. Rồi đến trận Tiêu Diêu khiến trẻ con Đông Ngô nghe nói đến Trương Liêu cũng không dám khóc đêm nữa, thật sảng khoái hào hùng.
    Từ Thịnh cũng là một tướng không được nhắc đến nhiều lắm, nhưng chỉ một chiến thắng dùng hoả công đánh tan tác 30 vạn quân của Tào Phi cũng đáng mặt anh hùng lắm rồi. Còn ngũ hổ tướng của Lưu Bị, tuy được La Quán Trung dành rất nhiều giấy mực ca ngợi tâng bốc, nhưng tuyệt không ai có được những chiến công lẫy lừng như hai người trên.
    Lại nhắc lại, tôi chỉ dựa trên nội dung tiểu thuyết mà phán thôi. Các bác đừng dùng chính sử lục vấn, xin chịu thua trước
  8. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi lỡ việc trước là do Bàng Thống chủ quan bị mắc mưu ở gò Lạc Phượng, khiến Gia Cát không thể không vào Xuyên giúp Lưu Bị.
    Người giữ Kinh Châu phải là Gia Cát mới đủ tài trí, lại thêm Quan Vũ dưới trướng nữa thì Tôn, Tào không thể làm gì được. Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân hay Nguỵ Diên đều là võ tướng (không phủ nhận là có tài) nhưng đều không xứng để giữ đất Kinh rất quan trọng ấy.
    Việc Quan Vũ thua, cũng có phần lỗi tại Gia Cát. Tại sao khi bình Xuyên rồi, cứ ở đó mãi? Nếu Gia Cát mà nhanh chóng về Kinh Châu ngay cùng với Quan Vũ thì đâu đến nỗi.
  9. Mikhail_Kalashnicov

    Mikhail_Kalashnicov Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2006
    Bài viết:
    411
    Đã được thích:
    1
    Chiếm xong Xuyên còn phải ăn hút tý rồi mới uýnh thêm chỗ nào thì uýnh chớ. Chiếm được mà không ấy ấy tý thì ....công cốc à
  10. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Làm vậy chẳng khác nào lo ăn con tép (Thục - Xuyên) mà lỡ con tôm (Sở - Kinh).

Chia sẻ trang này