1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Offline box Du Lịch , chỉ dành cho những kẻ có tiền !?

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi nguyenhoangnam, 21/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. moustik

    moustik Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Bạn nguyenhoangnam nói không phải là không có lý. Thế nhưng bạn ơi, du lịch vốn là một thú chơi "quý tộc". Đã chơi thì phải tốn kém. Nhưng người Việt nam ta nói chung chưa có nhiều thói quen du lịch đâu. Thực ra cái sự đi là phải có tiền, nhưng không cứ phải có nhiều tiền mới đi được. Điều cốt yếu là cái "máu". Tôi thấy rất nhiều người thừa tiền mà thiếu "máu".
    Nếu offline là những chuyến đi thì tôi sẵn sàng, còn nếu chỉ là buổi họp mặt nơi quán xá thì xin miễn nhé. Đố ai tìm được moustik trong buổi offline nào đấy
  2. vespalangbat

    vespalangbat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2003
    Bài viết:
    1.289
    Đã được thích:
    0
    thôi chết ..chết
  3. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Này, thế nhưng mà iem ủng hộ ý kiến của bác "thật thật ảo ảo" đấy ạ. Khiếp, các anh các chị box dulịch nhà ta đi đâu nhậu đấy, ai mà đủ tiền theo nổi cơ chứ. Khổ cái thân iem, mỗi lần mà mọi người la off là 3 ngày liền nhịn ăn sáng, 2 ngày nhịn ăn tối mới đủ xiền đi uống cafe đấy ạ, hic.
    Hay là iem xin phát một cái biểu ạ, từ lần sau, để bà con nghèo nghèo ít xiền như bác thật thật ảo ảo, hay iem, hay các đồng chí khác, chúng ta ứ off ở quán cafe nữa nhá, iem thấy cầu Sài gòn có cái gầm cầu cũng ổn, chúng ta ra đó đi, mỗi người xách theo bìnht rà, ai có nấy uống, híhihi, vui fết đấy.
    Nhân tiện, nhắc lại với mọi người là tối mai off nhá, 7h tối, quán Gió Mới, Lê Quý đôn (quên mất số rôi_đối diện trường Marie í). Hay nhân dịp này, chúng ta đổi địa điểm đi
  4. Cao_Son_new

    Cao_Son_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    566
    Đã được thích:
    0
    Bạn Nguyễn Hoàng Nam thân mến!
    Từ ngày tôi tham gia box DL, tiêu chí "nơi hội tụ của những kẻ thích lang thang" không thay đổi. Điều đó có nghĩa là, không giầu nghèo, không địa vị, không tuổi tác, không giới tính, chỉ duy nhất là có thích lang thang hay không.
    Chị Toét là một người hoạt động trong ngành DL đã lâu. Cũng từng là sinh viên, cũng từng ham hố bỏ học để đi chơi khi trong túi không dư giả tiền bạc. CHính vì vậy, chị Toét rất thấu hiểu nỗi khó khăn của các bạn ham đi, ham tìm hiểu nhưng thiếu điều kiện.
    Trong những chuyến đi, bap giờ chúng tôi cũng dành một khoản ngân lượng đóng góp cho những thành viên chưa đủ điều kiện. Đấy là cái đang quí của cộng đồng box DL. Sắp tới chị Toet sẽ tổ chức một chuyến cắm trại nguyên thuỷ ngoài hoang đảo. Cát trắng, nước xanh, con ngưòi hữu tình lại không mặc gì...ặc...ặc. Bạn hãy tham gia và sẽ hiểu mọi người hơn.
    Nhân tiện nói đến chuyện tiền, tôi xin post lại bài " Chuyến đi đầu đời" để bạn đọc. Khi đã máu, tiền bạc không phải là yếu tố quyết định.
    Chuyến đi đầu đời.
    Ông ngoại tôi là dân lái xe. Rong ruổi một đời vào Nam ra Bắc. Ông nội lái trâu. Mua trên mạn ngược rồi đem về xuôi bán. Một đời vắt vẻo lưng trâu. Lúc chết còn lẩm bẩm"... vắt...họ" .
    Tôi sinh ra năm lụt. Mới lọt lòng mẹ đã lênh đênh thuyền nan vớt thực phẩm cứu trợ. Lẫm chẫm biết đi là chạy giặc. Tuổi thơ là những miền quê sơ tán, là cánh đồng, con sông, vạt rừng và những người lính hối hả hành quân vào mặt trận.
    Tôi sinh ra như thể! Cuộc sống. Với tôi. Là những chuyến đi. Người ta bảo, Giời đày.
    Chuyến đi đầu tiên vào kì nghỉ hè năm lớp 10. Nhiều kỷ niệm và đầy sự ngẫu hứng. Hành trang chỉ có cái balô con cóc, vài bộ quần áo... cái nồi và mấy cân gạo hẩm xúc trộm của gia đình. Tôi bảo bố mẹ là về quê. Họ hoàn toàn không biết kế hoạch tôi đang chuẩn bị thực hiện.
    Ngày đó, phương tiện đi lại vất vả, đời sống lạc hậu. Ra khỏi Hà nội đôi chục km đã là thế giới khác, xa thẳm. Tôi quyết định chọn Tuyên Quang, cách hà nội 160 km.
    Bắt đầu khởi hành từ bến Nứa. Mỗi ngày chỉ có một chuyến đi Tuyên Quang vào 5h sáng. Người đông như kiến cỏ. Chen lấn, xô đẩy để có chỗ ngồi. Tôi lặng lẽ đứng gần, đợi xe chuyển bánh mới lên. Những người bán rong đi lại chào mời. Một người đàn ông bán bật lửa lại gần tôi quảng cáo" bật lửa Tầu đây, bật cái cháy ngay, bật 2 cái cháy tay..."
    Xe bắt đầu lăn bánh. Tôi nhẩy lên, bám vào cửa xe. Chú phụ xe đang mải mê quát tháo mấy bà buôn chuyến nên chưa thấy tôi. Tôi ngồi xuống bậu lên xuống. Mắt dõi theo dòng chảy của Sông Hồng. Cảm giác mình như những giọt nước nặng phù sa, lờ lững trôi ra biển.
    Chỉ được một lát thả hồn. Tôi đã phải đối mặt với thực tế. Chú phụ xe hỏi" Đi đâu? cho xin tiền vé". Tôi gãi đầu" Em không có tiền, anh cho đi nhờ". Chú trợn mắt "Không có tiền thì cút" rồi vỗ bồm bộp vào thành xe, ám hiệu để bác tài hãm phanh. Tôi bảo" Em là học sinh, nghỉ hè về nhà. Một xu không có. Anh cho đi nhờ thì em được, không thì em phải cuốc bộ lên tận Tuyên". Một thoáng lưỡng lự, rồi chú phụ xe ra hiệu cho bác tài chạy tiếp, miệng lẩm bẩm " mới sáng ngày đã ám quẻ, mày không được ngồi, đứng ở cửa xe thôi". Tôi khẽ cảm ơn và nở một nụ cười sung sướng. Vậy là khó khăn đầu tiên đã vượt qua.
    Xe chạy ì ạch như rùa bò. Chạy được một đoạn lại đỗ để bắt khách. Tôi cứ phải nhẩy lên nhẩy xuống. Vừa nhưòng lối đi cho hành khách. Vừa giúp chú phụ xe đỡ hành lý. Chú bảo tôi cũng được việc. Đến Phúc yên, xe chật như nêm. Lúc này tôi chỉ đứng có một chân, bám vào xe một tay, người đung đưa ngoài thành xe, sau lưng là cái balô con cóc.
    Cứ như thế, thỉnh thoảng tôi lại đổi chân, đổi tay cho đỡ mỏi. 11h trưa, xe nghỉ tại Đồi me, Việt trì. Giờ đây, mỗi lần qua Việt trì, tôi đều cố dõi tìm địa danh ấy. Thành phố đổi khác nhiều, nhà cửa mọc như nấm sau mưa. Đồi me chỉ còn trong ký ức.
    Đồi me là một bãi đất, cao hơn xung quanh một chút. Có lẽ vì thế mà gọi là đồi. Hàng quán bày san sát. Cơm, canh, bún, phở... để phục vụ khách đi đường. Nghỉ một tiếng ăn trưa. Tôi lang thang nhìn ngó, nước rãi chảy ròng ròng. Bụng sôi òng ọc. Tôi đành bốc một nắm gạo sống trong balô, bỏ vào mồm, trệu trạo nhai. Nhai một lúc thì thấy ngọt.
    3h chiều xe lên đến thị xã Tuyên Quang, thủ phủ của tỉnh Hà tuyên ( Sau tách thành 2 tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang). Thị xã chỉ có mấy con phố xơ xác, nhà cửa lụp xụp nằm rải rác khoảng 1km bên dòng sông Lô.
    Ngày đầu tiên, tôi ngủ luôn ở phòng bán vé bến xe. Xung quanh tôi cũng có nhiều người ngủ lại, đa số là bị nhỡ xe. Nằm cạnh tôi là một đôi vợ chồng người dân tộc. Đêm hôm đó, đầu gối lên balô, tôi không thể nào chợp mắt. Muỗi nhiều. Tiếng muỗi vo ve căng như dây đàn. Đôi vợ chồng dân tộc kia cũng không ngủ được, họ lăn bên này, trở bên kia. Có tiếng thở mạnh, hổn hển, mỗi lúc một to. Tôi ngẩng đầu lên xem. Trời tối quá, chẳng thấy gì. Một người đàn ông đứng dậy đi ra ngoài. Một lúc sau, quay lại cùng chú Công an. Ánh đèn pin loang loáng lia qua chỗ tôi nằm. Chị dân tộc kéo vội váy xuống. Chú CA yêu cầu họ về đồn. Người đàn ông dân tộc lắp bắp thanh minh:" Không phải đâu Kinh ơi, của nhà mang đi đó".
    Sáng hôm sau, tôi lang thang ra chợ. Bắt đầu tìm cách kiếm ăn. Chợ thị xã họp các ngày trong tuần. Thứ 7, CN chợ đông hơn cả. Trai gái Mán kéo xuống chơi chợ đỏ rực cả phố. Đầu chợ có một người đàn ông dở người ngồi ăn mày. Tôi ngồi xuống bên cạnh. Lục cục lôi bộ đồ nghề ra. Vài tờ giấy tờ rô ki, cái bút chì than, thước kẻ... và tấm giấy viết nguệch ngoạc: Vẽ Truyền Thần - 2000đ. Hồi đó, mới đổi tiền, 500đ một bát phở bò. Nếu vẽ được một bức, tôi được 4 bát, ăn tuý luý cả ngày.
    Cũng có vài người hờ hững hỏi rồi lại hờ hững đi. Tôi phát hiện ra thiếu sót nghiêm trọng của kế hoạch:" Mình trẻ quá, không phải là hoạ sỹ, họ chưa tin tưởng". Tôi thay đổi chiến thuật. Tôi viết thêm một tờ giấy, nội dung" Sinh viên Mỹ thuật, đi thực tế, bị rạch túi mất hết tiền". Lập tức có phản ứng tích cực. Nhiều người quan tâm hơn. Họ hỏi hoàn cảnh mất tiền? Trên chuyến xe nào? Có phát hiện ra thủ phạm không? Báo Công an chưa? Tội nghiệp quá!
    Ngày hôm ấy chỉ có người hỏi. Không có khách vẽ. Vài người bảo lần sau đi chợ sẽ mang ảnh đến nhờ. Hôm nay không mang theo. Tôi lại phải ăn cơm nguội với muối.
    Buổi chiều, tôi xuống sông Lô tắm táp cho thoải mái. Nước đục ngầu phù sa, cuộn sóng, sôi ùng ục. Buổi tối, tôi vào trường cấp 3 thị xã, kê bàn làm giưòng, đánh một giấc không mộng mị đến sáng.
    Ngủ dậy. Tôi ra chợ, ngồi vào chỗ hôm qua. Người đàn ông dở người nhìn tôi cười cười. Ông ta đưa cho tôi một củ khoai lang luộc. Tôi định không lấy, nhưng chợt nghĩ đến tấm lòng tốt của ông nên nhận. Tôi không dám ăn. Củ khoai bốc mùi thiu.
    Khách đến chợ đã khá đông. Cũng như hôm qua. Rất nhiều người hỏi thăm. Rồi hẹn lần sau.
    Gần trưa, một người đàn bà trạc 40, đem đến một tấm ảnh. Đấy là ảnh chồng chị ta, hi sinh năm 68 ở Khe Sanh. Chị đưa trước cho tôi 2 nghìn và hẹn chiều lấy. Tôi như đi trên mây. Thế là khó khăn thứ 2 đã bắt đầu vượt qua. Tôi đi mua ngay 4 cái bánh tẻ hết 800đ, ăn 3 cái và cho người đàn ông kia một cái. Người đàn ông cắn 2 miếng hết cái bánh. Ông ấy bị nghẹn, nấc ừng ực và rướn cái cổ lên như cổ ngỗng. Ánh mắt bỗng minh mẫn lạ thường.
    Tôi vẽ khoảng 3 tiếng thì xong. Người đàn bà nọ vẫn chưa đến. Tôi bầy bức vẽ dưới chân chào hàng. Khách hỏi ngày càng đông.
    Buổi chiều. Tôi lại ra sông Lô tắm. Bỗng phát hiện ra một điều kỳ diệu: nước từ thượng nguồn chảy về mang theo nhiều của cải rừng già. Tôi như con rái cá, lặn ngụp giữa dòng nứơc đỏ ngầu. Khoảng một tiếng thì được một ôm củi. Cành nào cành ấy to bằng bắp đùi, chắc nịch. Sáng hôm sau tôi bán được 500đ.
    Vậy là từ ngày hôm sau, tôi có thêm nghề mới: tiều phu. Có khác là không lên rừng, mà xuống sông vớt củi.
    Khách vẽ ngày càng đông. Một phần vì thông cảm với hoàn cảnh của tôi. Một phần chưa có hiệu ảnh phục chế như bây giờ. Phần nữa, tôi vẽ đẹp thật. Ở nhà, tôi vẫn vẽ hộ hàng xóm. Mấy ông hoạ sỹ nghiệp dư thường bảo:"ngón tay này mà không cầm cọ thì lãng phí quá."
    Tôi đã có vài chục nghìn. Thấy khổ hơn là lúc chưa có. Đi đâu cũng phải giữ. Thỉnh thoảng lại phải sờ xem còn nằm trong cạp quần không?. Xuống sông mò củi cũng phải để mắt trên bờ. Cơ khổ vì có tiền.
    Người đàn ông dở người tôi vẫn chưa biết tên. Mọi người trong chợ gọi là " Ông Rồ". Tôi không sợ ông ta. Buổi tối không ngủ ở trong trường nữa. Chuyển hẳn ra cổng chợ ở với ông Rồ. Hai người đàn ông ở với nhau. Một già, Một trẻ. Một người điên muốn làm người tỉnh. Một người tỉnh muốn làm kẻ điên. Những lúc tỉnh táo. Ông kể về ông, về một người đàn bà nào đó... Lỗ mỗ, câu được câu chăng? Tôi còn trẻ. Chưa biết yêu, nên chẳng hiểu cái tình cảm này nó nặng nhẹ thế nào. Thấy bà tôi bảo" nặng tình thì khổ". Liệu người đàn ông kia có nặng tình không? Ông ta điên vì một người đàn bà!
    Người đàn ông không bao giờ tắm kể từ ngày ông lang thang đến cổng chợ này. Tôi là người đầu tiên rủ ông xuống bến sông. Đầu tiên, chỉ với mục đích trông hộ mấy chục ngàn. Ông sợ nước. Nhìn dòng sông, ông lại nghĩ đến mái tóc người đàn bà bội tình. Ông căm thù nước. Tôi bảo:" đàn ông sinh ra phải làm khổ đàn bà mới đúng. Nếu ông thù cô ấy, ông cứ đái cứ ỉa xuống sông, như là lên mái tóc của người ta ấy" Ông rồ bật cười khoái trá. Tụt quần, làm một tia như vòi cứu hoả. Rồi nhẩy tùm xuống sông, vùng vẫy như trẻ thơ.
    Sau một tháng, tôi đã có gần trăm nghìn. Đây là số tiền rất lớn, chưa bao giờ dám mơ đến. Không nhét vào cạp quần được nữa. Tôi bọc mấy lớp nilon, cho vào một cái túi vải nhỏ. Miệng túi buộc chặt, cẩn thận hơn, tôi dùng thêm vài cái kim băng. Tôi đeo chiếc túi này cả lúc đi ngủ.
    Một đêm, trời đổ mưa. Căn lều vốn chỉ trốn được nắng, không tránh được mưa. Tôi rủ ông Rồ vào sâu trong chợ, nơi có những cái lều bán hàng vững trãi hơn. Cũng có vài kẻ lang thang đang trú mưa ở đấy. Họ không ngủ, đang uống rượu và than thở trời đất.
    Kiếm một chỗ khô ráo, tôi và ông Rồ ngả lưng. Ngủ được một lúc, tôi giật mình tỉnh dậy. Một bàn tay của ai đó đang sục xạo trong cái balô trên đầu tôi. Tôi hét lên, bật dậy và ôm chặt balô. Mấy người đàn ông ban nãy đứng trước mặt cười khả ố. Chúng tưởng tôi để tiền trong đấy. Tôi sợ run rẩy, lắp bắp van xin. Một thằng trong đám bảo: "Khôn hồn thì nôn hết tiền ra. Không thì bố con mày xuống sông Lô làm mồi cho cá". Khốn nạn chưa. Chó cắn áo rách. Cả tháng trời ki cóp mới đuợc ngần này. Bỗng nhiên mất trắng. Tôi cương quyết không đưa, giữ chặt túi tiền. Một người tiến lên giằng cái balô, hắn chưa nhìn thấy cái túi. Hắn đẩy tôi ngã dúi. Chiếc balô nằm trong tay hắn. Hắn moi từng thứ ra, vứt xuống đất. Không thấy tiền, hắn chửi. Chợt nhìn thấy cái túi bên sườn tôi. Hắn lại nhào tới. Tôi quận ngưòi lại, cho cái túi vào trong lòng, còng queo dưới đất. Hắn dẫm chân lên lưng, tôi nghẹt thở. Tôi nghe thấy một tiếng thét. Từ bé đến giờ, chưa bao giờ nghe thấy thiếng thét kinh hoàng như thế. Bàn chân trên lưng bỗng lỏng ra. Một thân người đổ như chuối đốn rơi xuống bên cạnh. Giẫy giẫy, giật giật. Tôi ngẩng lên. Ông rồ đang cầm trong tay cái cọc lều. Mắt mở trừng chừng. Miệng lẩm bẩm" ********, ********". Những người đàn ông vừa chạy, vừa thét "Ối bà con ơi, cứu với, cứu với, bố con thằng Rồ giết người"
    Tôi và ông Rồ bị bắt vào đồn Công an thị xã. May mắn cho người đàn ông bị ông Rồ đánh. Ông ta không chết, chỉ bị ngất, vào viện khâu sáu mũi. Tạm giữ 2 ngày thì tôi được thả, sau khi CA kiểm tra xong lý lịch tôi ở địa phương. Bố mẹ tôi hoảng hốt, không hiểu thực hư thế nào. Tưởng đang nghỉ hè ở quê, giờ thấy chú cảnh sát khu vực bảo bị bắt ở Tuyên Quang.
    Ông Rồ vẫn bị tạm giữ để điều tra thêm. Tôi chia cho ông một nửa số tiền. Ông không lấy. Ông chẳng cần tiền. Ông vẫn tưởng tôi bị mất cắp nên phải lăn lộn, kiếm ăn. Tôi định nói thật, sau lại thôi.
    Tôi về gửi tiết kiệm số tiền đấy để dành vào năm học chi tiêu.
    Bây giờ, khi đã phương trưởng, muốn đi đâu thì đi, đến đâu thì đến. Tôi vẫn nhớ đến ông Rồ và tự hỏi" Ông rồ, giờ này ông ngồi ở chợ nào? Ông đã đái vào đầu lũ đàn bà được mấy lần rồi?".
  5. Massimiliano

    Massimiliano Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Bác Nguyễn Hoàng Nam này!!!Em có ý kiến ý cò với bác tí tẹo: Bác à!!!!Offiline lần đầu không thấy hợp gu thì thôi.Lần sau ở nhà...Nếu bác như thế bác sang 7x nhà em, offline bác còn hãi nữa.Ăn chơi vô độ...
    Thôi!!!Mà khi post ra một chủ đề như thế này cũng là một cách gây nổi.Tôi không lạ gì mấy chuyện này...
    Thôi tôi lượn!!!Hóng hớt ở đây tí tẹo....
    Ở bên du lịch hình như tôi biết mỗi cô Toet, nhòm trộm một lần khi đi với mấy người bạn 7x....
    Không quen biết thế mỗi lần gửi than phiền đổi tên topic sao lâu thế...he he he
  6. nhim76

    nhim76 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2003
    Bài viết:
    351
    Đã được thích:
    0
    Bác Missi.... này, tôi nhớ là mỗi lần tôi nhận được than phiền của bác là tôi giải quyết ngay lắp tự, có lẽ do ttvn chậm truyền tin chăng? Trong box dulich không có khái niệm lạ hay quen bác ạ, tất cả đều trước lạ sau quen cả!
    Với lại, lần sau bác có thể gửi PM cho mod là được rồi, nhìn thấy hệ thống báo có một than phiền là kinh lắm, bác ạ.
  7. hamvui

    hamvui Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/12/2001
    Bài viết:
    289
    Đã được thích:
    0
    Hi` hi`, tính em ba phải quá, đọc bài của ai cũng thấy đúng.
    Nhất là cái bài của bác CÁO SƠN dụ khị anh em như kiểu BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO vậy, chẳng biết ai dúng ai sai nhưng đọc xong thấy lòng nao nao, bừng bừng tuổi trẻ nhưng hình như câu hỏi của HOÀNG NAM vẫn đang nằm đó chờ bác trả lời tiếp thì phải.
  8. Toni_Guy

    Toni_Guy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2003
    Bài viết:
    1.647
    Đã được thích:
    0
    Thời buổi bây giờ làm gì chẳng cần đến tiền??? ngay cả đến lúc chết, không có tiền thì có lỗ để được chôn ko???
    Họp offline cho dù là ngồi uống chè đánh cờ tướng thì cũng phải có tiền mua chè và bộ cờ chứ???
  9. vuongtu_takeru

    vuongtu_takeru Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Tui không đồng ý vói ông Nguyenhoangnam.
    Đúng là thiển cận, ông chỉ nhìn thấy phần mà ông nghĩ thôi,
    Tôi thấy mỗi lần off thì trong Box đều có thông báo, ai tham gia được thì tham gia, không thì thôi, thiwcj ra thì tôi cũng chưa bao giờ đi off với box DL cả ( Tôi chỉ thích đi chu du một mình thôi).
    Ông cũng đâu có biết là mỗi thành viên trong box đều lao động cật lực, dành dụm để có tiền, có tiền ====> để đi, để lang thang... vaỵy thì ông kêu ca klàm gì, ông phải lấy đó làm động lực mới phải, như tôi đây này, Tôi chưa đi off cùng box vì tôi chưa có đủ xiền( tôi chưa kiếm được việc làm), nhưng nhất định sẽ có ngày tôi đi, tôi đi bằng chính những đồng tiền mình kiếm được, thế mới thú chứ, loa động là để chơi mà... he he he...
    Nào chúng ta hãy cố nên, để một ngày nào đó được cùng nhau ... lang thang.
  10. PhuChan

    PhuChan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    0
    Hi hi hi!
    Bác @CaoSon làm một bài dài ngoằng. Đọc hay như là "Hành Trình Thời Thơ Ấu" của Dương Thu Hương vậy. Nghe phét không chịu được.
    Sốc lại tinh thần anh ems thành viên "túi nhẹ" cũng hơi khó đấy. Bởi đám anh chị ems này ít nhiều cũng có một số tự ti. Kể cả khi bác tuyên bố: "hôm nay anh làm Bao CS" thì chưa chắc các ems nó đủ dũng khí ló mặt cùng với các bác vậy. (Dĩ nhiên, trừ mấy ems xinh của bác! )
    Còn chú @nguyenhoangnam thổ lộ bức xúc nghe bi quan quá. Nếu thấy mấy buổi offline thác loạn của bác @CaoSon nó kinh dị quá thì cứ mạnh dạn đề nghị bác tổ chức lấy vài buổi bình dân đi. Than thở thể này mất tính thời đại quá!
    P/S: Nói thật chứ chú @nguyenhoangnam đừng có quá tin vào những bài tường thuật với bình loạn trên này. Keke. Trước họp TMG chán vãi một số thứ. Thế mà bài tường thuật, chú đã đọc chưa, hấp dẫn một cách kinh hoàng.
    Một thành viên mới bảo với anh rằng: Hãy để cho chúng em giống như cafe trong ly. Cuốn mình theo dòng xoáy mỗi khi box mình "khuấy thìa". Đừng quá quan tâm đến bọn em. Bởi nếu không thích: một là bọn em sẽ văng ra khỏi ly. Còn không, bọn em sẽ tự biến mình thành cái thìa. Một cô bé sinh năm 86. Chú có tin không?
    Dân ngoài box mạn phép nói lăng nhăng. Các bác các cô có phạt thì cũng đành chịu. OK?

Chia sẻ trang này