1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ồđ<ố?? - Tỏằ'ng Tỏằô

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi terrorist1812, 25/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Tri Châu Thuý Vi đình
    -Nhạc Phi-
    Kinh niên trần thố mãn chinh y
    Đặc đặc tầm phương thướng Thúy Vi
    Hảo thuỷ, hảo sơn khan bất túc
    Mã đề thôi sấn nguyệt minh quy

    Đình Thuý Vi ở Tri Châu
    Áo chiến liền năm cát bụi pha
    Bước lên đình Thuý dạo tìm hoa
    Nước non tươi đẹp xem chưa khắp
    Vó ngựa theo trăng giục lại nhà

    -Vũ mộng Hùng dịch-
    Được home_nguoikechuyen sửa chữa / chuyển vào 16:30 ngày 31/05/2004
  2. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Tri Châu Thuý Vi đình là thơ tứ tuyệt mà, sao lại post vào topic này?
    Được vinhattieu sửa chữa / chuyển vào 23:13 ngày 01/06/2004
  3. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Tri Châu Thuý Vi đình là thơ tứ tuyệt mà, sao lại post vào topic này?
    Được vinhattieu sửa chữa / chuyển vào 23:13 ngày 01/06/2004
  4. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    ơ. Vinhattieu ơi! Home có định nói về Từ tiếc gì đâu. Home thấy bài của cậu Vinhaihong, đăng Mãn Giang Hồng của Nhạc Phi. Lại nhớ đến bài này của Nhạc Phi mà Home thích, nên ngẫu hứng post lên thôi.
    Hiii, cái này hay nhỉ? Home cũng băn khoăn khong biết là ta mượn Tàu , hay là Tàu mượn ta nữa.Chắc chỉ có ta mượn tàu thôi. Chắc hồi Tàu đô hộ ta, rồi truyền tụng trong nhân ta thôi.
    Cổ Phong
    -Lý Thân-
    Sừ hoà nhật đương ngọ
    Hãn trích hoà hạ thổ
    Thuỳ niệm bàn trung xan
    Lạp lạp giai nhan khổ

    Bản dịch của Khương Hữu Dụng còn đỡ:
    Bừa lúa trời đứng bóng
    Mồ hôi đổ xuống ruộng
    Ai biết cơm trong mâm
    hạt hạt đều cay đắng

    Còn Tương Như thì bê gần như cả bài ca dao vào dịch:
    Ra công xới lúa giữa trưa
    Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
    Ai ơi bưng bát cơm đầy
    Dẻo thơm một hột đắng cay muôn phần

    Cái topic về Tống Từ này đã lâu rùi, hình như bây giờ kéo lên. Chả ai thích bàn nữa nhỉ?Vinhattieu ơi, còn hứng thú không? Bàn tiếp nhé.
    Mình có nhớ Viên Mai nói rằng: Thơ không có Đường ,Tống. Đường TTóng chỉ là chỉ là quốc hiệu của một thời không liên quan gì đến thơ. Thơ là xuất phát từ tính linh của mỗi người.. Nhưng dù sao thì mình nghĩ Đường và Tống vẫn klhác nhau. Lục Du từng nói ông là người đã dùng hết những câu đối ngẫu hay của cổ kim. Người đời sau cũng nói Thịnh Đường, Long Tống. Nhưng có thể nói thì thơ Tống khô khan, câu thúc hơn thơ Đường nhiều.Mặc dù cái hay của Tống dã nằm hết cả nơi Từ, nơi mà tâm linh nhà thơ dường như được giải phóng...
    Còn tero nói thích Tống từ hơn là Đường thi, có hơi quá không? Mặc dù đó là sở thích của mỗi người. Mặc dù Tống từ thì nó phóng khoáng, khoáng đạt . Nhưng lại quá thẳng, quá rõ ràng, không có nhiều ẩn dụ, ẩn ý như Đường thi.Nói như Sĩ Đại thì Đỉnh cao và sự độc đáo của Thơ là phải mang những tính ẩn dụ cao .Điều đó được họi tụ trong thơ tứ tuyệt Đường. Các ẩn dụ đó lại được tở chức trong một cấu trúc ma phương, vừa hết sức chặt chẽ , vừa mở rộng liên tưởng về bốn phíc , do đó , các trường nghĩa của nó , càng đi sâu khám phá , càng hầu như vô hạn.. Và Từ hay, vì nó đôi phần tiếp thu từ NHạc Phủ và cổ phong mà thôi.
    Còn tero nói Ức Tần Nga, và Trường Tương Tự là 2 bài từ hiếm hoi của Lý bạch. Còn Song Yến Ly thì sao? ( Bài này hình như cũng là bài từ chứ nhỉ?)
    Song yến ly
    Song yến phục song yến
    Song yến phi linh nhân tiển:
    Ngọc lâu , châu các , bất độc thê
    Kim song , tú hộ , truờng tương kiến .
    Bách lương thất hoả khứ
    Nhân nhập Ngô vương cung
    Ngô cung hựu phần đăng
    Sồ tận , sào diệc không
    Tiều tuỵ nhất thân tại
    Sương thư ức cố hùng
    Song phi nan tái đắc
    Thương ngã thốn tâm trung

    Khương Hữu Dụng dịch:
    Đôi én rời nhau
    Đôi én lại đôi én
    Bay đôi khiến người mến
    Gác ngọc lầu son chẳng đậu riêng
    Song vàng cửa gấm bên nhau quyện
    Bách lương từ bị cháy
    Bèn bay vào cung Ngô
    Cung Ngô lại bị đốt
    Con chết tổ ra tro
    Bơ vơ thân goá bụa
    Chim vợ nhớ chim chồng
    Bay đôi khôn được nữa
    Thương chim người não lòng

    Post mấy bài nữa, cũng là Từ chứ nhỉ?
    Mục đồng từ
    -Lý Thiệp -
    Triêu mục ngưu
    Mục ngưu hạ giang khúc
    Dạ mục ngưu,
    Mục ngưu thôn khẩu cốc
    Hạ thôi, xuất lâm, xuân vũ tế,
    Lô quản, ngoạ xuy , sa thảo lục
    Loạn sáp bồng cao tiễn mãn yêu,
    Bất phạ mãnh hỏ khi hoàng độc

    Dịch
    Bài hát trẻ chăn trâu
    Sáng chăn trâu
    Lùa trâu khúc sông dưới
    Tối chăn trâu
    Lùa trâu hóc xóm núi.
    Ra rừng tơi lá nhẹ mưa xuân
    Nằm thổi kèn lau xanh cỏ bãi
    Cỏ bồng dắt kín tên đầy lưng
    Chẳng sợ hùm kia làm nghé hãi

    Vọng phu thạch
    -Vương Kiến-
    Vọng phu thạch
    Giang du du
    Hoá vi thạch
    Bất hồi đầu
    Sơn đầu nhật nhật phong hoà vũ
    Hành nhân qui lai thạch ưng ngữ

    Dịch
    Đá vọng phu
    Sững trông chồng
    Bên dòng sông
    Hoá thành đá
    Đứng như trồng.
    Đỉnh núi ngày ngày mưa gió gội
    Người đi trở về đá hẳn hoi

    Được home_nguoikechuyen sửa chữa / chuyển vào 15:49 ngày 04/06/2004
  5. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    ơ. Vinhattieu ơi! Home có định nói về Từ tiếc gì đâu. Home thấy bài của cậu Vinhaihong, đăng Mãn Giang Hồng của Nhạc Phi. Lại nhớ đến bài này của Nhạc Phi mà Home thích, nên ngẫu hứng post lên thôi.
    Hiii, cái này hay nhỉ? Home cũng băn khoăn khong biết là ta mượn Tàu , hay là Tàu mượn ta nữa.Chắc chỉ có ta mượn tàu thôi. Chắc hồi Tàu đô hộ ta, rồi truyền tụng trong nhân ta thôi.
    Cổ Phong
    -Lý Thân-
    Sừ hoà nhật đương ngọ
    Hãn trích hoà hạ thổ
    Thuỳ niệm bàn trung xan
    Lạp lạp giai nhan khổ

    Bản dịch của Khương Hữu Dụng còn đỡ:
    Bừa lúa trời đứng bóng
    Mồ hôi đổ xuống ruộng
    Ai biết cơm trong mâm
    hạt hạt đều cay đắng

    Còn Tương Như thì bê gần như cả bài ca dao vào dịch:
    Ra công xới lúa giữa trưa
    Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
    Ai ơi bưng bát cơm đầy
    Dẻo thơm một hột đắng cay muôn phần

    Cái topic về Tống Từ này đã lâu rùi, hình như bây giờ kéo lên. Chả ai thích bàn nữa nhỉ?Vinhattieu ơi, còn hứng thú không? Bàn tiếp nhé.
    Mình có nhớ Viên Mai nói rằng: Thơ không có Đường ,Tống. Đường TTóng chỉ là chỉ là quốc hiệu của một thời không liên quan gì đến thơ. Thơ là xuất phát từ tính linh của mỗi người.. Nhưng dù sao thì mình nghĩ Đường và Tống vẫn klhác nhau. Lục Du từng nói ông là người đã dùng hết những câu đối ngẫu hay của cổ kim. Người đời sau cũng nói Thịnh Đường, Long Tống. Nhưng có thể nói thì thơ Tống khô khan, câu thúc hơn thơ Đường nhiều.Mặc dù cái hay của Tống dã nằm hết cả nơi Từ, nơi mà tâm linh nhà thơ dường như được giải phóng...
    Còn tero nói thích Tống từ hơn là Đường thi, có hơi quá không? Mặc dù đó là sở thích của mỗi người. Mặc dù Tống từ thì nó phóng khoáng, khoáng đạt . Nhưng lại quá thẳng, quá rõ ràng, không có nhiều ẩn dụ, ẩn ý như Đường thi.Nói như Sĩ Đại thì Đỉnh cao và sự độc đáo của Thơ là phải mang những tính ẩn dụ cao .Điều đó được họi tụ trong thơ tứ tuyệt Đường. Các ẩn dụ đó lại được tở chức trong một cấu trúc ma phương, vừa hết sức chặt chẽ , vừa mở rộng liên tưởng về bốn phíc , do đó , các trường nghĩa của nó , càng đi sâu khám phá , càng hầu như vô hạn.. Và Từ hay, vì nó đôi phần tiếp thu từ NHạc Phủ và cổ phong mà thôi.
    Còn tero nói Ức Tần Nga, và Trường Tương Tự là 2 bài từ hiếm hoi của Lý bạch. Còn Song Yến Ly thì sao? ( Bài này hình như cũng là bài từ chứ nhỉ?)
    Song yến ly
    Song yến phục song yến
    Song yến phi linh nhân tiển:
    Ngọc lâu , châu các , bất độc thê
    Kim song , tú hộ , truờng tương kiến .
    Bách lương thất hoả khứ
    Nhân nhập Ngô vương cung
    Ngô cung hựu phần đăng
    Sồ tận , sào diệc không
    Tiều tuỵ nhất thân tại
    Sương thư ức cố hùng
    Song phi nan tái đắc
    Thương ngã thốn tâm trung

    Khương Hữu Dụng dịch:
    Đôi én rời nhau
    Đôi én lại đôi én
    Bay đôi khiến người mến
    Gác ngọc lầu son chẳng đậu riêng
    Song vàng cửa gấm bên nhau quyện
    Bách lương từ bị cháy
    Bèn bay vào cung Ngô
    Cung Ngô lại bị đốt
    Con chết tổ ra tro
    Bơ vơ thân goá bụa
    Chim vợ nhớ chim chồng
    Bay đôi khôn được nữa
    Thương chim người não lòng

    Post mấy bài nữa, cũng là Từ chứ nhỉ?
    Mục đồng từ
    -Lý Thiệp -
    Triêu mục ngưu
    Mục ngưu hạ giang khúc
    Dạ mục ngưu,
    Mục ngưu thôn khẩu cốc
    Hạ thôi, xuất lâm, xuân vũ tế,
    Lô quản, ngoạ xuy , sa thảo lục
    Loạn sáp bồng cao tiễn mãn yêu,
    Bất phạ mãnh hỏ khi hoàng độc

    Dịch
    Bài hát trẻ chăn trâu
    Sáng chăn trâu
    Lùa trâu khúc sông dưới
    Tối chăn trâu
    Lùa trâu hóc xóm núi.
    Ra rừng tơi lá nhẹ mưa xuân
    Nằm thổi kèn lau xanh cỏ bãi
    Cỏ bồng dắt kín tên đầy lưng
    Chẳng sợ hùm kia làm nghé hãi

    Vọng phu thạch
    -Vương Kiến-
    Vọng phu thạch
    Giang du du
    Hoá vi thạch
    Bất hồi đầu
    Sơn đầu nhật nhật phong hoà vũ
    Hành nhân qui lai thạch ưng ngữ

    Dịch
    Đá vọng phu
    Sững trông chồng
    Bên dòng sông
    Hoá thành đá
    Đứng như trồng.
    Đỉnh núi ngày ngày mưa gió gội
    Người đi trở về đá hẳn hoi

    Được home_nguoikechuyen sửa chữa / chuyển vào 15:49 ngày 04/06/2004
  6. Tan_Nguyet

    Tan_Nguyet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Zơi đâu, nhảy vào tiếp chiêu cậu Home_ đi, mụ già bây giờ mắt mờ lắm hông ngồi trước màn hình được lâu. hị hị, với lại còn mải đọc hơn 900 trang từ của em để còn chọn tên cho thằng khủng bố con, he he he he
  7. Tan_Nguyet

    Tan_Nguyet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Zơi đâu, nhảy vào tiếp chiêu cậu Home_ đi, mụ già bây giờ mắt mờ lắm hông ngồi trước màn hình được lâu. hị hị, với lại còn mải đọc hơn 900 trang từ của em để còn chọn tên cho thằng khủng bố con, he he he he
  8. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    He he mụ già này, những cái của nợ ấy là tâm huyết của em mấy năm nay, đến giờ cũng chỉ tặng cho mỗi mình chị, mang ra đây kể làm gì chứ. Bà già dạo này bị Tân Giá Hiên ám ảnh quá, hơi tí là "dục thuyết hoàn hưu", ha ha...
    Nói mấy câu chân tình, Home đừng nghĩ là NT có ý lên mặt dạy dỗ nhé.
    Hôm trước có đọc bài Vạn Tuế lâu của Vương Xương Linh:
    Giang thượng nguy nguy Vạn Tuế lâu,
    Bất tri kinh lịch kỷ thiên thu.
    Niên niên hỉ kiến sơn trường tại,
    Nhật nhật bi khan thuỷ độc lưu.
    Viên dứu hà tằng ly mộ lĩnh,
    Lô tư không tự phiếm hàn châu.
    Thuỳ kham đăng vọng vân yên lý,
    Hướng vãn mang mang phát lữ sầu.
    Kim Thánh Thán bình bài này rất độc đáo "Kể tóm lại thì gọi là vạn tuế, nếu chia ra thì chỉ là thiên thu, lại chia ra nữa thì chỉ là niên niên, chia nữa thì chỉ là nhật nhật. Trong khi ấy thì núi còn đó, nước vẫn trôi, rõ bay ngầm đổi, bỗng đau thương lại vui mừng, như ngộ mà vẫn mê", có thể nói là "khứ trượng thủ xích, khứ xích thủ thốn pháp" ( bỏ trượng lấy thước, bỏ thước lấy tấc".
    Khi đọc lời bình của Kim, NT có nói liều rằng ông bình thế vẫn còn thiếu, lẽ ra phải nói thêm vạn tuế thiên thu, niên niên nhật nhật, núi biếc sông sâu, mây bay khói toả của trần gian tất cả cuối cùng ngưng tụ lại trong một nỗi sầu.
    NT nghĩ, đọc thơ cũng vậy thôi, không dám nói là đọc thiên kinh vạn quyển, nhưng cái tâm tư của mình vào một thời điểm là đơn nhất (unique), vì thế cho nên đọc bách thủ chỉ thấy mươi bài rung động, chỉ được một bài thấm thía, thậm chí chỉ có một câu đáng gọi là lạc phách tiêu hồn.
    Mỗi một post của Home thường là dăm ba bài thơ liên tục, hơn nữa ít khi hé mở cái xúc cảm cá nhân, vì vậy người đọc như NT không nắm bắt được cái ý tứ của bạn để trả lời, bởi thế cho nên lại "dục thuyết hoàn hưu"... Tỷ như post trên, đọc xong cả bốn bài, khó mà biết được bạn đang nghĩ gì, đến "lao khổ", đến "nhu tình", đến "lãng du", hay đến "tương tư"...
    ______________
    Đặc trưng của từ là câu dài ngắn đan xen nhau, bởi thế từ của Tần Quan mới có tên là Hoài Hải cư sĩ trường đoản cú. Nhưng như thế không có nghĩa là bài nào có câu dài ngắn xen nhau cũng gọi là từ. Song yến ly chắc chắn là thơ.
    Một điệu từ không bao giờ chỉ có một bài duy nhất. Lý Bạch viết Bồ Tát man, Ức Tần Nga, hậu nhân cũng có vô số Bồ Tát man, Ức Tần Nga dựa trên từ phổ của bài đầu tiên này. Trong Đường Tống danh gia từ tuyển và Tống từ toàn tập, NT không thấy ghi từ điệu Vọng phu thạch, vì vậy cũng có thể nói chắc đây không phải là từ.
    Bài Mục đồng từ mô phỏng dân ca nhạc phủ mà viết thành, có thể coi là manh nha của từ ở thời kỳ sơ khởi; nhưng nếu xét trên hệ quy chiếu của Tống từ thì nó chưa hẳn là một bài từ thực thụ như Bồ Tát man. Lưu ý rằng chữ từ của mỗi một thời đại cũng rất khác nhau. Sở từ của Khuất Nguyên, Ai từ của Tào Thực, Trúc chi từ của Lưu Vũ Tích so với Tống từ nói chung đều có sự khác biệt nhất định.
    Mụ Khủng bố nói từ của Lý Bạch còn lại duy nhất hai bài đó là hoàn toàn đúng đấy. Trong Đường Tống chư hiền tuyệt diệu từ nói rất rõ, Bồ Tát man và Ức Tần Nga của ông chính là tổ của từ khúc muôn đời sau...
    Được vinhattieu sửa chữa / chuyển vào 22:17 ngày 04/06/2004
  9. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    He he mụ già này, những cái của nợ ấy là tâm huyết của em mấy năm nay, đến giờ cũng chỉ tặng cho mỗi mình chị, mang ra đây kể làm gì chứ. Bà già dạo này bị Tân Giá Hiên ám ảnh quá, hơi tí là "dục thuyết hoàn hưu", ha ha...
    Nói mấy câu chân tình, Home đừng nghĩ là NT có ý lên mặt dạy dỗ nhé.
    Hôm trước có đọc bài Vạn Tuế lâu của Vương Xương Linh:
    Giang thượng nguy nguy Vạn Tuế lâu,
    Bất tri kinh lịch kỷ thiên thu.
    Niên niên hỉ kiến sơn trường tại,
    Nhật nhật bi khan thuỷ độc lưu.
    Viên dứu hà tằng ly mộ lĩnh,
    Lô tư không tự phiếm hàn châu.
    Thuỳ kham đăng vọng vân yên lý,
    Hướng vãn mang mang phát lữ sầu.
    Kim Thánh Thán bình bài này rất độc đáo "Kể tóm lại thì gọi là vạn tuế, nếu chia ra thì chỉ là thiên thu, lại chia ra nữa thì chỉ là niên niên, chia nữa thì chỉ là nhật nhật. Trong khi ấy thì núi còn đó, nước vẫn trôi, rõ bay ngầm đổi, bỗng đau thương lại vui mừng, như ngộ mà vẫn mê", có thể nói là "khứ trượng thủ xích, khứ xích thủ thốn pháp" ( bỏ trượng lấy thước, bỏ thước lấy tấc".
    Khi đọc lời bình của Kim, NT có nói liều rằng ông bình thế vẫn còn thiếu, lẽ ra phải nói thêm vạn tuế thiên thu, niên niên nhật nhật, núi biếc sông sâu, mây bay khói toả của trần gian tất cả cuối cùng ngưng tụ lại trong một nỗi sầu.
    NT nghĩ, đọc thơ cũng vậy thôi, không dám nói là đọc thiên kinh vạn quyển, nhưng cái tâm tư của mình vào một thời điểm là đơn nhất (unique), vì thế cho nên đọc bách thủ chỉ thấy mươi bài rung động, chỉ được một bài thấm thía, thậm chí chỉ có một câu đáng gọi là lạc phách tiêu hồn.
    Mỗi một post của Home thường là dăm ba bài thơ liên tục, hơn nữa ít khi hé mở cái xúc cảm cá nhân, vì vậy người đọc như NT không nắm bắt được cái ý tứ của bạn để trả lời, bởi thế cho nên lại "dục thuyết hoàn hưu"... Tỷ như post trên, đọc xong cả bốn bài, khó mà biết được bạn đang nghĩ gì, đến "lao khổ", đến "nhu tình", đến "lãng du", hay đến "tương tư"...
    ______________
    Đặc trưng của từ là câu dài ngắn đan xen nhau, bởi thế từ của Tần Quan mới có tên là Hoài Hải cư sĩ trường đoản cú. Nhưng như thế không có nghĩa là bài nào có câu dài ngắn xen nhau cũng gọi là từ. Song yến ly chắc chắn là thơ.
    Một điệu từ không bao giờ chỉ có một bài duy nhất. Lý Bạch viết Bồ Tát man, Ức Tần Nga, hậu nhân cũng có vô số Bồ Tát man, Ức Tần Nga dựa trên từ phổ của bài đầu tiên này. Trong Đường Tống danh gia từ tuyển và Tống từ toàn tập, NT không thấy ghi từ điệu Vọng phu thạch, vì vậy cũng có thể nói chắc đây không phải là từ.
    Bài Mục đồng từ mô phỏng dân ca nhạc phủ mà viết thành, có thể coi là manh nha của từ ở thời kỳ sơ khởi; nhưng nếu xét trên hệ quy chiếu của Tống từ thì nó chưa hẳn là một bài từ thực thụ như Bồ Tát man. Lưu ý rằng chữ từ của mỗi một thời đại cũng rất khác nhau. Sở từ của Khuất Nguyên, Ai từ của Tào Thực, Trúc chi từ của Lưu Vũ Tích so với Tống từ nói chung đều có sự khác biệt nhất định.
    Mụ Khủng bố nói từ của Lý Bạch còn lại duy nhất hai bài đó là hoàn toàn đúng đấy. Trong Đường Tống chư hiền tuyệt diệu từ nói rất rõ, Bồ Tát man và Ức Tần Nga của ông chính là tổ của từ khúc muôn đời sau...
    Được vinhattieu sửa chữa / chuyển vào 22:17 ngày 04/06/2004
  10. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Sợ rùi. Box Tiếng Trung nhiều cao thủ quá. Anh vinhattiêu thông cảm , Home là dân Toán.Sở dĩ tham gia diễn đàn tiếng Trung,vào mấy cái TỐng Từ, Đường Thi... này cũng vì là tò mò, và thoả cái thú thích tìm hiểu nhiều cái, đa dạng của mình.Còn Vinhattieu bảo Home ít khi hé mở cảm xúc của cá nhân, cũng đúng thôi. Sợ hé mở nhiều quá lại lộ cái yếu kém, kém hiểu biết của mình . Sở trường của Home là Tiếng Việt ,Âm nhạc ( mấy cái nhạc cổ điển, nhạc ''tiền chiến'', cách mạng, nhạc vàng thôi), và Toán Học. Đọc nhiều cái, nên không thể tìm hiểu sâu về cái lĩnh vực mà chưa ai dạy mình, và chưa có thời gian hiểu sâu rộng được.
    Còn Tống từ, Home cũng chưa có tài liệu đọc để tham khảo nhiều lắm.Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học thì họ nói quá chung chung , và hơi nông. ...Từ là là các điệu hát lấy từ dân gian, hay từ thơ của các văn nhân . Nhưng trong Từ điển thuật ngữ văn học họ lại nói nữa là thường lấy từ thơ tuyệt cú của văn nhân, rồi biến thể thành các câu dài , câu ngắn. Và home cũng đọc mấy cuốn nữa có đôi chút nói về Tống từ, nhưng cũng không rõ lắm. Nên mới vào đây post bài. Mong được chỉ giáo.
    Còn Song yến Ly thì đó cũng là một điệu nhạc cổ( trích chú giải của Khương Hữu Dụng) và theo định nghĩa của Từ điển thuật ngữ văn học thì nó là Từ.
    Trong Đường Thi thì có thể nói rất nhiều bài lấy tiêu đề từ tên một khúc thức của nhạc Phủ như Thanh Bình điệu, Tòng quân hành,. Trúc chi từ, chức phụ từ., Tống Xuân từ ....( và theo chú dẫn , thì các bài có tiêu đề Từ -(Một số) đằng sau là chỉ tên một khúc thức của nhạc Phủ.
    Vọng Phu Thạch, đồng ý là không có điệu vọng phu thạch.
    Thôi để Home sau, Home thử post mấy bài nữa xem là Từ không nhé.
    Hii, vào đây cần phải nói có sách , mách có chứng không...Home dần dà cũng hiểu đôi chút về Từ rùi.
    còn xét theo hệ qui chiếu của Tống từ là sao hả vinhattieu. cái này nói rõ cho Home được không ?

Chia sẻ trang này