1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ọáưồ>ẵổẳôố?^ - Mỏ?Ăn Đàm Trung Quỏằ'c

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi aqcharles, 28/05/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. KitC

    KitC Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2005
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    0
    Ngà?ng cĂng nghiẶp xe hơi Trung QuẮc cò thĂ? 'i bao xa ? ​
    SẮ lượng xe hơi Trung QuẮc sà?n xuẮt tiĂu thù tfng mẮy chùc phĂ?n trfm, sà?n lượng tfng hà?ng nfm 1triẶu chiẮc và? tfng liĂn tùc trong 4 nfm liĂ?n, nhu cĂ?u mĂfi nfm là? 1 triẶu chiẮc, trơ? thà?nh thì trươ?ng xe hơi lớn thứ 3 trĂn thẮ giới xẮp sau Mỳf và? NhẶt, con sẮ kiĂu hàfnh nà?y 'àf khiẮn ngà?nh xe hơi Trung QuẮc cò lìch sư? phàt triĂ?n khĂng lĂu 'ơ?i 'àf trơ? thà?nh tiĂu 'Ă? cuẶc luẶn 'à?m "Cù?a Cà?i" vư?a mới tĂ? chức tài Bf́c Kinh.
    Nhưng ngà?nh cĂng nghiẶp xe hơi Trung QuẮc vĂfn 'ứng trước nhiĂ?u vẮn 'Ă?. Vì dù như thiẮu nhàfn hiẶu sà?n phĂ?m tự chù?, nfng lực nghiĂn cứu khai thàc mò?ng manh, sự nhẶp siĂu ngoài thương lớn..., con 'ươ?ng thu nhò? khoà?ng càch với càc nước sà?n xuẮt xe hơi mành trĂn thẮ giới cù?a Trung QuẮc cò thĂ? 'i bao xa? Ă"ng HĂ? MẶu NguyĂn, giàm 'Ắc tĂ?ng cĂng ty cĂng nghiẶp xe hơi Thượng Hà?i nòi, ngà?nh cĂng nghiẶp xe hơi Trung QuẮc nhẮt 'ình phà?i phàt triĂ?n nhàfn hiẶu sà?n phĂ?m tự chù?. Ă"ng nòi, nfm 2002, ngà?nh cĂng nghiẶp xe hơi Thượng Hà?i nĂu ra 3 mùc tiĂu chiẮn lược : thứ nhẮt là? 'Ắn cuẮi nfm 2007 sà?n lượng nfm 'àt 1 triẶu chiẮc, thứ hai là? trơ? thà?nh 500 doanh nghiẶp mành thẮ giới, thứ ba là? 'Ắn nfm 2007 sà?n xuẮt 50 nghì?n chiẮc xe hơi cò nhàfn hiẶu tự chù?. HiẶn nay xem chư?ng sà?n lượng 1 triẶu chiẮc/nfm sèf hoà?n thà?nh trong nfm nay hof̣c sang nfm, TĂ?ng cĂng ty cĂng nghiẶp xe hơi Thượng Hà?i 'àf xẮp thứ 461 trong sẮ 500 doanh nghiẶp mành nhẮt thẮ giới.
    Mùc tiĂu thứ ba thì? hơi khò khfn 'Ăi chùt, giàm 'Ắc HĂ? MẶu NguyĂn nòi, Trung QuẮc phàt triĂ?n cĂng nghiẶp xe hơi cò thĂ? chia ra là?m bẮn con 'ươ?ng. Thứ nhẮt là? hoà?n toà?n dựa và?o mì?nh tự khai thàc. Thứ hai là? thĂng qua thu mua doanh nghiẶp quẮc tẮ 'Ă? tiẮn hà?nh hợp tàc. Thứ ba là? cò thĂ? 'i sĂu hợp tàc chiẮn lược, cù?ng với bàn hợp tàc sà?n xuẮt xe hơi. Thứ tư là? hợp doanh sàng chẮ nhàfn hiẶu sà?n phĂ?m xe hơi tự chù?.
    CĂng ty cĂng nghiẶp xe hơi Trung QuẮc như Qi-rui.v.v... 'àf bf́t 'Ă?u xuẮt khĂ?u xe hơi ra nước ngoà?i, Ăng HĂ? MẶu NguyĂn cho rf?ng, sà?n phĂ?m xe hơi Trung QuẮc cò thĂ? xuẮt khĂ?u 'Ắn thì trươ?ng bf́c Mỳf, nòi lĂn ngà?nh cĂng nghiẶp xe hơi Trung QuẮc thĂng qua hù?n vẮn hợp tàc hơn 20 nfm 'àf nĂng cao rẮt nhiĂ?u vĂ? trì?nh 'Ặ chẮ tào, trì?nh 'Ặ quà?n lỳ.v.v... NhẮt là? 'àf tò? ra cò ưu thẮ nhẮt 'ình trong thì trươ?ng xe hơi loài già rè?.
    Ă"ng Wagner, chù? tìch ban quà?n trì kiĂm giàm 'Ắc tẶp 'oà?n xe hơi GM Mỳf làc quan với tiĂ?n cà?nh phàt triĂ?n cù?a ngà?nh cĂng nghiẶp xe hơi Trung QuẮc. Ă"ng nĂu ròf, nfm 2005, chùng tĂi thẮy ngà?nh cĂng nghiẶp xe hơi Trung QuẮc sau khi trà?i qua 'iĂ?u chì?nh, tĂ?ng thu nhẶp sèf hĂ?i phùc tfng lĂn 10 o/o, chùng tĂi làc quan dự tình, khĂng bao lĂu, xe hơi Trung QuẮc cò?n tfng lĂn khoà?ng 10 o/o. Trung QuẮc là? thì trươ?ng xe hơi lớn thứ 3 trĂn thẮ giới, Trung QuẮc rẮt tiẮp cẶn với NhẶt, mà? trong mẮy nfm tới, sẮ lượng tiĂu thù xe hơi cù?a Trung QuẮc sèf hơn NhẶt. Chùng tĂi rẮt phẮn khơ?i tiẮp tùc hợp tàc với Trung QuẮc.
    Chù? tìch hẶi 'Ă?ng quà?n lỳ cĂng ty xe hơi BMW Đức nhẮn mành tĂ?m quan tròng cù?a nhàfn hiẶu sà?n phĂ?m xe hơi. Ă"ng cho rf?ng, bẮt kĂ? là? BMW, GM hay càc nhàfn hiẶu khàc, 'Ă?u nĂn 'àt chẮt lượng cà?ng tẮt hơn. Vì dù như bẮt kĂ? là? Trung QuẮc, Mỳf hay Đức sà?n xuẮt xe hơi nhàfn hiẶu BMW 'Ă?u phà?i như nhau. Chùng tĂi mơ? nhà? mày sà?n xuẮt xe hơi ơ? ThĂ?m Dương Trung QuẮc là? như thẮ .

    Theo XinHua
  2. qianli

    qianli Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Lôi cái topic này lên vậy, hôm nay mới nhớ ra là còn nợ một bài Phùng Tiểu Cương, thế là lại đi tong của em hơn hai tiếng đồng hồ, mà lại ngay trong cái giai đoạn nước sôi lửa bỏng này mới khổ chứ, đúng là thân làm tội đời
    Hiện tượng Phùng Tiểu Cương
    Tại buổi lễ trao giải thưởng điện ảnh Hồng Kông 2004, Lưu Nhược Anh nhận giải thưởng nữ diễn viên xuất sắc nhất cho vai ?onữ tặc? Vương Lệ trong ?oThiên hạ vô tặc?, trong phần phát biểu cảm tưởng, chị nói ?okhi người ta xướng tên tôi lên nhận giải ở Trung Quốc , tôi thấy anh Phùng đột nhiên biến mất, lần trao giải lần này, cũng đến lúc lên nhận giải thì phát hiện anh ấy lại trốn biệt đi đâu, tôi ước gì được ôm anh ấy một cái lúc này?. Đúng lúc này Phùng đột nhiên_ nhanh và bất ngờ đến mức chẳng ai hiểu được ông từ xó xỉnh nào và bằng cách nào_ xuất hiện trên sân khấu, ôm Lưu Nhược Anh vài giây, rồi chẳng nói chẳng rằng đột ngột biến mất trước những ánh đền flash sáng rực-cũng nhanh và bất ngờ chẳng kém lúc xuất hiện, Lưu Nhược Anh trong xúc động và bất ngờ, chỉ kịp hài hước nói thêm một câu vớt vát : ?oMay mà chị Từ Phàm không có ở đây!?.(Từ Phàm hiện là vợ Phùng, cũng là một trong những át chủ bài trong các seri phim của ông)
    Tình huống thú vị này không chỉ thể hiện khả năng hài hước thiên bẩm của cả Phùng và Lưu, mà còn ngẫu nhiên mang một mối liên tưởng sâu xa đến sự xuất hiện và tồn tại của Phùng trong làng điện ảnh Trung Quốc, ngoài dự liệu của mọi người, ghét phô trương ồn ào và chỉ phát biểu bằng những bộ phim.
    Xuất thân là một nhân viên thiết kế mỹ thuật bình thường, chưa từng được đào tạo trường lớp để thành đạo diễn, một ngày đẹp trời , Phùng đột ngột nổi hứng làm phim.
    Người có đóng góp lớn nhất cho việc tạo nên tên tuổi Phùng Tiểu Cương có lẽ là Cát Ưu. Khi Phùng bắt đầu tập tành với cương vị đạo diễn, Cát Ưu đã là một kiểu thương hiệu bảo chứng cho giá trị của một bộ phim. Sau một loạt những vai diễn ấn tượng trong ?oPhải Sống?, ?oCuối năm? ?oCâu chuyện của bộ phận biên tập??Cát Ưu đã đứng vào cùng hàng ngũ những cây đa cây đề Khương Văn, Củng Lợi, Trần Đạo Minh?, có một sự ngầm định bất thành văn trong khán giả rằng bất kể phim nào chỉ cần có sự xuất hiện của họ đều đáng xem, chẳng khác gì việc tên của Lương Triều Vĩ, Trương Quốc Vinh hay Trương Ngãi Gia, Lưu Nhược Anh trên catsting list là bảo chứng chắc chắn cho những phim có chiều sâu của Hồng Kông và Đài Loan vậy. Phùng dù có tự tin đến mấy cũng rất hiểu rằng, ở cái đất nước quá rộng lớn và la liệt nhân tài này, phim làm hay là một chuyện, làm cho người ta có hứng thú mò đến rạp xem phim của mình lại là chuyện khác, vì thế, để đảm bảo về phương diện ?ocâu khách? cho những đứa con tinh thần của mình, cho đến trước thiên hạ vô tặc, Cát Ưu luôn là át chủ bài trong phim của Phùng .(Xin lưu ý rằng đây hoàn toàn có thể coi như một kinh nghiệm nên tham khảo, không ít những ngài ?ođạo diễn thượng thặng? xứ ta coi ?ocâu khách? là một chuyện gì đó đáng xấu hổ (hay chẳng qua chỉ là tâm lý con cáo và chùm nho) , và thế là sau khi làm những bộ phim ?otiền tỷ--cất kho?, thì không những biện hộ rằng phim họ vì là phim nghệ thuật nên kén khán giả, mà thậm chí bất kì ai mở mồm chê phim họ đều bị mắng cho té tát là thị hiếu thấp, hay vu cho ?otội? chạy theo thị trường (mà bi hài nhất là trường hợp bác Đỗ Minh Tuấn lu loa, thậm chí giở cả thói côn đồ khi ?oKý ức Điện biên?(một phim dở tệ) của bác bị phê.
    Cũng chẳng cần chờ đến những ?oĐạo diễn thượng thặng?,?Điện thoại di động? hay ?oThiên hạ vô tặc? người ta mới biết đến Phùng. Ngay từ những bộ ?ophim mừng tuổi? đầu tiên kiểu ?oMột tiếng thở dài? hay ?obên A bên B?, phong cách Phùng Tiểu Cương đã định hình khá rõ nét. Bằng những bộ phim với kinh phí thấp đến không ngờ song lại tạo nên những kỳ tích về doanh thu, Phùng hoàn toàn chinh phục người xem bởi chất liệu hài giản dị từ những điều bình thường trong cuộc sống, bởi cách trần thuật hóm hỉnh , những tình huống, những đoạn thoại hài hước điển hình. Một điều đặc biệt ở Phùng là ngay từ những bộ phim đầu tiên, ông đã cung cấp những câu thoại sẽ trở thành câu nói cửa miệng của thanh niên Trung Quốc cho đến khi họ tìm thấy những câu thay thế trong phim tiếp theo của ông (ví dụ ?ođánh chết tôi cũng không nói?(trong bên A bên B); ?ono money, no woman?, ?oanh sẽ là quản lý tầng ba?(Đạo diễn thượng thặng); ?oLàm người phải có trước có sau?(Điên thoại di dộng) hay một loạt các đoạn thoại kinh điển kiểu ?osuỵt yêu cầu nghiêm túc một chút, chúng tôi đang ăn cướp đây ? , ?othế kỷ 21 th cái gì đắt nhất ??"Nhân tài !?, ?oTôi xin đầy tinh thần trách nhiệm thông báo với anh: chú Lý rất tức giận, hậu quả rất nghiêm trọng?(Thiên hạ vô tặc )
    Tuy nhiên, cũng phải công nhận rằng những phim đầu tay của Phùng còn thể hiện rõ tính chất ?odò đường? của một ?ongười mới?, nó có phần nào giống như hình ảnh đám những người làm điện ảnh thất nghiệp mở cái công ty ?omộng đẹp một ngày? với mục đích vùa chơi vừa phục vụ bà con trong ?obên A bên B?, các tác phẩm này dù khá thú vị xong bố cục hơi tùy tiện, cách xử lý tình huống khá phô, thiếu chất ẩn dụ và chiều sâu cần thiết của điện ảnh, hơn nữa các chi tiết trong phim mang dấu ấn quá đậm của văn hóa miền Bắc, ngay cả việc lạm dụng một số phương ngữ Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Tây làm chi tiết gây cười mà sau này được kế thừa rất thuyết phục trong ?oThiên hạ vô tặc?, đều là những yếu tố khiến phim của Phùng khó tiếp cận với khán giả phía Nam. Vì thế phim của Phùng dù gây được tiếng vang khá lớn, song lại chỉ bó hẹp trong phạm vi miền Bắc Trung Quốc, trong khi dân miền Bắc đã bắt đầu coi ?oĐạo diễn Phùng? là một thương hiệu bảo đảm cho một phim hài đáng chờ đợi của năm, thì dân Thượng Hải, Quảng Châu vẫn chẳng mặn mà gì lắm với phim Phùng, chưa kể các thị trường nói tiếng Hoa khác như HK, DL gần như chẳng buồn để ý Phùng là ai.
    Phim đầu tiên khiến khán giả khu vực và thế giới có một chút ấn tượng về Phùng có lẽ là ?oĐạo diễn thượng thặng ? với sự tham gia diễn xuất của diễn viên nổi tiếng người Canada Donald Sutherland và một trong tứ đại mỹ nhân Quan Chi Lâm(cô diễn viên HK này vẫn có vẻ khá được yêu thích ở Đại Lục, hai năm trước tôi vẫn thấy các áp phích quảng cáo đồ lót và mỹ phẩm của cô có mặt khắp nơi, trong khi ở HK, DL, các công ty bách hóa đã dỡ hình cô xuống từ lâu) , tất nhiên cũng không thể thiếu át chủ bài Cát Ưu . Phim có những chi tiết gây cười kinh điển như khi các công ty tranh nhau từng centimet trên người ông đạo diễn nổi tiềng đã chết( thực ra là giả vờ chết)để quảng cáo cho sản phẩm của mình, mấy anh nhà giàu mới nổi vào đến trại tâm thần rồi vẫn gặp nhau là bắt tay băt chân,mở miệng là mua cổ phiếu, meeting hay khoe mẽ biệt thự, BMW, Audi, đặc biệt là Cát Ưu sau khi giả ngây giả dại ?oquay? mấy ông bà trong ?ohội đồng thẩm định mức độ điên? đã long trọng phong cho một ông bác sĩ làm trưởng hội người điên tầng ba.
    Có thể nói, bắt đầu từ ?oBên A bên B? chất điện ảnh đã bắt đầu rõ nét trong phim Phùng, và đến ?oĐạo diễn thượng thặng? thì nó đã hoàn toàn định hình, đồng thời ác cảm của Phùng với sự đảo điên các giá trị mà ?ohiện đại hóa?, ?ovăn hóa nghe nhìn?cũng như ?ovăn minh đô thị?o gây ra cho xã hội TQ hiện đại đã bộc lộ không giấu giếm.
    Cho đến khi ?oĐiện thoại di động? làm mưa làm gió ở các giải thưởng điện ảnh trong nước song vẫn gần như hoàn toàn im hơi lặng tiếng ở nước ngoài, có lẽ Phùng đã bắt đầu phẫn chí, vì thế trong?oThiên hạ vô tặc? ngoài ê kíp quen thuộc,ngời ta thấy có sự tham gia củaThiên vương HK Lưu Đức Hoa và thiên hậu ĐL Lưu Nhược Anh, Phùng có vẻ không giấu giếm mục tiêu hướng đến hai thị trường này, bộ ?ophim thị trường sâ sắc ? này có bi có hài, có đấu võ đấu trí có tình cảm lãng mạn, vừa tận dụng kỹ xảo, vừa phát huy diễn xuất của diễn viên (các cao thủ thượng thừa khác thì khỏi nói, ngay đến Lưu Đức Hoa trong phim này diễn xuất cũng không đến nỗi tồi, điều mà Trương Nghệ Mưu không làm được trong ?oThập diện mai phục?). Phim ?cả gan? công chiếu cùng đợt với ?oCông Phu? của ?oChâu đại gia?(Châu Tinh Trì), mà thành công của nó thì ai cũng đã rõ, chẳng cần chờ đến ai rỗi việc ngồi ?omạn đàm? lôi thôi:P
    ?oTiệc đêm?, phim sắp tới trong kế hoạch của Phùng ôm mộng tiến xa hơn thị thường khu vực, có thể sẽ có sự góp mặt của Trương Tử Di, song Cát Ưu đã gần như khẳng định sẽ không tham gia, và người ta đang chờ xem một tác-phẩm-không-có-Cát-Ưu- của-Phùng sẽ mang diện mạo ra sao
    Phùng là một gương mặt lạ gây khá nhiều phản ứng nhiều chiều, các đạo diễn đàn anh vẫn đôi khi bóng gió hay công khai phê phán Phùng chưa đủ đẳng cấp ngồi cùng ?ochiếu trên? với họ, nhưng người xem thì rõ ràng đã mặc nhiên xếp Phùng vào hàng ?oông lớn?. Thái Minh Lượng , đạo diễn Đài Loan gốc Malaixia với kỳ tích ?ochưa phim nào không có giải Quốc tế? trong một lần trả lời phỏng vấn về việc thanh niên Đài Loan chỉ xem phim Hollywood mà quay lưng với phim trong nước, đã nói: ?oĐài Loan không có một kiểu Phùng Tiểu Cương, đấy chẳng phải lỗi của tôi, các bạn không thể trách Thái Minh Lượng tại sao không là PhùngTiểu Cương?--một câu nói mang nhiều hàm ý sâu xa. Nhưng dù sao ở cái thời đại mà cả văn hóa vật chất lẫn tinh thần đều khiến người ta khó tránh cảm giác no xôi chán chè này, đôi lúc thay đổi khẩu vị cũng là cần thiết. Xót xa cho sự nhỏ bé, xấu xa, bất lực của con người với Thái Minh Lượng xong, cũng cần có PhùngTiểu Cương để thấy đời vẫn còn vui và đáng sống.
    Áp phích phim đạo diễn thượng thặng:

  3. qianli

    qianli Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Lôi cái topic này lên vậy, hôm nay mới nhớ ra là còn nợ một bài Phùng Tiểu Cương, thế là lại đi tong của em hơn hai tiếng đồng hồ, mà lại ngay trong cái giai đoạn nước sôi lửa bỏng này mới khổ chứ, đúng là thân làm tội đời
    Hiện tượng Phùng Tiểu Cương
    Tại buổi lễ trao giải thưởng điện ảnh Hồng Kông 2004, Lưu Nhược Anh nhận giải thưởng nữ diễn viên xuất sắc nhất cho vai ?onữ tặc? Vương Lệ trong ?oThiên hạ vô tặc?, trong phần phát biểu cảm tưởng, chị nói ?okhi người ta xướng tên tôi lên nhận giải ở Trung Quốc , tôi thấy anh Phùng đột nhiên biến mất, lần trao giải lần này, cũng đến lúc lên nhận giải thì phát hiện anh ấy lại trốn biệt đi đâu, tôi ước gì được ôm anh ấy một cái lúc này?. Đúng lúc này Phùng đột nhiên_ nhanh và bất ngờ đến mức chẳng ai hiểu được ông từ xó xỉnh nào và bằng cách nào_ xuất hiện trên sân khấu, ôm Lưu Nhược Anh vài giây, rồi chẳng nói chẳng rằng đột ngột biến mất trước những ánh đền flash sáng rực-cũng nhanh và bất ngờ chẳng kém lúc xuất hiện, Lưu Nhược Anh trong xúc động và bất ngờ, chỉ kịp hài hước nói thêm một câu vớt vát : ?oMay mà chị Từ Phàm không có ở đây!?.(Từ Phàm hiện là vợ Phùng, cũng là một trong những át chủ bài trong các seri phim của ông)
    Tình huống thú vị này không chỉ thể hiện khả năng hài hước thiên bẩm của cả Phùng và Lưu, mà còn ngẫu nhiên mang một mối liên tưởng sâu xa đến sự xuất hiện và tồn tại của Phùng trong làng điện ảnh Trung Quốc, ngoài dự liệu của mọi người, ghét phô trương ồn ào và chỉ phát biểu bằng những bộ phim.
    Xuất thân là một nhân viên thiết kế mỹ thuật bình thường, chưa từng được đào tạo trường lớp để thành đạo diễn, một ngày đẹp trời , Phùng đột ngột nổi hứng làm phim.
    Người có đóng góp lớn nhất cho việc tạo nên tên tuổi Phùng Tiểu Cương có lẽ là Cát Ưu. Khi Phùng bắt đầu tập tành với cương vị đạo diễn, Cát Ưu đã là một kiểu thương hiệu bảo chứng cho giá trị của một bộ phim. Sau một loạt những vai diễn ấn tượng trong ?oPhải Sống?, ?oCuối năm? ?oCâu chuyện của bộ phận biên tập??Cát Ưu đã đứng vào cùng hàng ngũ những cây đa cây đề Khương Văn, Củng Lợi, Trần Đạo Minh?, có một sự ngầm định bất thành văn trong khán giả rằng bất kể phim nào chỉ cần có sự xuất hiện của họ đều đáng xem, chẳng khác gì việc tên của Lương Triều Vĩ, Trương Quốc Vinh hay Trương Ngãi Gia, Lưu Nhược Anh trên catsting list là bảo chứng chắc chắn cho những phim có chiều sâu của Hồng Kông và Đài Loan vậy. Phùng dù có tự tin đến mấy cũng rất hiểu rằng, ở cái đất nước quá rộng lớn và la liệt nhân tài này, phim làm hay là một chuyện, làm cho người ta có hứng thú mò đến rạp xem phim của mình lại là chuyện khác, vì thế, để đảm bảo về phương diện ?ocâu khách? cho những đứa con tinh thần của mình, cho đến trước thiên hạ vô tặc, Cát Ưu luôn là át chủ bài trong phim của Phùng .(Xin lưu ý rằng đây hoàn toàn có thể coi như một kinh nghiệm nên tham khảo, không ít những ngài ?ođạo diễn thượng thặng? xứ ta coi ?ocâu khách? là một chuyện gì đó đáng xấu hổ (hay chẳng qua chỉ là tâm lý con cáo và chùm nho) , và thế là sau khi làm những bộ phim ?otiền tỷ--cất kho?, thì không những biện hộ rằng phim họ vì là phim nghệ thuật nên kén khán giả, mà thậm chí bất kì ai mở mồm chê phim họ đều bị mắng cho té tát là thị hiếu thấp, hay vu cho ?otội? chạy theo thị trường (mà bi hài nhất là trường hợp bác Đỗ Minh Tuấn lu loa, thậm chí giở cả thói côn đồ khi ?oKý ức Điện biên?(một phim dở tệ) của bác bị phê.
    Cũng chẳng cần chờ đến những ?oĐạo diễn thượng thặng?,?Điện thoại di động? hay ?oThiên hạ vô tặc? người ta mới biết đến Phùng. Ngay từ những bộ ?ophim mừng tuổi? đầu tiên kiểu ?oMột tiếng thở dài? hay ?obên A bên B?, phong cách Phùng Tiểu Cương đã định hình khá rõ nét. Bằng những bộ phim với kinh phí thấp đến không ngờ song lại tạo nên những kỳ tích về doanh thu, Phùng hoàn toàn chinh phục người xem bởi chất liệu hài giản dị từ những điều bình thường trong cuộc sống, bởi cách trần thuật hóm hỉnh , những tình huống, những đoạn thoại hài hước điển hình. Một điều đặc biệt ở Phùng là ngay từ những bộ phim đầu tiên, ông đã cung cấp những câu thoại sẽ trở thành câu nói cửa miệng của thanh niên Trung Quốc cho đến khi họ tìm thấy những câu thay thế trong phim tiếp theo của ông (ví dụ ?ođánh chết tôi cũng không nói?(trong bên A bên B); ?ono money, no woman?, ?oanh sẽ là quản lý tầng ba?(Đạo diễn thượng thặng); ?oLàm người phải có trước có sau?(Điên thoại di dộng) hay một loạt các đoạn thoại kinh điển kiểu ?osuỵt yêu cầu nghiêm túc một chút, chúng tôi đang ăn cướp đây ? , ?othế kỷ 21 th cái gì đắt nhất ??"Nhân tài !?, ?oTôi xin đầy tinh thần trách nhiệm thông báo với anh: chú Lý rất tức giận, hậu quả rất nghiêm trọng?(Thiên hạ vô tặc )
    Tuy nhiên, cũng phải công nhận rằng những phim đầu tay của Phùng còn thể hiện rõ tính chất ?odò đường? của một ?ongười mới?, nó có phần nào giống như hình ảnh đám những người làm điện ảnh thất nghiệp mở cái công ty ?omộng đẹp một ngày? với mục đích vùa chơi vừa phục vụ bà con trong ?obên A bên B?, các tác phẩm này dù khá thú vị xong bố cục hơi tùy tiện, cách xử lý tình huống khá phô, thiếu chất ẩn dụ và chiều sâu cần thiết của điện ảnh, hơn nữa các chi tiết trong phim mang dấu ấn quá đậm của văn hóa miền Bắc, ngay cả việc lạm dụng một số phương ngữ Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Tây làm chi tiết gây cười mà sau này được kế thừa rất thuyết phục trong ?oThiên hạ vô tặc?, đều là những yếu tố khiến phim của Phùng khó tiếp cận với khán giả phía Nam. Vì thế phim của Phùng dù gây được tiếng vang khá lớn, song lại chỉ bó hẹp trong phạm vi miền Bắc Trung Quốc, trong khi dân miền Bắc đã bắt đầu coi ?oĐạo diễn Phùng? là một thương hiệu bảo đảm cho một phim hài đáng chờ đợi của năm, thì dân Thượng Hải, Quảng Châu vẫn chẳng mặn mà gì lắm với phim Phùng, chưa kể các thị trường nói tiếng Hoa khác như HK, DL gần như chẳng buồn để ý Phùng là ai.
    Phim đầu tiên khiến khán giả khu vực và thế giới có một chút ấn tượng về Phùng có lẽ là ?oĐạo diễn thượng thặng ? với sự tham gia diễn xuất của diễn viên nổi tiếng người Canada Donald Sutherland và một trong tứ đại mỹ nhân Quan Chi Lâm(cô diễn viên HK này vẫn có vẻ khá được yêu thích ở Đại Lục, hai năm trước tôi vẫn thấy các áp phích quảng cáo đồ lót và mỹ phẩm của cô có mặt khắp nơi, trong khi ở HK, DL, các công ty bách hóa đã dỡ hình cô xuống từ lâu) , tất nhiên cũng không thể thiếu át chủ bài Cát Ưu . Phim có những chi tiết gây cười kinh điển như khi các công ty tranh nhau từng centimet trên người ông đạo diễn nổi tiềng đã chết( thực ra là giả vờ chết)để quảng cáo cho sản phẩm của mình, mấy anh nhà giàu mới nổi vào đến trại tâm thần rồi vẫn gặp nhau là bắt tay băt chân,mở miệng là mua cổ phiếu, meeting hay khoe mẽ biệt thự, BMW, Audi, đặc biệt là Cát Ưu sau khi giả ngây giả dại ?oquay? mấy ông bà trong ?ohội đồng thẩm định mức độ điên? đã long trọng phong cho một ông bác sĩ làm trưởng hội người điên tầng ba.
    Có thể nói, bắt đầu từ ?oBên A bên B? chất điện ảnh đã bắt đầu rõ nét trong phim Phùng, và đến ?oĐạo diễn thượng thặng? thì nó đã hoàn toàn định hình, đồng thời ác cảm của Phùng với sự đảo điên các giá trị mà ?ohiện đại hóa?, ?ovăn hóa nghe nhìn?cũng như ?ovăn minh đô thị?o gây ra cho xã hội TQ hiện đại đã bộc lộ không giấu giếm.
    Cho đến khi ?oĐiện thoại di động? làm mưa làm gió ở các giải thưởng điện ảnh trong nước song vẫn gần như hoàn toàn im hơi lặng tiếng ở nước ngoài, có lẽ Phùng đã bắt đầu phẫn chí, vì thế trong?oThiên hạ vô tặc? ngoài ê kíp quen thuộc,ngời ta thấy có sự tham gia củaThiên vương HK Lưu Đức Hoa và thiên hậu ĐL Lưu Nhược Anh, Phùng có vẻ không giấu giếm mục tiêu hướng đến hai thị trường này, bộ ?ophim thị trường sâ sắc ? này có bi có hài, có đấu võ đấu trí có tình cảm lãng mạn, vừa tận dụng kỹ xảo, vừa phát huy diễn xuất của diễn viên (các cao thủ thượng thừa khác thì khỏi nói, ngay đến Lưu Đức Hoa trong phim này diễn xuất cũng không đến nỗi tồi, điều mà Trương Nghệ Mưu không làm được trong ?oThập diện mai phục?). Phim ?cả gan? công chiếu cùng đợt với ?oCông Phu? của ?oChâu đại gia?(Châu Tinh Trì), mà thành công của nó thì ai cũng đã rõ, chẳng cần chờ đến ai rỗi việc ngồi ?omạn đàm? lôi thôi:P
    ?oTiệc đêm?, phim sắp tới trong kế hoạch của Phùng ôm mộng tiến xa hơn thị thường khu vực, có thể sẽ có sự góp mặt của Trương Tử Di, song Cát Ưu đã gần như khẳng định sẽ không tham gia, và người ta đang chờ xem một tác-phẩm-không-có-Cát-Ưu- của-Phùng sẽ mang diện mạo ra sao
    Phùng là một gương mặt lạ gây khá nhiều phản ứng nhiều chiều, các đạo diễn đàn anh vẫn đôi khi bóng gió hay công khai phê phán Phùng chưa đủ đẳng cấp ngồi cùng ?ochiếu trên? với họ, nhưng người xem thì rõ ràng đã mặc nhiên xếp Phùng vào hàng ?oông lớn?. Thái Minh Lượng , đạo diễn Đài Loan gốc Malaixia với kỳ tích ?ochưa phim nào không có giải Quốc tế? trong một lần trả lời phỏng vấn về việc thanh niên Đài Loan chỉ xem phim Hollywood mà quay lưng với phim trong nước, đã nói: ?oĐài Loan không có một kiểu Phùng Tiểu Cương, đấy chẳng phải lỗi của tôi, các bạn không thể trách Thái Minh Lượng tại sao không là PhùngTiểu Cương?--một câu nói mang nhiều hàm ý sâu xa. Nhưng dù sao ở cái thời đại mà cả văn hóa vật chất lẫn tinh thần đều khiến người ta khó tránh cảm giác no xôi chán chè này, đôi lúc thay đổi khẩu vị cũng là cần thiết. Xót xa cho sự nhỏ bé, xấu xa, bất lực của con người với Thái Minh Lượng xong, cũng cần có PhùngTiểu Cương để thấy đời vẫn còn vui và đáng sống.
    Áp phích phim đạo diễn thượng thặng:

  4. qianli

    qianli Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0

    Quan Chi Lâm trong "Đạo diễn thượng thặng", Phùng Tiểu Cương, Phùng và Quan
    Được aqcharles sửa chữa / chuyển vào 19:47 ngày 30/07/2005
  5. qianli

    qianli Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0

    Quan Chi Lâm trong "Đạo diễn thượng thặng", Phùng Tiểu Cương, Phùng và Quan
  6. daulauxuongcheo

    daulauxuongcheo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2005
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    0
    Bọn này bị bành trướng nó đồng hoá hết rồi!!! Thật đáng buồn!!
  7. rockneverdie83

    rockneverdie83 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    1
    Buồn cười thật, sao đi đâu ai cũng bảo Trung Quốc bành trướng thế nhỉ? thế bành trướng là gì, Trung Quốc hiện nay bành trướng bằng bao nhiêu phần của Liên Xô hồi trước, họ có cái giỏi thì phải bắt chước, không bắt chước được lại bảo họ bành trướng, chán. Hay ý cậu bảo Trung Quốc bành trướng về quân sự Lol , thế thằng Mỹ, Nhật nó dùng Đài Loan kiềm chế Trung Quốc để làm gì ? đâu phải nói bành trướng là bành trướng được đâu? lực chưa đủ, ra ngoài có thằng nó cầm súng cưỡng sao nổi.
  8. daulauxuongcheo

    daulauxuongcheo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2005
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    0
    Sao lại không bành trướng được. Tất nhiên là không bành trướng được đến Nhật đến Mĩ (đố mà dám)nhưng nó bành chướng ở VN, ĐNA cụ thể là biên giới,biển Đông,Hoàng Sa,Trường Sa.Gần đây nhất là bắn chết 8 ngư dân ở Hậu Lộc.Chứng cớ sờ sờ mà còn có kẻ dám nói nó không bành trướng.
  9. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Xin nhắc nhở bạn đây là 1 box bàn về học thuật. Đề nghị các bạn đem các chuyện như trên đàm đạo ở nơi khác.
    Trân trọng
    Charles
  10. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Những thái giám nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc

    Trong quá khứ có nhiều nguyên do khác nhau để một người đàn ông bị hoạn. Đó là tiêu chí bắt buộc đối với hoạn quan, những người đàn ông làm công việc hầu hạ trong hoàng thất. Đó cũng có thể cách mà một thị tộc chiến thắng trong chiến tranh áp dụng với đàn ông của thị tộc thua trận nhằm diệt chủng thị tộc này. Đó cũng có thể là một hình phạt cho những kẻ phạm tội

    Sử gia nổi tiếng Trung Quốc Tư Mã Thiên thời Tây Hán từng bị khép tội ?ophủ hình? (hoạn). Dưới thời La Mã, người ta cho hoạn một số thiếu niên có chất giọng tốt để tạo nên những ca công với âm vực tenor đặc biệt. Hay như Nhạc Bất Quần, một nhân vật nguỵ quân tử trong tiểu thuyết võ hiệp ?oTiếu ngạo giang hồ? của Kim Dung, tự hoạn để luyện Tịch tà kiếm phổ. Đó cũng có thể là cách mà cô vợ Serena của anh chàng John Wayne Bobbit người Mỹ đáp lại hành vi ?ocưỡng bức đúng luật? của chồng. Và cuối cùng, đã, đang và sẽ luôn tồn tại trong giống đực những cá thể bị ?othiên yêm? (trời hoạn). Đó là những người tuy thể chất là đàn ông nhưng sinh ra đã có khiếm khuyết ở cơ quan ?otruyền giống?.

    Không rõ hoạn quan bắt đầu xuất hiện trong triều đình Trung Hoa kể từ thời điểm nào. Tuy vậy trong vở chính kịch của lịch sử Trung Quốc, với các đế chế phong kiến nối tiếp nhau hưng thịnh và suy tàn, hoạn quan luôn là một tuyến nhân vật có vai trò rất độc đáo. Tầng lớp hoạn quan thường xuất thân hèn kém, ít học, bị kinh miệt, danh chính ngôn thuận thì không có quyền hành gì, nhưng với vị thế đặc biệt của những người luôn kề cận các bậc đế vương, họ luôn có một thứ quyền lực vô hình và quyền lực này đôi khi đủ để khuynh đảo triều chính. Dưới đây là chân dung một vài người trong số họ.

    1. Triệu Cao: Hoạn quan thời nhà Tần. Triệu Cao bắt đầu được tin dùng sau vụ Kinh Kha âm mưu hành thích vua Tần. Nhờ Triệu Cao nhắc về cây kiếm đang đeo bên mình, Tần Thuỷ Hoàng mới đánh trả được Kinh Kha và may mắn thoát chết. Khi Tần Thuỷ Hoàng băng hà ở Sa Khâu trên đường tuần du miền Đông Nam, Triệu Cao đã cùng với thừa tướng Lý Tư thông mưu lập con thứ Hồ Hợi (Tần Nhị Thế) và bức tử thái tử Phù Tô. Về sau Triệu Cao lại tiếp tục giết Lý Tư và nhiều đại thần, một mình độc chiếm quyền hành. Tới khi quân khởi nghĩa của Lưu Bang đánh tới kinh thành, Triệu Cao bức tử Nhị Thế, lập Tử Anh để có cơ sở thương lượng. Tuy nhiên, cuối cùng Triệu Cao lại bị chính Tử Anh giết chết. Có thể nói việc để cho quyền lực nằm trong tay một kẻ độc ác và bất tài như Triệu Cao chính là một trong những nguyên nhân khiến vương triều nhà Tần hùng mạnh là thế mà chỉ duy trì được trong có 15 năm.
    2. Thập thường thị: Mười viên hoạn quan dưới triều hai vua Hoàn Đế, Linh Đế thời Đông Hán, đứng đầu là Trương Nhượng. Việc điều hành quốc gia bắt đầu rơi vào tay tầng lớp hoạn quan sau khi Hoàn Đế phải dựa vào nhóm này để trừ khử quyền thần Lương Ký. Trong thời gian nắm quyền, hoạn quan đã phát động hai đợt thanh trừng lớn, qua đó bức hại và loại trừ hầu hết các bậc trung thần hoặc những người không cùng phe cánh. Lịch sử gọi sự kiện này là ?ohoạ đảng cố?. Triều đình Đông Hán thời kỳ này trở nên vô cùng hủ bại, việc mua quan bán tước được định giá công khai. Dù sau này, thập thường thị có bị Viên Thiệu tiêu diệt nhưng triều Đông Hán không thể phục hồi được nữa. Nước Trung Quốc rơi vào loạn lạc, chiến tranh và chia cắt đưới thời Tam Quốc trong gần 100 năm còn nhà Hán thì bị nhà Nguỵ thay thế.
    3. Cao Lực Sĩ: Hoạn quan dưới triều Đường Huyền Tông. Là một sủng thần, Cao Lực Sĩ dựa thế hoàng để để tác oai tác phúc với các quan trong triều. Nhà thơ Lý Bạch, do có hiềm kích cá nhân với Cao Lực Sĩ, cũng bị y dèm pha phải từ quan. Khi An Lộc Sơn nổi loạn tấn công kinh đô Trường An, Cao Lực Sĩ theo xa giá của Huyền Tông bỏ thành chạy trốn. Đến gò Mã Ngôi, trước nguy cơ xảy ra binh biến, Cao Lực Sĩ đã giết Dương Quý Phi trấn an quân đội.
    4. Cừu Sĩ Lương: Hoạn quan dưới triều Đường Văn Tông. Nhà Đường trong suốt mười đời vua cuối cùng kể từ Đức Tông đến Chiêu Tông đều bị thế lực hoạn quan chi phối. Hoạn quan không chỉ thao túng triều chính mà còn giết vua và định việc phế lập. Đường Văn Tông dựa vào Cừu Sĩ Lương để giết tên hoạn quan đứng đầu triều đình lúc đó là Vương Thủ Trừng. Trừ khử được Thủ Trừng rồi, Văn Tông lai định trừ tiếp Cừu Sĩ Lương, vì chung quy y cũng là một hoạn quan, lại đang nắm binh quyền. Văn Tông phối hợp cùng một số đại thần thân tín, lập mưu lừa Cừu Sĩ Lương vào vườn thượng uyển, phục binh sẵn để giết. Sự việc bại lộ, Cừu Sĩ Lương cùng hoạn quan nhốt vua vào nội cung làm con tin, rồi cho quân truy bắt và giết toàn bộ những người dự mưu, tổng cộng trên một ngàn người. Đây là sự kiện ?oCam lộ chi biến? nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Sau biến cố này, Văn Tông hoàn toàn bị đặt dưới sự giám sát của hoạn quan. Nhà Đường tiếp tục lún sâu hơn vào sự suy tàn và cuối cùng bị diệt vong.
    5. Trịnh Hoà: Hoạn quan dưới triều Minh Thành Tổ. Ông tên thật là Mã Tam Bảo, tín đồ Hồi giáo sống tại Vân Nam. Do thông minh tháo vát, Trịnh Hoà được Minh Thành Tổ yêu mến và tin dùng. Ông là nhà hàng hải nổi tiếng nhất của Trung Quốc. Từ năm 1405 đến năm 1433, Trịnh Hoà đã bảy lần chỉ huy hạm đội đi chu du qua vùng biển Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, ghé thăm hơn 30 quốc gia, xa nhất là Somalia thuộc châu Phi. Dựa trên một số thư tịch và bằng chứng lịch sử, cựu thuyền trưởng tầu ngầm người Anh là Gavin Menzies gần đây đã đưa ra một giả thuyết là chính các đô đốc dưới quyền Trịnh Hoà, trong chuyến đi thứ sáu, đã phát hiện ra mũi Hảo Vọng, châu Mỹ, châu Nam Cực, châu Úc và Bắc Cực.
    6. Vương Chấn: Hoạn quan dưới triều vua Minh Anh Tông. Xuất thân là một tên lưu manh, Vương Chấn tình nguyện xin hoạn vào cung làm thái giám để tránh bị phạt xung quân do phạm tội. Anh Tông hủ bại, không màng gì đến việc nước nên Vương Chấn có cơ hội nắm đại quyền về quân sự và chính trị. Năm 1450, y ép nhà vua thân chinh đem nửa triệu quân đi đánh bộ lạc Ngoã Lạt tại vùng Hà Bắc. Do không biết cách dùng binh, Vương Chấn thua trận tại Thổ Mộc Bảo. Vua Anh Tông bị bắt, 25 vạn quân bị giết, Vương Chấn cũng bị các tướng làm binh biến giết chết.
    7. Lưu Cẩn: Hoạn quan dưới triều vua Minh Vũ Tông. Do hầu hạ Vũ Tông từ lúc còn chưa lên ngôi nên Lưu Cẩn rất được nhà vua quý chuộng, phong làm Tư lễ giám, chuyên phê duyệt sớ của các quan tấu trình. Với chức quan đó, Lưu Cẩn giả mệnh hoàng đế tự ý định đoạt mọi công việc trong nước. Dân gian khi đó gọi Lưu Cẩn là ?oHoàng đế đứng?, ám chỉ quyền lực của y, để phân biệt với ?oHoàng đế ngồi? là Vũ Tông. Lưu Cẩn nắm quyền trong hơn năm năm thì bị một số quan lại phối hợp lật đổ.
    8. Nguỵ Trung Hiền: Hoạn quan dưới triều vua Minh Hy Tông. Mặc dù có cái tên thì rõ hay nhưng họ Nguỵ là một kẻ vô cùng gian hiểm. Đứng đầu cơ quan đặc vụ, y kéo bè kết đảng, mua quan bán tước, làm đủ chuyện xấu xa. Những kẻ hùa theo họ Nguỵ được gọi là ?oYêm đảng? (Yêm: thiến, hoạn). Yêm Đảng có vây cánh khắp trong cả nước, tiến hành công kích, hãm hại rất nhiều trung thần. Quyền lực của bản thân Nguỵ Trung Hiền cũng rất lớn, mọi người phải đối đãi với hắn như hoàng đế. Chỉ tới sau khi Hy Tông chết, vua kế tiếp là Sùng Trinh mới trừ khử được y.
    9. Lý Liên Anh: Hoạn quan thời Từ Hy Thái Hậu nhà Thanh. Là đại thái giám được Từ Hy tin cẩn, Lý Liên Anh có quyền sinh quyền sát rất lớn. Từ vương tôn, quý tộc cho đến quan lại trong triều không ai dám làm phật ý hắn. Theo lệnh Từ Hy, Lý Liên Anh đã cho giam lỏng vua Quang Tự vì ông này có ý định cùng với một số nhà cải cách như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu cải tổ lại chính quyền, trái với quan điểm lãnh đạo đất nước của Từ Hy Thái Hậu.
    Tác giả: Phạm Thúc Trương Lương

Chia sẻ trang này