1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ọẵoố?-ồ>ư - Cỏ?Ê box làm thặĂ nào

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi Aozola, 06/08/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Nam Long mà gặp Cụ này chắc ngả mũ chào thua đây
  2. Thanh_Khong

    Thanh_Khong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Bạn đã quá khen rồi ,mình chỉ mới là một người chập chững nhân chi sơ tính bổn thiện mà thôi ,chẳng qua vì ham thích tiếng Hán Việt nên tập tành học mong muốn hiểu biết thêm về tiếng Việt mến yêu ,thường thì học cái nào có vần thì dễ nhớ mà .thành thật xin lĩnh giáo ý kiến bạn
  3. Thanh_Khong

    Thanh_Khong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
  4. thi_ca

    thi_ca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Có rạo ...
    Đi ngang qua một nơi lấy làm thú vị lắm bởi cảnh sắc phong tình , vô ý nghe thấy 3 vị , hẳn là ngưòi có học , chuyện phiếm về một câu chuyện có tình tiết rằng : họ dịch ngược thơ "Đại Việt" thành ra lối Cổ phong và gắn tác giả này nọ từ những chữ tên họ đọc trệch đi mà phỉnh đám bạn hay thầy gì đó .... mà ko ai biết , thấy họ cũng đã từng đắc ý lắm lắm ! Phải chăng ngưòi có danh V A H là một trong đám bọn họ ????
  5. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    Nghe đâu "Thanh mạt tú tài từ chương" cũng có ghi chép bài này đấy. Chứ VAH tôi quả không dám đắc tội với cổ nhân.

    Còn cái vụ dịch gì gì cổ phong, tôi nghe mà thấy oách thật, bởi trước nay tôi nào đã làm thơ cổ phong bao giờ. Vả lại kẻ viết văn thơ ắt có học, cần chi dùng chữ "hẳn" cho thêm vị hoài nghi?

    Ở cái chốn cảnh sắc phong tình, hoa hương nguyệt ảnh ấy, dạo trước Vĩnh tôi cũng nhiều đợt ghé thăm. Những "khi thưởng trà, ẩm tửu,khi ngâm vịnh hát ca","khi đàn gảy trăng lên, mực sả đầm đìa, khi bút vung lá rụng , tình thơ dào dạt"...quả Vĩnh tôi cũng từng tận thưởng, song thực chưa hề nghe nói đến chuyện dịch thơ "Đại Việt" là ra răng?
    Mong bác thi ca thử làm cho dăm bài gọi là ví dụ để Vĩnh tôi có dịp được đại khai nhãn giới! Mong lắm thay!
    Thân.
    Vĩnh Tái Phong.
  6. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Phải! Tôi nhớ có lần được VAH cho xem quyển đó. Mọi người lúc đó cũng băn khoăn lắm. Chả hiểu Tàu dịch thơ ta, hay ta dịch thơ Tàu, hay hai bên "tư tưởng lớn gặp nhau" nữa . Tôi có nhớ trong đoạn này, Trần tú tài và hai người bạn bông đùa về ba lạc thú: trà, rượu, đàn bà. Rồi lấy một đầu đề để làm thơ cho vui, nhan đề là: "Xả thú tu tâm", rồi cùng chọn một câu khai rằng: "Thưởng trà, chước tửu, bạn thanh nga" để xem chí mỗi người.
    Bài thơ trên của tú tài họ Trần thì tôi cũng nhớ mang mang như thế. Còn một bài của Nguyên Nhất thiền sư như sau:
    赏O.O.'伴.娥O
    影.f?>O?,
    Thưởng trà, chước tửu, bạn thanh nga,
    Nhược tửu ưng tu tư hữu tà,
    Hà Đông tính Liễu, Đông Pha cụ,
    Phật ảnh thiền tâm nhất trản trà.
    Còn vị cuối cùng là Phan Anh, cũng có một bài:
    赏O.O.'伴.娥O
    Y己>?s以OO
    红o~"""-O
    o^<?杯鸿"O?,
    Thưởng trà, chước tửu, bạn thanh nga,
    Tri kỷ tương phùng nan dĩ trà,
    Hồng nhan dị toả anh hùng chí,
    Nguyệt hạ khuynh bôi hồng hộc ca.
    Nói chung thì, sách thiên hạ có nhiều, cổ kính có, tân kỳ có, điển nhã có, trào lộng có. Bác thi_ca chưa bác lãm quần thư thì cũng không nên quá võ đoán.
  7. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    Nhắc tôi mới nhớ, đây là một giai thoại của văn sĩ cuối Thanh.
    Giai thoại Tú tài cuối Thanh.
    (Chừng năm Đồng Trị thứ 11 -- năm Quang Tự thứ 25 )​
    Năm Quang Tự thứ 15 tức năm 1889, Đất Yên Kinh có ba văn sĩ có tiếng là Phan thám hoa, Nguyên Nhất thiền sư và Trần đại học sĩ. Ba người nầy vốn có mối thâm giao tự lâu. Họ thường tụ tập ở Hoàng Hoa Cốc (nay ở Nam thành Yên Kinh) Mỗi độ trăng tròn họ lại trải giấy bày mực, chước tửu châm trà, cùng ngắm hoa thưởng nguyệt, rồi khi thanh đàm cao hứng thì vung bút đề thơ để thoả cái hứng, gởi cái tình, và tỏ cái chí. Một lần khi Trần đại học sĩ và hai người bạn đang bông đùa về ba lạc thú: trà, rượu, đàn bà, thời nghĩ lấy một đầu đề để làm thơ cho vui, nhan đề là: "Xả thú tu tâm", rồi cùng chọn một câu khai rằng: "Thưởng trà, chước tửu, bạn thanh nga".
    =================================================
    Trần đại học sĩ, tên Uyển, tự Bá Cương, hiệu Lữ Sinh Tăng, năm 16 đỗ tú tài Ôn Châu, đến năm Quang Tự thứ 2 thời học ở Quốc Tử Giám, sau làm đến chức Long Đồ đại học sĩ. Người này, bản tính phong lưu, phàm làm việc gì cũng không tránh khỏi phạm mùi nữ sắc. Nên khi đọc xong câu khai liền viết:

    zO.O.'伴.娥

    Thưởng trà chước tửu bạn thanh nga
    Khổ nhiễu chung sinh ngã nại hà
    Dục đắc an thân trì thụ giới
    Nhược năng giới tửu hoặc giới trà.​
    Ý nói cả đời không thể nào tránh khỏi được nữ giới. Sau đó có thơ thảng thốt rằng: ?."sf.?.O"~so头人 Phạ đương đa tình giả, Cam tác mộc đầu nhân.
    ==================================================
    Nguyên Nhất thiền sư quý tính Phụ Nguyên Tiểu Ngột ,phương danh Mịch Chuy, tộc Uy Ngô Nhĩ, tổ phụ vào đất Hán kiến gia hưng nghiệp. Trước khi quy y Phật Môn, Mịch Chuy là một tài tử phong lưu, bản tính đa tình nên xung quanh "Tây Thi","Điêu Thiền" không đếm xuể. Sau tổ phụ ép lấy con quan tổng đốc Lưỡng Quảng phương danh Chung Liễu Diệm. Người này từ ấy bỏ được thói phong tình, song lại mắc bệnh sợ vợ. Sau vì không chịu nổi, phẫn chí đi tu, lấy pháp danh Nguyên Nhất tức muốn trở lại cái thuở tự do ban đầu. Vì vậy khi nghe được câu khai, Nguyên Nhất liền viết:
    赏O.O.'伴.娥
    影.f?>O
    Thưởng trà, chước tửu, bạn thanh nga,
    Nhược tửu ưng tu tư hữu tà,
    Hà Đông tính Liễu, Đông Pha cụ,
    Phật ảnh thiền tâm nhất trản trà.​
    Ý nói, Mỗi lần uống rượu là vợ kè kè ở bên, bắt phải răn lòng mình xem khi uống liệu có tà ý gì không. Vì vậy nên vô hình trung đã tựa Đông pha tiên sinh sợ Liễu Thị vậy. Ứng với câu:"忽-河o<子吼OY-落?<fO"?,Hốt văn Hà Đông sư tử hống, Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên. "
    ================================================
    Phan Anh tự Nhật Ương hiệu Bát Lỗ Công Sinh người đất Nam, đỗ thám hoa năm Đồng Trị thứ 11 tức năm 1872 sau Công Nguyên. Sau làm trong Đại Học Các chuyên san bổ cổ thư. Tính tình thẳng thắn, ham làm thơ uống rượu, khi nghe câu khai, liền nhắm ngụm rượu rồi ngâm rằng:
    赏O.O.'伴.娥
    Y己>?s以O
    红o~"""-
    o^<?杯鸿"O
    Thưởng trà, chước tửu, bạn thanh nga,
    Tri kỷ tương phùng nan dĩ trà,
    Hồng nhan dị toả anh hùng chí,
    Nguyệt hạ khuynh bôi hồng hộc ca.​
    Cả đời Phan thám hoa anh minh lỗi lạc, quả không phạm mùi nữ sắc. Sau cũng có cưới một người con gái nghe đâu là người An Nam, phương danh Liễu Thị. Cưới xong, thì đúng là suốt ngày hát "hồng hộc''''ca thật. Sau có thơ rằng:Tam thập nhi lập vị thành gia, Thành gia tiện xướng hồng hộc ca. ?十?O<o^家O^家便"鸿"O.
    ==================================================
    Nay dân gian vẫn lưu truyền giai thoại về ba người này, ở ven vùng ngoại ô thành Yên Kinh trẻ em vẫn thường hát một bài vè, bài vè hát rằng:
    此.娥
    彼.'O
    伯纲^^S群S
    .鲁Z妻O鸿"
    o来"?.<子吼
    .f??家
    Thử thanh nga
    Bỉ tửu trà
    Bá Cương chung hựu bạn quần hoa
    Bát Lỗ dữ thê ca hồng hộc
    Bản lai do phạ Sư Tử hống
    Nguyên Nhất xuất gia.​
    Được vinhaihong sửa chữa / chuyển vào 21:52 ngày 07/11/2005
  8. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Nhớ hôm ngồi đọc "Thanh mạt tú tài từ chương", hoá ra VAH đi sang TQ vẫn mang theo quyển đó. Hôm nào tôi phải qua sunhasaba lùng một cuốn mới được.
  9. changfeng

    changfeng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2004
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    Không ngờ cái tư tưởng nhớn nó hay gặp nhau đến thế. Trước nay tôi chửa được đọc bài nào của thằng Tầu lại rưa rứa như bài của cụ ấy nhà ta. Nhưng bài một trà một rượu thì rõ là tiếp thu từ cổ nhân mà ra. Tôi nhớ loáng thoáng một cụ dòng họ Ngô hay Phan gì đó thì phải khi đi sứ sang Tầu có làm một bài từ, tiếc thay không nhớ được nguyên văn, chỉ nhớ bản dịch là:
    Khà!
    Người đẹp như mây dáng thướt tha
    Cùng trà rượu
    Khó bỏ một trong ba
    (Hu ra, hu ra...)
    PS: Bác nào tìm được nguyên văn bài này thì pót lên giùm. Tua xia!
    Được changfeng sửa chữa / chuyển vào 10:32 ngày 10/11/2005
  10. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    Điệu Thương Ngô Dao đây mà. Bài này tôi cũng nghe loáng thoáng đâu rồi, tôi sẽ cố gắng khảo hộ bác.
    Mà hôm nọ tôi có đọc lại cái anh Kinh Thi, thấy anh ấy có 305 bài ,nhưng thực chất là có 311 bài, còn 6 bài là Sinh thi T- (sênh), tức "hữu mục vô từ" (chỉ có tên gọi mà không có lời). Nghe bảo 6 bài sinh thi này là dùng "sênh" để tấu nhạc, chứ không có lời để hát, tôi lấy làm lạ lắm. Tôi tra khảo mất chừng mấy hôm, thì tìm được 2 bài sau trong "Sinh thi khảo lục" của Thạch Uyển đời Hán:
    Nghệ chi đạo hề
    Cù lộ khúc khúc
    Sơn thuỷ thanh thanh
    Lệnh kỳ hoạ bức
    ?>
    山水''
    令.".
    Tử ký tử ký
    Duy thử nhất tắc
    Nhật khấu ngôn quan
    Dạ thâu ngôn tặc
    子己子己
    维此?^T
    -??~
    oz?^'
    Chú thích:
    Có mấy chữ là chữ thông giả.
    >>s?s?o>>?
    令sZY
    己sO?o记?
    维sO?o"?
    zsO?o偷?
    ^'sO?o贼?

    Sau một hồi vất vả dịch ra tiếng Việt, mà chẳng ra cơm cháo gì, vì khó dịch quá. Thì tự dưng cảm thấy choáng váng ngỡ ngàng khi nhớ đến mấy câu ca dao Việt Nam:
    Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
    Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
    Con ơi nhớ lấy câu này
    Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan.
    Chẳng hiểu ra sao nữa. Tôi không rõ, hai bài trên thực sự ra sao? Là tộc Việt dịch lại từ Kinh Thi ? Hay Kinh Thi ghi chép lại bài ca của tộc Việt? Vậy hai bài này sao lại nằm trong Sinh Thi, mà không nằm trong phần Châu Nam, hoặc giả thì thêm mục Nam Phong có hơn không? Mong các bác giải mê cho tôi, tôi đau đầu quá.
    Được vinhaihong sửa chữa / chuyển vào 21:36 ngày 10/11/2005

Chia sẻ trang này