1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ổà<ồư- - Vinhaihong mỏằY qu?Ăn bói hỏằ? t?ên! Mỏằ?i ngặ?ỏằ?i ?'ỏằ?c k?â thỏằf lỏằ? ỏằY trang 1 ?'ỏ&#

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi vinhaihong, 13/11/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    Vậy món chiết tự này chẳng khác món "trắc tự" (bói chữ) là mấy. Vậy Vĩnh tôi hôm nay xin dông dài với các bác về món bói chữ nhé, không biết bác nào có nhã hứng không?
    Phép bói chữ_Trắc tự pháp_
    Phép bói chữ chủ yếu có các phép: hợp, ly, gia, giảm,cải,thiêm.

    Phép hợp (ghép):
    Sách"Ngụy Thư"魏书có ghi chép như sau:
    建>中O衍死?,中书>'庾?Y衍子f"O建.f?,^岳s?o子o年号Of不?谶Y?,谶's?~建.fs?o,o???O,"~"??f.'ZY?,不复"
    Kiến Quốc trung, Diễn tử. Trung thư giám Dũ Băng phế Diễn tử Thiên Linh, lập kỳ đệ Nhạc, cải niên viết Kiến Nguyên. Sơ Nhạc chi lập, đương cải Nguyên, Dũ Băng lập hiệu, nhi Tấn sơ dĩ hữu, cải tác, hựu như chi, nãi vi Kiến Nguyên. Khoảnh chi, hoặc cáo Băng viết:" Tử tác niên hiệu, nãi bất thị sấm dã." Sấm vân:" Kiến Nguyên chi mạt, khưu sơn băng." Khưu sơn, Nhạc dã." Băng cù nhiên, cửu nhi thán viết:" Như hữu cát hung, khải cải dị sở năng cứu hồ?" Toại bất phục cải.
    Tạm dịch:
    Trong những năm Kiến Quốc, (Tư Mã) Diễn mất. Trung thư giám là Dũ Băng phế con của Diễn là Thiên Linh, lập em Thiên Linh là Nhạc lên thay, đổi niên hiệu là Kiến Nguyên. Khi Nhạc mới lên, Dũ Băng lập hiệu, đổi là Nguyên, thời Tấn sơ đã có niên hiệu đó, sau có sửa lại, nhưng cuối cùng vẫn vậy, lấy là Kiến Nguyên. Không lâu sau, có người nói với Dũ Băng rằng:" Ông lập niên hiệu, mà không nghĩ tới lời sấm vậy. Sấm rằng:" Cuối Kiến Nguyên, đồi (khưu) núi ( sơn) sạt lở" Khưu sơn, ấy là chữ Nhạc vậy." Dũ Băng kinh hãi, lúc sau mới than rằng:" Nếu đã có điềm hung cát, thì đâu có vì thay tên đổi hiệu mà có thể cứu được đâu?" Cuối cùng cũng không đổi lại.
    =&gt; Lấy chữ ~ (khưu) và chữ 山 (sơn) ghép lại thành chữ 岳 (nhạc) đó là điển hình của phép hợp vậy.
    Phép ly ( tách chữ):
    Sách "Tề Đông Dã Ngữ"齐o?Z语đời Tống có ghi chép như sau:
    ?-亡,议谥,o,^-T?>淳?>^?>-?,o?Z>礼?,议-sY,^-"Z亡?'伪谥O,"古o??人号礼-?.,,~"?.>-以o??s?学,?O天>十?年Z:?o吾.??Z??~T":?oZY?
    Đế tự cư Tấn Dương, tẩm thất mỗi dạ hữu quang như trú. Ký vi vương, mộng nhân dĩ bút điểm kỷ ngạch. Đán nhật, dĩ ngữ quán khách Vương Đàm Triết, viết:"Ngô kỳ thoái hồ?" Đàm Triết bái hạ viết:"Vương thượng gia điểm vi chủ, nãi đương tiến dã.
    Tạm dịch:
    Vua ngự ở Tấn Dương, trong tẩm thất hàng đêm sáng như ban ngày. Vua nằm mộng, lấy bút chấm lên trán mình. Đến sáng, hỏi ý của quán khách Vương Đàm Triết rằng:" Ta nên rút chăng ?" Đàm Triết bái lạy chúc mừng:" Trên đầu Vương thêm một chấm ấy là bậc thánh Chúa, nên tiến vậy!"
    =&gt; Ở đây, Vương thêm một chấm, ấy là phép gia (thêm).Phép gia tức là thêm một số nội dung vào chữ cần bói, khiến nó biến thành chữ cần thiết khác, sau đó căn cứ vào văn tự ấy mà giải thích tiếp.
    Phép giảm (bớt chữ):
    Sách "Triều Dã Thiêm Tải"o?Z佥载 đời Đường có chép:
    左z卢-"?中书令"oO太平.s被流岭-O??zOoo梦讲座s?o"令.大恶梦?,坐s?o子为^'s?o.为.s?o子只s?o."?.?OZo_Of??,.>s?o.YY?f>s?o?~~?T-左为?~"?T?O-丨O~of.O右为?~Z?T?O-?~oY?TO~ofZ??,.'>s?o?"?!?f^>s?oz',此YO,Oo??~Z?T-?,.??o齐鲁O^-"Y?,^不',此Y?,?~,?T-s书?O'oY?,?.'>s?o~太穿???,Z.???O?,
    Quách trung thừa Thanh Loa, dữ Thái Kiến Lộc trủng tể đồng quan ư Triết, thị thời trủng tể vi Hữu Phương Bá hữu dẫn khứ ý. Nhất nhật toạ Hoằng Tế Đường. Trủng Tể viết:" Tử vị ngã sách nhất tự" chỉ đường biển "Hoằng" tự. Quách viết:" Công vị hà sự?" Viết:" Tử chỉ sách tự, bất tất vấn sự". Quách viết:" Công ý tương dẫn nhi khứ, số vị năng". Công viết:" Hà dã?" Quách viết:" Hoằng tự tả vi "cung" nhi vô "I" (thụ), thị vị năng dẫn, hữu vi "tư" nhi vô "thổ", thị vị năng khứ". Công tiếu viết:" Kỳ tai!" Quách hựu viết:" Phi đồ như thử dã, đường biển hữu "Tế" tự. Công tương khai phủ Tề Lỗ, hoặc Tháo Giang. Hựu bất đồ như thử dã. "Đường'''''''''''''''''''''''''''''''' thượng thư nhi quy thổ."Công tiếu viết:" Thị thái xuyên tạc". Hậu kỳ ngôn nhất nhất nghiệm.
    Tạm dịch:
    Quách trung thừa Thanh Loa và tể tướng nước Thái là Thái Kiến Lộc trước cùng làm quan ở vùng Triết Giang, khi ấy tể tướng là Hữu Phương Bá, có ý dẫn dắt đi theo. Một ngày nọ, ngồi ở Hoằng Tế Đường. Tể tướng nói:" Ngươi bói cho ta một chữ", sau đó chỉ vào chữ Hoằng ở bức hoành phi. Quách Thanh Loa trả lời:" Ngài vì việc gì?" Trả lời:" Ngươi chỉ cần đoán chữ, hà tất hỏi chi." Quách Thanh Loa rằng:" Ngài có ý dẫn dắt tôi theo, nhưng chưa thể." Trả lời:" Là thế nào?" Rằng:" Chữ Hoằng, bên trái là "Cung" nhưng không có "Tên"( nét sổ dọc) nên chưa thể thành chữ "Dẫn" (chưa thể dẫn dắt được). Bên phải chữ Hoằng là chữ "Tư" nhưng không có "Thổ" nên chưa thể thành chữ "Khứ" (chưa thể đi theo được). Tể tướng cười rằng:" Kỳ diệu thay!" Quách Thanh Loa lại nói tiếp:" Không chỉ có vậy thôi đâu! Hoành phi còn có chữ "Tế",ngài sẽ khai phủ ở Tề Lỗ, hoặc ở Tháo Giang, lại không chỉ có vậy thôi đâu. Chữ "Đường" là "Thượng Thư" mà "về quê" vậy. (Đường gồm chữ Thượng ghép với chữ Thổ). Cười mà rằng:" cái này thì xuyên tạc quá." Sau, từng lời nói của Thanh Loa đều ứng nghiệm.
    =&gt; Ở đây Quách Thanh La bói chữ rất tài, đầu tiên ông ta tách chữ "hoằng" thành hai bộ, khéo léo nói ra cái thế khó khăn tiến thoái lưỡng nan của Thái, sau đó lại lại tách chữ "Tế" ra làm "Tề" và "Thuỷ"; "Tề" chỉ ra việc "khai phủ Tề Lỗ", "Thuỷ " chỉ "Tháo Giang".Sau đó chữ "Đường" lại tách thành "Thượng" và "Thổ", "Thượng" chỉ ra rằng có thể làm quan đến chức Thượng Thư, "Thổ" chỉ việc "cáo lão về quê". Từ đó có thể thấy rằng, việc "tách" và "thêm" trong câu chuyện đều được sử dụng rất khéo léo và tài tình. Tóm lại phép thiêm này tức là khi tách bộ chữ thì thêm vào trước sau chứ đó một chữ khác, kết hợp thành một từ mới, rồi căn cứ theo từ đó thích nghĩa.
    Phép cải (đổi chữ):
    Sách "Tại Viên Tạp Chí" o>,-đời Thanh có ghi chép như sau:
    .o人来请s?o欲o?<??,?s?o不可>'彼?O须转?弯O.S头<???~"?T-O叫快^""?O?ZZ?~赏?T-S??~人?T-O可不~?~偿?T-Y只要??""就o?人Oo??人便Z?来O 可不~偿~?-?
    "Trên đầu chữ "Thưởng" là chữ "Tiểu", dưới có chữ "Khẩu", vật này vừa vặn có thể cho được vào trong miệng, ắt là ngọc thạch bảo châu", Chữ "Bối" tách ra không thể thành chữ "Kiến" chẳng phải là "không thấy" (bất kiến) nữa rồi sao? Vì đầu chữ tách ra là chữ "Đương", mau đi tới hiệu cầm đồ (đương) mà tìm, chữ "Thưởng" thêm chữ "Nhân" không phải là chữ "Thường" ư? Chỉ cần tìm đến hiệu cầm đồ, ắt có người, có người thì mau chuộc lại, vậy không phải là "trả tiền" (thường) sao?
    =&gt; Chữ "Thưởng" phân làm "Tiểu" và "Khẩu" ấy là phép phân (tách); "Bối " đổi thành "Kiến" ấy là phép cải (đổi); ghép thêm chữ "Điền" thành chữ "Đương", ghép thêm chữ "Nhân" thành chữ "Thường''''đều dùng phép gia (ghép thêm) vậy. Nhưng tiếc thay dù có bói rất tài song rốt cuộc vẫn không tìm thấy ngọc, khì khì.
    Buồn ngủ quá! Mọi người ngủ ngon!
    Được vinhaihong sửa chữa / chuyển vào 10:20 ngày 13/11/2005
  2. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    Quán Bói Chữ!!!
    ---------o0o-------------
    Hèm, để cổ vũ phong trào học chữ Hán và hiểu về nguồn gốc chữ Hán, từ hôm nay VINHAIHONG bần đạo sẽ mở quán bói tên bói chữ. Thí chủ nào muốn bói tiền vận hậu vận cứ vào cầu quẻ, bần đạo sẽ bói cho.
    Song thầy bói chỉ là bói chữ chơi đơn thuần, chứ một là không theo Càn Khảm Cấn Chấn Tốn Ly Khôn Đoài gì sất, hai là cũng chẳng dựa Ngũ hành tinh cung, thiên can địa chi ,lý số dịch quái... gì sất, ba là nếu bói đúng hay sai cũng còn là do thiên cơ có "khả lậu" hay "bất khả lậu" thế nên chư vị thí chủ vị tất phải tin ngay. Hãy coi là cuộc vui thôi. Thể lệ đơn giản như sau:
    1.Bói họ tên thì trực tiếp xưng đầy đủ họ tên là được.
    2.Bói các vấn đề khác thì yêu cầu viết 1 chữ liên quan ra giấy rồi scan lên để thầy nhìn mà trắc tự.
    Vì bần đạo còn phải cúng dàng Tam Thanh, lập đàn tế Thái Thượng Lão Quân và Nguyên Thuỷ Thiên Tôn thời việc thánh bộn bề, hàng tối chư thánh hiển linh bần đạo mới lên bói được, và lại sẽ chỉ bói trong vòng 6 ngày, tính từ tối nay cho tới tối thứ 6 tuần sau. (6,6 là "Lục lục đại thuận" mà!)
    Chư vị thí chủ cẩn kí ! Cẩn kí !​
    ==================================================
    Bàn về "Họ"
    Thông thường khi hỏi họ tên thì người Tàu thường hỏi :",贵"Y Nín gùi xìng" (Quý tính của ngài là gì ạ?) Vậy "Tính" gốc gác ra sao ?
    Tính "(họ) là "nữ sinh"女"Y, trong chế độ thị tộc mẫu hệ, hôn nhân là quần hôn chứ chưa hình thành chế độ phối ngẫu tức một vợ một chồng, cho nên một người đàn bà có thể có một người chồng chính song cũng có thể có mấy người chồng "phụ" và ngược lại. Con cái sinh ra thì ở với mẹ, chỉ biết mẹ mà không biết bố đích xác là ai. Cho nên "Tính" (họ) có quan hệ mật thiết với phụ nữ, vì vậy trong các họ cổ có rất nhiều họ có bộ nữ như :Cơ 姬OKhương oOTự 'ODoanh 嬴ODiêu s....(Nhà Hạ họ Tự, nhà Thương ban đầu họ Khương Nguyên, nhà Chu họ Cơ, nhà Tần họ Doanh...). Sau, vì sức lao động dần chuyển sang người đàn ông, mà theo đó, thị tộc cũng từ chế độ mẫu hệ mà chuyền dần sang phụ hệ. Sau đó con phải theo họ cha. Lúc này xuất hiện "Thị" (cũng là họ), nhưng bản chất của "Tính" và "Thị" là không giống nhau. Tính là chỉ huyết thống của một người, còn Thị là cái phân kì sau cái Tính. Thời Tam Đại có nói "nam hữu thị, nữ hữu tính" tức là "nữ thì có tính, còn nam thì có thị" song khi Tần thống nhất thiên hạ thì "tính" và "thị" lại hợp vào làm một. Vậy có bao nhiêu họ, và nguồn gốc của các họ từ đâu? Chủ yếu là có những nguồn gốc sau đây:
    1.Lấy tên vùng đất, tên nước làm họ. Có thể thấy rất nhiều các họ bây giờ đều có bộ Phụ ( gò đất ), đa phần đều là tên các vùng đất, hoặc tiểu quốc gia cổ đại vậy. Ví dụ :Trần, Nguyễn, Lê, Trịnh, Đặng, Quách, Đông Quách, Tây Quách, Tây Môn...trong đó ví dụ như họ Nguyễn ban đầu là tên của nước Nguyễn đời nhà Thương, nằm giữa hai con sông Kinh Thuỷ và Vị Thuỷ, lại như họ Lê là tên của Lê Thành là nước chư hầu, nay thuộc Sơn Tây Trung Quốc, lại ví dụ như Trần là tên nước Trần nay thuộc Bắc An Huy và Đông Hà Nam....
    2.Lấy tên quan, tên tước vị, tên nghề nghiệp làm họ. Ví dụ: Tư Mã, Tư Đồ, Tư Không, Tư Khấu, Thượng Quan...(là các chức thời cổ) lại như : Đào (làm đồ gốm), Mộc (làm đồ gỗ )...
    3.Lấy tên thụy hoặc tên tộc của tổ tiên làm họ. Ví dụ: Đường Nghiêu, Ngu Thuấn, sau có họ Đường và họ Ngu; Nhà Chu có Văn Vương, Võ Vương, sau có họ Văn, họ Võ....
    4.Lấy các điều kiện địa lý, vạn vật xung quanh nơi ở làm họ. Ví dụ: Trì (ao), Thảo (cỏ), Sài (củi), Hồ ( ao hồ), Khưu ( gò núi)....
    Ngoài ra còn rất nhiều các họ khác.
    Dông dài về tên họ để mọi người trong box ít nhiều hiểu thêm về họ tên mình rồi thì cùng tham gia bói chữ để hiểu thêm về nguồn gốc chữ Hán.
    Chúc vui! ​
    Được vinhaihong sửa chữa / chuyển vào 11:23 ngày 27/11/2005
  3. witch141v

    witch141v Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    5.882
    Đã được thích:
    0
    Em ơi, thấy có bói toán chị lại nhảy vào này, chị thích các vụ bói toán lắm.
    Xem cho chị 1 quẻ nhé, chị mở hàng là đắt khách lắm
    Chị tên Linh : Bộ ngọc bên chữ lệnh ...
    Lần trước lúc ở trên quán Vô thường ấy, xin chữ Linh kèm theo 1 bài thơ nào có chữ đó mà bác Rose lúc đó chưa nghĩ ra, hehe, nên vẫn nhớ ... chẳng biết bác Rose bi giờ đã nghĩ ra câu thơ nào chưa ah? để lần sau đến Vô thường còn nhờ bác viết hộ cho nữa chứ
    Sory thầy, bi giờ chị mới đọc kỹ :
    Họ tên : Lê Thuỳ Linh ( tự nhận thấy là mình chẳng thuỳ tẹo nào cả )
    Xem xong sớm sẽ có * hậu tạ ...
    Được vinhaihong sửa chữa / chuyển vào 19:01 ngày 29/11/2005
  4. toett4

    toett4 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    662
    Đã được thích:
    0
    Này, ông thầy bói ơi!
    Họ và tên đầy đủ: Nguyễn Bích Ngọc.
    Đủ chưa vậy?
    Cứ bói cái tên đã. Những cái khác tính sau, được chứ?
    Bói "chay" thế này mà nom cũng ế quá nhỉ? Phải quảng cáo rầm rộ vào chứ!
  5. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    Nam mô Nguyên Thuỷ Thiên Tôn!
    Nam mô Thái Bạch Kim Tinh Thái Thượng Lão Quân!
    1.Lê Thuỳ Linh:
    =&gt; Lời bói:
    "Linh, tòng Ngọc tòng Lệnh, ngọc chi thanh dã, linh linh doanh nhĩ dã, minh dã, mỹ dã, xảo dã. Linh, thính dã. (thông)
    Lệnh, hội ý, nhân tại thượng nhi lệnh, nhân tại hạ quị nhi thính dã, khả tòng dã, khả lệnh dã, khả trị dã.
    Thuỳ, viễn biên dã, hạ thuỳ dã, nhu dã."
    =&gt; Chú nghĩa:
    Linh, gồm Ngọc gồm Lệnh, là tiếng ngọc phát ra vậy, đinh đang sướng tai vậy, sáng vậy, đẹp vậy, khéo vậy. Linh (thông với linh là nghe) Lệnh, chữ Hội ý, người ở trên ra lệnh, kẻ ở dưới quỳ mà nghe vậy, có thể theo vậy, có thể ra lệnh vậy, có thể trị người được vậy.
    Thuỳ, phương xa vậy, rủ xuống vậy, mềm yếu vậy."
    =&gt; Phán:
    Bề ngoài mà cương, mà sáng, mà đẹp, mà khéo, mà tựa tiếng ngọc thanh thoát, văng vẳng khiến cho mọi người nghe theo vậy; Bề trong mà nhu, mà yếu, mà phục tùng, mà lắng nghe vậy. Người này có thể làm quan, dưới mà trị dân, trên mà nghe lệnh vậy.
    2.Nguyễn Bích Ngọc:
    =&gt;Lời bói:
    "Bích, tòng Ngọc tòng Thạch tòng Bạch, hình thanh, thạch chi thanh mỹ giả, khả quan dã, khả thính dã.
    Thạch tượng hình, hạ hữu khẩu, lợi ngôn dã, kỳ ngôn trọng dã.
    Ngọc, thạch chi mỹ giả, hữu ngũ đức, quang trạch dĩ ôn, nhân chi phương dã.Bạch, thái dương chi minh dã, lạc dã, hỷ dã, hân hân như dã."
    =&gt;Chú nghĩa:
    Bích, gồm Ngọc, gồm Thạch, gồm Bạch, chữ hình thanh, là màu xanh đẹp của đá vậy, có thể ngắm nhìn vậy, có thể lắng nghe vậy. Thạch, chữ tượng hình, dưới có miệng, lời nói sắc vậy, lời nói nặng vậy. Ngọc, đá đẹp vậy, có năm đức, sáng bóng ấm vậy, là nơi của đức nhân vậy. Bạch, ánh sáng trắng của thái dương vậy, sướng vậy, lạc vậy, vui vẻ vậy."
    =&gt;Phán:
    Trong "bích" có ngọc, trong "ngọc" có bích, tâm sáng đẹp vậy, trong xanh vậy, lời nói đáng sợ vậy, nặng vậy, sắc vậy. Có đức nhân vậy, yêu người vậy, lạc quan vậy, sung sướng vậy, phú quý cát tường vậy. Song, đá nặng thì chết người, sáng quá thì loé mắt. Nên kiềm chế, trau dồi cái ngũ đức "quang trạch dĩ ôn" bên trong vậy. Người này có thể phát ở "miệng" mà cũng có thể bại ở "miệng" vậy. Nên giữ chừng mực.
    Được vinhaihong sửa chữa / chuyển vào 14:58 ngày 27/11/2005
  6. witch141v

    witch141v Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    5.882
    Đã được thích:
    0
    Em ơi, hic..hic.. em phán đúng thế, bi giờ đang làm Mót, đúng là ở giữa, trên dưới Admin, còn dưới chỉ trên mỗi member
    Đúng là quá chính xác, quả là chính xác ...
    10* nhé em
  7. toett4

    toett4 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    662
    Đã được thích:
    0
    Này, thầy bói điều tra mất bao lâu mà phán trúng phóc vậy?
    Đúng là: "Hoạ tòng khẩu xuất".
    Tính tính cương trực, thẳng thắn, nghĩ gì nói nấy, không nể ai... nên không ít lần bị kẻ xấu giem pha, hãm hại, nghi ngờ, đố kị..., gây không ít hiểu lầm.
    Thế làm thế nào để giải cái hoạ này thì nên chăng cũng phải có vài lời chứ?
    Phán mỗi câu phải tu cái đức: "quang trạch dĩ ôn" là xong hả?
    Có cần lập đàn giải hạn gì gì thì thầy cứ phán, chi phí thế nào tiểu nữ xin cung đủ.
    Đa tạ thầy.
    Được vinhaihong sửa chữa / chuyển vào 19:02 ngày 29/11/2005
  8. keai

    keai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2005
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Bói hả? Cho mình tham giia với!
    Họ tên: Phạm Hồng Nhung
  9. uron_86

    uron_86 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    1.549
    Đã được thích:
    1
    í , ở đây có bói miễn pí hả , cho đệ làm quẻ với , cảm ơn thầy bói trưóc nha

    Quên mất tên của em là : Mai Thanh Nghị
    Mấy hôm nữa bói cho cái chữ nữa nhá , chờ hôm nay scan .
    Mà bói vêlình vực gì thì viết tên lĩnh vực đấy ra à , hay là scan cái bài viết kinh tế chính trị trên lớp của em nhá
    Được uron_86 sửa chữa / chuyển vào 18:39 ngày 27/11/2005
  10. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Bạn vinhaihong phán kiểu gì mà bạn toett4 của tớ tức từ chiều đến giờ kìa???ha ha.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này