1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ổẳÂổƠsộÂăộ>? - H?Ăn SỏằY Tranh H?ạng

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi _Arwen_, 09/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. _Arwen_

    _Arwen_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    3.574
    Đã được thích:
    0
    Khuân bài này sang đây cho topic của New huynh thêm phần hoành tráng vậy.
    Tiếng địch sông Ô
    Phạm Huy Thông
    I
    Sở Bá Vương ngồi yên trên mình ngựa,
    Giương mắt buồn say ngắm chân trời xa.
    Trong sương thu nhẹ đượm ánh dương tà,
    Quân Lưu Bang đang tưng bừng hạ trại.
    Khói tung bay trên vòm trời rộng rãi
    Như muôn sao trong đám tối mơ màng.
    Khắp bốn phương, giáo mác tỏa hào quang,
    Liên tiếp nhau chen chúc xung quanh ven trời lớn.
    Mấy làn trại (lưới xa xôi, mịt mùng và chắc chắn)
    Đóng trùng trùng, điệp điệp trên đầu non.
    Cờ chư hầu đỏ rực như pha son,
    Quằn quại cong trên nền trời lá mạ.
    Gió quát bên tai Vương, và rộn rã,
    Tiếng quân reo, tiếng ngựa hí, tiếng loa vang,
    Theo gió chiều vi vút vẳng đưa sang.
    Nhưng, lặng lẽ, bâng khuâng, vua nước Sở,
    Như pho tượng đồng, ngồi trên mình ngựa,
    Để luồng mắt mênh mang
    Như vấn vương, như vơ vẩn trên Ô giang.
    Vì Vương rõ, phía sông Ô, binh Phàn Khoái,
    Mới hôm trước bị quân mình xô qua ải,
    Nên vòng vây chưa kịp khóa trước bình minh.
    Vương toan, khi đêm tối, chỉ huy binh,
    Chém quân Khoái vừa thua như cắt cỏ,
    Phá trùng vi tan tành về hướng đó.
    Vương sẽ dàn tướng sĩ bên kia sông,
    Họp chư hầu còn trung tín cho thật đông,
    Rồi máu Hán rửa lâng lâng hờn Cai Hạ.
    Vương sẽ như năm nào đem binh mã
    Lại tung hoành trên thế giới mênh mông,
    Vương sẽ lại (ôi vinh quang) trong bão lửa vẫy vùng,
    Vương sẽ lại tơi bời vung kiếm thép,
    Và, đưa tay, giành lại tấm giang sơn,
    Vương sẽ lại...
    Nhưng bóng đêm đã xóa cảnh hoàng hôn,
    Và phương xa, mơ hồ, trăng le lói,
    Một trận gió hung hăng đùng đùng nổi,
    Vặn mạnh cờ trên nóc trại ngất cao,
    Vương khoan thai, buộc lại dải chiến bào,
    Rồi xuống ngựa bước vào trong trướng gấm.
    II
    Trướng thênh thang, lạnh lùng và u ám,
    Sở Bá Vương đứng sững trước cửa phòng,
    Để nỗi buồn, một nỗi buồn u uất mênh mông,
    Ngao ngán nhẽ, nặng đè lòng người chiến sĩ...
    Và chống kiếm trước phòng sầu quạnh quẽ,
    Hạng Vương vừa nhác thấy bóng Ngu Cơ,
    Nên hỡi ôi! Tia hy vọng lờ mờ
    Vương cảm thấy trong lòng ngầm ngấm tắt.
    Vương trông...
    Vẫn như gặp nàng lần thứ nhất,
    Tim anh hùng như ngây ngất say sưa.
    Tựa thân mềm vào lưng ỷ, nàng Ngu Cơ
    Mắt mơ hồ nhìn qua khung cửa sổ,
    Để hồn buồn chơi vơi như bay trên cành gió.
    Chỗ nàng ngồi,
    Một luồng trăng biêng biếc riêng soi,
    Khiến Hạng Vương, trong lòng say, những tưởng
    Rời cung Quảng, ả Hằng vừa bay xuống...
    Thấy rèm châu êm ái bỗng cuốn lên,
    Nàng bâng khuâng sực tỉnh giấc mơ tiên,
    Ngoảnh đầu trông thấy quân vương bên trướng,
    Nàng đứng dậy. Rồi cúi chào phu tướng,
    Bước lại gần, chàng hé miệng, xót đau,
    Rồi ngập ngừng toan nói...
    Bỗng âu sầu,
    Vẳng bên tai như từng lời thổn thức,
    Như suối vắng âm thầm chiều thu khóc,
    Địch xa xôi dìu dặt trên Ô giang,
    Khúc bi ca não ruột và mơ màng,
    Như càng khêu những nỗi sầu tịch mịch,
    Như ôm ấp, như nấu nung lòng Hạng Tịch.
    Hồn đê mê, Sở chúa vuốt tua rèm,
    Say sưa nhìn cặp mắt long lanh đen,
    Cặp mắt nồng nàn, mà xa xăm, mà say đắm,
    Như chan hòa niềm ái ân đằm thắm,
    Cặp mày thanh, êm ái như mây cong,
    Như núi xuân lưu luyến hơi xuân phong,
    Dưới vầng trán bâng khuâng sẽ dịu dàng uốn nét.
    Tóc óng đen, như ao trong dưới bóng đêm mù mịt,
    Chập chờn bay theo áng gió heo may,
    Và êm buông như sóng cuốn trên lưng gầy.
    Trên Ô giang đương mơ hồ dìu dặt,
    Trong vùng tối âm u, dần dần tiếng địch... tắt.
    Tiếng địch tắt. Nhưng dư âm
    Trong sương khuya còn văng vẳng điệu âm thầm.
    Nén thương đau, Vương ngậm ngùi sẽ kể
    Niềm ngao ngán vô biên như trời bể.
    Ôi! Tấm gan bền chặt như Thái Sơn
    Bao nhiêu thu cay đắng chẳng hề sờn!
    Ôi Những trận mạc khiến trời long đất lở!
    Những chiến thắng tưng bừng, những vinh quang rực rỡ!
    Ôi! Những võ công oanh liệt chốn sa trường!
    Những buổi tung hoành, lăn lộn trong rừng thương!
    Những tướng dũng bị đầu văng trước trận...!
    Nhưng, than ôi! Vận trời khi đã tận,
    Sức lay thành, nhổ núi mà làm chi?
    Rồi buồn rầu, Vương tỏ cho nàng nghe
    Hy vọng cuối cùng trong tim Vương còn sót lại,
    Rồi Vương nói:
    Nhưng đau lòng ta biết mấy!
    Ngay đêm nay, ta phải quyết... biệt ái khanh
    Thì, nàng ôi, việc lớn mới mong thành.
    Nhưng rời nàng, ôi... rời nàng, ta đâu nỡ...?
    Mà mang nàng xông pha trong mưa lửa
    Trùng vi kia ta thoát khỏi làm sao?
    Giọt châu sa lã chã trên áo bào,
    Nàng Ngu Cơ bên mình chàng thổn thức.
    Địch Trương Lương như ngậm sầu quyện khóc,
    Lại não nùng dìu dặt trên Ô giang.
    Trên Ô giang, tiếng địch thiết tha than,
    Như tiếng nhạn kêu đêm nơi ven trời vò võ,
    Như tiếng nhạn canh khuya thầm nhủ gió
    Tự hư vô lại nức nở tiếng mơ màng,
    Nàng Ngu Cơ...
    Nàng Ngu Cơ, khẳng khái nắm tay chàng:
    Quân vương ơi ơi! Còn đợi chờ chi nữa
    Mà đường xa chàng còn chưa ruổi ngựa?
    Trống canh hai trong bóng sẫm đổ hồi,
    Còn dùng dằng chi nữa, đi đi thôi!
    Kìa! Thờ ơ, trăng mờ đang chênh chếch...
    Còn ngồi đó mà nghe chi tiếng địch,
    Cho chí đầy dần cạn trong tim đau.
    Đừng nghe! Đừng nghe nữa! Hãy đi mau!
    Nghe làm chi tiếng tre đằng than ai oán,
    Khúc bi ca nặng nề và đòi đoạn,
    Đầy những lời thương tiếc điệu thê lương.
    Quân vương ôi! Mau sửa soạn lên đường,
    Lên đường xa nơi mơ màng sương phủ...
    Nào đâu trái tim xưa? Nào đâu tâm hồn cũ?
    Lãnh truân chuyên xin gắng giữ chí bình sinh,
    Khách anh hào chi xá kể nỗi điêu linh,
    Ngày gian lao với quãng đường khe khắt?
    Địch Trương Lương trên Ô giang dìu dặt,
    Tưởng trời đêm, trăng biếc lạnh lùng than.
    Quỳ sát bên, nàng tha thiết tiếng khuyên van
    Đi đi chàng, nơi xa xăm, tiếng Địch
    Càng não lòng, càng âm u, càng tịch mịch...
    Đi đi chàng, còn thân Ngu đâu đáng bận trí quân vương?
    Lá lìa cây dù gió xé bên vệ đường,
    Dù nắng hun, dù mưa dầm làm tan nát,
    Xin quân vương chớ bận lòng vì phận bạc!
    Nhưng lời lời tuy dũng cảm, oai linh,
    Trong lòng đau niềm thống khổ vẫn mênh mông,
    Cố... nàng cố nén u buồn... nhưng không được,
    Và sóng lệ ào tuôn, nàng bưng đầu thổn thức...
    Tiếng du hồn trong bóng tối vẫn lang thang,
    Vẫn âu sầu dìu dặt phía Ô giang.
    Địch âm thầm bên tai đưa văng vẳng,
    Đương bâng khuâng trong khoảng trời yên lặng,
    Bỗng véo von như chim hót, rồi bỗng ngừng,
    Rồi lại nổi... xa xôi, và u uất não nùng.
    Gan sắt đá như chơi vơi theo tiếng địch,
    Vương thấy tan đâu chí anh hùng vô địch,
    Cất tiếng buồn, chàng sẽ nói:
    Ái khanh ơi!
    Đành... vận trời khi đã hết cũng đành thôi!
    Không, phi ơi... thà cùng phi cùng sống chết
    Còn hơn phải... phải trọn đời cách biệt!
    Rồi đỡ cằm, chán nản, Sở Bá Vương
    Để cặp mắt im giương
    Đuổi bóng những ngày vinh trong âm tối.
    Nhưng nàng Ngu lại băn khoăn tha thiết gọi:
    Thiếp đâu ngờ, quân vương hỡi, trí trượng phu
    Lại không hơn lòng nhi nữ chút nào ư?
    Nếu vì thiếp, chỉ than ôi, vì tiện thiếp
    Mà chàng quên chí cao cùng sự nghiệp,
    Thì thân hèn thà vơ vất dưới tuyền đài
    Để, đành lòng, chàng nghĩ đến cuộc tương lai.
    Đi đi, chàng, đi đi, phu tướng hỡi!
    Ngại ngần chi, và u sầu chi mãi...!
    Niềm ái ân xưa, chàng hãy gác một bên lòng
    Và, quyết tình lên ngựa, thẳng xa rong!
    Quân vương trông, trăng liềm càng phai ánh.
    Đi đi thôi!
    Sở Bá Vương, lòng quyết định,
    Nhìn Ngu Cơ lần cuối và nghẹn ngào:
    Ta đi đây... nàng ở lại... Dù sao,
    Có nhan sắc nhường kia nàng chớ sợ...
    Vì nay mai khi Hán binh vào trại Sở,
    Ta quyết Bang phải hậu đãi riêng nàng.
    Rồi đi ra.
    Nhưng trầm trầm bổng bổng Ô giang
    Địch Trương Lương vẫn vô hình nức nở,
    Như non nước tô sương ngùi than thở
    Hòa nỗi lòng u uất cõi đen sâu.
    Vương dừng hia đứng lại trước rèm châu,
    Rồi, e ấp, ngoảnh nhìn người dưới trướng.
    Tiếng than dài vẫn đâu đây bay lưởng vưởng...
    Khi nặng nề, khi đắm đuối, khi ngân nga,
    Khi mơ hồ, khi êm ả, khi cao xa.
    Tiếng địch rung trong cảnh sầu không giới hạn.
    Hy vọng gần tàn trong tim Vương như tàn hẳn.
    Nhưng bỗng:
    Buổi gió cuồng xa tống lá vàng bay,
    Ta muốn nàng tường lòng son sắt chẳng đổi thay.
    Lúc gian nguy cách biệt nàng, ta đâu nỡ!...
    Đi! Ta cùng đi! Cùng xông pha trong sóng lửa!
    Ta quyết sẽ mang nàng vượt khoỉ trùng vi,
    Rồi, cùng nhau ta cùng dấn bước lưu ly!
    Mà ví bằng cao xanh kia không tựa nữa,
    Đôi ta, cùng nhau, cùng chôn thây trong da ngựa:
    Bên mình phi, dù bỏ mạng cũng cam tâm.
    Nếu chàng mong còn trở lại đất Hoài Âm.
    Nếu chí xưa, chí nghiêng trời lệch đất,
    Trong trái tim anh hùng chưa tan nát,
    Thì, chàng ơi!
    Đường mênh mông chàng vỗ ngựa ra đi thôi.
    Bằng vì quyến, vì thương thân hèn mọn,
    Mà đễn nỗi chàng đành buông chí lớn,
    Tiện thiếp đây xin khuất bóng trước mặt chàng,
    Cho chàng đi, đi ngang dọc bước ngang tàng,
    Cho phỉ sức cường long nơi hồ hải.
    Dứt lời, nàng hăng hái,
    Tới bên chàng, cao tuốt lưỡi gươm xanh.
    Rồi tự ải.
    Vẫn âm thầm trong cõi tối mênh mông,
    Địch Trương Lương như ngậm ngùi kể lể,
    Nghẹn lời thương chiếc vong hồn quạnh quẽ,
    Liều theo mây bạt gởi kiếp lênh đênh!
    Như đã dày, đã dạn nỗi điêu linh
    Hạng Vũ như không còn biết đau đớn,
    Mặt gang thép, nỗi u buồn chẳng gợn,
    Chàng nghiêng mình lặng đứng trông người yêu.
    Nhưng... hồn bâng khuâng trong cảnh mộng tiêu điều,
    Chàng còn cố hình dung đôi mắt sáng,
    Đôi mắt sâu xa, và ảo huyền, và xán lạn,
    Mà ngàn thu đành tối mãi tự đêm nay.
    Nên, tuy nhường... không cảm động mảy may,
    Như thản nhiên, như lạnh lùng, như vô giác,
    Mà, ngập ngừng trong khóe mắt,
    Lần đầu tiên, lệ chiến sĩ long lanh.
    Lần đầu tiên, người chiến sĩ đa tình
    Để lệ bạc thầm lăn trên gò má.
    Trong khi tiếng địch thổi, âm thầm và buồn bã,
    Trên Ô giang như khóc lóc nỗi phân ly,
    Càng ngày càng réo rắt, càng lâm ly,
    Càng âm u, càng mơ màng, càng thảm thiết.
    III
    Bên mình Ngu Cơ đứng bao lâu, chàng không biết
    Nhưng, đến khi, bàng hoàng, chàng lặng lẽ ngẩng trông,
    Thì Hán binh đã đông nghịt bên bờ sông,
    Và trời cao, than ôi, vừa quyết trắng.
    Mà...!
    Mà tiếng địch âm thầm trong bóng đêm văng vẳng
    Trên Ô giang, đã bặt hẳn tự bao giờ.
    (1935)
    Được _arwen_ sửa chữa / chuyển vào 10:54 ngày 09/01/2007
  2. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1
    ổẳÂổƠsộÂăộ> - HĂn SỏằY Tranh Hạng

    Tứ tự đã nói khá nhiều về điển, về cố của giai đoạn lịch sử này. Nhân xem lại Hán Sở Phong Vân, Nông tôi mời chư bằng hữu đàm luận thêm về món này nhỉ? Hán giới Sở hà chia phân đôi ngả, tan tan hợp hợp ấy sự đời

    Nào : Dzô dzôdzô

    Khí thế nhể???
  3. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1
    Lời nói đầu của truyện có đoạn :
    Ðạo Trời vô cùng. Lòng người bất trắc. Chỉ có Nhân và Nghĩa là thứ bảo vật bất biến vĩnh hằng.
    Nhân Nghĩa là bảo vật vì từ nghìn xưa cho tới nghìn sau, luôn luôn được ưa chuộng. Trái lại hung bạo bị căm thù.
    Ðược ưa thì thắng, bị ghét thì thua, cuộc đấu tranh trường diễn của lịch sử, lời tiên nho nói không sai : "Cương cường tất tử nhân nghĩa vương "
    Truyện Hán Sở tranh hùng là một minh họa có sức thuyết phục cho chân lý ấy .
    Tần Thủy Hoàng dùng sức mạnh tóm thâu lục quốc . Nhưng vì chỉ biết lấy bạo lực , không biết lấy nhân nghĩa thu phục lòng người mà lòng người rời bõ , rốt cuộc bị Hạng Vũ tiêu diệt . Nhưng thắng Tần rồi Hạng Vũ lại lầm đường đi vào vết xe đổ nên đã bị Lưu bang trừ khữ .
    Lưu Bang tức Hán Cao Tổ đã thấy sức mạnh và độ bền của Nhân , Nghĩa , biết dùng Nhân Nghĩa làm keo sơn gắn bó lòng người nên đã củng cố Hán tộc được khá lâu dài .
    Ðọc Hán Sở Tranh Hùng là để soi tấm gương không mòn còn mãi : Tấm Gương Nhân nghĩa .
  4. _Arwen_

    _Arwen_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    3.574
    Đã được thích:
    0
    Theo các huynh sai lầm lớn nhất của Tây Sở bá vương là gì nhỉ?
    Chán! Chẳng ai nói câu gì khen bài thơ hay của Phạm Huy Thông em mất công sưu tầm và post vào đây cả.
    Được _arwen_ sửa chữa / chuyển vào 11:08 ngày 09/01/2007
  5. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1
    Về giai đoạn này cuốn Sử Trung Quốc của Nguyễn Hiến Lê có ghi tóm lược như sau :
    Thủy Hoàng chết - Nhị Thế lên thay


    Trong một cuộc kinh lý, Tần Thủy Hoàng đã bị Trương Lương (Tử Phòng)thuê võ sĩ đón đường ám sát hụt ở Bác Lãng Sa. Trong một cuộc kinh lý sau, năm 210 TrCN, ông bị bệnh, chết ở dọc đường, người ta phải chở lén thi thể ông về Hàm Dương, rồi mới tuyên bố cho dân biết, và chôn Thủy Hoàng trong một ngôi mộ đã xây sẵn ở Ly Sơn. Trong mộ chứa rất nhiều châu báu, có một bản đồ của một trăm con sông, trên đó sông Hoàng Hà, sông Dương Tử và biển Đông đều bằng thuỷ ngân. Hầm mộ ngà đêm đều thắp đèn đốt bằng dầu cá, một loại cá đặc biệt giống hình người. Quan tài hạ rồi, người ta nấu đồng để gắn phần mộ và đặt một cái máy để hễ có kẻ nào lén vào đào mả thì sẽ bị những mũi tên từ mọi chỗ phát ra tự động bắn vào. Tương truyền lăng đó do 70 vạn người xây cất trong nhiều năm.

    Thủy Hoàng băng rồi, thừa tướng Lý Tư và hoạn quan Triệu Cao làm di chiếu giả, không lập thái tử Phù Tô mà lập thứ tử Hồ Hợi lên ngôi, tức Nhị Thế Hoàng Đế (Hoàng đế đời thứ nhì).

    Nhị Thế cũng hà khắc, tàn nhẫn như cha, giết nhiều vương tử, đại thần. Lý Tư bị Triệu Cao ghét, dèm pha, Nhị Thế giết cả ba họ (họ cha, họ mẹ, họ vợ) của Lý. Sau Triệu Cao lại giết Nhị Thế (207 TrCN), lập con Phù Tô, tên Anh, lên thay. Vương tử Anh (hay Tử Anh) lên ngôi rồi giết Triệu Cao, tiếp theo là Tần mất nước. Nhà Tần trước sau chỉ được mười bốn năm, từ vua tới đại thần, không người nào không bất đắc kỳ tử. Thời của Pháp gia thật ngắn ngủi và hết sức bi thảm. Nhưng phải thừa nhận rằng họ có công thống nhất Trung Quốc.



    Nhà Tần chấm dứt - Hạng Vũ và Lưu Bang


    Thủy Hoàng vừa mới chết là các anh hùng ở thảo dã nổi lên. Chỉ trong vài tháng, có sáu cuộc nổi loạn, đáng kể là Trần Thắng ở đất Kỳ (An Huy ngày nay), một nông dân đầu tiên phất cờ khởi nghĩa, nhưng sớm thất bại; rồi tới Hạng Tịch (cũng gọi là Hạng Vũ) ở đất Ngô (Giang Tô) và Lưu Bang ở đất Bái (cũng trong tỉnh Giang Tô ngày nay);

    Hạng Vũ là dòng dõi tướng nước Sở, Lưu Bang ở trong giới bình dân. Hạng Vũ không có học, nhưng có sức mạnh (nhấc nổi cái đỉnh nặng 500 cân), giỏi chiến thuật, đáng gọi là anh hùng. Lưu Bang cũng gần như vô học, làm đình trưởng (một chức nhỏ trong làng) cho Tần, tham tài, hiếu sắc, gặp thời loạn, thả một bọn tù, kết nạp được một số lưu manh và nông dân, lực lượng rất nhỏ, nhưng biết chiêu hiền đãi sĩ, may mắn được vài anh tài giúp đỡ: Tiêu Hà về việc tài chính (như tể tướng), Trương Lương làm mưu thần, mỗi ngày một mạnh lên.

    Mới đầu Hạng Vũ và Lưu Bang đều lấy danh nghĩa là giúp một hậu duệ của vua Sở (Sở Hoài vương) để đánh Tần, hẹn với nhau ai vào được Hàm Dương (kinh đô Tần) trước thì được xưng vương, làm chủ Quan Trung (Tần). Lưu Bang vào được trước, vương tử Anh xin hàng. Nhà Tần chấm dứt. Lưu Bang nghe lời Trương Lương, vỗ về nhân dân, không cho quân lính cướp bóc đốt phá.

    Nhưng Lưu Bang tự lượng sức yếu hơn Hạng Vũ nhiều (lúc đó Hạng Vũ đã tới Hàm Cốc, cửa ngõ phía đông của Tần), nên đã nhường cho Hạng Vũ vào Hàm Dương xưng vương. Vào Hàm Dương, Hạng vũ không nghe lời can của Phạm Tăng, giết vương tử Anh, đốt cung điện nhà Tần, cung A Phòng lửa cháy ba tháng mới tắt, lại quật mộ Tần Thủy Hoàng lên để vơ vét vàng bạc châu báu.

    Hạng tôn Sở Hoài vương làm Nghĩa đế, rồi lại giết đi, tự lập làm Tây Sở Bá Vương (Bá vương nghĩa là vương làm bá chủ các vương khác), phong Lưu Bang làm Hán vương ở đất Ba Thục và đất Hán Trung (trên lưu vực sông Hán, miền Thiểm Tây)... và cả chục tướng nữa, mỗi người được làm vương một miền nhỏ.

    Lưu Bang vào Ba Thục, luyện tập binh mã, khai khẩn đất hoang ngày một mạnh lên, tranh ngôi vua với Hạng Vũ. Hạng Vũ vì nóng nảy hiếu sát, tự phụ, không chịu nghe lời Phạm Tăng, chống cự được năm năm, sau bị quân Lưu Bang vây chặt ở Cai Hạ.

    Biết vận mình sắp hết, Hạng Vũ nửa đêm dậy uống rượu với ái cơ họ Ngu, xúc động, ứng khẩu hát:

    Lực bạt sơn hề, khí cái thế!
    Thì bất lợi hề, truy bất thệ!
    Truy bất thệ hề, khả nại hà?
    Ngu hề, Ngu hề, khả nại hà?
    (Sức nhổ núi chừ, hùng khí trùm đời!
    Thời chẳng gặp chừ, con "truy" không chạy!
    Con "truy" không chạy, còn biết làm sao?
    Ngu ơi! Ngu ơi! Em rồi ra sao?)

    Nàng Ngu hát theo:

    Đại vương ý khí tận,
    Tiện thiếp hà liêu sinh?
    (Đại vương ý khí hết,
    Tiện thiếp sống làm gì?)

    Hai người cùng khóc. Người chung quanh cũng khóc. Rồi nàng dùng gươm của Hạng Vũ, tự đâm cổ chết.

    Sáng sớm hôm sau, Hạng Vũ lên ngựa cùng với 800 quân phá vòng vây, qua sông Hoài, số quân theo kịp chỉ còn khoảng 100. Lạc đường, lại bị vây nữa. Một mình Hạng Vũ xông ra chém một tướng và cả trăm quân Hán. Phá được vòng vây, chạy tới Ô Giang (tỉnh An Huy), cùng đường, phải xuống ngựa, cầm gươm, một mình giết được mấy trăm quân Hán nữa, trên người bị hơn mười vết thương, tự đâm cổ mà chết (31 tuổi) chứ không cho quân Hán bắt sống.

    Vụ Cai Hạ và Ô giang đó vừa là một thiên chiến sử oai hùng, vừa là một thiên tình sử đẹp và cảm động, được Tư Mã Thiên chép lại trong bộ Sử Ký bằng một bút pháp rất cao, và được biết bao văn nhân thi sĩ đời sau đưa vào tiểu thuyết, tuồng. Đoạn trên tôi chép theo Sử Ký.

    Cuộc Hán Sở (Hán vương và Sở vương) tranh hùng tới đây chấm dứt.

    Lưu Bang thắng, lên ngôi thiên tử (202 TrCN), tức Hán Cao Tổ, rồi về cố hương ở đất Bái,bày tiệc rượu say sưa với bà con, làng xóm, ứng khẩu ca:

    Đại phong khởi hề, vân phi dương,
    Uy gia tứ hải hề, quy cố hương.
    An đắc mãnh sĩ hề, thủ tứ phương.
    (Gió lớn thổi chừ, may bay ngang,
    Uy khắp trong nước chừ, về cố hương.
    Sao được mãnh tướng chừ, giữ bốn phương.)

    Khí phách của hai người hiện rõ trong những bài hát đó: một kẻ là anh hùng tự phụ, lầm lỡ mà không tự trách lại trách thời bất lợi; một kẻ là hạng tầm thường, gặp thời, được người giúp mà nên một cách bất ngờ,chỉ lo cố giữ địa vị để hưởng thụ.
  6. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Cũng lại một tờ sớ, ngại đọc wá Arwen à. Dạo này lại cuối năm, họp hành liên miên. Để mấy hôm nữa đọc rồi khen nhé.
  7. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1
    Xem nào đời Vũ sai lầm thời nhiều (có thế mới mất nước vào tay Bang): không nghe lời Tăng (tội này nặng),đưa quân vào Hàm Cốc mà không thịt Bang (tha sau bữa tiệc ở Hồng Môn) , không trọng dụng Tín,Bình (cho cánh này chạy béng sang hàng Bang) ... xì xùm...
    Chắc là không nghe lời Phạm Tăng
    Theo cô ẻm thì thế nào?
    PS: Bài ấy khen bên 4 chữ rồi mừ
  8. Ruffian

    Ruffian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2005
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    0
    Bang gần như vô học. Câu này cực kỳ chính xác. Trước khi được bổ nhiệm làm đình trưởng Lưu Bang vốn đã lêu lổng chơi bời và tụ tập được cánh Phàn Khoái, Hạ Hầu Anh, Lư Quản vv... ăn chơi tới bến. Nhưng Bang lại cực kỳ đức độ. Mượn tiền của nhà giàu quỵt không trả, có tiền lại đem cho bạn nghèo. Trương Lương phục Lưu Bang từ đức tính này mà bỏ Hạng Lương về phò.
    Kể cũng sướng. Từ một thằng vô lại lên làm vua 1 nước.
  9. Ruffian

    Ruffian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2005
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    0
    Tôi có đọc ở đâu đó vụ lập chiếu giả có thể coi là một bước trượt dài của Lý Tư, nhưng thử hỏi không lập chiếu giả Phù Tô lên ngôi Mông Điềm chắc gì đã tha cho Lý Tư.
  10. _Arwen_

    _Arwen_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    3.574
    Đã được thích:
    0
    Hix... Tại sao lại đốt thành Hàm Dương?

Chia sẻ trang này