1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ồđ<ố?? - Tỏằ'ng Tỏằô

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi terrorist1812, 25/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Ba người mà Home nhắc tới, họ đều là chuyên gia về giáo dục phổ thông chứ không phải là dân nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc. May ra có Nguyễn Khắc Phi khá hơn cả với hai tập Văn học Trung Quốc của NXB Giáo dục in năm 1987, nhưng thành thật mà nói đọc tập sách này thấy vừa nông cạn, vừa khô khan, lại bị gò ép vào tư tưởng CNXH khi phân tích văn học.
    Sách do NXB Giáo dục in mang tính phổ cập kiến thức cho học sinh, dạy dỗ con nguời ta theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa. Coi nó là cẩm nang cho người dạy văn và học văn ở cấp phổ thông thì được, chứ với những người "chơi" văn và "mê" văn, nhất là văn học TQ cổ điển thì không đâu. Nói không ngoa chứ, chưa chắc những người viết định nghĩa về Từ trong cuốn sách ấy đã đọc Từ nhiều bằng mụ già Khủng bố của chúng ta đâu, he he...
    Bàn về lĩnh vực này, phải là những danh gia như Nguyễn Tôn Nhan, dịch giả của Từ điển văn học cổ điển Trung Quốc và Tự điển Hán Việt - Văn ngôn dẫn chứng, Từ điển Thành ngữ điển tích Trung Quốc, tiếp đến là Phan Ngọc (tức Nhữ Thành), dịch giả của Sử ký Tư Mã Thiên, Văn tâm điêu long, Đỗ Phủ - nhà thơ thánh với hơn 1000 bài thơ. Vọng Chi Nguyễn Chí Viễn hay Trần Văn Từ cũng là những cái tên đáng được nhắc tới.
    Home không đọc NXB Trẻ, ngược lại NT thấy Trẻ có những có những đột phá đáng nể trong xuất bản. Đối với NT thì chính sách của NXB Giáo dục mới không nên đọc. Sự cứng nhắc, mô thức và áp đặt trong giảng dạy văn học ở VN nó làm hạn chế cái tiềm lực của mỗi cá nhân và ngăn cản ta tìm đến với văn chương một cách tự nhiên và phóng túng. Vì thế nếu muốn tiếp tục cái đam mê với văn chương sau khi rời ghế nhà trường thì nên tránh NXB Giáo dục càng xa càng tốt.
    _____________
    Riêng về Tống từ: Người Việt mình gần với Đường thi, mà xa với Tống từ, có điều nguyên nhân của tình trạng này thì khó mà giải thích trong đôi ba dòng. Những ai đọc đề tựa của Chế Lan Viên cho cuốn Tống từ của Nguyễn Xuân Tảo, chắc sẽ thấy rõ điều này. Bởi vậy trong khi Đường thi ở nước ta có những cây đại thụ về nghiên cứu - dịch thuật như Tản Đà, Phan Huy Vịnh, Nhượng Tống, Khương Hữu Dụng, thì Tống từ hầu như không có ai để điểm mặt gọi tên.
    Được vinhattieu sửa chữa / chuyển vào 23:07 ngày 06/06/2004
  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Sau khi thỉnh giáo vinhattieu , và đọc các bài viết của chị khủng bố. Home tôi cảm thấy quá hổ thẹn. Nên cất công, đi tìm tài liệu, nhờ các cao nhân chỉ giáo, và lục lọi trên mạng các thông tin về Từ.Nên ngày càng, đôi phần hiểu hơn về từ.Home sẽ post bài, và rất mong vinhattieu và chị khủng bố chỉ giáo giùm Home.
    Tìm hiểu âm nhạc trong từ
    lấy từ bài viết của Đông A
    Từ là một thể loại nghệ thuật đặc biệt được hình thành và phát triển ở Trung Quốc từ khoảng đời Hán-Đường đến tận ngày nay. Từ không chỉ là một thể loại độc lập trong văn học bên cạnh các thể loại văn học khác như thi, phú, tiểu thuyết, mà từ còn chính là một thể loại độc lập trong âm nhạc. Văn học và âm nhạc gặp gỡ, thăng hoa ở chính trong từ. Mặt văn học, đặc biệt tính thơ của từ thường được bàn luận nhiều, nhưng mặt âm nhạc, nhạc điệu của từ thường ít được để ý, nhất là đối với người Việt. Có lẽ, trở ngại chính trong tìm hiểu nhạc điệu trong từ chính là sự xa lạ của nền cổ nhạc cũng như dân nhạc Trung Hoa đối với người Việt Nam, cũng như chính kiến thức mai một về cổ nhạc Việt Nam của chính người Việt Nam.
    I. Nhạc phổ của từ
    Khi nói về tên một bài từ nào đấy, thực chất là ta đã nói đến hai yếu tố quan trọng cấu thành của từ: từ phổ và nhạc điệu. Từ phổ cho ta biết cấu trúc về mặt ngôn ngữ của bài từ, còn nhạc điệu cho ta biết cấu trúc về mặt âm nhạc của bài từ. Tất nhiên, ngôn ngữ và âm nhạc tuy là hai mặt khác nhau, nhưng chúng thống nhất và hòa đồng trong một bài từ. Vấn đề thống nhất và hài hòa giữa ngôn ngữ và âm nhạc trong bài từ chúng ta sẽ trở lại sau. Từ phổ chính là luật bằng trắc cùng âm vận của bài từ. Nhạc điệu chính là điệu thức âm nhạc của bài từ. Ví dụ bài từ "Trường tương tư" có từ phổ cấu trúc từ 36 chữ, chia thành 2 vế, mỗi vế có 3 vần bằng và có luật nhất định về thanh bằng trắc cho các chữ. Bài từ này có nhạc điệu là "Nam thương điệu" (giáo phường thời Đường ghi là "Song điệu"). Từ phổ của các bài từ có thể tìm trong các sách viết về từ phổ như "Bạch Hương từ phổ" (TTzo) của Thư Mộng Lan (^'夢~), "Điền từ chỉ yếu" (填zO?要) hay "Từ cách biểu" (z格表) có rất sẵn trên mạng internet (có thể tìm ở trang web "Thi từ thường thức" http://poetic.ayinfo.cn/sccs.htm). Nhạc điệu của bài từ có thể tìm trong các sách viết về nhạc phổ của các bài từ như "Tân định Cửu cung đại thành Nam Bắc từ cung phổ" (-s九宮大^-O-z宮o) (gọi tắt là "Cửu cung đại thành") hay "Toái kim từ phổ" (Z?'zo). "Cửu cung đại thành" là tập đại thành san định các bản nhạc phổ các điệu từ, ca khúc của Trung Quốc dưới triều vua Càn Long nhà Thanh. Tập đại thành này do Trang Thân Vương Doãn Lộc phụng chỉ làm chủ biên cùng với các danh gia về từ khúc như Chu Tường Ngọc, Trâu Kim Sinh, Từ Hưng Hoa, Vương Văn Lộc, Từ Ứng Long, Chu Đình và những người khác sưu tầm, chỉnh lý các khúc từ lưu hành ở Trung Quốc. Tập đại thành về nhạc phổ này có 1513 Nam khúc, 581 Bắc khúc và 4466 khúc điệu liên đồng biến thể, đồng thời sử dụng các ví dụ tuyển từ Đường Tống thi từ, Kim Nguyên cung điệu, Tống Nguyên Nam hý, tạp kịch, tản khúc cho đến Minh Thanh truyền kỳ cùng với các văn thể xướng từ. "Cửu cung đại thành" đích thực là một tập đại thành vĩ đại, xứng đáng đứng cạnh các tập đại thành khác như Toàn Nhạc phủ, Toàn Đường thi, Toàn Tống từ. "Toái kim từ phổ" là tập nhạc phổ các từ khúc do Tạ Nguyên Hoài đời Thanh thu thập, biên soạn. Tập nhạc phổ này có hơn 170 khúc từ. Hai tập nhạc phổ kể trên này là nguồn tư liệu chính để người viết so sánh đối chiếu các các bản nhạc phổ của các bài từ lưu hành trên mạng internet với mục đích xem các bản nhạc phổ đó là cổ bản hay đã có những biến tấu mới. Ở đây chúng ta tạm thời chưa xét đến vấn đề các bản nhạc phổ trong "Cửu cung đại thành" hay "Toái kim từ phổ" có còn lưu giữ nguyên trạng nhạc điệu thời Đường Tống hay đã có những biến đổi nhất định. Vấn đề này đòi hỏi nghiên cứu sâu hơn nhạc lý cổ điển Trung Hoa và những biến đổi qua các thời kỳ.
    Các bản nhạc phổ chép trong "Cửu cung đại thành" hay "Toái kim từ phổ" được ghi dưới dạng "Cống xế phổ" (工尺o). "Cống xế phổ" là một dạng ghi các nốt nhạc (cao độ của các âm) của người Trung Quốc kiểu tương tự như cách ghi các nốt nhạc Sol-La của người phương Tây. Âm nhạc cổ điển Trung Quốc sử dụng 12 nốt nhạc để ghi cao độ các âm. 12 nốt nhạc đó được gọi là 12 luật lữ, gồm các tên như sau: hoàng chung, đại lữ, thái thốc, giáp chung, cô tẩy, trọng lữ, nhuy tân, lâm chung, di tắc, nam lữ, vô dịch, ứng chung. Sở dĩ có tên gọi luật lữ vì 12 nốt nhạc này chia thành 6 nốt dương, gọi là luật (hoàng chung, thái thốc, cô tẩy, nhuy tân, di tắc, vô dịch) và 6 nốt âm gọi là lữ (đại lữ, giáp chung, trọng lữ, lâm chung, nam lữ, ứng chung). Ngoài 12 nốt luật lữ này người Trung Quốc còn thêm các nốt thanh như hoàng chung thanh, đại lữ thanh, thái thốc thanh, giáp chung thanh để ghi cao độ âm cao hơn 12 nốt luật lữ. "Cống xế phổ" không rõ được hình thành ở thời gian nào, nhưng trong "Mộng khê bút đàm" của Thẩm Quát đời Tống đã thấy sử dụng đến. "Cống xế phổ" sử dụng 10 chữ để ghi các nốt nhạc: hò (^), xự (>>), y (?), xang (S), câu (>), y non (<?), cống non (<工), phan non (<?), oan non (<") và y oan (?") . Hò ghi cho hoàng chung, xự non ghi cho đại lữ, xự ghi cho thái thốc, y non ghi cho giáp chung, y ghi cho cô tẩy, xang ghi cho trung lữ, câu ghi cho nhuy tân , xế ghi cho lâm chung, cống non ghi cho di tắc, cống ghi cho nam lữ, phan non ghi cho vô dịch, phan ghi cho ứng chung, liu ghi cho hoàng chung thanh, oan non ghi cho đại lữ thanh, oan ghi cho thái thốc thanh, y oan ghi cho giáp chung thanh. Như vậy mỗi nốt nhạc đều có tên gọi và ứng với cao độ nhất định. Cao độ của mỗi nốt nhạc được xác định bằng quy tắc "Tam phân tổn ích luật". "Tam phân tổn ích luật" chính là quy tắc xác định tần số tương đối của mỗi nốt nhạc, kiểu như quy tắc Pythagoras hay Zarlino trong nhạc lý phương Tây. Quy tắc này xác định 12 nốt luật lữ qua luật ngũ cung, tức là quãng giữa các nốt được tính liên tiếp bằng "Tam phân tổn ích luật" bằng năm bán cung và 12 nốt luật lữ tạo thành 12 nốt bán cung. Với quy tắc này chúng ta hiểu rõ hơn "ngũ cung" là gì. Về mặt điển cố, có thể "ngũ cung" là do "ngũ thanh", cung, thương, giốc, chủy, vũ tạo thành, nhưng điển cố này không soi sáng luật 5 bán cung trong âm nhạc cổ điển Trung Quốc. Với quy tắc "Tam phân tổn ích luật" chúng ta có thể đối chiếu 12 luật lữ hay các nốt nhạc trong "Cống xế phổ" với các nốt nhạc phương Tây. Kết quả cho thấy mặc dù 12 luật lữ không hoàn toàn trùng khớp với các nốt nhạc phương Tây, nhưng chúng có cao độ tương đối cũng gần tựa như các nốt nhạc phương Tây. Chúng ta có bảng đối chiếu như sau
    hò xựnon xự ynon y xang câu xế cốngnon cống phannon phan liu oannon oan
    hoàngchung đại lữ tháithốc giápchung côtẩy trunglữ nhuytân lâmchung di tắc namlữ vôdịch ứngchung thhoàng thđại ththốc
    công thương giốc chủy vũ
    C C# D D# E F F# G G# A A# B C C# D
    Bảng đối chiếu này chỉ mang tính chất tương đối, có nghĩa là nó chỉ so sánh quãng (bán cung) giữa các nốt nhạc cống xế với các nốt nhạc Sol-La của phương Tây. Ngay cả tỷ số tương đối về cao độ của các nốt trong "Cống xế phổ" cũng không hoàn toàn trùng khớp với các tỷ số đó của các nốt tương ứng trong bảng trên của hệ Sol-La. Nếu tính các nốt Sol-La theo quy tắc Pythagoras thì cũng chỉ có các nốt hò, xự, y, xế, cống (công, thương, giốc, chủy, vũ) là có tỷ số cao độ tương đối trùng với các nốt tương ứng trong hệ Sol-La. Ngoài các nốt nhạc kể trên "Cống xế phổ" còn có thêm các ký hiệu khác cho biết tiết tấu hay nhịp điệu của bản nhạc. Cụ thể là "bản nhãn", ký hiệu bằng dấu chấm, phảy, nét ngang .... Các ký hiệu này giúp chúng ta xác định tiết tấu, phách nhịp của bản nhạc. Để làm ví dụ minh họa chúng ta xét nhạc phổ của bài từ "Trường tương tư". Trong "Toái kim từ phổ" có dẫn 3 bản nhạc phổ cho bài từ này. Chúng ta lấy bài "Trường tương tư" của Bạch Cư Dị làm ví dụ. Bài từ này có nhạc phổ ở dạng cống xế như sau:
    (1=liu, vạch chân cách 1 quãng 8, để bản)
    2-1 6 5-6 | 6 5-4-2 1-2 | 6 2 1 1 1-6 2-1-6 5-6 | 2 4 2 4-2-5-2 1-2 |
    Biện thủy lưu Tứ thủy lưu lưu đáo Qua châu cổ độ đầu Ngô sơn điểm điểm sầu
    2-1 6 6 | 6 5-4-2-1 2 | 2 2 1 6 1 6-2-1 6 | 2 2 2 4-2-5-4-2 1-2 |
    Tứ du du hận du du hận đáo quy thời phương thủy hưu nguyệt minh nhân ỷ lâu
  3. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Sau khi thỉnh giáo vinhattieu , và đọc các bài viết của chị khủng bố. Home tôi cảm thấy quá hổ thẹn. Nên cất công, đi tìm tài liệu, nhờ các cao nhân chỉ giáo, và lục lọi trên mạng các thông tin về Từ.Nên ngày càng, đôi phần hiểu hơn về từ.Home sẽ post bài, và rất mong vinhattieu và chị khủng bố chỉ giáo giùm Home.
    Tìm hiểu âm nhạc trong từ
    lấy từ bài viết của Đông A
    Từ là một thể loại nghệ thuật đặc biệt được hình thành và phát triển ở Trung Quốc từ khoảng đời Hán-Đường đến tận ngày nay. Từ không chỉ là một thể loại độc lập trong văn học bên cạnh các thể loại văn học khác như thi, phú, tiểu thuyết, mà từ còn chính là một thể loại độc lập trong âm nhạc. Văn học và âm nhạc gặp gỡ, thăng hoa ở chính trong từ. Mặt văn học, đặc biệt tính thơ của từ thường được bàn luận nhiều, nhưng mặt âm nhạc, nhạc điệu của từ thường ít được để ý, nhất là đối với người Việt. Có lẽ, trở ngại chính trong tìm hiểu nhạc điệu trong từ chính là sự xa lạ của nền cổ nhạc cũng như dân nhạc Trung Hoa đối với người Việt Nam, cũng như chính kiến thức mai một về cổ nhạc Việt Nam của chính người Việt Nam.
    I. Nhạc phổ của từ
    Khi nói về tên một bài từ nào đấy, thực chất là ta đã nói đến hai yếu tố quan trọng cấu thành của từ: từ phổ và nhạc điệu. Từ phổ cho ta biết cấu trúc về mặt ngôn ngữ của bài từ, còn nhạc điệu cho ta biết cấu trúc về mặt âm nhạc của bài từ. Tất nhiên, ngôn ngữ và âm nhạc tuy là hai mặt khác nhau, nhưng chúng thống nhất và hòa đồng trong một bài từ. Vấn đề thống nhất và hài hòa giữa ngôn ngữ và âm nhạc trong bài từ chúng ta sẽ trở lại sau. Từ phổ chính là luật bằng trắc cùng âm vận của bài từ. Nhạc điệu chính là điệu thức âm nhạc của bài từ. Ví dụ bài từ "Trường tương tư" có từ phổ cấu trúc từ 36 chữ, chia thành 2 vế, mỗi vế có 3 vần bằng và có luật nhất định về thanh bằng trắc cho các chữ. Bài từ này có nhạc điệu là "Nam thương điệu" (giáo phường thời Đường ghi là "Song điệu"). Từ phổ của các bài từ có thể tìm trong các sách viết về từ phổ như "Bạch Hương từ phổ" (TTzo) của Thư Mộng Lan (^'夢~), "Điền từ chỉ yếu" (填zO?要) hay "Từ cách biểu" (z格表) có rất sẵn trên mạng internet (có thể tìm ở trang web "Thi từ thường thức" http://poetic.ayinfo.cn/sccs.htm). Nhạc điệu của bài từ có thể tìm trong các sách viết về nhạc phổ của các bài từ như "Tân định Cửu cung đại thành Nam Bắc từ cung phổ" (-s九宮大^-O-z宮o) (gọi tắt là "Cửu cung đại thành") hay "Toái kim từ phổ" (Z?'zo). "Cửu cung đại thành" là tập đại thành san định các bản nhạc phổ các điệu từ, ca khúc của Trung Quốc dưới triều vua Càn Long nhà Thanh. Tập đại thành này do Trang Thân Vương Doãn Lộc phụng chỉ làm chủ biên cùng với các danh gia về từ khúc như Chu Tường Ngọc, Trâu Kim Sinh, Từ Hưng Hoa, Vương Văn Lộc, Từ Ứng Long, Chu Đình và những người khác sưu tầm, chỉnh lý các khúc từ lưu hành ở Trung Quốc. Tập đại thành về nhạc phổ này có 1513 Nam khúc, 581 Bắc khúc và 4466 khúc điệu liên đồng biến thể, đồng thời sử dụng các ví dụ tuyển từ Đường Tống thi từ, Kim Nguyên cung điệu, Tống Nguyên Nam hý, tạp kịch, tản khúc cho đến Minh Thanh truyền kỳ cùng với các văn thể xướng từ. "Cửu cung đại thành" đích thực là một tập đại thành vĩ đại, xứng đáng đứng cạnh các tập đại thành khác như Toàn Nhạc phủ, Toàn Đường thi, Toàn Tống từ. "Toái kim từ phổ" là tập nhạc phổ các từ khúc do Tạ Nguyên Hoài đời Thanh thu thập, biên soạn. Tập nhạc phổ này có hơn 170 khúc từ. Hai tập nhạc phổ kể trên này là nguồn tư liệu chính để người viết so sánh đối chiếu các các bản nhạc phổ của các bài từ lưu hành trên mạng internet với mục đích xem các bản nhạc phổ đó là cổ bản hay đã có những biến tấu mới. Ở đây chúng ta tạm thời chưa xét đến vấn đề các bản nhạc phổ trong "Cửu cung đại thành" hay "Toái kim từ phổ" có còn lưu giữ nguyên trạng nhạc điệu thời Đường Tống hay đã có những biến đổi nhất định. Vấn đề này đòi hỏi nghiên cứu sâu hơn nhạc lý cổ điển Trung Hoa và những biến đổi qua các thời kỳ.
    Các bản nhạc phổ chép trong "Cửu cung đại thành" hay "Toái kim từ phổ" được ghi dưới dạng "Cống xế phổ" (工尺o). "Cống xế phổ" là một dạng ghi các nốt nhạc (cao độ của các âm) của người Trung Quốc kiểu tương tự như cách ghi các nốt nhạc Sol-La của người phương Tây. Âm nhạc cổ điển Trung Quốc sử dụng 12 nốt nhạc để ghi cao độ các âm. 12 nốt nhạc đó được gọi là 12 luật lữ, gồm các tên như sau: hoàng chung, đại lữ, thái thốc, giáp chung, cô tẩy, trọng lữ, nhuy tân, lâm chung, di tắc, nam lữ, vô dịch, ứng chung. Sở dĩ có tên gọi luật lữ vì 12 nốt nhạc này chia thành 6 nốt dương, gọi là luật (hoàng chung, thái thốc, cô tẩy, nhuy tân, di tắc, vô dịch) và 6 nốt âm gọi là lữ (đại lữ, giáp chung, trọng lữ, lâm chung, nam lữ, ứng chung). Ngoài 12 nốt luật lữ này người Trung Quốc còn thêm các nốt thanh như hoàng chung thanh, đại lữ thanh, thái thốc thanh, giáp chung thanh để ghi cao độ âm cao hơn 12 nốt luật lữ. "Cống xế phổ" không rõ được hình thành ở thời gian nào, nhưng trong "Mộng khê bút đàm" của Thẩm Quát đời Tống đã thấy sử dụng đến. "Cống xế phổ" sử dụng 10 chữ để ghi các nốt nhạc: hò (^), xự (>>), y (?), xang (S), câu (>), y non (<?), cống non (<工), phan non (<?), oan non (<") và y oan (?") . Hò ghi cho hoàng chung, xự non ghi cho đại lữ, xự ghi cho thái thốc, y non ghi cho giáp chung, y ghi cho cô tẩy, xang ghi cho trung lữ, câu ghi cho nhuy tân , xế ghi cho lâm chung, cống non ghi cho di tắc, cống ghi cho nam lữ, phan non ghi cho vô dịch, phan ghi cho ứng chung, liu ghi cho hoàng chung thanh, oan non ghi cho đại lữ thanh, oan ghi cho thái thốc thanh, y oan ghi cho giáp chung thanh. Như vậy mỗi nốt nhạc đều có tên gọi và ứng với cao độ nhất định. Cao độ của mỗi nốt nhạc được xác định bằng quy tắc "Tam phân tổn ích luật". "Tam phân tổn ích luật" chính là quy tắc xác định tần số tương đối của mỗi nốt nhạc, kiểu như quy tắc Pythagoras hay Zarlino trong nhạc lý phương Tây. Quy tắc này xác định 12 nốt luật lữ qua luật ngũ cung, tức là quãng giữa các nốt được tính liên tiếp bằng "Tam phân tổn ích luật" bằng năm bán cung và 12 nốt luật lữ tạo thành 12 nốt bán cung. Với quy tắc này chúng ta hiểu rõ hơn "ngũ cung" là gì. Về mặt điển cố, có thể "ngũ cung" là do "ngũ thanh", cung, thương, giốc, chủy, vũ tạo thành, nhưng điển cố này không soi sáng luật 5 bán cung trong âm nhạc cổ điển Trung Quốc. Với quy tắc "Tam phân tổn ích luật" chúng ta có thể đối chiếu 12 luật lữ hay các nốt nhạc trong "Cống xế phổ" với các nốt nhạc phương Tây. Kết quả cho thấy mặc dù 12 luật lữ không hoàn toàn trùng khớp với các nốt nhạc phương Tây, nhưng chúng có cao độ tương đối cũng gần tựa như các nốt nhạc phương Tây. Chúng ta có bảng đối chiếu như sau
    hò xựnon xự ynon y xang câu xế cốngnon cống phannon phan liu oannon oan
    hoàngchung đại lữ tháithốc giápchung côtẩy trunglữ nhuytân lâmchung di tắc namlữ vôdịch ứngchung thhoàng thđại ththốc
    công thương giốc chủy vũ
    C C# D D# E F F# G G# A A# B C C# D
    Bảng đối chiếu này chỉ mang tính chất tương đối, có nghĩa là nó chỉ so sánh quãng (bán cung) giữa các nốt nhạc cống xế với các nốt nhạc Sol-La của phương Tây. Ngay cả tỷ số tương đối về cao độ của các nốt trong "Cống xế phổ" cũng không hoàn toàn trùng khớp với các tỷ số đó của các nốt tương ứng trong bảng trên của hệ Sol-La. Nếu tính các nốt Sol-La theo quy tắc Pythagoras thì cũng chỉ có các nốt hò, xự, y, xế, cống (công, thương, giốc, chủy, vũ) là có tỷ số cao độ tương đối trùng với các nốt tương ứng trong hệ Sol-La. Ngoài các nốt nhạc kể trên "Cống xế phổ" còn có thêm các ký hiệu khác cho biết tiết tấu hay nhịp điệu của bản nhạc. Cụ thể là "bản nhãn", ký hiệu bằng dấu chấm, phảy, nét ngang .... Các ký hiệu này giúp chúng ta xác định tiết tấu, phách nhịp của bản nhạc. Để làm ví dụ minh họa chúng ta xét nhạc phổ của bài từ "Trường tương tư". Trong "Toái kim từ phổ" có dẫn 3 bản nhạc phổ cho bài từ này. Chúng ta lấy bài "Trường tương tư" của Bạch Cư Dị làm ví dụ. Bài từ này có nhạc phổ ở dạng cống xế như sau:
    (1=liu, vạch chân cách 1 quãng 8, để bản)
    2-1 6 5-6 | 6 5-4-2 1-2 | 6 2 1 1 1-6 2-1-6 5-6 | 2 4 2 4-2-5-2 1-2 |
    Biện thủy lưu Tứ thủy lưu lưu đáo Qua châu cổ độ đầu Ngô sơn điểm điểm sầu
    2-1 6 6 | 6 5-4-2-1 2 | 2 2 1 6 1 6-2-1 6 | 2 2 2 4-2-5-4-2 1-2 |
    Tứ du du hận du du hận đáo quy thời phương thủy hưu nguyệt minh nhân ỷ lâu
  4. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    II. Nhạc điệu trong âm nhạc cổ điển Trung Quốc
    Nhạc điệu trong âm nhạc cổ điển Trung Quốc tương đối phức tạp, có thể có những biến đổi nhất định từ thời kỳ này sang thời kỳ khác, từ địa phương này sang địa phương khác, từ cá nhân này sang cá nhân khác. Ở đây chúng ta chỉ điểm tới những nét chính về nhạc điệu trong âm nhạc cổ điển Trung Quốc và chỉ xét tới nhạc điệu trong nhạc bình quân luật. Nhạc bình quân luật là âm nhạc mà cao độ của 12 nốt luật lữ lần lượt cách nhau đúng một bán cung, như chúng ta đã sử dụng ở phần trước. Âm nhạc cổ điển Trung Quốc có phải là âm nhạc bình quân luật trong suốt lịch sử Trung Quốc hay không và bắt đầu từ khi nào bình quân luật được áp dụng là cả một vấn đề không đơn giản. Nhưng có điểm thú vị là người Trung Quốc tìm ra bình quân luật ở khoảng thời gian tương đối cùng thời với phát kiến về bình quân luật trong âm nhạc ở phương Tây, thậm chí có những ý kiến cho rằng người phương Tây đã học hỏi bình quân luật của người Trung Quốc. Trong âm nhạc cổ điển Trung Quốc ngũ thanh và 12 nốt luật lữ đóng vai trò quan trọng và điệu thức được xây dựng dựa trên đó. Bên cạnh ngũ thanh người ta thêm vào 2 thanh nữa gọi là biến cung và biến chủy, và như vậy tạo thành 7 nốt nhạc: cung--thương--giốc-- biến chủy-chủy--vũ--biến cung-cung (mỗi vạch ngang - là một bán cung). Bảy thanh này cùng với 12 nốt luật lữ tạo thành 84 (7x12) cung điệu.Về sau người ta tỉnh lược 84 cung điệu thành 48 (4x12) cung điệu. Thực chất 42 cung điệu này được tạo thành dựa trên cơ sở giống như 28 (4x7) điệu trong yến nhạc thời Tống. 28 điệu này còn được gọi là "tứ thanh thất điệu". Sở dĩ có tên gọi như vậy vì mỗi thanh có 7 điệu và người ta chỉ sử dụng có 4 thanh (cung, thương, vũ, giốc). 42 cung điệu này đến đời Thanh chỉ còn lại "lục cung, thập nhất điệu" hay tóm lại là 17 (6+11) cung điệu. "Tứ thanh thất điệu" có những cung điệu sau:
    1. Cung thanh: chính cung, cao cung, trung lữ cung, đạo cung, nam lữ cung, tiên lữ cung, hoàng chung cung
    2. Thương thanh: đại thạch điệu, cao đại thạch điệu, song điệu, tiểu thạch điệu, hiết chỉ điệu, thương điệu, việt điệu
    3. Vũ thanh: ban thiệp điệu, cao ba thiệp điệu, trung lữ điệu, bình điệu, nam lữ điệu, tiên lữ điệu, hoàng chung điệu
    4. Giốc thanh: đại thạch giốc, cao đại thạch giốc, song giốc, tiểu thạch giốc, hiết chỉ giốc, thương giốc, việt giốc
  5. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    II. Nhạc điệu trong âm nhạc cổ điển Trung Quốc
    Nhạc điệu trong âm nhạc cổ điển Trung Quốc tương đối phức tạp, có thể có những biến đổi nhất định từ thời kỳ này sang thời kỳ khác, từ địa phương này sang địa phương khác, từ cá nhân này sang cá nhân khác. Ở đây chúng ta chỉ điểm tới những nét chính về nhạc điệu trong âm nhạc cổ điển Trung Quốc và chỉ xét tới nhạc điệu trong nhạc bình quân luật. Nhạc bình quân luật là âm nhạc mà cao độ của 12 nốt luật lữ lần lượt cách nhau đúng một bán cung, như chúng ta đã sử dụng ở phần trước. Âm nhạc cổ điển Trung Quốc có phải là âm nhạc bình quân luật trong suốt lịch sử Trung Quốc hay không và bắt đầu từ khi nào bình quân luật được áp dụng là cả một vấn đề không đơn giản. Nhưng có điểm thú vị là người Trung Quốc tìm ra bình quân luật ở khoảng thời gian tương đối cùng thời với phát kiến về bình quân luật trong âm nhạc ở phương Tây, thậm chí có những ý kiến cho rằng người phương Tây đã học hỏi bình quân luật của người Trung Quốc. Trong âm nhạc cổ điển Trung Quốc ngũ thanh và 12 nốt luật lữ đóng vai trò quan trọng và điệu thức được xây dựng dựa trên đó. Bên cạnh ngũ thanh người ta thêm vào 2 thanh nữa gọi là biến cung và biến chủy, và như vậy tạo thành 7 nốt nhạc: cung--thương--giốc-- biến chủy-chủy--vũ--biến cung-cung (mỗi vạch ngang - là một bán cung). Bảy thanh này cùng với 12 nốt luật lữ tạo thành 84 (7x12) cung điệu.Về sau người ta tỉnh lược 84 cung điệu thành 48 (4x12) cung điệu. Thực chất 42 cung điệu này được tạo thành dựa trên cơ sở giống như 28 (4x7) điệu trong yến nhạc thời Tống. 28 điệu này còn được gọi là "tứ thanh thất điệu". Sở dĩ có tên gọi như vậy vì mỗi thanh có 7 điệu và người ta chỉ sử dụng có 4 thanh (cung, thương, vũ, giốc). 42 cung điệu này đến đời Thanh chỉ còn lại "lục cung, thập nhất điệu" hay tóm lại là 17 (6+11) cung điệu. "Tứ thanh thất điệu" có những cung điệu sau:
    1. Cung thanh: chính cung, cao cung, trung lữ cung, đạo cung, nam lữ cung, tiên lữ cung, hoàng chung cung
    2. Thương thanh: đại thạch điệu, cao đại thạch điệu, song điệu, tiểu thạch điệu, hiết chỉ điệu, thương điệu, việt điệu
    3. Vũ thanh: ban thiệp điệu, cao ba thiệp điệu, trung lữ điệu, bình điệu, nam lữ điệu, tiên lữ điệu, hoàng chung điệu
    4. Giốc thanh: đại thạch giốc, cao đại thạch giốc, song giốc, tiểu thạch giốc, hiết chỉ giốc, thương giốc, việt giốc
  6. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Trang web có một số bài từ có âm nhạc đi kèm:
    http://cls.hs.yzu.edu.tw/shenhg/tz.htm
    Còn nghe người Trung Quốc ngâm thơ thì vào đây:
    http://cls.hs.yzu.edu.tw/shenhg/home.htm
    Một số bài dịch các bài từ đã đăng ở topic này :
    Thoa đầu phượng
    -Lục Du -
    Tay hồng mềm yếu
    (Tặng) rượu hoàng đằng
    Đầy thành xuân sắc, liễu xanh bên tường
    Gió đông ác nghiệt
    Ân tình bạc bẽo
    Ôm mãi một mối sầu
    Bao năm xa cách cô đơn.
    Sai! Sai! Sai!
    Xuân như cũ
    Người gầy võ
    Ngấn lệ thấm hồng tấm lụa
    Hoa đào rụng
    Trên gác bến hồ vắng
    Lời thệ hải minh sơn tuy còn đó
    Mà bức gấm thư khó lòng gửi đến nhau.
    Chớ! Chớ! Chớ!

    Ức Tần Nga
    -Lí Bạch-
    Tiêu vừa ngắt
    Tần Nga mộng đứt trăng Tần các
    Trăng Tần các năm năm liễu sắc
    Bá Lăng buồn nhắc
    Lạc Du Nguyên tiết thu thanh thoát
    Hàm Dương lối cũ âm trần bặt
    Âm trần bặt
    Gió tây tàn chiếu
    Hán gia lăng thất

    Bản dịch: Nguyễn Chí Viễn
  7. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Trang web có một số bài từ có âm nhạc đi kèm:
    http://cls.hs.yzu.edu.tw/shenhg/tz.htm
    Còn nghe người Trung Quốc ngâm thơ thì vào đây:
    http://cls.hs.yzu.edu.tw/shenhg/home.htm
    Một số bài dịch các bài từ đã đăng ở topic này :
    Thoa đầu phượng
    -Lục Du -
    Tay hồng mềm yếu
    (Tặng) rượu hoàng đằng
    Đầy thành xuân sắc, liễu xanh bên tường
    Gió đông ác nghiệt
    Ân tình bạc bẽo
    Ôm mãi một mối sầu
    Bao năm xa cách cô đơn.
    Sai! Sai! Sai!
    Xuân như cũ
    Người gầy võ
    Ngấn lệ thấm hồng tấm lụa
    Hoa đào rụng
    Trên gác bến hồ vắng
    Lời thệ hải minh sơn tuy còn đó
    Mà bức gấm thư khó lòng gửi đến nhau.
    Chớ! Chớ! Chớ!

    Ức Tần Nga
    -Lí Bạch-
    Tiêu vừa ngắt
    Tần Nga mộng đứt trăng Tần các
    Trăng Tần các năm năm liễu sắc
    Bá Lăng buồn nhắc
    Lạc Du Nguyên tiết thu thanh thoát
    Hàm Dương lối cũ âm trần bặt
    Âm trần bặt
    Gió tây tàn chiếu
    Hán gia lăng thất

    Bản dịch: Nguyễn Chí Viễn
  8. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    hôm nay post mấy bài từ hay hay, theo các điệu mà mọi người đã nói. Hôm sau Home sẽ cảm nhận của cá nhân:
    Giang thành tử
    Vãn nhật Kim Lăng ngạn thảo bình
    Lạc hà nguyệt
    Thuỷ vô tình
    Lục đại phồn hoa
    Ám trục thệ ba thanh
    Không hữu Cô Tô đài thượng nguyệt
    Như Tây Tử kính
    Chiếu Giang thành
    Âu Dương Quýnh

    Dịch Thơ
    Bóng ngả Kim Lăng dậm cỏ xanh
    Ráng chiều xinh
    Nước vô tình
    Lục đại phồn hoa
    Theo lớp sóng trôi nhanh
    Trỏ có Cô Tô vừng nguyệt bạch
    Như gương Tây Tử
    Rọi Giang thành
    Bồ tát man
    Hoa minh nguyệt âm phi khinh vụ
    Kim tiêu hảo hướng lang biên khứ
    Sái miệt bộ hương giai
    Thủ đề kim lũ hài
    Họa đường nam bạn kiến
    Nhất hướng ôi nhân chiến
    Nô vị xuất lai nan
    Giáo lang tứ ý lân
    Lý Dục
    Dịch Thơ
    Trăng lu hoa thắm bay mù nhẹ
    Đêm nay đến với chàng duyên thế
    Tất xẻ dẫm thềm thơm
    Tay xách dép chỉ vàng
    Mé nhà nam gặp mặt
    Kháp chàng run bần bật
    Ra đây khó vô vàn
    Yêu em mấy tuỳ chàng
    Chú thích:
    Lý Dục (937 - 978), tự Trọng Quang, vua nước Nam Đường đời Ngũ Đại, thường được gọi là Lý hậu chủ. Ở ngôi 15 năm, bị triều Tống bắt làm tù binh, về sau bị đánh thuốc độc chết. Từ của Lý Dục giai đoạn sau ít nhiều nói lên được nỗi tủi nhục của người mất nước. Một số bài tuy chỉ đề cập đến sinh hoạt cá nhân song cũng phần nào nói lên được khát vọng yêu đương của thanh niên nam nữ. Bồ tát man vốn là tên của một đội vũ nữ, về sau được dùng để đặt tên một điệu từ.
    Bài từ thể hiện sinh động mâu thuẫn trong tâm tư thiếu nữ: bốn câu giữa nói lên sự sợ hãi khi thầm vụng đi gặp người yêu, hai câu đầu và hai câu cuối lại bộc lộ công khai và thẳng thắn ước vọng yêu đương của nàng. Bài từ này đãđược sử dụng trong phim Long tây du ký đã chiếu tại Việt Nam.
    Nguyễn Khắc Phi
  9. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    hôm nay post mấy bài từ hay hay, theo các điệu mà mọi người đã nói. Hôm sau Home sẽ cảm nhận của cá nhân:
    Giang thành tử
    Vãn nhật Kim Lăng ngạn thảo bình
    Lạc hà nguyệt
    Thuỷ vô tình
    Lục đại phồn hoa
    Ám trục thệ ba thanh
    Không hữu Cô Tô đài thượng nguyệt
    Như Tây Tử kính
    Chiếu Giang thành
    Âu Dương Quýnh

    Dịch Thơ
    Bóng ngả Kim Lăng dậm cỏ xanh
    Ráng chiều xinh
    Nước vô tình
    Lục đại phồn hoa
    Theo lớp sóng trôi nhanh
    Trỏ có Cô Tô vừng nguyệt bạch
    Như gương Tây Tử
    Rọi Giang thành
    Bồ tát man
    Hoa minh nguyệt âm phi khinh vụ
    Kim tiêu hảo hướng lang biên khứ
    Sái miệt bộ hương giai
    Thủ đề kim lũ hài
    Họa đường nam bạn kiến
    Nhất hướng ôi nhân chiến
    Nô vị xuất lai nan
    Giáo lang tứ ý lân
    Lý Dục
    Dịch Thơ
    Trăng lu hoa thắm bay mù nhẹ
    Đêm nay đến với chàng duyên thế
    Tất xẻ dẫm thềm thơm
    Tay xách dép chỉ vàng
    Mé nhà nam gặp mặt
    Kháp chàng run bần bật
    Ra đây khó vô vàn
    Yêu em mấy tuỳ chàng
    Chú thích:
    Lý Dục (937 - 978), tự Trọng Quang, vua nước Nam Đường đời Ngũ Đại, thường được gọi là Lý hậu chủ. Ở ngôi 15 năm, bị triều Tống bắt làm tù binh, về sau bị đánh thuốc độc chết. Từ của Lý Dục giai đoạn sau ít nhiều nói lên được nỗi tủi nhục của người mất nước. Một số bài tuy chỉ đề cập đến sinh hoạt cá nhân song cũng phần nào nói lên được khát vọng yêu đương của thanh niên nam nữ. Bồ tát man vốn là tên của một đội vũ nữ, về sau được dùng để đặt tên một điệu từ.
    Bài từ thể hiện sinh động mâu thuẫn trong tâm tư thiếu nữ: bốn câu giữa nói lên sự sợ hãi khi thầm vụng đi gặp người yêu, hai câu đầu và hai câu cuối lại bộc lộ công khai và thẳng thắn ước vọng yêu đương của nàng. Bài từ này đãđược sử dụng trong phim Long tây du ký đã chiếu tại Việt Nam.
    Nguyễn Khắc Phi
  10. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Một số bài của Lí hậu chủ
    Lãng đào sa
    Liêm ngoại vũ sàn sàn
    Xuân ý lan san
    La thường bất nại ngũ canh hàn
    Mộng lý bất tri thân thị khách
    Nhất hướng tham hoan
    Độc tự mạc bằng lan
    Vô hạn giang san
    Biệt thời dung dị kiến thời nan
    Lưu thuỷ lạc hoa xuân khứ giả
    Thiên thượng nhân gian
    Lý Hậu Chủ

    Dịch Thơ
    Ngoài cửa gió mưa ràn
    Xuân ý điêu tàn
    Năm canh lạnh ngắt thấu chăn đơn
    Giấc mộng bỗng quên mình tác khách
    Một phút truy hoan
    Đừng có tựa lan can
    Man mác giang san
    Khó khăn hội ngộ dễ lìa tan
    Nước chảy hoa trôi xuân bặt nẻo
    Thượng giới nhân gian
    Đảo luyện tử
    Đường thuỷ sơ trừng tự ngọc dung
    Sở tư hoàn tại biệt ly trung
    Thuỳ tri cửu nguyệt sơ tam dạ
    Lộ tự trân châu nguyệt tự cung
    Thâm viện tĩnh
    Tiểu đình không
    Đoạn tục hàn châm đoạn tục phong
    (thiếu 1 câu)
    Sổ thanh hoà nguyệt đáo liêm lung
    Lý Hậu Chủ
    Dịch Thơ
    Hồ nước vừa in tựa ngọc dung
    Vẫn trong ly biệt, kẻ ta mong
    Mồng ba tháng chín đêm hôm đó
    Móc tựa trân châu, nguyệt tựa cung
    Thâm viện tĩnh
    Tiểu đình không
    Chày chập chùng khua, gió chập chùng
    Khốn nỗi đêm trường không chợp mắt
    Nguyệt đưa từng tiếng lọt liêm lung
    Tương kiến hoan I
    Lâm hoa tạ liễu xuân hồng
    Thái thông thông
    Vô nại triêu lai hàn vũ, vãn lai phong
    Yên chi lệ
    Tương lưu tuý
    Kỷ thời trùng
    Tự thị nhân sinh trường hận thuỷ trường đông
    Lý Hậu Chủ
    Dịch Thơ
    Rừng xuân tàn tạ thưa hồng
    Rối lung bung
    Không cản ban mai mưa lạnh gió chiều dông
    Đỏ ngầu lệ
    Say tuý luý
    Lại tuôn ròng
    Từ đây kiếp người trường hận nước xuôi đông
    Tương kiến hoan II

    Vô ngôn độc thướng tây lâu
    Nguyệt như câu
    Tịch mịch ngô đồng thâm viện toả thanh thâu
    Tiễn bất đoạn
    Lý hoàn loạn
    Thị ly sầu
    Biệt thị nhất ban tư vị tại tâm đầu
    Lý Hậu Chủ
    Dịch Thơ
    Trơ mình lặng bước tây lâu
    Trăng vòng câu
    Tịch mịch ngô đồng viện thẳm khoá thanh thâu
    Cắt chẳng nổi
    Gỡ càng rối
    Mối ly sầu
    Cảm thấy một riêng mùi vị vởn tâm đầu

Chia sẻ trang này