1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ố?Số?^ọá?ồ>ẵ - TAM QUỏằ?C - nhỏằ?ng g?ơ còn lỏ?Ăi

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi aqcharles, 25/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. SangNhat

    SangNhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2007
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Thứ nhất, chúng ta ở đây, không được tiếp xúc với Tư Mã Ý lần nào (tất nhiên), thế thì phải dựa vào nhận xét của người thời ấy. Chỗ bôi vàng kia, thú thực là tôi không hiểu nhà bác không hiểu tôi nói hay không hiểu Tào Tháo nói nữa. Cứ cho là về sau triều thần ghen ghét nhắc lại lời nói đó ( khiến mưu của Gia Cát thành công, cho bác Tư Mã về vườn đi), nhưng cũng không nên phủ nhận sạch trơn cái cách nhìn người của Nguỵ Vũ Đế. Thế nhà bác quên vụ Thái phó Tư Mã giả ốm sắp chết để cướp binh quyền trong tay họ Tào à?
    Để cướp binh quyền của họ Tào, loại bỏ dần vây cánh họ Tào, từ vị trí một Thái phó ngồi chơi xơi nước, tay già này lừa lúc mấy anh em Tào Sảng đi săn, làm phát binh biến thế là hốt một gói. Khổ thân ông "trí nang" Hoàn Phạm phải vạ lây. Chỉ riêng việc bỏ qua một sự kiện lớn như thế, chứng tỏ bác chưa đọc tập 8 (bản cũ) của 3 quốc rồi. Nên đọc lại!
    Thứ hai, nếu bảo họ Tào bức bách, thì cái gọi là "quân xử thần tử thần bất tử bất trung" nó để chỗ nào? Bây giờ tôi và nhà bác thống nhất thế này nhé, nếu đem quan niệm hiện đại để mà suy thì kẻ nào mạnh, kẻ ấy được thì việc họ Tư Mã cướp ngôi là hoàn toàn đúng! Nhưng nhà bác lại nhập nhằng giữa cái hiện đại và cái tư tưởng của thời ấy. Thời ấy thì bất cứ kẻ nào tiếm ngôi vua cũng phải nói là kẻ bất trung trước đã. Thằng Ý đoạt binh quyền, thằng Sư nắm quyền Đại tướng quân, thằng Viêm ép vua gia cửu tích, phong Tấn công rồi lại sai kẻ tôi tớ giết vua. Một bầy bất trung! Thế mới có câu "Lòng dạ họ Tư Mã kẻ đầu đường cũng biết". Đừng nói chuyện bị ép buộc gì, nếu Tư Mã "ngoan" thì bắt chước anh họ Khương ra cày ruộng ở Đạp Trung đi, đằng này ....
  2. ZhuJeLiang

    ZhuJeLiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2007
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    bạn nguyenduonghai ơi, có lẽ bạn nên xem lại những gì mình viết chăng, bởi vì mâu thuẫn tồn tại ngay trong đó. Bạn chê mọi người là hay bị ảnh hưởng bởi ấn tượng, vậy bạn lấy bằng chứng đâu mà bảo TMY "chột" KM, hay là dựa vào những điển tích fần nhiều là hư cấu của La Quán Trung, cũng như bạn lấy những lời nói lúc lâm chung của cha con nhà Tư Mã để chứng minh rằng họ trong sạch thì mình bó tay, nếu thế thì lời chăng chối của Lưu Bị với KM ở Bạch Đế cũng là thực tâm muốn KM làm vua Thục chăng. Nếu bạn tin vào những câu văn đấy thì bạn đã thực sự bị ảnh hưởng dưới ngòi bút của La Quán Trung. Đấy là cách đọc mặt chữ mà tôi hay làm cách đây 20 năm. Cũng như đọc Thuỷ Hử mà thấy hảo hán số 1 là Tống Giang thì ko còn gì để nói nữa. Đọc những tác fẩm chịu ảnh hưởng nặng bởi tư tưởng trung quân ái quốc như Tam Quốc hay Thuỷ Hử mà chỉ đọc được mặt chữ thì fí quá. Mình nghĩ nên dùng nội dung thấy được kết hợp với suy nghĩ của độc giả để thấy được sự thật của vấn đề mới là hay. Bạn nói suy luận của mình là vớ vẩn, cũng bình thường thôi vì có lẽ bạn chưa từng suy nghĩ đến vấn đề đấy nên bạn cho nó là hão huyền vớ vẩn. Cũng như làm 1 bài toán mà bạn chưa bắt tay vào 1 tí nào, thì bạn ko bao giờ biết được đáp số của nó.
  3. nguyenduonghai

    nguyenduonghai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2006
    Bài viết:
    757
    Đã được thích:
    0
    Khi Tào Tháo bình xong Hán Trung, Tư Mã Ý khuyên nên đánh luôn Tây Thục, điều đó là cực kỳ sáng suốt và hợp binh pháp. Tôi nghĩ rằng nếu chỉ căn cứ vào câu nói " người ta không biết thế nào là vừa, đã được Lũng lại mong Thục ru" mà đánh giá là Tư Mã Ý không trung thành với họ Tào thì thật không thể lý giải nổi bạn suy nghĩ gì nữa. Ý bạn muốn nói rằng: Tư Mã Ý lòng tham không đáy chăng? Hay sao?
    Điểm thứ hai, bạn nói rằng, Tào Tháo đánh giá: "Tư Mã Ý cú nhìn sói trực" => Tư Mã Ý không trung thành với họ Tào. Điều này cũng không hề có sức thuyết phục, bởi lẽ đây đơn thuần là định kiến của Tháo đối với Tư Mã Ý mà thôi, chứ thực ra, Tư Mã Ý đâu có biểu hiện gì là bất trung đâu. Có chăng chỉ là Tào Tháo luôn sợ những người có chí lớn, mưu cao như Tư Mã Ý, chứ thực ra tôi cho rằng cả đời Tư Mã Ý luôn trung thành, tận tâm tận lực với họ Tào, chứ chưa hề có âm mưu gì.
    [/quote]
    Thứ nhất, chúng ta ở đây, không được tiếp xúc với Tư Mã Ý lần nào (tất nhiên), thế thì phải dựa vào nhận xét của người thời ấy. Chỗ bôi vàng kia, thú thực là tôi không hiểu nhà bác không hiểu tôi nói hay không hiểu Tào Tháo nói nữa. Cứ cho là về sau triều thần ghen ghét nhắc lại lời nói đó ( khiến mưu của Gia Cát thành công, cho bác Tư Mã về vườn đi), nhưng cũng không nên phủ nhận sạch trơn cái cách nhìn người của Nguỵ Vũ Đế. Thế nhà bác quên vụ Thái phó Tư Mã giả ốm sắp chết để cướp binh quyền trong tay họ Tào à?
    Để cướp binh quyền của họ Tào, loại bỏ dần vây cánh họ Tào, từ vị trí một Thái phó ngồi chơi xơi nước, tay già này lừa lúc mấy anh em Tào Sảng đi săn, làm phát binh biến thế là hốt một gói. Khổ thân ông "trí nang" Hoàn Phạm phải vạ lây. Chỉ riêng việc bỏ qua một sự kiện lớn như thế, chứng tỏ bác chưa đọc tập 8 (bản cũ) của 3 quốc rồi. Nên đọc lại!
    Thứ hai, nếu bảo họ Tào bức bách, thì cái gọi là "quân xử thần tử thần bất tử bất trung" nó để chỗ nào? Bây giờ tôi và nhà bác thống nhất thế này nhé, nếu đem quan niệm hiện đại để mà suy thì kẻ nào mạnh, kẻ ấy được thì việc họ Tư Mã cướp ngôi là hoàn toàn đúng! Nhưng nhà bác lại nhập nhằng giữa cái hiện đại và cái tư tưởng của thời ấy. Thời ấy thì bất cứ kẻ nào tiếm ngôi vua cũng phải nói là kẻ bất trung trước đã. Thằng Ý đoạt binh quyền, thằng Sư nắm quyền Đại tướng quân, thằng Viêm ép vua gia cửu tích, phong Tấn công rồi lại sai kẻ tôi tớ giết vua. Một bầy bất trung! Thế mới có câu "Lòng dạ họ Tư Mã kẻ đầu đường cũng biết". Đừng nói chuyện bị ép buộc gì, nếu Tư Mã "ngoan" thì bắt chước anh họ Khương ra cày ruộng ở Đạp Trung đi, đằng này ....
    [/quote]
    Trước hết phải khẳng định rằng, chúng ta ở đây hoàn toàn lấy nguồn từ Tam Quốc diễn nghĩa, thế thôi không có nguồn nào khác. Tôi khẳng định thế để cho bác yên tâm. Có điều, dù rằng hoàn toàn chỉ dựa vào Tam quốc diễn nghĩa( có nghĩa là ít nhiều chịu sự đánh lừa của La Quán Trung), thì nếu tinh ý bạn cũng có thể phân tích và nhìn ra thực chất của vấn đề, dù rằng họ La đã rất khéo léo dẫn dắt người đọc theo chiều hướng ủng Lưu phản Tào.
    Cái câu nói " người ta không biết thế nào là vừa, đã được Lũng lại mong Thục ru" thì đúng là câu nói của Tào Tháo rồi, có điều khi bác lôi câu này ra để làm dẫn chứng chứng minh rằng: Tư Mã Ý là người có dã tâm, không trung thành với họ Tào, thì tôi thực sự không hiểu ý bác. Thực ra câu đấy là một câu cảm thán chung chung của Tào Tháo thôi, đâu có ám chỉ gì Tư Mã Ý đâu, đúng không?
    Kế đến, bác lôi cái vụ xì căng đan Tào Sảng ra để nói là Tư Mã Ý bất trung, tôi thì tôi lại nhìn nhận vấn đề như thế này: Tư Mã Ý có công lao vô cùng to lớn với nhà Nguỵ, đặc biệt trong vụ tiêu diệt được KM, khử đi cái mầm hoạ hết sức to lớn và đáng sợ cho nhà Nguỵ, khi Tào Tuấn chết Tư Mã Ý lúc đó là thái uý nắm giữ binh quyền, cùng với Tào Sảng chịu di mệnh thác cô phò tá Tào Phương, ấy vậy mà Tào Tuấn vừa chết, thây chưa kịp lạnh, họ Tào đã lại ăn cháo sút bát, "nâng" Tư Mã Ý lên cái chức thái phó hữu danh vô thực. Thành thực mà nói, đó là cái thói cư xử của bọn tiểu nhân kém tài, e ngại họ Tư Mã giỏi hơn sợ không kiềm chế được nên mới làm cái trò đó. Thử hỏi một trung thần lập bao nhiêu đại công với triều đình mà lúc nào cũng bị nghi ngờ, bị trù dập như Tư Mã Ý thì có thể không bất mãn được không? Bản thân Tư Mã Ý cái vụ ra tay với Tào Sảng cũng chỉ là bất đắc dĩ mà phải "tiên phát chế nhân" thôi. Ông ta hiểu rất rõ rằng, nếu không có những bước đi cứng rắn thì rất khó đảm bảo an toàn cho bản thân và gia tộc. Điều này không thể vội vã chụp mũ cho Tư Mã Ý có tâm làm phản. Chỉ đến thời Tư Mã Chiêu thì thằng cha này mới có dã tâm đó, nói thế cho nó chính xác! Tôi cũng xin sửa lại một chút cái câu: "Lòng dạ họ Tư Mã kẻ đầu đường cũng biết" của bạn, hình như tôi nghe người ta nói "kẻ đi đường ai chả biết TƯ MÃ CHIÊU gian hùng" thì phải.
    Bạn bảo tư tưởng "quân khiến thần tử thần không chịu tử => bất trung" và rằng tôi nhập nhằng giữa cái tư tưởng hiện đại với cái tư tưởng thời Tam Quốc, thực ra hoàn toàn không phải vậy. Đúng là thời phong kiến, tư tưởng trung quân được đề cao lên hàng đầu, nhưng dù bất kỳ tư tưởng nào, thời đại nào thì cũng chỉ tương đối thôi, và ngay cả thời phong kiến cũng vậy, do đó mới có khái niệm "ngu trung". Những người càng "ngu" thì càng a dua và thường họ bị dẫn dắt bởi các tư tưởng xã hội đương thời, còn những người giỏi thì họ luôn có cái sự bình tĩnh và sáng suốt dể đánh giá thời cuộc, và Tư Mã Ý chính là nhân vật vượt qua tầm "ngu trung" đó. Ông ta biết phải làm thế nào để "lánh vạ" trong hoàn cảnh cụ thể của mình. Còn như "mượn nghề làm ruộng Khương Duy lánh vạ" thì đó cũng là một hình thức "né hạ" thôi, có điều nó khác với Tư Mã Ý, vì rằng cái hoàn cảnh của Khương Duy khác hẳn so với Tư Mã Ý.
    @ Zhu xiansheng: Bạn đừng nên dùng từ "chê"! Thực sự đó là cảm nhận của riêng tôi đối với rất nhiều độc giả khi đọc Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, và đó cũng là nhận xét chính xác đấy chứ, tôi đâu có "chê" gì đâu.
    Thực ra, khi tôi đánh giá Tư Mã Ý, tôi không hề chỉ dựa vào một câu nói đó của họ Tư Mã. Hơn nữa, nếu trong hoàn cảnh Tư Mã Ý di ngôn cho hai con trai của ông ta, tôi tin đó là lời nói thật chứ không phải "văn vở" như của họ Lưu.
    Còn câu bình luận "vớ vỉn", tôi xin rút lại, và thành thật mong bạn đừng giận, nhưng cũng một phần vì cái lời nhận xét đó của bạn nó "với vỉn" thật. Tôi nhận thấy chẳng có cơ sở nào để chúng ta đưa ra một nhận xét "trên mây" như vậy.
  4. ZhuJeLiang

    ZhuJeLiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2007
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Gửi bạn nguyenduonghai, có lẽ chúng ta ko cần fải tranh luận về sự kiện "Gia Cát gẩy đàn đuổi Trọng Đạt " nữa, vì cái nhìn về sự kiện này của 2 chúng ta là hoàn toàn khác nhau. Nhưng tôi xin khẳng định lần cuối rằng, ko có chuyện TMY vì " chột " KM mà rút quân bỏ chạy ở Lũng Thượng đâu. Đây chẳng qua lad cách nhấn bút htường thấy ở La Quán Trung để thần tượng hoá Gia Cát Lượng mà thôi. Chứ nhìn 1 cách thực tế, sẽ ko có 1 vị tướng nào cầm 15 vạn quân mà chưa đánh đã bỏ chạy trước 1 cái thành bé tí như thành Cao ( chư đừng nói đến 1 nguyên soái trải trăm trận như Tư Mã Ý ). Bởi vì có vô vàn cách để thử xem thực hư của thành Cao lúc đấy, theo thiển ý của tôi thì chỉ cần ra lệnh 3000 quân đi đánh thử cũng đủ làm Gia Cát ngỏm rồi. Bởi vậy việc TMY rút quân ở đây là hoàn toàn do ý tứ riêng của anh ta ( như tôi đã nói ở trên ) chứ ko fải vì TMY quá sợ KM mà bỏ chạy đâu.
    Còn về việc bạn lấy việc Khương Duy ra Đạp Trung để so sánh với việc của TMY là ko đúng theo ý kiến của cá nhân tôi. Bởi vì xét đơn giản về mặt nhân cách, TMY ko thể bằng KD được. KD là 1 con người đặc biệt, anh ta chiến đấu đến hơi thở cuối cùng lai ko fải hoàn toàn vì sự fuc hưng nhà Hán ( bởi trước đó anh ta đã từng là tướng Nguỵ ), cũng ko fải vì danh vọng của bản thân ( vì khi KM chết rồi, anh ta hoàn toàn có thể cầm quân đầu Nguỵ , vừa chắc chắn được làm quan to lại ko lo về tiền đồ sau này bởi Nguỵ quá mạnh ), mà KD chiến đấu là bởi cảm ơn chi ngộ với Gia Cát mà thôi. Chỉ có KM đã hiểu và trân trọng anh ta đến như vậy, sẵn sàng đánh đổi cả phò mã Nguỵ là Hạ Hầu Mậu chỉ để có được 1 tên tướng vô danh như KD khi đó. KM coi KD đáng quý gấp ngàn lần phò mã. Điều này khiến KD cảm động mà sẵn sàng chết vì người tri kỷ. Liêu TMY có dám xả thân ko nếu nhà Nguỵ đã bị diệt như Thục. TMY chiến đấu hoàn toàn là vì danh lợi của bản thân và dòng họ ( đừng nói là anh ta chiến đấu vì cái nhà Nguỵ mới tồn tại được có mấy mươi năm, thời gian quá nhắn để lòng người quy fục ). Mà đã chiến đấu vì danh lợi thì ko bao giờ có khái niệm "trung " ở trong đấy cả, mọi suy nghĩ hay hành động của anh ta đều xuất fát từ lợi ích cá nhân và dòng họ làm đầu tiên. Bởi vậy xét 1 cách toàn cục thì ko thể gắn chữ " trung " với Tư Mã Ý được.
  5. nguyenduonghai

    nguyenduonghai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2006
    Bài viết:
    757
    Đã được thích:
    0
    Ờ, tôi đành phải đồng ý với bạn vậy. Mệt đứt hơi rồi! . Có bác nào có bình luận gì về ý kiến của Zhu tiên sinh không ạ?
  6. SangNhat

    SangNhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2007
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Tôi dẫn chứng hai câu nhận xét của Nguỵ Vũ Đế về Tư Mã Ý, cái đó là nhận xét của một viên chủ tướng về thuộc hạ. Lời nhận xét đó giống như của Phạm Lãi về Câu Tiễn, chỉ ra rằng, Tào Tháo khuyên con cháu không nên sử dụng Tư Mã Ý.
    Thế nào là bất đắc dĩ? Tôi đã nói với nhà bác về cái việc họ Tư Mã manh tâm rồi. Không phải một đời mà từ ông đến cháu. Tư Mã Sư có công trạng lớn lao gì mà nắm quyền đại tướng quân? Có phải lão già Ý đã dọn đường cho con không? Sau vụ binh biến đó, có phải thế lực của họ Tư Mã lấn lướt cả vua không? Cái mầm phản nó từ đó, khác gì Yến Tử nói về họ Điền nước Tề. Nếu nhà bác nghĩ rằng mình nắm được cái uyên áo trong 3 quốc, sao không nghĩ đến cái uyên áo trong câu di ngôn của lão họ Tư Mã kia: "Giữ thật chắc quyền to vào, lơi lỏng là diệt tộc đấy!" Cha khuyên con, anh khuyên em, đều thế cả.
  7. nguyenduonghai

    nguyenduonghai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2006
    Bài viết:
    757
    Đã được thích:
    0
    [/quote]
    Tôi dẫn chứng hai câu nhận xét của Nguỵ Vũ Đế về Tư Mã Ý, cái đó là nhận xét của một viên chủ tướng về thuộc hạ. Lời nhận xét đó giống như của Phạm Lãi về Câu Tiễn, chỉ ra rằng, Tào Tháo khuyên con cháu không nên sử dụng Tư Mã Ý.
    Thế nào là bất đắc dĩ? Tôi đã nói với nhà bác về cái việc họ Tư Mã manh tâm rồi. Không phải một đời mà từ ông đến cháu. Tư Mã Sư có công trạng lớn lao gì mà nắm quyền đại tướng quân? Có phải lão già Ý đã dọn đường cho con không? Sau vụ binh biến đó, có phải thế lực của họ Tư Mã lấn lướt cả vua không? Cái mầm phản nó từ đó, khác gì Yến Tử nói về họ Điền nước Tề. Nếu nhà bác nghĩ rằng mình nắm được cái uyên áo trong 3 quốc, sao không nghĩ đến cái uyên áo trong câu di ngôn của lão họ Tư Mã kia: "Giữ thật chắc quyền to vào, lơi lỏng là diệt tộc đấy!" Cha khuyên con, anh khuyên em, đều thế cả.
    [/quote]
    Ờ, ờ, bác nói cũng không phải là không có cái lý của nó!
  8. SangNhat

    SangNhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2007
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Ờ, ờ, bác nói cũng không phải là không có cái lý của nó!
    [/quote]
    Cảm ơn!
  9. ZhuJeLiang

    ZhuJeLiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2007
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Hihi, dạo này trời yên bể lặng quá, ko thấy cơn gió nào ùa về khuấy động lên ko khí tí nhỉ. Có 1 điển cố trong tam quốc mà mình suy nghĩ mãi chưa thông. Đó là sau khi nướng 70 vạn quân của Lưu Bị, htì anh chàng Lục Tốn mới làm già đuổi theo, nhưng chẳng ngờ lại xa vào " bát môn kim toả " của Zhuje Liang. Đang trong lúc anh Lục nhà ta tưởng sẽ fải định cư hẳn ở trong đó thì lại có bố Hoàng Thừa Ngạn đến đưa ra ( đúng là nhàn cư vi bất thiện ). Hoàng Thừa Ngạn là nhạc fụ đại nhân của Zhuje Liang thì ai cũng biết, vậy tại sao cụ ta lại làm 1 việc kiểu nối giáo cho giặc, cõng rắn cắn gà nhà như thế. Hay là do anh Liang đã làm cụ fật lòng điều gì chăng. Hay là lúc đó cụ tuổi cao rồi nên suy nghĩ nó......chưa chín. Ở trong tam quốc vẫn tồn tại 1 số cao nhân ko thèm dính tới đời như Tư Mã Huy, Quản Lộ, Thôi Châu Bình......, nhưng hành động của cụ Hoàng thì thật kỳ quặc. Anh em có thể giải thích hộ chân tướng của vấn đề này được ko? ( Nếu là tôi thì ko thể để nhạc fụ đi lông nhông như vậy được, hỏng hết cả cơm cháo ).
  10. tooi

    tooi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2004
    Bài viết:
    228
    Đã được thích:
    0
    Giết Lục Tốn ---> nước Ngô không còn chủ soái ----> bị Nguỵ diệt ---> Thục cũng mất theo.

Chia sẻ trang này