1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ồđ<ố?? - Tỏằ'ng Tỏằô

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi terrorist1812, 25/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Hì, sao mà bài tựa này y như bài tựa trong quyển Từ Tống của Khổng Đức Đinh Tấn Dung thế nhỉ? Chính xác thì CLV viết tựa cho ai nhỉ?
    To VNT: Quyển Tống Từ của NXT trong nam cũng có nhé...
    Đương thì nhược ái Hàn công tử
    Mai cốt thành khôi hận vị hưu.
  2. terrorist1812

    terrorist1812 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2003
    Bài viết:
    469
    Đã được thích:
    0
    Sau Lý Dực, Từ phát triển song song với thơ, ngang vai bằng vế với thơ, để cho đến đời Tống thì Từ gạt thơ sang một bên, chiếm ngôi bá chủ.
    Để củng cố chế độ mình, để thống nhất những cái gì chưa thống nhất trong thiên hạ, để vá víu cái chia rẽ, trấn áp các cuộc vùng dậy, các cơn day dứt, triều đình Tống phải dùng đến bộ máy lớn triết học. Đó là Đạo học, là Lý học, tức là Khổng học thôi, chứ chả có gì khác, nhưng mang màu sắc mới, cay nghiệt hơn lại có vẻ hấp dẫn hơn. Một nhân vật tiêu biểu thời đó phát biểu: "Đạo của tôi là Đạo của Khổng tử, Mạnh Kha, văn của tôi là văn của Khổng tử, Mạnh Kha, ...Chu Đôn Di bảo: Văn để chở đạo". Âu Dương Tu tuyên bố: "Đạo mà thuần thì cái ruột bên trong chắc, ruột bên trong chắc thì văn rực rỡ. "
    Văn vì lẽ ấy thiên về nghị luận. Thơ vì lẽ ấy hay nói lý, mà tránh chuyện tình. Ít thấy đề tài tình yêu trong thơ Tống. Thơ Đường khác hẳn. Thơ Đường nói đủ loại tình yêu, từ tình yêu chính đáng đến tình yêu vụng trộm. Người ta phê thơ Tống khô lạnh, hay người ta bênh vực nó bằng cách nói thơ Tống như quả trám, ngậm lâu dần mới thấy ngọt v..v... Cố nhiên, đưa triết học, nghị luận vào thơ có thể cho nó có nhiều chất mới, nhưng là đưa ít kia, đưa vừa phải kia,...Tải đạo phải biết cách, chở quá tải thì thuyền chìm.
    Tuy các nhà thơ Tống làm thơ tình ít, ít đưa tình cảm mà lại hay đưa nghị luận, điển cố tư liệu vào thơ, nhưng có phải đâu là trái tim họ khô cằn, họ thôi không thích lãng mạn. Thế thì họ trút những thứ ấy vào đâu? Vào Từ vậy. Cái thứ bị thánh hiền xem chả ra gì, thì họ trút vào Từ là thể loại chả ra gì ! Từ là lời những bài hát, nó xuất thân từ những chốn xoàng xĩnh, dân dã bình thường, hay có khi từ những chốn man di,... người ta sẽ ngâm hát nó không phải ở chốn cung đình, đền miếu. Người ta cũng sẽ không tra khảo nó bằng con mắt nghiêm ngặt mà lểnh lảng, nghe nó bằng lỗ tai đang lắng trong tiếng hát tiếng đàn. Thế thì trong con người của tác giả làm từ, có gì thật nhất, điều cao cả cũng như sự thấp hèn, cứ trút vào đấy cả.
    Hoá ra các lý thuyết sau này ở Châu Âu, như đưa chất người, chất hàng ngày, chẫt xoàng xĩnh vào văn học, thì bây giờ đang được thực hiện ở đây. Và đẻ ra cái tình trạng chia ba trong một tác giả. Cũng người ấy khi viết văn xuôi thì anh ta rất thận trọng, làm thơ thì ít thận trọng hơn, cởi mở tự do hơn, nhưng đến khi làm Từ thì anh ta xả láng. Âu Dương Tu khi viết văn xuôi thì trang trọng đến thế. "Song chim biết cái vui của rừng núi mà không biết cái vui của người. Người biết theo chơi với thái thú là vui nhưng không biết rằng thái thú vui cái vui của họ vậy" (Tuý ông đình ký). Thế nhưng khi làm Từ, ông vứt cái trang trọng ấy đi mà cũng như mọi người
    Đòi đoạn lòng tơ
    Ròng ròng lệ nhỏ
    Lầu cao chớ ra hiên đứng tựa

    Khiến có người không biết có phải ông viết ra không...
    Lý Thanh Chiếu vừa làm Từ, vừa làm thơ, nhiệt tình yêu nước của bà, không ai nghi ngờ, nhưng nhiệt tình ấy bà chỉ nói trong thơ:
    Trên bia trung hưng cỏ móc xanh
    Nào biết gian hùng đem bán nước

    Còn Từ, bà dùng để nói những tình cảm riêng Tây. Bà vạch một ranh giới nghiêm khắc giữa Từ và thơ, đầu tiên là trong đề tài, trong cái chứa của nó.
    Từ tức là:
    Vừa nhún đu xong
    Đứng dậy nắn ngón tay nhỏ xíu
    Hoa gầy, sương trĩu
    Rơm rớm mồ hôi thấm áo

    vân vân
    Cho nên khi đánh giá một tác giả đời Tống đã viết cả ba thể loại văn xuôi, thơ và Từ, thì phải gộp cả ba thể loại mới đánh giá đúng được.
    La^u cao ma.c ca^.n nguy lan y?
    Được terrorist1812 sửa chữa / chuyển vào 11:34 ngày 21/07/2003
  3. terrorist1812

    terrorist1812 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2003
    Bài viết:
    469
    Đã được thích:
    0
    Sau Lý Dực, Từ phát triển song song với thơ, ngang vai bằng vế với thơ, để cho đến đời Tống thì Từ gạt thơ sang một bên, chiếm ngôi bá chủ.
    Để củng cố chế độ mình, để thống nhất những cái gì chưa thống nhất trong thiên hạ, để vá víu cái chia rẽ, trấn áp các cuộc vùng dậy, các cơn day dứt, triều đình Tống phải dùng đến bộ máy lớn triết học. Đó là Đạo học, là Lý học, tức là Khổng học thôi, chứ chả có gì khác, nhưng mang màu sắc mới, cay nghiệt hơn lại có vẻ hấp dẫn hơn. Một nhân vật tiêu biểu thời đó phát biểu: "Đạo của tôi là Đạo của Khổng tử, Mạnh Kha, văn của tôi là văn của Khổng tử, Mạnh Kha, ...Chu Đôn Di bảo: Văn để chở đạo". Âu Dương Tu tuyên bố: "Đạo mà thuần thì cái ruột bên trong chắc, ruột bên trong chắc thì văn rực rỡ. "
    Văn vì lẽ ấy thiên về nghị luận. Thơ vì lẽ ấy hay nói lý, mà tránh chuyện tình. Ít thấy đề tài tình yêu trong thơ Tống. Thơ Đường khác hẳn. Thơ Đường nói đủ loại tình yêu, từ tình yêu chính đáng đến tình yêu vụng trộm. Người ta phê thơ Tống khô lạnh, hay người ta bênh vực nó bằng cách nói thơ Tống như quả trám, ngậm lâu dần mới thấy ngọt v..v... Cố nhiên, đưa triết học, nghị luận vào thơ có thể cho nó có nhiều chất mới, nhưng là đưa ít kia, đưa vừa phải kia,...Tải đạo phải biết cách, chở quá tải thì thuyền chìm.
    Tuy các nhà thơ Tống làm thơ tình ít, ít đưa tình cảm mà lại hay đưa nghị luận, điển cố tư liệu vào thơ, nhưng có phải đâu là trái tim họ khô cằn, họ thôi không thích lãng mạn. Thế thì họ trút những thứ ấy vào đâu? Vào Từ vậy. Cái thứ bị thánh hiền xem chả ra gì, thì họ trút vào Từ là thể loại chả ra gì ! Từ là lời những bài hát, nó xuất thân từ những chốn xoàng xĩnh, dân dã bình thường, hay có khi từ những chốn man di,... người ta sẽ ngâm hát nó không phải ở chốn cung đình, đền miếu. Người ta cũng sẽ không tra khảo nó bằng con mắt nghiêm ngặt mà lểnh lảng, nghe nó bằng lỗ tai đang lắng trong tiếng hát tiếng đàn. Thế thì trong con người của tác giả làm từ, có gì thật nhất, điều cao cả cũng như sự thấp hèn, cứ trút vào đấy cả.
    Hoá ra các lý thuyết sau này ở Châu Âu, như đưa chất người, chất hàng ngày, chẫt xoàng xĩnh vào văn học, thì bây giờ đang được thực hiện ở đây. Và đẻ ra cái tình trạng chia ba trong một tác giả. Cũng người ấy khi viết văn xuôi thì anh ta rất thận trọng, làm thơ thì ít thận trọng hơn, cởi mở tự do hơn, nhưng đến khi làm Từ thì anh ta xả láng. Âu Dương Tu khi viết văn xuôi thì trang trọng đến thế. "Song chim biết cái vui của rừng núi mà không biết cái vui của người. Người biết theo chơi với thái thú là vui nhưng không biết rằng thái thú vui cái vui của họ vậy" (Tuý ông đình ký). Thế nhưng khi làm Từ, ông vứt cái trang trọng ấy đi mà cũng như mọi người
    Đòi đoạn lòng tơ
    Ròng ròng lệ nhỏ
    Lầu cao chớ ra hiên đứng tựa

    Khiến có người không biết có phải ông viết ra không...
    Lý Thanh Chiếu vừa làm Từ, vừa làm thơ, nhiệt tình yêu nước của bà, không ai nghi ngờ, nhưng nhiệt tình ấy bà chỉ nói trong thơ:
    Trên bia trung hưng cỏ móc xanh
    Nào biết gian hùng đem bán nước

    Còn Từ, bà dùng để nói những tình cảm riêng Tây. Bà vạch một ranh giới nghiêm khắc giữa Từ và thơ, đầu tiên là trong đề tài, trong cái chứa của nó.
    Từ tức là:
    Vừa nhún đu xong
    Đứng dậy nắn ngón tay nhỏ xíu
    Hoa gầy, sương trĩu
    Rơm rớm mồ hôi thấm áo

    vân vân
    Cho nên khi đánh giá một tác giả đời Tống đã viết cả ba thể loại văn xuôi, thơ và Từ, thì phải gộp cả ba thể loại mới đánh giá đúng được.
    La^u cao ma.c ca^.n nguy lan y?
    Được terrorist1812 sửa chữa / chuyển vào 11:34 ngày 21/07/2003
  4. Tan_Nguyet

    Tan_Nguyet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Tân nguyệt khúc như my
    Vị kiến đoàn viên ý
    Hồng đậu bất kham khan
    Mãn nhãn tương tư lệ
  5. Tan_Nguyet

    Tan_Nguyet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Tân nguyệt khúc như my
    Vị kiến đoàn viên ý
    Hồng đậu bất kham khan
    Mãn nhãn tương tư lệ
  6. Tan_Nguyet

    Tan_Nguyet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Từ đời Tống, vì các lẽ trên, có thể gọi là thơ tình đời Tống cũng được. Ít ra đến bảy mươi phần trăm các bài Từ là chuyên nói chuyện tình yêu. Nhưng trong khung cảnh Đạo học, Lý học bao trùm, đè nặng lên cả nước, thì tình ở đây có ý nghĩa khác. Nó không chỉ khẳng định nó, khẳng định con người thật, chất thật của con người, mà nó còn phủ định cái đạo lý giả của ông thánh ông hiền. Liễu Vĩnh tự xưng mình là ?okhanh tướng áo trắng? là một cách phủ định các vị khanh tướng ở triều đình. Từ mối tình trai gái ở chốn ăn chơi, ông ví nó với các nghi lễ ở nơi điện thí:
    Cửa cấm cài sâu
    Lò hương ngào ngạt
    Trước hiên ra bài đối

    Ngoài những ý nghĩa chính trị, xã hội như thế kia, thì Từ còn có một ý nghĩa, một chức năng nghệ thuật khác. Nó nói lên những điều không thể nói, (hoặc nó không cần nói hết những điều có thể nói). Cái chức năng của sự lấp lửng, nửa vời.
    Lời nói chưa xong thì nhạc đã thay nhịp rồi, xin lời ngưng lại? Lời muốn im đi chăng? Cũng chớ ngại gì, nhạc sẽ nói giùm. Tâm hồn ở chỗ ranh giới lờ mờ giữa nhạc và lời, giữa nói và không, để có thể có nhiều âm vang, nhiều nghĩa. Hơn nữa cái không khí những lúc ấy giữa người đẹp, giữa bạn bè tri âm, gọi là đối thoại hay độc thoại, nói lên hay chỉ tự thì thầm thì đều đúng cả. Cả đất nước Trung Hoa thời Tống ấy, từ vua quan cho đến dân dã, ai nấy cũng có tâm sự dày vò cần thổ lộ, mà thổ lộ rõ ràng là không được, là sai đạo lý, chỉ có thể thì thầm thôi. Cho nên cả đất nước từ dân dã đến vua quan, tất thảy đều làm Từ. Từ nói những điều ta không nói được, thơ không nói được.
    Giỏi thay Xuân Diệu, khi nghiên cứu Từ Đào Tấn, đã phát hiện ra điều ấy. Cái điều bây giờ ta biết là có dính líu với bản ngã, với nơi sâu thẳm nhất của bản ngã là tiềm thức, chớ thơ Đào Tấn, thơ Tống, thơ Đường, ai biết và đi chi ly vào các thứ ấy mà đặt tên cho. Xuân Diệu viết:
    ?oDường như đến một lúc nào đó thơ cũng không đủ để diễn tả nữa?, rồi, ?ocó một mảng tinh vi hơn trong tâm hồn mà dường như với thể loại Từ thì người ta có thể tiếp cận được nhiều hơn, may chi diễn đạt được dễ hơn.?
    Xuân Diệu cụ thể hoá dần cái ý của anh trong thể loại thơ ?ovẫn còn nặng diễn đạt ý và tình, trong thể loại Từ thiên về diễn đạt cảm và xúc; nhịp điệu mà câu và âm thanh của chữ đúng là ngôn ngoại, nói thêm nhiều nghĩa ngoài cái lời của văn.
    Tự nhiên tôi nhớ đến những lời Từ của Mai Am:
    Chan chứa, chan chứa,
    Sực nhớ một người những bữa

    Đúng rồi, chữ có mấy đâu, chữ có gì đâu mà sao nó gợi ngoài chữ, ngoài lời đến vậy.
    Lời Từ của Phạm Thái:
    Tuyết sương lác đác nguyệt mờ mờ
    Quế nhạt hương đưa
    Sen nhạt hương đưa

    Bí mật nằm ở chỗ lặp lại ?oquế nhạt hương đưa, sen nhạt hương đưa?, ? như Mai Am đã lặp ?ochan chứa, chan chứa?
    Tôi nhớ lời Từ Đào Tấn:
    Trước cửa cắm đầy liễu biếc
    Lại đã thanh minh sang tiết
    Năm tháng chẳng tha người
    Ánh tóc bạc rồi có biết
    Có biết
    Có biêt
    Cạn một chén xuân cho hết

    Bí mật không phải ở chỗ lặp lại, mà là ở các vần trắc này. Ở chố những ?obiếc?, những ?otiết? dập dồn. Ta đang chờ đợi một chữ vần bằng để xả hơi, thì lại ?obiếc, tiết, biết, hết? trắc liên tục như cái gì định giải toả ra ngoài thì lại bị dồn nén lại, ẩn ức vào trong?
    Tân nguyệt khúc như my
    Vị kiến đoàn viên ý
    Hồng đậu bất kham khan
    Mãn nhãn tương tư lệ
  7. Tan_Nguyet

    Tan_Nguyet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Từ đời Tống, vì các lẽ trên, có thể gọi là thơ tình đời Tống cũng được. Ít ra đến bảy mươi phần trăm các bài Từ là chuyên nói chuyện tình yêu. Nhưng trong khung cảnh Đạo học, Lý học bao trùm, đè nặng lên cả nước, thì tình ở đây có ý nghĩa khác. Nó không chỉ khẳng định nó, khẳng định con người thật, chất thật của con người, mà nó còn phủ định cái đạo lý giả của ông thánh ông hiền. Liễu Vĩnh tự xưng mình là ?okhanh tướng áo trắng? là một cách phủ định các vị khanh tướng ở triều đình. Từ mối tình trai gái ở chốn ăn chơi, ông ví nó với các nghi lễ ở nơi điện thí:
    Cửa cấm cài sâu
    Lò hương ngào ngạt
    Trước hiên ra bài đối

    Ngoài những ý nghĩa chính trị, xã hội như thế kia, thì Từ còn có một ý nghĩa, một chức năng nghệ thuật khác. Nó nói lên những điều không thể nói, (hoặc nó không cần nói hết những điều có thể nói). Cái chức năng của sự lấp lửng, nửa vời.
    Lời nói chưa xong thì nhạc đã thay nhịp rồi, xin lời ngưng lại? Lời muốn im đi chăng? Cũng chớ ngại gì, nhạc sẽ nói giùm. Tâm hồn ở chỗ ranh giới lờ mờ giữa nhạc và lời, giữa nói và không, để có thể có nhiều âm vang, nhiều nghĩa. Hơn nữa cái không khí những lúc ấy giữa người đẹp, giữa bạn bè tri âm, gọi là đối thoại hay độc thoại, nói lên hay chỉ tự thì thầm thì đều đúng cả. Cả đất nước Trung Hoa thời Tống ấy, từ vua quan cho đến dân dã, ai nấy cũng có tâm sự dày vò cần thổ lộ, mà thổ lộ rõ ràng là không được, là sai đạo lý, chỉ có thể thì thầm thôi. Cho nên cả đất nước từ dân dã đến vua quan, tất thảy đều làm Từ. Từ nói những điều ta không nói được, thơ không nói được.
    Giỏi thay Xuân Diệu, khi nghiên cứu Từ Đào Tấn, đã phát hiện ra điều ấy. Cái điều bây giờ ta biết là có dính líu với bản ngã, với nơi sâu thẳm nhất của bản ngã là tiềm thức, chớ thơ Đào Tấn, thơ Tống, thơ Đường, ai biết và đi chi ly vào các thứ ấy mà đặt tên cho. Xuân Diệu viết:
    ?oDường như đến một lúc nào đó thơ cũng không đủ để diễn tả nữa?, rồi, ?ocó một mảng tinh vi hơn trong tâm hồn mà dường như với thể loại Từ thì người ta có thể tiếp cận được nhiều hơn, may chi diễn đạt được dễ hơn.?
    Xuân Diệu cụ thể hoá dần cái ý của anh trong thể loại thơ ?ovẫn còn nặng diễn đạt ý và tình, trong thể loại Từ thiên về diễn đạt cảm và xúc; nhịp điệu mà câu và âm thanh của chữ đúng là ngôn ngoại, nói thêm nhiều nghĩa ngoài cái lời của văn.
    Tự nhiên tôi nhớ đến những lời Từ của Mai Am:
    Chan chứa, chan chứa,
    Sực nhớ một người những bữa

    Đúng rồi, chữ có mấy đâu, chữ có gì đâu mà sao nó gợi ngoài chữ, ngoài lời đến vậy.
    Lời Từ của Phạm Thái:
    Tuyết sương lác đác nguyệt mờ mờ
    Quế nhạt hương đưa
    Sen nhạt hương đưa

    Bí mật nằm ở chỗ lặp lại ?oquế nhạt hương đưa, sen nhạt hương đưa?, ? như Mai Am đã lặp ?ochan chứa, chan chứa?
    Tôi nhớ lời Từ Đào Tấn:
    Trước cửa cắm đầy liễu biếc
    Lại đã thanh minh sang tiết
    Năm tháng chẳng tha người
    Ánh tóc bạc rồi có biết
    Có biết
    Có biêt
    Cạn một chén xuân cho hết

    Bí mật không phải ở chỗ lặp lại, mà là ở các vần trắc này. Ở chố những ?obiếc?, những ?otiết? dập dồn. Ta đang chờ đợi một chữ vần bằng để xả hơi, thì lại ?obiếc, tiết, biết, hết? trắc liên tục như cái gì định giải toả ra ngoài thì lại bị dồn nén lại, ẩn ức vào trong?
    Tân nguyệt khúc như my
    Vị kiến đoàn viên ý
    Hồng đậu bất kham khan
    Mãn nhãn tương tư lệ
  8. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    trời ơi thứ pháp chữ lệ đẹp quá ta ,chị Tân Nguyệt ơi ,hứa rồi đó nhé ,thế nào cũng fải dạy em cách làm triện với cả thư pháp đó

    Một bước phong trần
    Mấy phen chìm nổi
    Trời tình mù mịt
    Biển hận mênh mông

    http://www.ttvnnet.com/forum/f_309
  9. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    trời ơi thứ pháp chữ lệ đẹp quá ta ,chị Tân Nguyệt ơi ,hứa rồi đó nhé ,thế nào cũng fải dạy em cách làm triện với cả thư pháp đó

    Một bước phong trần
    Mấy phen chìm nổi
    Trời tình mù mịt
    Biển hận mênh mông

    http://www.ttvnnet.com/forum/f_309
  10. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    à mà đấy là loại giấy gì thế hả chị ???

    Một bước phong trần
    Mấy phen chìm nổi
    Trời tình mù mịt
    Biển hận mênh mông

    http://www.ttvnnet.com/forum/f_309

Chia sẻ trang này