1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ồđ<ố?? - Tỏằ'ng Tỏằô

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi terrorist1812, 25/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hanxuongle

    hanxuongle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/05/2005
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Lâu lắm không gặp, chú Home vẫn như ngày xưa nhỉ?
    Chị bảo thật cho mà biết, người như chú chỉ biết tầm chương trích cú, động việc gì cũng đem sách ra chép thì cũng nên nói ít thôi. Nhiều khi sách sai mà cũng cứ nhắm mắt chép bừa, lại bị người ta cười vào mặt cho đấy.
  2. changfeng

    changfeng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2004
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    Từ vốn dĩ theo nhạc để điền lời nhưng cuối Tống từ nhạc dần thất truyền, đến Nguyên "người Nguyên không ai rành nhạc nữa" (một nhà luận từ thời quân chủ nói thế, không nhớ tên). Đến Minh, từ nhạc càng ít người biết, thế nên người ta phải thiết lập đồ phổ hay từ phổ. Từ phổ có hai màm nghĩa, là âm nhạc của từ và cách luật của từ. Đây hiểu theo nghĩa thứ hai. Nói như anh Tứ khố toàn thư thì "Đồ phổ của từ là nói khung cach luật của nó, bài có điệu, mỗi điệu có số câu nhất đinh, câu có số chữ nhất định, chữ có thanh điệu nhất định". Thời Minh người ta đã làm ra cuốn Thi dư đồ phổ để cách luật hoá các điệu từ vào một sơ đồ có số câu, số chữ nhất định, cả thanh bằng trác nữa. Người làm từ về sau cứ theo từ phổ mà làm, khong nhất thiết phải biết nhạc. Sang Thanh , các sách kiểu này có mấy quyển kiểu này, tất nhien là oách hơn, đó là Từ luật của Vạn Thụ và Khâm định từ phổ. Gàn đây người ta làm cuốn Trung Hoa từ luật, oách hơn các bộ này, phopng phú hơn về các điệu.
    Gần đây người ta cũng tìm lại được phần nhạc của một số điệu từ và dịch ra rồi.
    Từ đến khi có từ phổ thực đã biến thành một dạng thơ cách luật vậy
    Tính âm nhạc trong các điệu từ chí ít thể hiện ở tiết tấu, câu dài ngắn, cách gieo vần của từ...
    Vần điệu của từ đi theo từng điệu, mỗi điệu có quy định riêng. Nói chugn so với thơ có nhiều khác biệt. Thơ cách luật chẳng hạn gieo vần theo Vận phủ, có hàng trăm bộ vận, từ gieo vần theo Từ lâm chính vận, số lượng bộ vận ít hơn
    Từ gieo vần kiểu lân vận là thường. Có những bài từ một bài gieo mấy vần (chuyển vân). Lại có những điệu từ có thể gieo vần giữa câu....
    Nói chung từ khác thơ rất nhiều, kể cả hình thức và thẩm mĩ.
    Nói về từ thì mênh mông lắm. Bạn muốn biết điều gì cứ hỏi, nếu mỗ biết sẽ trả lời, nuế không thì đã có bà con khác giũp cho.
    Chúc một buổi tối vui vẻ!
  3. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Cảm phiền bác Chém quá! Nhà em được nhời trên của Bác mới dám liều phiền bác áp dụng phần lý thuyết trên một bài từ mà bác thích. Nhà em đọc một bài từ chỉ lãm được như thơ. Đọc phần lý thuyết cũng đã rất sướng, mở mang rất nhiều. Nhưng giá mà lãm được một bài theo cách Từ thì mới thật đã.
    À nhà em đọc đâu đấy thấy nói có tới 73 làn điệu từ, chắc cái món này cũng đông như làn điệu chèo nhà ta. Không biết cái bài Thanh thanh mạn thì thuộc làn điệu nào.
    Cảm ơn bác Chém nhiều.
  4. changfeng

    changfeng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2004
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0

    [/quote]
    Cảm phiền bác Chém quá! Nhà em được nhời trên của Bác mới dám liều phiền bác áp dụng phần lý thuyết trên một bài từ mà bác thích. Nhà em đọc một bài từ chỉ lãm được như thơ. Đọc phần lý thuyết cũng đã rất sướng, mở mang rất nhiều. Nhưng giá mà lãm được một bài theo cách Từ thì mới thật đã.
    À nhà em đọc đâu đấy thấy nói có tới 73 làn điệu từ, chắc cái món này cũng đông như làn điệu chèo nhà ta. Không biết cái bài Thanh thanh mạn thì thuộc làn điệu nào.
    Cảm ơn bác Chém nhiều.
    [/quote]
    Lý thuyết khái quát từ nhiều bài từ khác nhau, một bài từ và khái niệm từ nói chung khác nhau rất xa. Về hình thức có bài giống thơ nhưng có bài lại không.
    Hình thức của từ không giống thơ do nó bị phụ thuộc vào bản nhạc, vào nhạc. Chẳng hạn thơ không bắt buộc phải phân đoạn nhưng từ thì có. Như điệu Như mộng lệnh có một đoạn, Bồ tát man 2 đoạn, Oanh đề tự 4 đoạn; mỗi đoạn ứng với một đoạn nhạc nhất định.
    Về vần chẳng hạn, ví dụ điệu Bồ tát man. Bài từ điệu Bồ tát man tượng truyền của cụ Lý Bạch:
    Bình lâm mạc mạc yên như chức
    Hàn sơn nhất đái thương tâm bích
    Minh sắc nhập cao lâu
    Hữu nhân lâu thượng sầu
    Đình giai không trữ lập
    Túc điểu qua phi túc
    Hà xứ thị quy trình
    Tiền đình liên đoản đình
    Bài này phân hai đoạn (gọi là phiến), vần gieo nhiều vần, có vần bằng và có vần trắc. Câu có câu 7 chữ, có câu 5 chữ. Mấy điểm đó khác rất xa so với thơ cách luật rồi.
    Bài này về nội dung và thủ pháp cũng khá giống thơ nhưng nhìn chung toàn bộ thể loại từ có những giai đoạn, có phái quan niệm thẩm mĩ có thể khác thơ, thậm chí khác thơ rất xa: chẳng hạn quan niệm dĩ nhu vi mĩ, dĩ diễm vi mĩ, dĩ tình động nhân, thi cương từ nhu, thi trang từ mị...
    Từ khác thơ không chỉ do nó phụ thuộc vào âm nhạc mà còn do chủ thể sáng tác, đối tượng tiếp nhận, môi trường sáng tác của nó.
    Khi từ còn lệ thuộc vào nhạc, từ được sáng tác để phối hợp vào nhạc để cho gái đẹp hát lên. Hiệu quả thẩm mĩ của nó là ba trong một: âm nhạc, gái đẹp và ca từ. Bên cạnh đó tất nhiên có nhiều rượu, lắm nhắm... sướng chưa?
    Tác giả với tư cách chủ thể sáng tác chủ yếu là giai. Nhưng sáng tác không phải là để đọc mà là cho gái hát, đến ca kĩ hát tác phẩm ấy thì đồng thời đã là chủ thể sáng tạo thứ hai rồi. Ca kĩ dường như đang hát tác phẩm của chính mình, ca kĩ là người thể hiện, người truyền bá ... Do sáng tác cho gái hát nên thủ pháp "nói thay" được dùng phổ biến trong từ. Do sáng tác trong môi trường nhạc hay, gái đẹp nên từ nặng về yếu tố nữ tính. Thế nên Nam tử hán và phát ra khuê âm là vậy. Chỗ này có khác thơ đấy.
    Môi trường sáng tác của từ vì vậy nên lại đặc biệt bạo dạn trong ngôn tình, hơn đứt anh thơ.
    ..................
    ...vân vân và vân vân....................
    Từ có hơn 8 trăm điệu , mỗi điệu có thể có một sô một số biến thể khác, do vậy tổng số các thể thức của nó lên đến vài nghìn chứ không phải chỉ có mấy mươi đâu. Cách luật của từ khó nhớ hơn thơ cả vài ngàn lần. Nhớ được chuẩn xác khung cách luật của một điệu từ dài, hơi phức tạp một tí thì đủ bằng nhớ tất cả các dạng thức của thơ cách luật rồi.
    Được changfeng sửa chữa / chuyển vào 11:49 ngày 21/08/2006
  5. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Ôi, muốn múa minh hoạ cho bác Chém mà con mạng này nó cứ nhè ra. Phải mẹo lắm, lừa mãi mới post được bài đây.
    Kiếm được bài Bồ tát Man do một em hát rất mùi, định post lên cho anh em nghe cái làn điệu, lãm 2 trong 4,5 cái bác Chém bảo, mà chưa biết có post lên được không đây. Mời các bác lãm tạm.
    [​IMG]
    Mời các bác nghe hát​

    -------------------
    Có vẻ cũng tàm tạm, thiếu đứt mất em đèm đẹp ăn mặc "cách điệu", nên cũng chẳng cần đồ nhắm với rượu nữa nhỉ.
    Được MeoNhoDen sửa chữa / chuyển vào 11:39 ngày 22/08/2006
  6. changfeng

    changfeng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2004
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    Bài có 8 câu mà vần vèo đổi cứ roành roạch. Bài này nói tâm trạng lữ khách chiều tối nh[s quê hương. Nhớ mà nỏ về được, trông chim bay về tổ, chợt nhớ cái tổ ấm nhà mình. Nhìn đường về xa xôi, hết cáy trường đình lại cái đoản đình. Câu "Hàn sơn nhất đái thương tâm bích" nghĩa là một dải núi lạnh, nỗi đau lòng như rải ra xanh biếc. Cái cảm giác chủ quan ứa ra, nhìn màu xanh của núi mà cứ tưởng là màu tâm trạng mình khảm nhập vào cây cỏ. Phét thật!
    Bài này dẫu sau cũng còn gần với thơ thẩn, sang cuối Đường với bác Ôn Đình Quân và sau đó là các bác khác trong Giao gian tập thì các bác khoái cái gọi là "Trong hoa lén vẫy nhau" (Hoa lý ám tương chiêu) cơ, thích lắm! Nghe đâu các bác ấy cho là vì "Người ta ở đời vốn dĩ là có cái tình si" (Nhân sinh tự thị hữu tình si).
    Gần đây anh Tầu không biết kiếm đâu ra một số sách có ghi chép một số điệu nhạc của từ, người ta đã dịch ra nhưng hình như không có điệu nhạc Bồ tát man thì phải. Thế nên mấy anh hát hò các bài từ cổ bây giờ là chế nhạc mới cho nó thôi. Thế là tiên từ hậu nhạc đấy. Chẳng hạn như bài từ điệu Niệm Nô Kiều của Lý Dực do Đặng Lệ QUân hát, nghe cũng khoái lắm.
    hêh
  7. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Bình lâm mờ mịt như mây dệt
    Hàn san một giải rầu rầu biếc
    Ám ảnh tới lầu cao
    Có người trên đó sầu
    Thềm hoa trơ đứng đợi
    Chim tối bay về vội
    Nào chốn hẹn quy trình
    Trường đình lại đoản đình
    Bản dịch Nguyễn Chí Viễn
    Nghe đến vài chục lần cái làn điệu xem có tự lãm được cái gì hay như Tiếu huynh có chia sẻ ở các bài trước, mà tai trâu quá.
    Về thơ, bài này là một bài rất buồn. Một sự lẻ loi bắt đầu từ hai câu đầu đến tận câu cuối. Nỗi buồn này giống nỗi buồn của một cô gái hơn là của một nam nhi. Không hiểu có phải do nghe một giọng nữ hát mà Nhọ cảm thấy thế không? Cô gái này đứng trên một lầu cao, quang cảnh sang trọng nhìn ra xung quanh. Cảnh chiều tối mây xám xịt kín bầu trời, màu xanh từ ngọn núi trải dài vô tận. Như có một cơn mưa sắp ập tới, khi mà mọi người, mọi sinh vật đều hối hả cố tìm về nơi trú ngụ của minh, đối lập với sự bơ vơ, của cô gái. Lòng trống rỗng, rối bời, dường như không biết về đâu. Thèm thuồng sự vội vã của con chim về tổ, mà nhìn ra chỉ thấy mái nhà san sát, vô tận thế mà không có ai chờ cô. Cảnh cũng thảm như cô gái làng chơi nọ bắt xích lô giữa đêm giao thừa.
    Về làn điệu, cách hát của làn điệu, từng câu một đều cao trào, nhấn ở đầu câu, chữ thứ hai trong câu. Độ cao cũng như cường độ giảm dần ở cuối câu. Giữa các câu ngắt khá lâu. Và lại lặp lại như một vòng tròn xoay đi xoay lại. Nếu phải có các động tác đi kèm có lẽ mỗi một câu là một lần múa quạt, hoặc xoay người. Không cảm thấy câu kết cuối có điểm gì khác so với các câu khác. Giọng hát nữ cao, trong vắt, luyến láy nhiều, nhưng rất rõ nhịp. Đúng như bác Chém nói, người hát như sáng tác lại bài Từ. Về nhạc điệu thì xa với nhạc hiện đại quá, nên Nhọ thấy không cảm được tử tế.
    Lãm Từ quả là có cái thú khác thơ ở chỗ đồng thời phải lãm cả ca từ lẫn làn điệu. Chắc phải tầm thêm cái ảnh một nàng đang hát, để phần nào lãm cái thứ ba trong một mà bác Chém nói. Trong nghệ thuật tuồng, chèo cổ các động tác đi kèm cũng đầy tính nghệ thuật, không biết Từ có vậy không ? Hay là cảnh một nàng đánh đàn tam thập lục ngồi hát như nàng Thái Văn Cơ trong phim.
    Học cái món này, cùng một lúc phải học nhiều thứ quá nhỉ. Đang trong quá trình tự học hỏi, lãm chưa ra, nên Tiếu huynh thấy có gì ?onực cười? thì chỉ bảo thêm, đừng có đứng ?onhìn? mãi mà mỏi chân. Nhọ người trần mắt thịt mới lãm ra thế thôi.
    Được MeoNhoDen sửa chữa / chuyển vào 14:20 ngày 23/08/2006
  8. changfeng

    changfeng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2004
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    Từ là thứ đi với âm nhạc và mĩ nữ (gái đẹp). Anh âm nhạc oánh vào tai, anh gái đẹp tương vào mắt, tức là đánh vào trung tâm nghe nhìn. Hehê, lợi hại...
    Từ được sáng tác ra, qua gái đẹp thể hiện, rồi đến thính chúng.
    Đường đi là : Tác giả--- ca nữ --- người tiếp nhận.
    Nhiệm vụ của ca kĩ là: Thể hiện và truyền bá (tất nhiên truyền bá không chỉ theo con đường này).
    Do viết ra cho ca kĩ hát nên từ hay dùng thủ pháp nói thay:
    1. Ca kĩ xin từ nhân viết từ cho họ hát, một phần vì trình độ của họ kém, phần nữa để hành nghề cho thêm hiệu quả. Thế nên Từ nhân nói thay cho ca kĩ.
    2. Từ nhân khảm nhập tình ý vào tác phẩm, mượn nhời ca kĩ nói thay cho mình. Chẳng hạn bài từ điệu Nguyễn lang quy của Khuông Việt, câu "tình thảm thiết, đối li thương" chẳng hạn không nên hiểu là nhời từ miệng một ông sư cọ nói trực tiếp với anh sứ Tống.
    Môi trường của từ là thế nên tính giái hóa của từ rất cao, rõ là giai mà nhời thốt ra, cái tình ý lại rất gái.
    Tuy nhiên từ rất phức tạp, không phải lúc nào cũng do gái hát. Có lần Tô Thức hỏi tay thuộc hạ, bảo từ của Tao với từ Liễu Vĩnh ra răng. Anh kia nói: Từ của họ Liễu phù hợp với bọn con hát đôi tám, gõ phách ngà hồng hát câu gì gì gì gió sớm ttrăng tà. Còn từ của ngài cần phải là anh đại hán quan tây, gõ phách sát, oánh đàn tì bà sắt mà ca câu ssông nhớn chảy về đông. Ý là phong cách một anh lả lướt mềm oặt, một anh là hào phóng mạnh mẽ, một anh tính gái, một anh tính giai... phong cách có khác nhau nhiều. Cho nên từ từng thời và của các nhà cũng không luôn giống nhau, sự phân loại từ là rất phức tạp.
    Nhân đâu xin hỏi có bà con nào sớt hộ hay tìm đâu được cho mỗ xin một số bài điệu TẠO LA BÀO, PHONG VŨ HẬN, được không? XMỗ xin chân thành cảm ơn trước! Tua xia en thanh kiu ve ri mắt!
  9. dong_a_01

    dong_a_01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2002
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0

    Tôi nghĩ rằng phân biệt rạch ròi giữa thơ và ca (hay thi và từ) là một việc dường như không thể làm được, và vấn đề này tồn tại trong bất cứ ngôn ngữ nào. Chẳng hạn, ngay trong tiếng Việt, bài "Đêm thấy ta là thác đổ" của Trịnh Công Sơn là bài thơ hay là bài hát? Rõ ràng đây vốn là một bài hát, nhưng điều đó không thể ngăn cản Hoàng Ngọc Hiến hay Đinh Cường cho rằng ca từ bài hát này chính là một bài thơ, thậm chí là một bài thơ cực hay và xuất sắc của Việt Nam. Trở lại với thi và từ, tôi nghĩ rằng các kiểu phân biệt dài ngắn, vần điệu, niêm luật... chỉ mang tính đại khái vì bài từ nào cũng mang tính thơ và bài thơ nào cũng đều có khả năng phổ nhạc thành ca khúc. Chẳng hạn Quan san nguyệt của Lý Bạch hẳn là một bài thơ vì ít nhất là nó có mặt trong Đường thi tam bách thủ, nhưng người ta vẫn phối được cầm phổ cho nó để thành bài hát. Trúc chi từ có mặt trong Khâm định từ phổ thì hẳn đây là một bài từ, nhưng rõ ràng bài Trúc chi từ 4 câu không khác gì một bài thơ tứ tuyệt.
    Cũng như vậy thật khó mà biết được chính xác đời Đường, đời Tống người ta hát từ thế nào (ngay Quan họ của Việt Nam liệu có thể biết đời Lý, đời Trần hát thế nào không, mà ngay chỉ mới đây thôi quan họ của Thúy Cải, Thúy Hường đã không phải là quan họ liền anh liền chị hát không nhạc đệm rồi). Tuy nhiên các thư tịch đều có ghi lại điệu thức các bài từ và đến đời Thanh thì có thêm bản phổ giai điệu. Chẳng hạn điệu Bồ tát man, Tống sử, Nhạc chí ghi là "trung lữ cung", đến đời Thanh, Cửu cung đại thành ghi là "cao cung". Do đó dù thế nào đi chăng nữa thì điệu thức các bài từ là xác định, có hòa âm phối khí thế nào thì điệu thức vẫn vậy.

  10. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Thể loại văn học nào cũng đi từ sơ khai tới hoàn thiện. Thi, từ đều thế cả. Giả dụ Thi đi từ chỗ ca dao của nhân dân trở thành văn thể bác học; thì Từ giai đoạn đầu có sự ảnh hưởng của Thi nhưng đời Tống về sau từ luật càng hoàn thiện, trở thành thể loại riêng. Bạn nên nhớ, không phải cứ có vần gieo với nhau là xếp chung vào thi được (Phú cũng là một thể loại văn học đấy!). Không nên lầm lẫn các khái niệm, bạn Trần ạh!

Chia sẻ trang này