Ban download theo đường link này nhé: http://classical.iphim.net/Beethoven_Symphonies_Nos_5_6_9/CD2/Track5.mp3 Đây là bản thu năm 1963 của bản giao hưởng số 9 cung rê thứ, tác phẩm số 125. Cám ơn kankuli đã upload những recording tuyệt vời để bà con cùng thưởng thức. Hình như có lần tôi đã được ai đó nói cho biết rằng bản nhạc này được Hội đồng nghị sự Liên minh Châu Âu chọn là "liên minh ca" cho cộng đồng các quốc gia thuộc liên minh này.
Cảm ơn Icqseabridge nhiều lắm. Tôi cũng muốn xin bạn bản nhạc này nhưng soạn cho Piano, nếu có bạn cho tôi xin luôn nha. Cảm ơn nhiều.
Tôi có biết anh Quang Dũng của CD shop 49 Quang Trung Hà Nội có đủ bộ 9 bản giao hưởng của Beethoven được Liszt chuyển ngón cho đàn piano trình diễn. Theo lời anh kể thì từ trước đến nay chỉ có 2 pianist chơi được toàn bộ 9 bản giao hưởng-chuyển soạn này. Và bộ đĩa của anh là do Leslie Howard chơi. Nếu bạn có điều kiện ở Hà nội, bạn có thể qua 49 Quang Trung và mua một bộ copy. Cũng không đắt lắm đâu. Tuy nhiên, theo tôi Liszt đã hơi tham vọng khi chuyển soạn toàn bộ 9 giao hưởng của Beethoven sang cho 1 cây đàn piano trình tấu. Chính ông đã từng viết: "9 bản giao hưởng của Beethoven sẽ là những kiệt tác âm nhạc vĩ đại nhất. Với bất cứ ai muốn sáng tạo nghệ thuật, hay ham hiểu biết thì việc suy ngẫm, thưởng thức và học hỏi những kiệt tác này là việc nên làm. Từng nốt nhạc, từng chương nhạc đều có vị trí hoàn hảo không thể khác được". Tôi nghĩ rằng Liszt quá hâm mộ thiên tài Beethoven và thực sự ngưỡng mộ những gì mà 9 bản giao hưởng của Ông đã gây ảnh hưởng đến toàn bộ các thế hệ nhạc sỹ cùng thời Liszt và sau đó, nên Liszt đã quyết tâm chuyển soạn toàn bộ 9 bản giao hưởng này, và quan trọng hơn cả là giữ nguyên độ dài tác phẩm, cho piano độc tấu. Thực sự điêu này chỉ giúp ta thấy được tầm vóc thiên tài, những ngón đàn và tư duy âm nhạc của Liszt, còn như chính Liszt đã thú nhận: "Việc sắp xếp các tổng phổ cho cây đàn piano thay thế trong bản giao hưởng không phải là một việc sáng tác, và càng không thể có nhiều giá trị". Tôi nghĩ giao hưởng, đó là một hình thức tổng thể nhất, toàn vẹn nhất trong các hình thức của âm nhạc để thể hiện tình cảm, ý chí của con người qua âm thanh. Bởi vì giao hưởng là tổng hoà của rất nhiều âm sắc, nhạc cụ, kỹ thuật, mỗi một yếu tố của bản giao hưởng do một nhạc cụ, một cách thức kỹ thuật diễn tấu đều làm người nghe cảm nhận được theo nhiều cách khác nhau. Một chủ đề, một motif của bản giao hưởng do những nhạc cụ khác nhau diễn tấu đã cho ta những xúc cảm thẩm mỹ khác nhau, nữa là trong sự hoà quyện và đan xen, đồng điệu và đối kháng của các nhóm nhạc cụ và của toàn dàn nhạc giao hưởng. Thế nhưng nếu chỉ cho một mình cây đàn piano chơi và thể hiện toàn bộ những màu sắc, kỹ thuật của tất cả các nhạc cụ khác thì làm sao có thể giúp ta cảm nhận bản giao hưởng một cách toàn vẹn và thoả mãn được. Cũng giống như bạn vẽ tranh vậy, giao hưởng với dàn nhạc giống như bạn vẽ tranh màu, rất nhiều màu; còn giao hưởng với 1 cây đàn piano trình tấu giống như bạn vẽ chỉ với 1 màu và chỉ khác nhau độ đậm nhạt. Rõ ràng sắc thái biểu cảm, biểu thị không thể bằng vẽ tranh màu được. Tôi nghĩ rằng bản chuyển soạn đó thật ra chỉ có thể có mình Liszt chơi được và làm thoả mãn người nghe ở một mức độ rằng, ừ, tinh thần của bản giao hưởng vẫn được giữ nguyên, nhưng qua tiếng đàn piano, ta có thể nhìn thấy những khía cạnh khác của tác phẩm. Chứ bảo rằng tác phẩm đó cũng có sức mạnh, cũng có tình cảm như bản tổng phổ gốc thì e rằng hơi khiên cưỡng. Những thế hệ nhạc sỹ sau này, kể cả những pianist xuất chúng nhất của thế kỷ trước, cũng chẳng dám động tay động chân, và nếu có (có 2 người thật, như đã nói ở trên) thì cũng không thể nào thể hiện được đúng như những gì mà Liszt muốn, chứ chưa nói đến Beethoven muốn. Nếu bạn losavn không ở Hà nội, tôi sẽ giúp bạn mua một bộ copy của boxset này. Bản thân tôi còn do dự chưa dám sở hữu sau khi nghe qua một bản trong bộ Complete này, bản Giao hưởng số 5. Nên trong tay tôi hiện giờ không có đĩa nào để có thể share với bạn.
Bạn đã hiểu sao dụng ý của Liszt khi chuyển soạn 9 bản giao hưởng của Beethoven rồi. Vì ngày xưa không có phương tiện thu âm, và việc di chuyển cả một dàn nhạc đi lại cũng khá phức tạp nên việc chuyển soạn 9 bản giao hưởng này đã giúp nhiều người không có điều kiện có thể hưởng thụ được tinh hoa trong âm nhạc của Beethoven, mặc dù là có thể không được trọn vẹn. Không phải trên thế thế giới chỉ có 2 người là Cyprien Katsaris (Elektra) và Leslie Howard (Hyperion) chơi trọn bộ 9 bản này đâu, còn có Konstantin Scherbakov cũng thu trọn bộ 9 bản cho Naxos nữa. Hôm nọ ở nhạc viện Tchaikovsky cũng biểu diễn cả 9 bản này. Không thể dựa vào các bản thu âm để có thể kết luận vội vã như vậy được. Vì còn nhiều người chơi nhưng lại không thu âm hoặc không nổi tiếng nên nhiều người không biết. Glenn Gould cũng thu âm bản giao hưởng số 5 và chương 1 bản giao hưởng số 6, bản thân Gould không thích nhạc của Liszt và thời kỳ lãng mạn nói chung nhưng cũng không tiếc lời khen cho bản chuyển soạn giao hưởng số 6. Bản thu âm giao hưởng số 5 của Paul Badura-Skoda cũng là một trong những bản nổi tiếng.
Mình cũng có 2 bản số 4 và 5 của Beethoven , do Konstantin Scherbakov chơi .... nghe lạ tai , vô cùng thán phục tài năng của Liszt , nhưng không thích !
Tôi là dân Xây dựng nên chưa bao giờ tôi được học qua những kiến thức cơ bản về âm nhạc nói chung cũng như là Nhạc cổ điển. Nhưng, tôi ko biết là tôi đã có niềm đam mê với loại nhạc này từ bao giờ nữa. Nhưng, với mỗi bản nhạc khác nhau, và cùng một bản nhạc được thể hiện bởi các loại nhạc cụ khác nhau thì tôi thấy cảm xúc của mình cũng thay đổi. Khi nghe giàn nhạc giao huởng thì thấy mạnh mẽ, nhưng khi nghe Piano thấy nhẹ nhành và sâu lắng. Tôi mơ ước mình có thể trở thành một nhạc sỹ chơi Piano-và tôi sẽ chơi những bản nhạc cổ điển mà mình yêu thích. Tôi thấy các bác nói về những hiểu biết của mình mà thật sự " choáng váng". Tôi thán phục các bác lắm. Tôi rất mong sẽ có nhiều hơn nữa những bài viết của các bác để tôi có cơ hội được tìm hiểu về nhạc cổ điển. À, các bác cũng cho tôi hỏi luôn, tôi đã 25 tuổi rồi, vậy ở tuổi tôi có thể bắt đầu học Piano không?
Chắc bác Iosavn học khoá 44 trường xây dưng phải không? Chuyện tuổi tác chẳng bao giờ ảnh hưởng đến việc học cả. Chẳng như người Anh đã có câu ngạn ngữ "Never too old to learn" đấy sao! Tôi xin trích dẫn một câu nói của một thành viên "sao" của box Nhạc cổ điển như sau: "Nghe nhạc cổ điển chỉ cần một tình yêu". Nếu nghe chỉ cần tình yêu thì tôi tin rằng với nhiều tình yêu và sự kiên trì, chắc chắn bác sẽ học được. Hiểu biết về nhạc cổ điển, cũng là một loại hiểu biết thôi. Tại sao bác lại hiểu biết về xây dựng, về kết cấu bêtông cốt thép, về kiến trúc... Đó chẳng qua là bác được dạy, được học, được đọc và được nghe. Và quan trọng là bác đã trải qua rất nhiều lần thất bại, điểm kém, thi trượt... Nghe, hiểu và gắn bó với Nhạc cổ điển cũng như vậy! Trên box của mình và trên trang web của câu lạc bộ Nhạc cổ điển có rất nhiều bài viết của rất nhiều thành viên ưu tú và nhiệt thành với nhạc cổ điển. Bác có thể tham khảo trên đó để lấy thông tin. Tuy nhiên, theo thiển ý của tôi, mỗi người nên tự tìm cho mình một cách nghe nhạc riêng. Có thể cách nghe của mình không đúng không chuẩn hoặc còn phiến diện, nhưng đến khi trao đổi với bạn bè, mình sẽ hiểu hơn và từ đó thấy hay hơn. Điều này cũng giống như bạn nghe Sym 9 của Beethoven đấy. Bạn Apomede đã khuyên là nên nghe nhiều dàn nhạc, nhiều nhạc trưởng khác nhau chỉ huy, và chính bạn cũng muốn nghe bản giao hưởng đó ở dạng tổng phổ cho piano. Cách nghe so sánh. và dẫn tới là cách học so sánh sẽ giúp chúng ta tiến rất nhanh trên con đường dài tít tắp của nhạc cổ điển. Bạn có thể đảo qua topic "Cho mình xin bản "Định mệnh" của cụ Beethoven với". Ở đó mình bị rất nhiều người sửa gáy: chị meongoan sister, bạn cobeo, kể cả Apomede... Nhưng quan trọng là tôi và tất cả những người trên đều tìm thấy cho mình những quan điểm khác về cách tiếp cận một bản nhạc. Điều đó chứng tỏ mọi người đều rất trăn trở và thực sự cần một sân chơi về nhạc cổ điển, với nhiều thành viên, nhiều quan điểm khác nhau, để tranh luận, để khám phá và cùng thưởng thức. Nếu bạn ở Hà nội, hãy thường xuyên offline với box. Tuy những buổi offline thường không có nhiều thời gian cho những newbies như bạn và tôi để thể hiện quan điểm của mình, nhưng là một cơ hội tuyệt vời để lắng nghe và thấm nhập. Chúc bạn Iosavn có đủ tình yêu và sự quyết tâm để theo học piano.