1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ồđ<ố?? - Tỏằ'ng Tỏằô

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi terrorist1812, 25/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Sợ rùi. Box Tiếng Trung nhiều cao thủ quá. Anh vinhattiêu thông cảm , Home là dân Toán.Sở dĩ tham gia diễn đàn tiếng Trung,vào mấy cái TỐng Từ, Đường Thi... này cũng vì là tò mò, và thoả cái thú thích tìm hiểu nhiều cái, đa dạng của mình.Còn Vinhattieu bảo Home ít khi hé mở cảm xúc của cá nhân, cũng đúng thôi. Sợ hé mở nhiều quá lại lộ cái yếu kém, kém hiểu biết của mình . Sở trường của Home là Tiếng Việt ,Âm nhạc ( mấy cái nhạc cổ điển, nhạc ''tiền chiến'', cách mạng, nhạc vàng thôi), và Toán Học. Đọc nhiều cái, nên không thể tìm hiểu sâu về cái lĩnh vực mà chưa ai dạy mình, và chưa có thời gian hiểu sâu rộng được.
    Còn Tống từ, Home cũng chưa có tài liệu đọc để tham khảo nhiều lắm.Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học thì họ nói quá chung chung , và hơi nông. ...Từ là là các điệu hát lấy từ dân gian, hay từ thơ của các văn nhân . Nhưng trong Từ điển thuật ngữ văn học họ lại nói nữa là thường lấy từ thơ tuyệt cú của văn nhân, rồi biến thể thành các câu dài , câu ngắn. Và home cũng đọc mấy cuốn nữa có đôi chút nói về Tống từ, nhưng cũng không rõ lắm. Nên mới vào đây post bài. Mong được chỉ giáo.
    Còn Song yến Ly thì đó cũng là một điệu nhạc cổ( trích chú giải của Khương Hữu Dụng) và theo định nghĩa của Từ điển thuật ngữ văn học thì nó là Từ.
    Trong Đường Thi thì có thể nói rất nhiều bài lấy tiêu đề từ tên một khúc thức của nhạc Phủ như Thanh Bình điệu, Tòng quân hành,. Trúc chi từ, chức phụ từ., Tống Xuân từ ....( và theo chú dẫn , thì các bài có tiêu đề Từ -(Một số) đằng sau là chỉ tên một khúc thức của nhạc Phủ.
    Vọng Phu Thạch, đồng ý là không có điệu vọng phu thạch.
    Thôi để Home sau, Home thử post mấy bài nữa xem là Từ không nhé.
    Hii, vào đây cần phải nói có sách , mách có chứng không...Home dần dà cũng hiểu đôi chút về Từ rùi.
    còn xét theo hệ qui chiếu của Tống từ là sao hả vinhattieu. cái này nói rõ cho Home được không ?
  2. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Cuốn từ điển Thuật ngữ văn học mà Home nói do ai biên soạn và NXB nào ấn hành vậy?
  3. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Cuốn từ điển Thuật ngữ văn học mà Home nói do ai biên soạn và NXB nào ấn hành vậy?
  4. mochino1

    mochino1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0

    cuốn đó do lê khắc kiều lục biên soạn
    và do nhà xuất bản trẻ phát hành
    BẠN LÊN CÁC HIỆU SÁCH TRÊN TRÀNG TIỀN LÀ CÓ THỂ TÌM THẤY
    =============NGƯỜI TRUNG QUỐC DẠY TIẾNG TRUNG 8636528/0912301381====================
  5. mochino1

    mochino1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0

    cuốn đó do lê khắc kiều lục biên soạn
    và do nhà xuất bản trẻ phát hành
    BẠN LÊN CÁC HIỆU SÁCH TRÊN TRÀNG TIỀN LÀ CÓ THỂ TÌM THẤY
    =============NGƯỜI TRUNG QUỐC DẠY TIẾNG TRUNG 8636528/0912301381====================
  6. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Cảm thấy Home dường như có chút gì đó tự ái. NT nghĩ đã là cảm xúc thì chỉ có cảm xúc chân thành hay không chân thành, sao lại phân ra cảm xúc yếu kém, cảm xúc giỏi giang.
    Qua định nghĩa về từ mà Home nêu, trích từ cuốn Từ điển thuật ngữ gì đó, thấy có hai thiếu sót lớn:
    Thứ nhất không nên gộp khái niệm từ trong nhạc phủ dân gian với từ thời Tống (tạm gọi là từ "chuyên nghiệp"). Những bài từ trước thời Đường có xuất xứ dân ca, nên phóng túng và khoát đạt, không có khuôn mẫu chặt chẽ. Từ vào thời điểm này dùng để trỏ những bài thơ có thể phối hợp với âm nhạc (chính là những bài như Trúc chi từ, Chức phụ từ mà Home nói).
    Sang đến thời Đường, và nhất là thời Tống, từ thoát thai khỏi thơ, trở thành một văn thể độc lập, các danh gia văn sĩ cũng bắt đầu viết từ, đồng thời hình thành khái niệm "từ phổ", tức bản nhạc của từ. Từ phổ so với thi luật còn chặt chẽ hơn nhiều, vì từ là để hát lên theo điệu. Điệu từ là cái cố định, sẵn có, từ nhân cấu tứ ngôn ngữ để viết ra một bài từ đúng với từ phổ, nên có câu "giáo phường tác khúc, thi nhân điền từ".
    Thứ hai họ cho rằng từ được lấy trong thơ của văn nhân và biến thể thành dài ngắn, cái này còn sai một cách tệ hại hơn, nếu không muốn nói là hạ thấp vai trò của từ trong văn học sử và coi thường tài năng của những từ nhân danh tiếng như Án Cơ Đạo, Lý Thanh Chiếu, Tần Quan, Liễu Vĩnh. Có những bài từ lựa chọn giai cú của thơ để làm theo lối tập cổ, nhưng con số này không nhiều. NT đọc thơ trước từ, và có thể nói là đọc không ít thơ, nhưng khi đọc từ vẫn phải ngỡ ngàng vì cái mới mẻ và độc đáo của nó.
    Nếu Home muốn có một khái niệm chính xác về văn học Trung Quốc, nên đọc cuốn Từ điển văn học cổ điển Trung Quốc do Nguyễn Tôn Nhan biên dịch, dựa trên Trung Quốc cổ điển văn học từ điển của Liêu Trọng An - Lưu Quốc Doanh, NXB Bắc Kinh 1989.
    Về cuốn Từ điển thuật ngữ mà bạn nói, NT rảnh sẽ tìm đọc thử và nhận xét cụ thể sau.
  7. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Cảm thấy Home dường như có chút gì đó tự ái. NT nghĩ đã là cảm xúc thì chỉ có cảm xúc chân thành hay không chân thành, sao lại phân ra cảm xúc yếu kém, cảm xúc giỏi giang.
    Qua định nghĩa về từ mà Home nêu, trích từ cuốn Từ điển thuật ngữ gì đó, thấy có hai thiếu sót lớn:
    Thứ nhất không nên gộp khái niệm từ trong nhạc phủ dân gian với từ thời Tống (tạm gọi là từ "chuyên nghiệp"). Những bài từ trước thời Đường có xuất xứ dân ca, nên phóng túng và khoát đạt, không có khuôn mẫu chặt chẽ. Từ vào thời điểm này dùng để trỏ những bài thơ có thể phối hợp với âm nhạc (chính là những bài như Trúc chi từ, Chức phụ từ mà Home nói).
    Sang đến thời Đường, và nhất là thời Tống, từ thoát thai khỏi thơ, trở thành một văn thể độc lập, các danh gia văn sĩ cũng bắt đầu viết từ, đồng thời hình thành khái niệm "từ phổ", tức bản nhạc của từ. Từ phổ so với thi luật còn chặt chẽ hơn nhiều, vì từ là để hát lên theo điệu. Điệu từ là cái cố định, sẵn có, từ nhân cấu tứ ngôn ngữ để viết ra một bài từ đúng với từ phổ, nên có câu "giáo phường tác khúc, thi nhân điền từ".
    Thứ hai họ cho rằng từ được lấy trong thơ của văn nhân và biến thể thành dài ngắn, cái này còn sai một cách tệ hại hơn, nếu không muốn nói là hạ thấp vai trò của từ trong văn học sử và coi thường tài năng của những từ nhân danh tiếng như Án Cơ Đạo, Lý Thanh Chiếu, Tần Quan, Liễu Vĩnh. Có những bài từ lựa chọn giai cú của thơ để làm theo lối tập cổ, nhưng con số này không nhiều. NT đọc thơ trước từ, và có thể nói là đọc không ít thơ, nhưng khi đọc từ vẫn phải ngỡ ngàng vì cái mới mẻ và độc đáo của nó.
    Nếu Home muốn có một khái niệm chính xác về văn học Trung Quốc, nên đọc cuốn Từ điển văn học cổ điển Trung Quốc do Nguyễn Tôn Nhan biên dịch, dựa trên Trung Quốc cổ điển văn học từ điển của Liêu Trọng An - Lưu Quốc Doanh, NXB Bắc Kinh 1989.
    Về cuốn Từ điển thuật ngữ mà bạn nói, NT rảnh sẽ tìm đọc thử và nhận xét cụ thể sau.
  8. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Ai mà có thời gian đọc mấy cái cuốn do nhà Xuất bản trẻ phát hành chứ. Trong các cuốn sách của home, chẳng bao giờ Home mua sách của Nhà xuất bản trẻ.
    Cuốn đó là Từ điển thuật ngữ văn học do các giáo sư ,tiến sĩ văn học nổi tiếng biên soạn ; Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi , Trần Đình Sử( không biết mình nhớ đúng không nhỉ?). Của nhà xuất bản văn học. Một cuốn sách quá nổi tiếng, cẩm nang của người học văn và dạy văn.Về mấy cái thuật ngữ văn học nước nhà, thì khỏi phải bàn. chẳng ai có thể chê trách cuốn đó rùi. 3 đại danh lão luyện biên soạn rùi còn gì.
    Nhưng mà theo vinhattieu, về định nghĩa Tống từ như vậy là khá nông, và không chính xác, có phần hơi sai rùi còn gì. Thôi, để chiều Home post phần định nghĩa Tống từ trong cuốn sách đó lên cho vinhattieu xem và bình luận nhé. Về cái này thì nhờ vinhattieu chỉ giùm nhé.
    Tự ái cái gì kia!!Hiii. Nếu vinhattieu nói Home kém hiểu biết về Toán, tiếng Việt, Âm nhạc có lẽ Home hơi tự ái. Còn mấy cái này, thì.....
    Hạng Thác từng làm thầy Khổng Tử
    Hình công đã chế giễu Đông Pha
    Ở đời quí nhất là khiêm tốn
    Bể học mênh mông vô tận mà..
    .
    Vinhattieu vẫn chưa chỉ rõ cho Home về hệ qui chiếu Tống từ. Home rất cần đấy.mong vinhattieu chỉ giáo thêm.
  9. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Ai mà có thời gian đọc mấy cái cuốn do nhà Xuất bản trẻ phát hành chứ. Trong các cuốn sách của home, chẳng bao giờ Home mua sách của Nhà xuất bản trẻ.
    Cuốn đó là Từ điển thuật ngữ văn học do các giáo sư ,tiến sĩ văn học nổi tiếng biên soạn ; Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi , Trần Đình Sử( không biết mình nhớ đúng không nhỉ?). Của nhà xuất bản văn học. Một cuốn sách quá nổi tiếng, cẩm nang của người học văn và dạy văn.Về mấy cái thuật ngữ văn học nước nhà, thì khỏi phải bàn. chẳng ai có thể chê trách cuốn đó rùi. 3 đại danh lão luyện biên soạn rùi còn gì.
    Nhưng mà theo vinhattieu, về định nghĩa Tống từ như vậy là khá nông, và không chính xác, có phần hơi sai rùi còn gì. Thôi, để chiều Home post phần định nghĩa Tống từ trong cuốn sách đó lên cho vinhattieu xem và bình luận nhé. Về cái này thì nhờ vinhattieu chỉ giùm nhé.
    Tự ái cái gì kia!!Hiii. Nếu vinhattieu nói Home kém hiểu biết về Toán, tiếng Việt, Âm nhạc có lẽ Home hơi tự ái. Còn mấy cái này, thì.....
    Hạng Thác từng làm thầy Khổng Tử
    Hình công đã chế giễu Đông Pha
    Ở đời quí nhất là khiêm tốn
    Bể học mênh mông vô tận mà..
    .
    Vinhattieu vẫn chưa chỉ rõ cho Home về hệ qui chiếu Tống từ. Home rất cần đấy.mong vinhattieu chỉ giáo thêm.
  10. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Ba người mà Home nhắc tới, họ đều là chuyên gia về giáo dục phổ thông chứ không phải là dân nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc. May ra có Nguyễn Khắc Phi khá hơn cả với hai tập Văn học Trung Quốc của NXB Giáo dục in năm 1987, nhưng thành thật mà nói đọc tập sách này thấy vừa nông cạn, vừa khô khan, lại bị gò ép vào tư tưởng CNXH khi phân tích văn học.
    Sách do NXB Giáo dục in mang tính phổ cập kiến thức cho học sinh, dạy dỗ con nguời ta theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa. Coi nó là cẩm nang cho người dạy văn và học văn ở cấp phổ thông thì được, chứ với những người "chơi" văn và "mê" văn, nhất là văn học TQ cổ điển thì không đâu. Nói không ngoa chứ, chưa chắc những người viết định nghĩa về Từ trong cuốn sách ấy đã đọc Từ nhiều bằng mụ già Khủng bố của chúng ta đâu, he he...
    Bàn về lĩnh vực này, phải là những danh gia như Nguyễn Tôn Nhan, dịch giả của Từ điển văn học cổ điển Trung Quốc và Tự điển Hán Việt - Văn ngôn dẫn chứng, Từ điển Thành ngữ điển tích Trung Quốc, tiếp đến là Phan Ngọc (tức Nhữ Thành), dịch giả của Sử ký Tư Mã Thiên, Văn tâm điêu long, Đỗ Phủ - nhà thơ thánh với hơn 1000 bài thơ. Vọng Chi Nguyễn Chí Viễn hay Trần Văn Từ cũng là những cái tên đáng được nhắc tới.
    Home không đọc NXB Trẻ, ngược lại NT thấy Trẻ có những có những đột phá đáng nể trong xuất bản. Đối với NT thì chính sách của NXB Giáo dục mới không nên đọc. Sự cứng nhắc, mô thức và áp đặt trong giảng dạy văn học ở VN nó làm hạn chế cái tiềm lực của mỗi cá nhân và ngăn cản ta tìm đến với văn chương một cách tự nhiên và phóng túng. Vì thế nếu muốn tiếp tục cái đam mê với văn chương sau khi rời ghế nhà trường thì nên tránh NXB Giáo dục càng xa càng tốt.
    _____________
    Riêng về Tống từ: Người Việt mình gần với Đường thi, mà xa với Tống từ, có điều nguyên nhân của tình trạng này thì khó mà giải thích trong đôi ba dòng. Những ai đọc đề tựa của Chế Lan Viên cho cuốn Tống từ của Nguyễn Xuân Tảo, chắc sẽ thấy rõ điều này. Bởi vậy trong khi Đường thi ở nước ta có những cây đại thụ về nghiên cứu - dịch thuật như Tản Đà, Phan Huy Vịnh, Nhượng Tống, Khương Hữu Dụng, thì Tống từ hầu như không có ai để điểm mặt gọi tên.
    Được vinhattieu sửa chữa / chuyển vào 23:07 ngày 06/06/2004

Chia sẻ trang này