1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ở VN, tổng bí thư và thủ tướng ai to hơn ? Cụ thể là to hơn như thế nào ?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi sinhlytubiet, 18/10/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thanhtrung87us

    thanhtrung87us Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2011
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    1
    Ý tôi là, về mặt chính thống Nhà nước được vận hành theo cơ chế quền lực mà bên Cộng sản gọi là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ; còn "thế giới tự do" thì gọi là Khế ước xã hội. Điểm chung của nó là toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân, và về phần mình nhân dân lại quỷ quyền cho nhà nước thông qua đạo luật đặc biệt gọi là Hiến pháp. Bản hiến pháp này trao quyền cho cá nhân (tổng thống, *************, thủ tướng, chủ tịch hội đồng bộ trưởng... tùy theo chế định của từng quốc gia). Cho nên nói riêng nước ta thì *************, Thủ tướng có nhiều quyền hay không thì hiến pháp đã quy định rồi, ra nhà sách mua hình như có 10k/cuốn. Mọi người mua về mà nghiên cứu, nhân tiện là nước mình đang sửa đổi hiến pháp, ai đọc xong thấy có chỗ chưa hay, có "cao kiến" gì về quyền lực ông này nhiều hay thì mấy nữa đề xuất với Quốc Hội.

    Về Tổng bí thư: sau khi nhà nước được nhân dân trao quyền, thì nó sử dụng quyền lực của mình để vận hành. Khi một Đảng nắm được Nhà nước (hay chính quyền - bằng cách bầu cử, hay cướp chính quyền) thì Đảng đó sẽ điều khiển Nhà nước theo ý mình, tất nhiên là Nhà nước vẫn chỉ được hoạt động trong khuôn khổ quyền mà nhân dân đã trao cho, được ghi nhận trong Hiến pháp. Mà Tổng bí thư là người đứng đầu đảng, nên Tổng bí thư lãnh đạo Đảng, Đảng lãnh đạo nhà nước.

    Cần lưu ý rằng, Đảng lãnh đạo nhà nước, nhưng Nhà nước về cơ bản lại chia ra làm 3 bộ phận Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. Trong đó Thủ tướng đứng đầu ngành hành pháp, nghĩa là một phần của Nhà nước mà thôi. Không hề có - hoặc có rất ít quyền đối với ngành Lập pháp (vì Thủ tướng bắt buộc là đại biểu quốc hội), và tư pháp. Trong khi Tổng bí thư có thể điều hành cả ngành Lập pháp (khoảng 90% đại biểu quốc hội là đảng viên - những người dưới quyền Tổng bí thư), và Tư pháp cũng thế.
  2. logikart

    logikart Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/06/2009
    Bài viết:
    1.294
    Đã được thích:
    1
    Một mớ lý thuyết xuông.
    Ông nào vây cánh mạnh hơn, anh em bạn bè đông hơn. thực quyền ông ấy to hơn.
    Thực chứng là qua cuộc bỏ phiếu ở đại hội vừa rồi.
    Đấy. Làm zì được nhau nào.
    TBT hay CT cũng cung do cái đám phiếu kia bầu za nhá.
  3. atlas02

    atlas02 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/10/2011
    Bài viết:
    1.255
    Đã được thích:
    843
    Đảng lãnh đạo nhưng Đảng không điều hành. Nó nghiệt là ở chổ đó. bây giờ chính phủ do thủ tướng điều hành nắm toàn diện các vấn đề kinh tế của toàn dân. Mà hiện nay là thời bình thì kinh tế là vấn đề quyết định. Khi họp bộ chính trị thì theo nguyên tắc đa số vậy ai có nhiều bạn bè và biết quan hệ hơn trong bộ chính trị thì người đó dễ bề thao túng. Tương tự như thế là 175 ủy viên trung ương Đảng, ai cài cắm đàn em, bạn bè và người quen ,chiến hữu vào nhiều thì người đó nắm quyền lực. Đảng hoạt động theo nguyên tắc đa số. Tổng Bí Thư không thể dùng quyền của mình để tự ý ra một vấn đề và tự quyết một vấn đề mà không qua cuộc họp ban chấp hành trung Ương Đảng hoặc Bộ Chính Trị. Lịch sử chỉ có duy nhất một lần Bác Hồ tự mình quyết định sửa yêu cầu của bản hiệp định sơ bộ năm 1946 đổi chử Độc Lập thành Tự Do và ký với Sainteny mà không cần thông qua Ban chấp hành Trung Ương hoặc Bộ chính trị vì lúc ấy Hiến Pháp quy định Chủ Tịch nước có toàn quyền quyết định và điều hành toàn bộ nhà nước và cả chính phủ lẫn không phải chịu trách nhiệm trước bất kỳ tội danh nào ngoại trừ tội Phản quốc. Tiếc là sau này quyền của chủ tịch nước bị tước đi rất nhiều khiến cho Bác Hồ nhiều lúc bị trói tay
    không tự mình quyết định được nửa
    Để có thể có nhiều người quen biết, đàn em hoặc bạn bè nằm trong Bộ Chính Trị hoặc ban chấp hành trung Ương không phải là chuyện đơn giản. Không chỉ có tiền nhiều hoặc xả giao rộng là được mà còn đòi hỏi rât nhiều vấn đề. hãy nhìn Hòa Thân xem. Ông ta là Tể tướng mà ông ta có thể nắm trong tay một bản danh sách rất lớn tất cả các quan viên Đại Thanh. Ông nào có sở thích gì, có vấn đề gì dù là nhỏ nhất, vợ con ông ta thích gì, có bao nhiêu tài sản. Thậm chí những bí mật dù là nhỏ nhất Hòa Thân đều nắm được để có lúc cần dùng tới thì sẽ dùng. Đó là thời càn Long khi mà vua có quyền tối thượng mà còn bị Hòa Thân thao túng. Huống chi bây giờ hoạt động theo nguyên tắc bỏ phiếu và lấy ý kiến đa số đại biểu.
    cuchuoi_kt115 thích bài này.
  4. TheDoEm

    TheDoEm Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/05/2011
    Bài viết:
    1.350
    Đã được thích:
    32
    Bạn chửi đổng , không nhằm vào ai cả . Nhưng tôi xin nhận câu chửi này của bạn . Phải lắm , tôi công nhận rằng mình còn rất dốt , và với một Topic mở như thế này , qua việc trao đổi , nói chuyện với nhiều người , tôi hi vọng mình sẽ bớt dốt đi phần nào .
  5. thanhtrung87us

    thanhtrung87us Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2011
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    1
    Chủ đề của chúng ta là bàn về quyền lực cá nhân của Thủ Tướng & Tổng bí thư, chứ không nói đến tập thể. Đề nghị không lạm bàn, vì cứ như thế rất nhiều vấn đề phải đề cập, không thể nào kết thúc được chủ đề.

    Tuy nhiên, đã động đên thì cũng nói luôn thể, là cơ cấu quyền lực thì nguyên tắc của bất cứ tổ chức nào cũng là "Tập thể làm chủ, cá nhân phụ trách" mà cá nhân phụ trách là lãnh đạo, họ có quyền lực nhất định tùy thuộc tập thể trao cho bao nhiêu, nhưng phải phục tùng tập thể. Như 1 Đảng thì toàn thể Đảng là to nhất, sau đó đến Đại hội toàn quốc, rồi Ban chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Tổng bí thư.

    Có người đề cập đến chuyện vây cánh, quyền lực ngầm, hay lý luận rằng Tổng bí thư cũng là 1 công dân, dưới quyền Thủ Tướng... Đây là vấn đề không mới, nó thuộc nội hàm của khái niệm "Địa vị xã hội" và "Vị thế xã hội" thuộc ngành Xã hội học. Ngoại diên hai khái niệm không phải lúc nào cũng đồng nhất. Có người địa vị xã hội cao, nhưng vị thế thấp, và ngược lại, đó là chuyện bình thường, thậm chí phổ biến. Ví dụ như 1 vị vua bù nhìn, tuy địa vị xã hội rất cao, nhưng không có vị thế, ngược lại 1 "gian thần" kết bè đảng và bè đảng này thao túng chính quyền thì tuy địa vị không cao nhưng vị thế rất lớn.

    Còn như cách nói của Logikart cho rằng lý thuyết xuông thì bạn nhầm. Làm chính trị rất khó, để điều hành được cả 1 nhà nước với hàng chục bộ, cơ quan ngang bộ của chính phủ, hành chục ban của Quốc hội, chưa kể cách ngành Tòa án, Viện kiểm sát... đòi hỏi cần có trí tuệ, nắm chắc "mớ lý thuyết xuông" nêu không sẽ hỗn loạn. Phải biết được mình có quyền gì, không có quyền gì để còn thực hiện, kẻo vi hiến và ngồi tù. Để có 1 chế định pháp luật thôi, cũng cần rất nhiều cái đầu uyên thâm, làm việc trong nhiều năm mới có được đấy. Và khi vận dụng cực kỳ phức tạp, bạn có thể đọc những vụ tổng thống mỹ bị ám sát, sau đó phó tổng thống lên thay và tranh cãi kịch liệt về quyền của Tổng thống trong trường hợp này được nói đến trong hiến pháp..
    cuchuoi_kt115 thích bài này.
  6. DeutschlandvermisstVN

    DeutschlandvermisstVN Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/11/2004
    Bài viết:
    1.773
    Đã được thích:
    7
    Nhầm nhọt cái gì hả cán bộ tuyên huấn tương lai?
    Khó thì xin về trang trại mà chăn gà ,chăn lợn cho dễ hơn .Để người khác có tài hơn lên thay.
    Cứ làm như chỉ mình Việt Nam là có nhà nước với bộ,ngang bộ,ban,viện.....không bằng?Thế bọn tư bản nó không có bộ ,có viện chắc?
    Tay ,chân thì bám như đỉa vào ghế ,mồm thì lải nhải là điều hành khó lắm .Kỷ luật hết thì lấy ai làm .Có chịu buông chân ,rời tay ra cho người tài thay thế không? Đó là giống giề?

    Ngày nào mà chẳng có vi hiến ,thế mà có ai ngồi tù ,chăn kiến đâu ,ngoài mấy con tốt như Kiên đầu bạc , Dũng VNshịt ,Khanh Tiên Lãng......
    Mở miệng ra là kiểm điểm nội bộ ,thuyên chuyển công tác ,rồi chìm xuồng.
    Họp hành liên miên ,tốn bạc tỉ cuả dân .Rồi cuối cùng mùi vẫn bốc không bịt được.

    Hiến pháp thì tự biên,tự diễn không qua trưng cầu dân ý , lo gì vi với hợp?

    Ông Tổng mếu máo đọc diễn văn bế mạc trên bục ,ở dưới trùm các thượng thư cười nhếch mũi là câu trả lời cho câu hỏi cuả chủ Tóp
    Ai tay to hơn?
  7. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Vậy là vấn đề nằm ở hiến pháp.

    Giờ ta sẽ cùng bàn: làm thế nào để thay đổi được hiến pháp?
  8. nguyensaigon66

    nguyensaigon66 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/03/2006
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0
    - Mỗi bạn hiền phải siêng năng ra ứng cử
    - Siêng năng đi bầu và đừng để anh tổ trưởng tổ dân phố bầu giùm hoài
    -
  9. atlas02

    atlas02 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/10/2011
    Bài viết:
    1.255
    Đã được thích:
    843
    bầu cử quốc hội sau đại hội Đảng khoảng 1 tháng. cứ mỗi lần bầu cử tôi thấy trong danh sách ai mà là ủy viên bộ chính trị hoặc ủy viên trung ương Đảng là tôi gạch ngay. Họ muốn tổ chức bầu cử cho vui thì tôi cũng gạch cho vui. Vì đường nào các ông bà ấy chả trúng cử
  10. thanhtrung87us

    thanhtrung87us Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2011
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    1
    Tỷ lệ cử tri VN đi bầu cử vẫn rất cao đấy chứ, thậm chí cao hơn Mỹ. Chẳng có cuộc tẩy chay bầu cử nào xảy ra, theo cậu thì tại sao: do dân mình ngu không biết là họ đang bầu cho ai, hay chính quyền dí lưỡi lê vào lưng thúc họ đi bầu ...?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này