1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ồđ?ố-Ôồ??ộ>"ó??ó?Oồằ?ỗ??ó?ôồÔÂó,'ó??ó,<ó?? - Ando Tadao

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi deniro, 05/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. deniro

    deniro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    0
    ồđ?ố-Ôồộ>"ó??ó?Oồằỗ?óôồÔÂó,'óó,Ando Tadao - "Mơ trong kiến trúc"

    Chương 1 - Nhà ở

    Nhà ở - Nguyên điểm của kiến trúc


    Tôi nghĩ rằng điểm xuất phát của kiến trúc là nhà ở...sinh ra từ nhu cầu cơ bản nhất của con người, nhà ở là nơi thể hiện nguyên vẹn những khác biệt trong sinh hoạt, khí hậu, phong thổ, mang tính bản địa rõ nét...khi ngắm nhìn những căn nhà ở các vùng trên thế giới, thỉnh thoảng ta lại bắt gặp những hình khối (1) gây kinh ngạc, để rồi nhận ra rằng đời sống sinh hoạt của con người thật phong phú va đa dạng...nếu đánh giá theo cách nhìn hiện đại, chắc chắn những ngôi nhà này mang những nét "tiền cận đại" và phi hợp lý không chừng...tuy nhiên tôi lại cảm nhận rằng ở những nơi ấy có một sự phong phú thuần khiết mà môi trường ở của chúng ta hiện nay không có, thấy được lòng khát khao về sự sống và cư trú của con người...

    lại nói về nhà ở thời nay, phần lớn đươc xây dựng trên nền tảng của tư tưởng cận đại, đặt công năng và tính hợp lý lên trên hết...nhà ở hiên đại, nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật và chế độ xã hội, trở nên vô cùng hữu dụng (2) và tiện nghi mà những căn nhà thời đại trước khó có thể so sánh...mặt khác để ai cũng có được sự tiện nghi như nhau, nhiều môi trường ở được hình thành một cách đơn điệu ở khắp nơi trên thế giới, không dựa trên đặc tính và sự khác nhau của từng vùng...

    thế nhưng sự "tiện lợi" phải chăng có thể nói khác đi là sự "phong phú" ?...thêm nữa có ý kiến cho rằng, về cái gọi là "lý tưởng" mà kiến trúc cận đại sinh ra, phải chăng ngôi nhà chỉ là những thương phẩm được sản xuất dựa trên hiệu quả kinh tế và không hề có một chút cá tính nào ?...tôi không nghĩ như vậy...ngôi nhà, nguồn cội của tinh thần con người, không thể là thương phẩm được, mặt khác, những kiến trúc nhà ở cận đại nổi tiếng được xây lên không phải dựa trên sách giáo khoa...chúng được sinh ra từ quá trình lao tâm khổ tứ của những con người mang giấc mơ hướng đến tương lai...

    từ khi bắt đầu nghiệp kiến trúc đến nay, chủ đề nhà ở đối với tôi luôn luôn là nền tảng của những suy nghĩ, và từ nay trở đi vẫn sẽ tiếp tục như thế..."nhà ở" chính là nguyên điểm trong kiến trúc của tôi...
    (1): nguyên văn hyougen, nghĩa là biểu hiện...ý của cụm từ là những biểu hiện gây ngạc nhiên, ở đây xin được dịch là hình khối...
    (2): nguyên văn benri, nghĩa là tiện lợi, ở đây xin được dịch là hữu dụng, vì từ tiện nghi cũng phần nào mang nghĩa tiện lợi


    Gặp gỡ những thành phố

    những chuyến du hành tạo nên con người...việc học kiến trúc cũng vậy, phải đi đến tận nơi, cảm nhận không gian bằng ngũ quan của chính mình, từ đó bắt đầu lý giải nó...vì vậy, kiến trúc sư bắt buộc phải đi nhiều...bậc thầy của kiến trúc cận đại, Le corbusier là một ví dụ...năm 24 tuổi ông bỏ ra nửa năm để đi du lịch, và năm sau đó ông cho xuất bản cuốn nhật ký "chuyến du hành về phương đông"...nếu đọc cuốn sách này ta có thể hiểu Le corbusier đã học được nhiều như thế nào từ những chuyến đi của mình...

    những năm 20 tuổi, khi quyết định dấn thân vào con đường kiến trúc, đối với người Nhật thời ấy, trong đó có tôi, nói về kiến trúc nghĩa là đề cập đến kiến trúc Tây Âu, và là kiến trúc cận đại, vốn được sinh ra từ nền tảng văn hoá kiến trúc phương tây...lịch sử kiến trúc phương tây phần lớn được viết bắt đầu từ kiến trúc Hy Lạp...vì vậy, khi quyết định sang châu Âu để được tận mắt ngắm nhìn các công trình kiến trúc, hình ảnh trước tiên hiện lên trong tôi là đồi Acropolis ở Athen với đền Parthenon, nơi được coi là điểm khởi đầu của kiến trúc phương tây...

    tôi vẫn không thể nào quên được cảm xúc khi leo lên đồi Acropolis, tận mắt ngắm nhìn những hàng cột đá đứng trang nghiêm...bầu trời xanh thẫm, mặt biển xanh biếc cùng sự tương phản mãnh liệt của cẩm thạch trắng, mỗi khối kiến trúc đều mang một vẻ đẹp cân xứng từ toàn thể đến từng chi tiết..ở đây, thức kiến trúc, cái thấm đẫm trong kiến trúc phương tây từ thời cổ đại đến nay, đã được thể hiện ở hình thái thuần khiết nhất...

    cái đẹp sinh ra từ thức kiến trúc, mà đền Parthenon là đại biểu, tuyệt nhiên không phải tự nhiên mà có...nó được tạo ra từ quá trình bồi đắp sức mạnh của lý tính và ý chí mạnh mẽ của con người...thế nhưng trong chuyến đi đến Hy Lạp, cùng với đền Parthenon, hoặc có khi cái hấp dẫn tôi còn hơn thế nữa, là những thành phố mang tính bản địa đặc trưng ở các đảo Santorini và Mykonos...

    to be continued
    (c)deniro



    ?"建?つく,SY"




    Được deniro sửa chữa / chuyển vào 04:34 ngày 05/08/2003
  2. canard

    canard Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/10/2002
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    0
    come on-deniro
    rose&madness
  3. deniro

    deniro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    0
    cùng nằm trên bờ biển Aegean, hai thành phố này là một cực hoàn toàn khác với vẻ đẹp cân xứng, rõ ràng của điện Parthenon...ở đó, trên bề mặt dốc đứng của hòn đảo là lớp lớp những ngôi nhà chồng xếp lên nhau...chúng như được xây dính vào nhau và toàn bộ được quét vôi theo cùng một kiểu...những ngôi nhà nằm chồng chất lên nhau rất tự do, và đan xen giữa chúng là mạng lưới đường phố vô cùng phức tạp như một mê cung lớn...cùng với mỗi bước đi của tôi, quang cảnh xung quanh lại biến hoá vô cùng, và tôi cứ đi khắp thành phố mà không chán mắt...
    sử dụng vật liệu sẵn có của vùng đất, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của mình, tự tay mình xây lên ngôi nhà để ở...điều này diễn ra ở mọi nơi trên thế giới, và vì mỗi nơi mang một hình thức cố hữu dựa trên đặc điểm của cộng đồng và điều kiện tự nhiên, nên ta thấy những ngôi nhà bản địa (chỉ vùng đất đó mới có) thật đa dạng biết bao...
    ở miền nam nước Ý vùng Puglia có thành phố Alberobello...thành phố này nổi tiếng thế giới với những căn nhà gọi là trulli...được xây bằng đá vôi, vật liệu sẵn có ở vùng này, và vì hấp thụ mạnh ảnh hưởng của văn hoá Hy Lạp từ xa xưa, toàn bộ các trulli cũng được quét vôi trắng...nét độc đáo của trulli là mái nhà bằng gạch hình mũ chóp nhọn, và nhiều trulli cùng một hình khối như vậy tập trung lại với nhau tạo nên một khung cảnh rất lạ thường và ấn tượng...ngoài ra còn rất nhiều ví dụ sinh động khác nữa...như những ngôi nhà trên kênh rạch ở bangkok, nhà trên biển của ngư dân indonesia, nhà bằng đất đỏ ở bờ biển ngà, nhà lều di động của dân du mục mông cổ, nhà ở tập trung xây bằng gạch phơi nắng của thổ dân pueblo nước mỹ, nhà xây bằng đất và đá của người morocco, nói không biết bao nhiêu cho hết...đi vòng quanh thế giới, gặp gỡ những ngôi nhà làm đảo lộn những hiểu biết thông thường của bản thân về nhà ở, mới thấy rằng "con người ta, chỉ cần nơi sinh ra khác nhau thôi, thì đã sống trong những phong cảnh khác nhau đến thế này chăng"...tôi vẫn nhớ sự kinh ngạc một cách mộc mạc đó của mình...điều làm trái tim chúng ta rung động, là con người thể hiện ý thức của mình về sự "ở" bằng hình thức rõ ràng nhất, hình thức đó được sinh ra từ quá trình tích lũy tư duy và công phu rất dài...
    ở một khía cạnh khác, khi đề cập đến Nhật Bản, môi trường ở của chúng ta hiện nay tuy có tiện lợi thật, nhưng chúng ta đang đánh mất dần những nét "khác biệt", vốn dựa trên kinh nghiệm mà từng vùng đất nuôi dưỡng, điều làm nên những ngôi nhà đậm màu sắc bản địa...tôi không cảm nhận được sự phong phú đa dạng, cũng như những ước mơ và suy nghĩ về sự "ở" từ những ngôi nhà của chúng ta hiện nay...chúng chỉ là những thương phẩm với công năng được điều chỉnh theo giá tiền không hơn không kém...cái gì đã chuyển đổi chúng ta từ cách sống và sinh hoạt theo đặc điểm phong thổ sang môi trường ở bị đơn điệu hoá như hiện nay?...đó chính là thuyết "cận đại", ra đời ở châu âu thế kỷ 17...
    to be continued
    (c)deniro
    pic1:santorini
    pic2: trulli in alberobello

    ?"建?つく,SY"
  4. deniro

    deniro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    0
    Thời cận đại
    Nét cơ bản của thời cận đại, là tinh thần nắm bắt lại thế giới bằng tính hợp lý và logic, sắp đặt lại một trật tự mới...cái trở thành mô hình cho thời đại này chính là "cơ khí", hay máy móc, tượng trưng cho tính cơ năng, cấu tạo và phổ biến...từ đó, nhà ở được yêu cầu sao cho là nơi chỉ phục vụ cho việc ăn, ngủ với hiệu quả cao nhất...hình thức nhà ở mới, độc lập và chuyên dụng đã ra đời...kiểu nhà ở này theo đúng các nguyên tắc của hình thái sinh hoạt mới tạo ra bởi xã hội công nghiệp hóa, nghĩa là nơi ở và nơi làm việc phải được tách rời ra...
    thời cận đại là thời đại mà thay vào vai trò của một bộ phận giai cấp có đặc quyền, lần đầu tiên, quần chúng bước lên nắm lấy vai trò chủ đạo...vì vậy, đối với những kiến trúc sư sống vào thời kỳ đầu cận đại, nhà ở chuyên dụng độc lập chính là chủ đề lớn nhất và quan trọng nhất, và kiến trúc cận đại, lấy kiến trúc nhà ở làm trục, đã từng bước đi lên như thế...kiến trúc sư, vốn ngày xưa chỉ thiết kế xây dựng những công trình đồ sộ hoặc mang tính kỷ niệm như điện Parthenon, lần đầu tiên xem nhà ở như là đối tượng cho khả năng sáng tạo của bản thân mình...có thể xem tượng trưng rõ ràng và trực tiếp nhất cho quá trình đấu tranh tư duy giữa lý tưởng và hiện thực của các kiến trúc sư thời ấy, là những hoạt động của bậc thầy kiến trúc cận đại, Le corbusier...
    Cái máy để ở
    "ngôi nhà chính là cái máy để ở"...câu nói này của Le corbusier đã nêu lên được một trong những bản chất của kiến trúc cận đại, và ngoài nó ra khó có câu nói nào khác gây ảnh hưởng rộng đến kiến trúc sư trên toàn thế giới như vậy...Corbusier đã cụ thể hóa lý thuyết của kiến trúc cận đại thông qua kiến trúc nhà ở của mình, trở thành người đi tiên phong của kiến trúc cận đại...bởi vì, qua câu nói trên ta có thể hiểu, hình ảnh "máy móc = tính phổ biến" đã thể hiện một cách chính xác tinh thần thời đại của thế kỷ 20...đồng thời, bản chất của kiến trúc cận đại chỉ có thể hiện lên rõ nét nhất thông qua kiến trúc nhà ở...trong những thành quả đầu tiên của Le corbusier, với tư cách là một kiến trúc sư cận đại, có nghiên cứu domino system (1914) của ông về phát triển hệ thống khung beton cốt thép...
    đề cập đến sự thành lập của kiến trúc cận đại, tất nhiên không thể không nhắc đến những vật liệu của thời đại này : thép, beton, kính cùng sự phát triển của phương pháp thi công...điểm cách tân nhất ở đây là, khác với kiến trúc phương tây thời trước đó vốn phát triển dựa trên kết cấu nặng (đá) chỉ chịu được lực nén, người ta đã biết đưa thép, vốn chịu lực kéo rất tốt, vào trong xây dựng, từ đó cấu tạo khung thép và khung beton cốt thép ra đời...ngày nay những cái mà ta thấy đương nhiên, như mái bằng, pirotis, tường kính, mái cấu tạo treo, tất cả khi nhìn dưới con mắt của lực học, sẽ thấy nhờ sử dụng đặc tính chịu lực kéo của thép, lần đầu tiên những design này đã trở thành hiện thực...
    bản thân cấu tạo beton cốt thép, trước Corbusier đã có Auguste Perret thiết lập những kiểu dáng căn bản đầu tiên...tuy nhiên, khác với Perret, người thuộc trường phái cổ điển, chỉ sử dụng beton cốt thép phục vụ cho mục đích mở rộng khả năng tạo hình, Le corbusier đẩy khả năng của beton cốt thép lên một bước tiến nữa, ông theo đuổi nghiên cứu những nguyên lý cơ bản cho việc tạo ra một không gian mới, và đã thành công với domino system của mình...
    ý nghĩa quan trọng nhất của domino system, là nhờ có beton cốt thép, tường không còn phải giữ vai trò chịu lực nữa và trở nên độc lập, hiểu theo cách khác, ta có thể thiết kế kiến trúc bằng cách tách rời cấu tạo khung và vỏ bao ra mà không gặp trở ngại nào...người Nhật chúng ta, với nền kiến trúc khung gỗ truyền thống, khi nhìn vào có thể nghĩ là chuyện đương nhiên, nhưng việc tách tường ra khỏi kết cấu chịu lực, chỉ để cột đảm nhận, và tường chỉ còn đóng vai trò ngăn cách không gian, điều này đối với kiến trúc tây âu thời bấy giờ, vốn chủ yếu dựa vào kết cấu chồng xếp nặng, là một cuộc cách mạng lớn...với cơ hội này, kiến trúc cận đại đã tìm thấy cho mình nhiều phương pháp thể hiện mới mà nền kiến trúc trước đó không có được...
    công trình thể hiện rõ ràng nhất những tư tưởng của corbusier chính là villa savoye, hoàn thành năm 1931 ở poissy, ngoại ô paris...trước đó, vào năm 1927, corbusier đã đưa ra năm nguyên tắc của kiến trúc cận đại để quy định sự cấu thành không gian mới dựa trên domino system...đó là 1-pirotis, 2-vườn trên mái, 3-mặt bằng tự do, 4- cửa sổ băng ngang liên tục, 5- mặt đứng tự do...và ở villa savoye, năm nguyên tắc này được thể hiện một cách hoàn chỉnh...
    to be continued
    (c)deniro
    chú thích (điều có lẽ ai cũng biết) - pirotis : khái niệm do le corbusier đề xướng, tầng một của kiến trúc để trống chỉ có cột, từ tầng hai trở lên mới bố trí phòng...
    villa savoye, poissy, paris, 1931
    domino system, le corbusier, 1914

    ?"建?つく,SY"
  5. deniro

    deniro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    0
    tôi xin tạm dừng vài ngày để viết report trên trường...chắc những cái tôi dịch ai cũng biết cả rồi nên chả thấy ai cho ý kiến hay hay dở gì cả...hơi chán...không biết có theo đến cuối cùng của quyển sách ko...

    ?"建?つく,SY"
  6. Aoitotoro

    Aoitotoro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2002
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Trời đất deniro viết tiếp đi mà,mọi người đang đợi.Chẳng qua là không muốn cắt ngang thôi.Nếu có thời gian thì viết tiêp bạn nhé.
    Tôi nhận thấy sự tương đồng kỳ lạ giữa KT và Thời trang.Nói ngắn gọn,NHÀ CỬA và QUẦN ÁO,chúng đều là những thứ che đậy con người cả,chỉ khác nhau về quy mô mà thôi
  7. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Hoan hô tinh thần của bạn Deniro. Mình luôn ủng hộ bạn !
    New Architecture
  8. deniro

    deniro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    0
    trước khi vào phần tiếp, xin đính chính lại phần dịch trước...vì trong bản tiếng Nhật gọi chủ nghĩa kiến trúc hiện đại là "chủ nghĩa cận đại" (nguyên văn chữ Hán), nên tôi cứ thế mà dịch, quên mất rằng tiếng Việt gọi trào lưu này là chủ nghĩa hiện đại...mong các bạn thứ lỗi cho lỗ hổng kiến thức của người dịch...m(_ _)m
    ---------------------
    Hình ảnh về không gian ở hiện đại do Le corbusier đề xướng đã được phổ biến rộng rãi, đặc biệt về phương diện mặt ngoài kiến trúc, nó gây ảnh hưởng sâu rộng trên toàn thế giới...ngày nay, pirotis hay mái bằng, những ngôn ngữ kiến trúc mà corbusier sinh ra, đã trở nên những vật rất bình thường đập vào mắt ta hàng ngày...mặt khác, những căn nhà - cái hộp của kiến trúc hiện đại, đang là đối tượng bị phê phán gay gắt bởi nguyên nhân làm nghèo nàn không gian đô thị...thế nhưng, nói thế nào đi nữa, villa savoye, với tư cách là tác phẩm đại diện cho nền kiến trúc hiện đại trong thế kỷ 20, cho đến ngày nay vẫn được đánh giá cao...đó không chỉ vì nó thoả mãn được những yêu cầu trong lý thuyết của corbusier, hơn thế nữa, chứa đựng trong nó là giấc mơ về một đời sống sinh hoạt mới mà những con người đầu thế kỷ vẽ ra...

    Cái khung trong cấu thành của villa savoye chính là con đường dốc ở giữa nhà...đi theo đường dốc này, điểm nhìn của bạn sẽ thay đổi một cách từ từ và nhẹ nhàng, và sự biến hoá liên tục này trải suốt từ pirotis lên tận mái nhà...cách suy nghĩ về một không gian thống nhất có nhịp điệu của Le corbusier mà ta thấy ở đây, chắc chắn không phải được rút ra từ quá trình tư duy về tính hợp lý hay công năng của ngôi nhà...
    Villa savoye tuyệt nhiên không phải là một công trình mang trong nó tính logic hay lý luận hoàn hảo...làm thế nào để cụ thể hóa giấc mơ của mình trong khi vẫn đầy mâu thuẫn trong suy nghĩ, dấu tích của quá trình "khổ chiến" này mà corbusier đã trải qua, được thấy ở sự thể hiện mập mờ, không rõ ràng tại nhiều chỗ trên căn nhà...nhưng cũng chính vì thế, ta cảm nhận được chiều sâu và sự phong phú của ngôi nhà, theo nghĩa có thể hiểu và giải thích nó theo nhiều cách khác nhau...
    Những phát minh của Le corbusier, tuy vậy, không phải tất cả chỉ do một mình ông nghĩ ra...nói cho đúng hơn, corbusier đã tiếp biến một cách tổng thể những thành quả được sinh ra đồng thời từ phong trào kiến trúc hiện đại, phát biểu nó với hình thức của riêng ông, dưới dạng một phương pháp tạo hình mới mà ai ai cũng có thể nắm bắt được...
    Nếu đã xem triển lãm về kiến trúc nhà ở Weissenhof Siedlung năm 1927 ở ngoại ô Stuttgart, Đức, sẽ thấy phong trào kiến trúc hiện đại diễn ra riêng biệt ở các nước, với tiền đề chung là chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa dân chủ hiện đại, đã trở thành nền móng cho sự triển khai của kiến trúc hiện đại ở tầm mức cao hơn, quốc tế hóa, phản ảnh cách nhìn mới về kiến trúc dựa trên kỹ thuật công nghiệp...sau đó, năm 1932, với cuộc "triển lãm quốc tế về kiến trúc hiện đại" ở MoMA (the museum of modern art), new york, kiến trúc hiện đại đã được xác lập với tư cách là dạng thức kiến trúc mới...những người tổ chức cuộc triển lãm này, Philip Johnson & Henry Russell Hitch****, cùng thời điểm đó, trong những xuất bản của mình, đã dùng thuật ngữ "international style" để ca ngợi sự thành lập của dạng thức kiến trúc mới...chủ trương của họ là tách rời bối cảnh về tư tưởng của kiến trúc hiện đại, đơn giản chỉ bàn về vấn đề kiểu dáng, hình thức kiến trúc, và dựa vào sức mạnh của thời đại, họ truyền bá nó rộng rãi trên khắp thế giới...cho đến thập niên 60, dạng thức "kiến trúc hiện đại" chính là khuynh hướng chi phối toàn bộ giới kiến trúc...
    to be continued
    (c)deniro

    ?"建?つく,SY"

    Được deniro sửa chữa / chuyển vào 23:09 ngày 15/08/2003
  9. canard

    canard Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/10/2002
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    0
    hic -muon gui may cai anh trung tam Lyon-don vi o- Marseille cua lecorbusier gop vui cung chu deniro ma ko attach duoc-
    rose&madness
  10. deniro

    deniro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn bạn canard, nếu attach được bạn nhớ post lên nhé, vì tôi cũng không có những tấm hình đó trong tay...thêm nữa, nếu có thời gian, bạn có thể giải thích thêm về những cái mới mà corbusier mang lại trong các tác phẩm này được không...chờ tin của bạn...
    -------------------------- (tiếp)
    Sự trưởng thành của chủ nghĩa hiện đại
    Trào lưu "chủ nghĩa hiện đại", sinh ra ở châu Âu vào thập niên 20, sau đó đã phát triển rộng khắp thế giới...mở đầu là Nhật Bản, tiếp theo đó ở các nước, dưới điều kiện riêng của mình, nhiều công trình theo kiến trúc hiện đại đã được xây dựng...trong quá trình đó, cũng có những kiến trúc sư, ngoài việc áp dụng những thành quả của chủ nghĩa hiện đại, đã triệt để coi trọng truyền thống và phong thổ nước mình, từ đó mở ra nhiều hướng đi mới cho kiến trúc hiện đại...ở Phần Lan có Alvar Aalto, người đã dung hợp một cách tuyệt vời tinh hoa kiến trúc hiện đại với phong thổ Bắc Âu trong những tác phẩm của ông...ở Hoa Kỳ, nơi quá trình hiện đại hoá kiến trúc diễn ra trong hoàn cảnh khác với châu Âu, với Frank Lloyd Wright là trung tâm, có Rudolf Schindler và Richard Neutra...họ là những người di cư từ châu Âu vào thập niên 20, đã mở rộng kiến trúc "international style", xây dựng nên một nền văn hoá kiến trúc đặc hữu của vùng viễn tây Hoa Kỳ...
    Kiến trúc hiện đại càng chứng tỏ sự trưởng thành của nó thông qua những tiến bộ trên mặt kỹ thuật...đặc biệt về nhà ở, nhà ở lắp ghép (prefabrication) mang một ý nghĩa cực kỳ quan trọng, cũng như kết quả của nó, là vấn đề công nghiệp hoá trong xây dựng kiến trúc...đối với kiến trúc hiện đại, vốn xuất phát từ tư tưởng "kiến trúc cho đại chúng", vấn đề quy cách hóa cho việc cung cấp nhà ở giá rẻ với số lượng lớn, cùng với vấn đề làm thế nào để sản xuất hàng loạt, ngay từ đầu đã nhận được mối quan tâm lớn...trong những thử nghiệm về tính khả thi của nhà ở công nghiệp hoá, có CHS (case study house), triển khai ở miền viễn tây Hoa Kỳ, mang một hình thức vô cùng độc đáo...
    Case study house, gồm tập hợp những mẫu nhà ở đăng trên một tạp chí vùng California, là những thử nghiệm mới phát triển trên dòng kiến trúc hiện đại mà Schindler & Neutre đã đặt nền móng cho miền viễn tây nước Mỹ...Charles Eames House, những ngôi nhà bằng thép và kính của Pierre Koenig & Craig Ellwood, là những công trình mang mục đích tạo ra không gian ở tiện nghi đồng thời thử nghiệm tính kinh tế và khả năng thi công của vật liệu công nghiệp...với concept này, ta có thể thấy, ở Eames house, người ta đã thay đổi design của ngôi nhà sau khi số khung thép cho design cũ được chuyển đến...điều góp phần làm cho nó nổi tiếng là ngôi nhà mới đã được xây lên với chính lượng khung thép đó, chỉ phải đặt mua thêm một chiếc dầm...case study house ngoài ra còn mang một mục đích khác, là đi tìm một mô hình nhà ở thích hợp cho đối tượng "gia đình hạt nhân", đơn vị xã hội mới sinh ra trong thời hiện đại...
    Hình ảnh một môi trường ở rộng rãi & sáng sủa được thực hiện ở CHS, kết hợp với sự giàu có của nước Mỹ sau chiến tranh, đã góp phần tạo nên hình tượng về căn nhà lý tưởng trong ước mơ của người Nhật...
    Cùng thời gian ra đời của Eames house, những phân tích cuối cùng mang khuynh hướng phục hồi về vấn đề đi tìm tính hợp lý và phổ quát trong kiến trúc hiện đại, đã được Mies van der Rohe đề xuất...khái niệm "universal space" của Mies, như chính tên gọi của nó, là không gian đáp ứng được cho mọi công năng, tràn ngập ánh sáng đồng nhất và không khí đồng nhất ở mọi nơi...Mies, từ thập niên 20, sau bao nhiêu lần "thử và sai", đã kết tinh tư tưởng của mình trong tác phẩm Farnsworth house, năm 1950...ngôi nhà này, như chủ trương của Mies "less is more", chỉ giới hạn ở vật liệu thép và kính, đưa cột ra ngoài, loại bỏ hoàn toàn tính trang trí của không gian không có cột bên trong, tạo ra một không gian vô cùng thuần khiết...
    Sau đó, Mies đã xây dựng một loạt những siêu cao ốc, theo kiểu như ông chỉ việc xếp chồng những Farnsworth house lên nhau...Mies, cùng với những người theo trường phái của mình, đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của đô thị thế giới...
    to be continued
    (c)deniro
    CHS 22, Pierre Koenig, 1960 (Los Angeles, CA)

    ?"建?つく,SY"

    Được deniro sửa chữa / chuyển vào 17:39 ngày 16/08/2003

Chia sẻ trang này