1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ồđ<ố?? - Tỏằ'ng Tỏằô

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi terrorist1812, 25/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Ôi, Rose huynh cấp cho cái site gì mà chẳng vào được, đến bom bi cũng chẳng nhìn thấy nói gì đến bom nguyên tử.
    Còn Home huynh thì toàn thấy hươu vượn, chỉ trích gì ai ?!! Phần dịch bài Lệ đâu rồi, thấy huynh hứa cả bên Lam Sơn nữa đấy.
    Được MeoNhoDen sửa chữa / chuyển vào 09:12 ngày 17/08/2006
  2. changfeng

    changfeng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2004
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    Cái này là trích theo Từ điển văn học, mục từ của cụ Nguyễn Khắc Phi đây mà.
    ---------------------------------
    Anh từ manh nha thời Đường. Gốc gác của nó liên quan đến âm nhạc từ mạn Tây vực truyền vào Tầu, kết hợp với nhạc Tầu, thành thứ nhạc ba chỉ, gọi là Yến nhạc, một thứ nhạc thường dùng trong các vụ chè chén. Dân chúng nhân nhạc này viết lời vào, thành từ. Từ là cách gọi ngắn gọn của Khúc tử từ, nghĩa là lời bài hát. Ban đầu làm từ dựa vào bản nhạc có sẵn để điền lời, tức là trước có nhạc, sau điền lời vào (tiên thanh hậu từ hay Ỷ thanh điền từ). Dân gian làm từ trước, sau mới thu hút sự chú ý của văn nhân. Đến thời Trung Đường thì văn nhân làm từ thành hiện tượng phổ biến rồi.
    Từ thời Đường có hai luồng, Dân gian và từ của văn nhân.
    Đầu thế kỉ 20, nhân khui ra kho sách ở Đôn Hoàng người ta đã tìm thấy khoảng vài trăm bài từ dân gian rồi, trong số ấy có một tập từ đầu tiên trong từ sử, ấy là anh Vân dao tập. Thành phần sáng tác của từ Đôn Hoàng có đủ các loại người, nào anh học trò bất đắc chí, nào vợ nhớ chồng xa, nào ca quyết của y sinh, lời ca của môn đồ nhà Phật. Nói chung là nhều.
    Từ của văn nhân theo Toàn Đường Ngũ đại từ cũng có đến mấy trăm bài, nhưng nói chung văn nhân làm từ một cách ngẫu hứng lý ngựa ô thôi chứ không chuyên nghiiệp lắm. Các thi nhân nổi tiếng thời Đường như Lý Bạch, Bạch Cư Dị đều có làm từ cả, riêng Lý bạch với hai bài từ điệu Bồ tát man (Bình lâm mạc mạc yên như chức...) và Ức tần nga (Tiêu thanh yết....) Được Hoàng Thăng coi là ông tổ của từ khúc trăm đời (Bách đại từ khúc chi tổ) - hai bài này này hiện giới nghiên cứu vẫn ngờ về tác giả.
    Sang anh Ngũ đại, từ phát triên mạnh, nhất là hai trung tâm là Tây thục và Nam Đường. tác phẩm thời này chủ yếu nằm trong Hoa gian tập do anh Triệu Sùng Tộ biên tập, Âu Dương Quýnh viết tựa; tập hợp được khoảng 5 trăm bài của các tác gia thời Đường, Ngũ đại. Phong cách từ thời này nặng mùi phấn sáp, tiêu biểu như bác Ôn đình Quân. Hoa Gian tập xác lập những nền tảng cơ bản về thể thức của từ.
    Ngoài Hoa gian tập có các sáng tác của vua tôi triều Nam Đường, tiêu biểu nhất về thành tựu là Tể tướng Phùng Diên Tị và cha con Lý Dực. Hiện Lý Dực chỉ còn đôi ba chục bài nhwng phong cách nghệ thuật cao vút, được đánh giá là một trong những từ nhân kiệt xuất trong từ sử, một trong ba đỉnh cao về dạng từ ngắn - tiểu lệnh (cùng Yến Cơ Đạo thời Tống và Nạp Lan Tính Đức thời Thanh).
    Đầu Tống từ không phát triển, không có thành tự đáng kể, so với Ngũ đại là bước thụt lùi. Khuông Dận khoái từ lắm, từng vì khoái từ của Tiền vương mà vỗ vai ông này bảo: ta thề không giết Tiền vương, nhưng sau giết phăng, cả Lý Dực cũng giết luôn.
    Từ Tống bắt đầu khá lên từ bác Yến Thù. Bác này được Phùng Hú đánh giá là Bắc Tống ỷ thanh gia sơ tổ. Đến Liễu Vĩnh thì từ Tống bước vào sự phát triển vù vù.
    Bác Liễu là từ gia chuyên nghiệp nhất thời Tống. Phong cách từ khá thông tục, đôi khi dung tục. Bác Liễu bịa thêm nhiều điệu từ dài, (mạn từ), phá vỡ truyền thống từ ngắn (tiểu lệnh) trước đó, tăng cường dung lượng phản ánh của từ. Việc bịa từ gọi là Tự độ khúc, nghĩa là tự viết nhạc rồi tự điền lời vào.
    Tạm viết đến đây đã , lúc khác mỗ có thể sẽ bàn thêm với các vị huynh đài, tỉ muội.
    Được changfeng sửa chữa / chuyển vào 10:03 ngày 17/08/2006
  3. HanDiep

    HanDiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Tiếu + Home: Một là chư vị hạ cố bớt chút ít thời giờ vàng ngọc để trả lời thắc mắc trong box hai là .... im lặng giùm nhé.
    Nói thì bao giờ cũng dễ hơn làm mà Nhọ ơi!
  4. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Ôi, hân hạnh quá bác Chém ơi (Anh em gọi bác thế có phải không ?). Thế cuối cùng cái bài Thanh Thanh Mạn nhà em chép lên có là Tống Từ không ? Thế còn mấy bài từ của Ông Mận Trắng, Bạch Dị Cư thì nhét vào Topic Tống Từ hay Đường Thi ? Dù sao thì cũng cảm ơn bác Chém lắm lắm.
  5. changfeng

    changfeng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2004
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    Bài từ điệu Thanh thanh mạn trên đây cố nhiên phải xếp vào từ rồi. Nó là một trong những bài nổi tiếng của Dị An cư sĩ đấy.
    Mấy bài của cụ Lý và cụ Bạch cũng thế.
    Về bà Lý Thanh Chiếu thì có thể nói vài nét thế này. Bà này lấy ông tên là Thành, quên mất họ rồi. Ông này là nhà Kim thạch học. Hai vợ chồng nhà này thường lấy chữ nghĩa thơ từ vui vẻ với nhau, lại khoái sưu tầm, chỉnh lí các di vật, di văn Kim thạch. Sau ông ta đi làm quan, bà Lý ở nhà. Sau ông ấy ốm chết, bà Lý cô đơn. Lại nhân cái vụ Tĩnh Khang chi biến nên bà rơi vào cảnh nhà tan, chồng chết.
    Từ của bà Lý có ba mảng:
    1 viết về cuộc sống của người phòng khuê
    2 về niềm nhung nhớ ngưòi chồng
    3 cảnh nhà tan chồng mất
    Đóng góp của bà về mặt nội dung không có gì đáng kể, vì các đề tài ấy từng có nhều rồi.
    Đóng góp của bà chủ yếu phương diện lý luận và nghệ thuật từ
    Trong Từ luận bà tổng kết thành tựu từ các đời trước, nhận chân cái sở đoản của các nhà, từ đó đề cao tính hợp nhạc của từ. Chê từ bác Tô không hợp âm nhạc. Sau có ông theo quan niệm này cho từ bác Tô là cực thiên hạ chi công nhưng không phải bản sắc đưong hành. Lại nhấn mạnh yếu tố ngôn ngữ, cho ngôn ngữ của từ cần điển nhã, thanh thoát, bảo từ của bác Liễu Vĩnh hợp nhạc nhưng ngôn ngữ "bụi bặm". Lại nhấn mạnh yếu tố cảm xúc, tình cảm trong từ, cho cần phải chuyên chủ "tình trí" (sức lay động của tình cảm), bảo từ của bác Tần Quán là chuyên chủ tình trí mà lại thiếu điển nhã, tự làm giá trị giảm mất một nửa.
    Từ của bà sở dĩ hay là vì nó là 3 trong một: hợp nhạc, ngôn ngữ trang nhã mà ý tứ sâu sắc.
    Bà và Chu Thục Chân là hai nữ từ gia nổi tiếng thời Tống, riêng bà được đánh giá là nữ từ gia, từ gia kiệt xuất trong từ sử. Sang thời Minh thì nữ từ gia có gần trăm rồi.
    Được changfeng sửa chữa / chuyển vào 11:07 ngày 17/08/2006
  6. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    @Han Diep: Một cuộc trao đổi tốt, tôi chưa nói đến hai chữ hay và đẹp, người hỏi phải biết cách hỏi và người trả lời phải biết cách trả lời. Cả hai cái đó đều phải học.
    Topic Tống từ này đã có đến 17 trang, với sự tham gia của rất nhiều người, trong đó có tôi. Khi tôi bắt đầu viết bài về Tống từ ở đây thì bạn còn chưa xuất hiện, vì thế mong bạn không nên nói câu "nói thì dễ hơn làm" với tôi. Tôi tặng lại bạn câu này: Nếu không nói hay và làm hay thì tốt hơn đừng nói và đừng làm.
    Sở dĩ tôi không trả lời, vì những điều Mèo hỏi và cả những điều bạn trả lời đều đã có sẵn ở topic này, chẳng qua cả hai đều không chịu đọc mà thôi. Vì thế nên tôi chỉ nhìn và cười, khi thấy có những người đứng trên một kho tư liệu mà không biết đường khai thác. Hay các bạn cho rằng mười mấy trang ở topic này cũng chỉ là những bài post tán gẫu vô bổ?
    Định nghĩa về từ, bạn có thể tìm được ở bài viết của Terrorist, truonghieuminh và của tôi ở trang 1, trang 4, trang 8, trang 9. Thông tin về Lý Thanh Chiếu, tôi đã từng post ở trang 2. Trang 6 có bài về Tần Quan, Lục Du, Tô Đông Pha của Terrorist v.v...
    Và cũng xin nói thẳng, để viết được nửa trang, một trang ấy, tôi phải đọc cả trăm bài từ, những gì tôi viết là những gì tôi "nhặt nhạnh", "tích cóp" trong suốt một thời gian dài, chứ không đơn giản là chép ra từ một cuốn sách nào đó đâu.
  7. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Tiếu huynh không nên nóng thế. Tôi cũng đã đọc các trang trước, nên mới biết có topic này mà móc lên. Nhân có bài post nhầm chỗ của Love, thì hâm nóng lại topic cũng có sao đâu.
    Đã là huynh đệ thì Huynh cho chỉ dẫn như huynh vừa làm có phải hay hơn huynh đứng mà cười không ? Tôi cũng biết topic này có nhiều bài giá trị, nên mới móc lên cho Hàn Diệp cùng lãm mà. Sau cái vụ server chết mấy ngày, tôi càng thấy quí CC không muốn anh em cãi vã.
    Tiếu Huynh cho hỏi. Bây giờ tôi đang định post tiếp lời bình bài Gió thu giật đổ nhà Đỗ Phủ thì post vào Thi hay Từ ?
  8. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    @Mèo: Mao ốc vị thu phong sở phá ca là thơ cổ phong, dĩ nhiên là post vào Đường thi rồi.
    Tính anh xưa nay vốn thế, không bao giờ là Mr. Nice Guy hỏi gì đáp nấy cả đâu.
    Khi anh bắt đầu học những thứ này, anh luôn tâm niệm là cái gì mình có thể tiếp cận được thì phải học cho bằng hết, chừng nào còn tự học được thì không bao giờ hỏi. Anh trân quý những gì anh có được và biết được, bởi để có được và biết được như thế, đối với anh chẳng dễ dàng gì.
    Cũng vì vậy, không phải với ai và trong trường hợp nào anh cũng sẵn sàng chia sẻ những gì mình có và mình biết. Đơn cử như topic này, anh không muốn nhắc lại những gì mình đã nói. Mọi thứ đều nằm ở đấy cả, ai có đam mê thực sự thì sẽ tự mình mày mò tìm hiểu, vậy thôi.
    Được vinhattieu sửa chữa / chuyển vào 12:06 ngày 17/08/2006
  9. HanDiep

    HanDiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    He he nếu Tiếu chỉ "nhìn" và "cười" thì việc gì mất đến hai bài hùng biện lận...
    Tôi khác Tiếu, là Ms Nice, dẫu không được thông tuệ như ai vẫn biết gì nói nấy, sẵn sàng copy nếu đấy là tư liệu có thể giúp ích được ít nhiều cho người cần. Làm sai rồi sẽ làm đúng chứ không làm gì thì biết thế nào là đúng là sai?
  10. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Nhọ tôi đã đọc lại nhiều lần cả 17 trang của topic, về lý thuyết thì cũng đã phân biệt được Từ với Thi. Rất cảm ơn những ai đã tham gia trong Topic. Tuy nhiên Nhọ tôi rất muốn nghe một lời bàn về một bài Từ cụ thể, chất nhạc ở đâu, vần điệu thế nào, khác gì với thơ... Nếu là với bài Thanh thanh mạn thì càng tốt. Nếu thường xuyên trong topic có những bài bình/bàn như thế thì lại càng tuyệt vời. Vừa là trao đổi tri thức, vừa là chia sẻ cảm xúc cá nhân.
    Không biết có vị huynh đài nào có hứng không ?
    Được MeoNhoden sửa chữa / chuyển vào 09:47 ngày 18/08/2006

Chia sẻ trang này