1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ồđ<ố?? - Tỏằ'ng Tỏằô

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi terrorist1812, 25/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Hì hì Lương Khải Siêu nói tiểu lệnh từ của Nạp Lan Dung Nhược chịu ảnh hưởng của Hậu chủ Trần Thúc Bảo, đọc cái bài ni đúng là thấy cảm giác đó...
  2. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Họa đường xuân chứ nhỉ?
  3. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Họa đường xuân chứ nhỉ?
  4. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    thật xin lỗi ,em nhìn nhầm ,hì hì .
  5. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    thật xin lỗi ,em nhìn nhầm ,hì hì .
  6. changfeng

    changfeng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2004
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    Cái anh từ này các cụ nhà ta xưa chả lạ gì nhưng trong kho sách cổ hiện còn thì số lượng từ không đáng là bao, thậm chí thơ cổ phong cũng không phải là nhiều. Sách Hán Nôm hiện còn loại có tính "Bộ đề" chiếm ưu thế hơn cả. Dù vậy cụ Ngô Chân Lưu từ tám hoánh rồi đã làm bài từ theo điệu Vương lang quy , về sau có cả từ bằng chữ nôm rồi chữ quốc ngữ. Nếu nói một tác giả nào đó ở VN ta có đóng góp cho văn học những tác phẩm từ nổi tiếng thì hình như không. Ông Nguyễn Húc có một số bài, ông Miên Thẩm có một tập, nằm trong Thương Sơn thi tập nhưng cũng chỉ đôi chục bài không thực đặc biệt. Gần đây có dịch và xuất bản cuốn từ này rồi. Ngoài ra có cuốn giới thiệu một số bài từ thời Tống nhưng số lượng vừa phải. Muốn đọc từ cũng phải qua sách Tầu thôi.
    Sao các cụ nhà ta có vẻ hờ hững với từ thế nhỉ? Theo thiển ý của mỗ có 2 lý do:
    1. Các cụ nhà ta xưa học chủ yếu để đi thi. Mà từ thì không phải dạng bài phải thi.
    2. anh từ là thứ gắn với ca hát và âm nhạc. sang ta không có bọn bạn đi cùng nên phải cô đơn.
    Tuy ta không phong phú và chuộng từ nhưng về sau có một bộ phận quan trọng mà cách luật và đời sống của nó không khác từ là bao mà lại rất Việt, đấy là ca trù.. Ca trù gắn với ca nhạc, cách luật cũng có thể sâu dài ngắn đan cài. có thể viết dài, có thể viết ngắn. Đây là bộ phận có sự cởi mở thực sự và giá trị đặc biệt trong lịch sử văn học nước ta. Mỗ coi đây là thể từ của Việt vậy, đặc biệt là phần hát nói.
  7. changfeng

    changfeng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2004
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    Cái anh từ này các cụ nhà ta xưa chả lạ gì nhưng trong kho sách cổ hiện còn thì số lượng từ không đáng là bao, thậm chí thơ cổ phong cũng không phải là nhiều. Sách Hán Nôm hiện còn loại có tính "Bộ đề" chiếm ưu thế hơn cả. Dù vậy cụ Ngô Chân Lưu từ tám hoánh rồi đã làm bài từ theo điệu Vương lang quy , về sau có cả từ bằng chữ nôm rồi chữ quốc ngữ. Nếu nói một tác giả nào đó ở VN ta có đóng góp cho văn học những tác phẩm từ nổi tiếng thì hình như không. Ông Nguyễn Húc có một số bài, ông Miên Thẩm có một tập, nằm trong Thương Sơn thi tập nhưng cũng chỉ đôi chục bài không thực đặc biệt. Gần đây có dịch và xuất bản cuốn từ này rồi. Ngoài ra có cuốn giới thiệu một số bài từ thời Tống nhưng số lượng vừa phải. Muốn đọc từ cũng phải qua sách Tầu thôi.
    Sao các cụ nhà ta có vẻ hờ hững với từ thế nhỉ? Theo thiển ý của mỗ có 2 lý do:
    1. Các cụ nhà ta xưa học chủ yếu để đi thi. Mà từ thì không phải dạng bài phải thi.
    2. anh từ là thứ gắn với ca hát và âm nhạc. sang ta không có bọn bạn đi cùng nên phải cô đơn.
    Tuy ta không phong phú và chuộng từ nhưng về sau có một bộ phận quan trọng mà cách luật và đời sống của nó không khác từ là bao mà lại rất Việt, đấy là ca trù.. Ca trù gắn với ca nhạc, cách luật cũng có thể sâu dài ngắn đan cài. có thể viết dài, có thể viết ngắn. Đây là bộ phận có sự cởi mở thực sự và giá trị đặc biệt trong lịch sử văn học nước ta. Mỗ coi đây là thể từ của Việt vậy, đặc biệt là phần hát nói.
  8. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Chắc changfeng đang nhắc đến bài Tường quang phong hảo cẩm phàm trương của đại sư Ngô Chân Lưu viết tiễn Lý Giác. Bài đó là bài từ xưa nhất mà Việt Nam còn lưu lại được. Nhưng thú thực ngoài bài đó ra tôi chẳng biết thêm được bao lăm về từ Việt Nam. Nghe nói Phạm Thái có làm một vài bài, Tống biệt của Tản Đà cũng là mô phỏng từ điệu, hết.
    Một lý do khiến thơ Đường thâm nhập sâu còn Tống từ thì không, theo tôi nghĩ, đó là vì dưới thời Thịnh Đường, VN còn là đô hộ phủ của phương Bắc, chứ khi Tống từ cực thịnh thì chúng ta đã có những triều đại độc lập đầu tiên, cái du nhập văn hoá cũng theo đó mà hạn chế đi. Tương tự như Tống từ, Nguyên khúc hay Minh Thanh tiểu thuyết cũng có xâm nhập được vào VN mạnh mẽ lắm đâu.
    Một lý do khác đúng như bạn nói, đó là yếu tố nhạc. Chúng ta cái gì học của Tàu thì có thể, nhưng nhạc, nhạc lý và nhạc cụ của Việt Nam lại có những đường lối riêng biệt lập với Trung Hoa, nên từ sang ta khó có đất sống và phát triển.
    Khi tôi đọc cái câu thơ cũ trong Viên Mai "Nam cung ca quản Bắc cung sầu", không hiểu sao cứ nghĩ đùa bỡn rằng chắc có cái đàn bầu của Nam phương nên Bắc cung mới biết thế nào là sầu muộn...
    Vinhaihong, em có hứng thú với từ thì cho anh email, anh gửi cho một cuốn chuyên về từ của Thư Mộng Lan, đọc khá hay, chi tiết và quy củ lắm.
  9. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Chắc changfeng đang nhắc đến bài Tường quang phong hảo cẩm phàm trương của đại sư Ngô Chân Lưu viết tiễn Lý Giác. Bài đó là bài từ xưa nhất mà Việt Nam còn lưu lại được. Nhưng thú thực ngoài bài đó ra tôi chẳng biết thêm được bao lăm về từ Việt Nam. Nghe nói Phạm Thái có làm một vài bài, Tống biệt của Tản Đà cũng là mô phỏng từ điệu, hết.
    Một lý do khiến thơ Đường thâm nhập sâu còn Tống từ thì không, theo tôi nghĩ, đó là vì dưới thời Thịnh Đường, VN còn là đô hộ phủ của phương Bắc, chứ khi Tống từ cực thịnh thì chúng ta đã có những triều đại độc lập đầu tiên, cái du nhập văn hoá cũng theo đó mà hạn chế đi. Tương tự như Tống từ, Nguyên khúc hay Minh Thanh tiểu thuyết cũng có xâm nhập được vào VN mạnh mẽ lắm đâu.
    Một lý do khác đúng như bạn nói, đó là yếu tố nhạc. Chúng ta cái gì học của Tàu thì có thể, nhưng nhạc, nhạc lý và nhạc cụ của Việt Nam lại có những đường lối riêng biệt lập với Trung Hoa, nên từ sang ta khó có đất sống và phát triển.
    Khi tôi đọc cái câu thơ cũ trong Viên Mai "Nam cung ca quản Bắc cung sầu", không hiểu sao cứ nghĩ đùa bỡn rằng chắc có cái đàn bầu của Nam phương nên Bắc cung mới biết thế nào là sầu muộn...
    Vinhaihong, em có hứng thú với từ thì cho anh email, anh gửi cho một cuốn chuyên về từ của Thư Mộng Lan, đọc khá hay, chi tiết và quy củ lắm.
  10. changfeng

    changfeng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2004
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    Lý của ta tương đương với Tống rồi nhưng học thuật nhà Nho thì các cụ thông lắm. Nào Nhị Trình, Trương Tái, Chu Hy... đại để những Đông minh, Tây minh, thậm chí Chu Tử chú giải Tứ thư thế nào có cụ thuộc làu luôn. Mỗ cho cái anh từ là không có đời sống bên ta đấy thôi. chứ không phải độc lập rồi uýnh nhau với Tống thì không chuộng các anh từ thịnh hành ấy đâu.
    Các cụ nhà ta cái gì dùng được mới lấy chứ các cụ không phải cốt chuộng tri thức. Nói đến Nho mà các cụ nhà có mấy aibiết Vương Dương Minh là ai đâu. Khảo chứng học thời Thanh ầm ầm bên ta chỉ cccó cụ Lê Quý Đôn với mấy người khác quan tâm chứ mấy cụ đồ làng thì có biết gì đâu......
    Còn cái anh tiểu thuyết Minh -Thanh thì các cụ nhà ta bị ảnh hưởng rất nặng chứ hoàn toàn không nhẹ chút nào đâu..
    Lúc nào rảnh ta bàn về anh này tí chơi cho vui nhẩy
    .

Chia sẻ trang này