1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ồđ<ố?? - Tỏằ'ng Tỏằô

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi terrorist1812, 25/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Kính gửi vinhattieu
    Theo vinhattieu , thì đặc trưng của Từ là các câu dài, câu ngắn xen kẽ. Nhưng Home đọc rất nhiều bài, ghi là Từ hẳn hoi. Nhưng chẳng khác bài Đường thi, kiểu Thất ngôn và ngũ ngôn.
    Ví dụ :
    Lãng đào sa
    Cửu khúc Hoàng Hà vạn lý sa
    Lãng đào phong bá tự thiên nha
    Như kim dục thượng vân hà khứ
    Đồng đáo Khiên Ngưu Chức Nữ gia
    Lưu Vũ Tích
    Hay
    Mộc lan hoa
    Ất Mão Ngô Hưng Hàn thực
    Long đầu trách mãnh Ngô nhi cạnh
    Duẩn trụ thu thiên du nữ tịnh
    Phương chân thập thúy mộng vong qui
    Tú dã đạp thanh lai bất định
    Hành vân khứ hậu dao sơn mính
    Dĩ phóng sinh ca trì viện tĩnh
    Trung đình nguyệt sắc chính thanh minh
    Vô số đương hoa quá vô ảnh
    Trương Tiên
    Dịch Thơ
    Thuyền rồng trai trẻ thi bơi trải
    Trên đu nhún nhảy đôi cô gái
    Cỏ xanh vui hái chiều quên về
    Cảnh đẹp người chơi dồn dập tới
    Mây bay bay hết non xa tối
    Ca hát im lìm nhà lắng lại
    Trăng sâu soi sáng tiết thanh minh
    Không bóng, hoa dương bay khắp lối.
    Bản dịch: Nguyễn Xuân Tảo
    Được home_nguoikechuyen sửa chữa / chuyển vào 10:26 ngày 08/06/2004
  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    hay là bài :
    Hoán khê sa
    Chuyển chúc phi bồng nhất mộng quy
    Dục tầm trần tích trướng nhân phi
    Thiên giáo tâm nguyện dữ thân vi
    Đãi nguyệt trì đường không thệ thuỷ
    Âm hoa lâu các mạn tà huy
    Đăng lâm bất tích lệ triêm y
    Lý Hậu Chủ
    Dịch Thơ
    Đuốc chuyển bồng xoay giấc mộng mau
    Muốn tìm dấu cũ thấy người đâu
    Trời ghen tâm nguyện chẳng chiều nhau
    Hồ đợi nguyệt trơ dòng nước chảy
    Lầu thưởng hoa ấy bóng dương chiều
    Đăng lâm thấm áo lệ tuôn trào
    Nhưng các bài này đều có thể hát theo điệu Lãng đào sà,Hoán khê sa. và mấy sách đều xếp nó là Từ.
    Như vậy phải chăng phân biệt từ chủ yếu là nó có thể hát theo các điệu cổ????
  3. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    hay là bài :
    Hoán khê sa
    Chuyển chúc phi bồng nhất mộng quy
    Dục tầm trần tích trướng nhân phi
    Thiên giáo tâm nguyện dữ thân vi
    Đãi nguyệt trì đường không thệ thuỷ
    Âm hoa lâu các mạn tà huy
    Đăng lâm bất tích lệ triêm y
    Lý Hậu Chủ
    Dịch Thơ
    Đuốc chuyển bồng xoay giấc mộng mau
    Muốn tìm dấu cũ thấy người đâu
    Trời ghen tâm nguyện chẳng chiều nhau
    Hồ đợi nguyệt trơ dòng nước chảy
    Lầu thưởng hoa ấy bóng dương chiều
    Đăng lâm thấm áo lệ tuôn trào
    Nhưng các bài này đều có thể hát theo điệu Lãng đào sà,Hoán khê sa. và mấy sách đều xếp nó là Từ.
    Như vậy phải chăng phân biệt từ chủ yếu là nó có thể hát theo các điệu cổ????
  4. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    bài này cũng hay:
    Ngọc lâu xuân
    Tống Tử Kinh (998 - 1065)
    Đông thành tiệm giác phong quang hảo
    Hộc sô ba văn nghênh khách trạo
    Lục dương yên ngoại hiểu hàn khinh
    Hồng hạnh chi đầu xuân ý náo
    Phù sinh trường hận hoan ngu thiểu
    Khẳng ái thiên kim khinh nhất tiếu
    Vị quân trì tửu khuyến tà dương
    Thả hướng hoa gian lưu vãn chiếu
    Dịch nghĩa:

    Dần cảm thấy phong cảnh phía đông thành thật là đẹp
    Sóng nước lăn tăn đón mái chèo của khách
    Sáng sớm còn hơi lành lạnh ngoài làn dương liễu rủ mành như khói phủ
    Y! xuân náo động đầu cành hoa hồng hạnh
    Kiếp phù sinh cứ giận mãi ít lúc được đùa vui hoan hỷ
    Lẽ nào lại tiếc nghìn vàng xem nhẹ một tiếng cười (mà không dám mua?)
    Xin anh dâng rượu khuyên ánh tà dương
    Hãy lưu lại những tia nắng cuối cùng cho vùng hoa thắm.
    Giai thoại:
    Lang trung Trương Tiên (990 - 1078) rất thích bài từ theo điệu Ngọc lâu xuân phía trên của thượng thư Tống Tử Kinh. Trương Tiên khen:
    - Câu thơ "Hồng hạnh chi đầu xuân ý náo" của thượng thư thật là thiên cổ tuyệt xướng ! Chỉ có một chữ "náo" đã lột tả được hết thần thái của cảnh tượng hoa hồng hạnh giành lạ giật đẹp, trăm hoa đua tươi, chim chóc ríu rít. Không rõ lúc bấy giờ ngài đã nghĩ ra được câu thơ đó như thế nào?
    Hớp một ngụm rượu, thượng thư trả lời thích thú:
    - Người sống ở đời, gian khổ lập nghiệp, thời gian vui sướng chẳng được mấy lúc. Ngày hôm ấy, gặp dịp cùng bạn bè du ngoạn, chúng tôi vừa chèo thuyền vừa giỡn sóng đi đến phía đông thành Khai Phong, có hoa hồng hạnh đầy cành, có liễu dương rủ mành như khói phủ. Chúng tôi thả cửa nói cười huyên náo, uống rượu ngâm thơ giữa cảnh hoa thơm chim hót, ong bay **** lượn. Và thế tôi đã viết nên bài từ này.
    Bình luận:

    Nhiều bạn đọc Việt Nam đã rất thích hai câu thơ tả cảnh xuân đầy sức sống của nhà thơ Diệp Thích (1150 - 1223) đời Tống:
    Xuân sắc mãn viên quan bất trú
    Nhất chi hồng hạnh xuất tường lai
    (Xuân sắc đầy vườn giam chẳng nổi
    Một nhành hồng hạnh vượt qua tường)
    Song ở Trung Quốc, khi nói đến việc dùng hoa hồng hạnh để tả cảnh xuân thì câu Hồng hạnh chi đầu xuân ý náo của Tống Tử Kinh đã được xếp đầu bảng. Người ta đề cao đến mức đã gán câu thơ ấy với chức vụ Nhà nước của nhà thơ (Thượng thư Hồng hạnh chi đầu xuân ý náo chỉ Tống Tử Kinh) - về sau gọi tắt là Thượng thư Hồng hạnh)
    Nửa phần sau bài từ ít nhiều có phảng phất tình điệu bi quan, hưởng lạc, song hầu hết các nhà nghiên cứu đều nhất trí cho rằng âm hưởng chủ đạo của tác phẩm vẫn là lạc quan, lành mạnh, thấm đượm một tinh thần yêu đời, yêu thiên nhiên và cuộc sống tha thiết.
    sưu tầm
  5. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    bài này cũng hay:
    Ngọc lâu xuân
    Tống Tử Kinh (998 - 1065)
    Đông thành tiệm giác phong quang hảo
    Hộc sô ba văn nghênh khách trạo
    Lục dương yên ngoại hiểu hàn khinh
    Hồng hạnh chi đầu xuân ý náo
    Phù sinh trường hận hoan ngu thiểu
    Khẳng ái thiên kim khinh nhất tiếu
    Vị quân trì tửu khuyến tà dương
    Thả hướng hoa gian lưu vãn chiếu
    Dịch nghĩa:

    Dần cảm thấy phong cảnh phía đông thành thật là đẹp
    Sóng nước lăn tăn đón mái chèo của khách
    Sáng sớm còn hơi lành lạnh ngoài làn dương liễu rủ mành như khói phủ
    Y! xuân náo động đầu cành hoa hồng hạnh
    Kiếp phù sinh cứ giận mãi ít lúc được đùa vui hoan hỷ
    Lẽ nào lại tiếc nghìn vàng xem nhẹ một tiếng cười (mà không dám mua?)
    Xin anh dâng rượu khuyên ánh tà dương
    Hãy lưu lại những tia nắng cuối cùng cho vùng hoa thắm.
    Giai thoại:
    Lang trung Trương Tiên (990 - 1078) rất thích bài từ theo điệu Ngọc lâu xuân phía trên của thượng thư Tống Tử Kinh. Trương Tiên khen:
    - Câu thơ "Hồng hạnh chi đầu xuân ý náo" của thượng thư thật là thiên cổ tuyệt xướng ! Chỉ có một chữ "náo" đã lột tả được hết thần thái của cảnh tượng hoa hồng hạnh giành lạ giật đẹp, trăm hoa đua tươi, chim chóc ríu rít. Không rõ lúc bấy giờ ngài đã nghĩ ra được câu thơ đó như thế nào?
    Hớp một ngụm rượu, thượng thư trả lời thích thú:
    - Người sống ở đời, gian khổ lập nghiệp, thời gian vui sướng chẳng được mấy lúc. Ngày hôm ấy, gặp dịp cùng bạn bè du ngoạn, chúng tôi vừa chèo thuyền vừa giỡn sóng đi đến phía đông thành Khai Phong, có hoa hồng hạnh đầy cành, có liễu dương rủ mành như khói phủ. Chúng tôi thả cửa nói cười huyên náo, uống rượu ngâm thơ giữa cảnh hoa thơm chim hót, ong bay **** lượn. Và thế tôi đã viết nên bài từ này.
    Bình luận:

    Nhiều bạn đọc Việt Nam đã rất thích hai câu thơ tả cảnh xuân đầy sức sống của nhà thơ Diệp Thích (1150 - 1223) đời Tống:
    Xuân sắc mãn viên quan bất trú
    Nhất chi hồng hạnh xuất tường lai
    (Xuân sắc đầy vườn giam chẳng nổi
    Một nhành hồng hạnh vượt qua tường)
    Song ở Trung Quốc, khi nói đến việc dùng hoa hồng hạnh để tả cảnh xuân thì câu Hồng hạnh chi đầu xuân ý náo của Tống Tử Kinh đã được xếp đầu bảng. Người ta đề cao đến mức đã gán câu thơ ấy với chức vụ Nhà nước của nhà thơ (Thượng thư Hồng hạnh chi đầu xuân ý náo chỉ Tống Tử Kinh) - về sau gọi tắt là Thượng thư Hồng hạnh)
    Nửa phần sau bài từ ít nhiều có phảng phất tình điệu bi quan, hưởng lạc, song hầu hết các nhà nghiên cứu đều nhất trí cho rằng âm hưởng chủ đạo của tác phẩm vẫn là lạc quan, lành mạnh, thấm đượm một tinh thần yêu đời, yêu thiên nhiên và cuộc sống tha thiết.
    sưu tầm
  6. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Người ta nói kể cũng đúng, một cánh bèo trôi về biển lớn, đến đâu mà chẳng gặp người thân. Vừa mới mấy hôm trước ở Mai hoa trang tủm tỉm cười nghe Bát Giới với Đông A nói chuyện thơ từ, hôm nay lại gặp lại anh ở đây. Cái nghiên cứu của Đông A nó hơi sâu quá, và ngả về nhạc lý hơn là văn chương, nhưng với những người có kiến thức âm nhạc thì đọc rất hứng thú.
    Home hỏi NT và mụ Khủng bố có bao nhiêu bài từ hỉ... mụ ấy thì không rõ lắm, nhưng chắc cũng ngang ngửa NT. Hiện NT có trong tay ước khoảng trên dưới 5000 bài từ, gồm có Tống từ toàn tập, Đường Tống danh gia từ tuyển, Đường Tống danh từ thưởng tích, Tống từ giai cú hân thưởng, ngoài ra có một số từ tập riêng của các tác giả thời kỳ khác như Trương Dưỡng Hạo đời Nguyên, Nạp Lan Tính Đức thời Thanh v.v...
    Home hỏi vì sao những điệu từ ấy có cấu trúc giống thơ? Rất đơn giản, vì nó là dạng "chuyển tiếp" từ thơ sang từ. Những điệu từ này đều xuất hiện vào thời Đường, tức là trước khi từ đạt tới đỉnh cao hoàn thiện vào thời Tống. Chính vì thế nên nó còn mang hình thức tương tự như một bài thơ thất ngôn. Đơn cử vài ví dụ sau:
    Điệu Lãng đào sa khởi nguồn với Bạch Cư Dị và Lưu Vũ Tích, hoàn thiện ở Nam đường Hậu chủ Lý Dực (trong Bạch hương từ phổ của Thư Mộng Lan chép bài Lãng đào sa của Lý Dực làm mẫu mực).
    Điệu Mộc lan hoa do Trương Bác, thứ sử Hồ Châu đời Đường trước tác, cũng ở dạng thất ngôn. Sau này Âu Dương Quýnh đời Nam Đường có viết một câu là "Đồng tại mộc lan hoa hạ túy", từ đó từ điệu mới có tên Mộc lan hoa. Sang thời Tống hoàn thiện từ điệu này bằng cách biến đổi câu dài ngắn so le nhau, nên đặt ra điệu mới gọi là Giảm tự Mộc lan hoa, hay Giảm lan.
    Điệu Hoán khê sa (hoặc Cán khê sa) có hai version khác nhau, bản sáu câu thất ngôn là version cũ, NT không dám chắc thời điểm xuất hiện, nhưng muộn nhất cũng phải là thời của Vi Trang - Vãn Đường (trong Lục tự Hoa gian tập có chép hai bài Cán khê sa của ông). Trước Lý Dực, Nam Đường trung chủ Lý Cảnh đã cải tiến từ điệu Cán khê sa thành tám câu, trong đó câu thứ 4 và thứ 8 chỉ có ba chữ, còn có tên gọi khác là Than phá cán khê sa.
    To Home: Trường đoản cú là đặc trưng cơ bản nhất, tuyệt đối không thể tranh cãi của từ, được thừa nhận từ trước tới nay. Những ví dụ mà bạn thắc mắc đều là thiểu số và không mang tính tiêu biểu đại diện cho Từ. Trong Bạch Hương từ phổ chép 100 điệu từ phổ biến nhất, có chưa tới 5 điệu từ thuần thất ngôn, còn lại đều là trường đoản cú. Có lẽ vì bạn chưa có một cái nhìn tổng thể về loại hình văn học này, nên hơi ngạc nhiên trước một số quan điểm và định nghĩa mà NT đưa ra
  7. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Người ta nói kể cũng đúng, một cánh bèo trôi về biển lớn, đến đâu mà chẳng gặp người thân. Vừa mới mấy hôm trước ở Mai hoa trang tủm tỉm cười nghe Bát Giới với Đông A nói chuyện thơ từ, hôm nay lại gặp lại anh ở đây. Cái nghiên cứu của Đông A nó hơi sâu quá, và ngả về nhạc lý hơn là văn chương, nhưng với những người có kiến thức âm nhạc thì đọc rất hứng thú.
    Home hỏi NT và mụ Khủng bố có bao nhiêu bài từ hỉ... mụ ấy thì không rõ lắm, nhưng chắc cũng ngang ngửa NT. Hiện NT có trong tay ước khoảng trên dưới 5000 bài từ, gồm có Tống từ toàn tập, Đường Tống danh gia từ tuyển, Đường Tống danh từ thưởng tích, Tống từ giai cú hân thưởng, ngoài ra có một số từ tập riêng của các tác giả thời kỳ khác như Trương Dưỡng Hạo đời Nguyên, Nạp Lan Tính Đức thời Thanh v.v...
    Home hỏi vì sao những điệu từ ấy có cấu trúc giống thơ? Rất đơn giản, vì nó là dạng "chuyển tiếp" từ thơ sang từ. Những điệu từ này đều xuất hiện vào thời Đường, tức là trước khi từ đạt tới đỉnh cao hoàn thiện vào thời Tống. Chính vì thế nên nó còn mang hình thức tương tự như một bài thơ thất ngôn. Đơn cử vài ví dụ sau:
    Điệu Lãng đào sa khởi nguồn với Bạch Cư Dị và Lưu Vũ Tích, hoàn thiện ở Nam đường Hậu chủ Lý Dực (trong Bạch hương từ phổ của Thư Mộng Lan chép bài Lãng đào sa của Lý Dực làm mẫu mực).
    Điệu Mộc lan hoa do Trương Bác, thứ sử Hồ Châu đời Đường trước tác, cũng ở dạng thất ngôn. Sau này Âu Dương Quýnh đời Nam Đường có viết một câu là "Đồng tại mộc lan hoa hạ túy", từ đó từ điệu mới có tên Mộc lan hoa. Sang thời Tống hoàn thiện từ điệu này bằng cách biến đổi câu dài ngắn so le nhau, nên đặt ra điệu mới gọi là Giảm tự Mộc lan hoa, hay Giảm lan.
    Điệu Hoán khê sa (hoặc Cán khê sa) có hai version khác nhau, bản sáu câu thất ngôn là version cũ, NT không dám chắc thời điểm xuất hiện, nhưng muộn nhất cũng phải là thời của Vi Trang - Vãn Đường (trong Lục tự Hoa gian tập có chép hai bài Cán khê sa của ông). Trước Lý Dực, Nam Đường trung chủ Lý Cảnh đã cải tiến từ điệu Cán khê sa thành tám câu, trong đó câu thứ 4 và thứ 8 chỉ có ba chữ, còn có tên gọi khác là Than phá cán khê sa.
    To Home: Trường đoản cú là đặc trưng cơ bản nhất, tuyệt đối không thể tranh cãi của từ, được thừa nhận từ trước tới nay. Những ví dụ mà bạn thắc mắc đều là thiểu số và không mang tính tiêu biểu đại diện cho Từ. Trong Bạch Hương từ phổ chép 100 điệu từ phổ biến nhất, có chưa tới 5 điệu từ thuần thất ngôn, còn lại đều là trường đoản cú. Có lẽ vì bạn chưa có một cái nhìn tổng thể về loại hình văn học này, nên hơi ngạc nhiên trước một số quan điểm và định nghĩa mà NT đưa ra
  8. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Quên mất, về bài Ngọc lâu xuân, tác giả của nó thật ra tên là Tống Kỳ, Công bộ Thượng thư đời Tống, soạn Tân Đường thư chung với Âu Dương Tu, Tử Kinh chỉ là tên tự của ông mà thôi.
    Hai câu Xuân sắc mãn viên Home trích, xuất xứ từ bài tứ tuyệt Du tiểu viên bất ngộ của Diệp Thích (tức Diệp Thiệu Ông), về sau tứ này được dùng để trỏ người con gái không an phận khuê môn "Bất tri hồng hạnh xuất tường, vị phó hương tâm phấn điệp" &gt;&gt;&gt; câu này chắc Vinhaihong thích lắm, bản Hán của Tổng vịnh Truyện Kiều đó em!
  9. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Quên mất, về bài Ngọc lâu xuân, tác giả của nó thật ra tên là Tống Kỳ, Công bộ Thượng thư đời Tống, soạn Tân Đường thư chung với Âu Dương Tu, Tử Kinh chỉ là tên tự của ông mà thôi.
    Hai câu Xuân sắc mãn viên Home trích, xuất xứ từ bài tứ tuyệt Du tiểu viên bất ngộ của Diệp Thích (tức Diệp Thiệu Ông), về sau tứ này được dùng để trỏ người con gái không an phận khuê môn "Bất tri hồng hạnh xuất tường, vị phó hương tâm phấn điệp" &gt;&gt;&gt; câu này chắc Vinhaihong thích lắm, bản Hán của Tổng vịnh Truyện Kiều đó em!
  10. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Kinh thật. trên tay ước tính 5000 bài từ. Trời ơi. !!Lấy đâu ra mà lắm thế.Mấy hôm nay , home cũng đi mượn sách về Từ để đọc. Và tra trên mạng. Uớc tính cũng chỉ có khoảng hơn 100 bài từ. và đâu cũng chỉ có khoảng 500 bài Đường thi. Nhưng mà nhác đọc lắm. Thỉnh thoảng cao hứng mới lấy ra đọc mấy bài thôi.Tưởng thế cũng đã nhiều rùi. Vì truớc nay đọc văn thơ nói chung và văn thơ TQ nói riêng có bao giờ thấy nói đến Từ đâu. à! mà có, hồi trước đọc mấy cuốn về thơ Đường thấy cũng có nói đến mà không quan tâm lắm. Sau này vào topic này, được vinhattieu chỉ giáo, mới bắt đầu có cái nhìn rõ hơn về Từ.Cảm ơn vinhattieu nhiều lắm.
    hiccccc, cứ để vinhattieu nhọc lòng thế này thì ngại lắm. Một người mới tiếp xúc tìm hiểu về Từ, một người lại quá sành sỏi và uyên thâm về từ. Nó chênh lệch nhau nhiều quá. Thôi, để Home đọc thêm nhiều nữa rùi lại tiếp tục xin được vinhattieu chỉ giáo vậy.
    Còn thấy vinhattieu hay nói đến bản Tổng Vịnh Truyện Kiều . Không biết là nói đến bản của Diệp Thiệu Ông hay là của Trúc Vân Chu Mạnh Trinh đây À, mà. Vinhatieu vùa nói đến bản của Diệp Thiệu Ông còn gì. Quên. Chắc bản của Chu Mạnh trinh , vinhattieu cũng có nhỉ..Mà hình như từ trước đến Home chỉ thấy có 2 bản đó phải không?cách đây mấy tháng , ra hàng sách cũ. Có mua được một cuốn, cuốn sách này khá cổ rùi. In từ năm 50, Nói về mấy tác giả cũ. Đọc thấy bản tổng Vịnh Truyện kiều của Diệp Thiệu Ông, nhưng là bản chữ Hán Việt, nhưng không đầy đủ, đâu nó chỉ trích được mấy chục câu. và bản của chu Mạnh trinh, cũng là hán Việt. Nhưng cũng có 20, 30 câu.Nhưng đọc thấy bản của Diệp Thiệu Ông hay hơn?Không biết vinhattieu có đầy đủ không/ mà thấy vinnhattieu nhắc mấy lần bản Tổng Vịnh truyện Kiều tặng vihaihong mà nhác post thế.

Chia sẻ trang này