1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Offline - nơi gặp gỡ các thành viên!

Chủ đề trong 'Đại học Bách Khoa TpHCM' bởi Babystar, 15/03/2003.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. FBK

    FBK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    1.269
    Đã được thích:
    0
    Thấy máy bạn bàn về giáng sinh vui wá nhưng có mấy ai trong những người tham gia hiểu về đạo Công Giáo chưa nhỉ (FBK@ kg muốn nói đến các bạn có đạo!)?
    Mạn phép góp chút ít những gì FBK@ biết cho các bạn,hy vọng khi hiểu về nguồn gốc của đạo Công Giáo thì cuộc vui của các bạn sẽ ý nghĩa hơn
     
    Đã bao giờ em dám khóc trước anhĐể chứng minh mình chỉ là con gái
  2. FBK

    FBK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    1.269
    Đã được thích:
    0
    ÐẠO CÔNG GIÁO & ÐÔNG PHƯƠNG
    Thật là khó khăn khi nói về một tôn giáo mà chỉ đóng khung lại một vài ý niệm. Công việc và ý tưởng của các tôn giáo thường vượt ra khỏi những chiếc khung trần gian và lan tràn ra đến tận những bờ cõi xa xôi của tư tưởng.
    Hướng truyền giáo mới từ Á sang Âu
    Sự tồn tại của đạo Công giáo đã bước vào thiên niên kỷ thứ ba.
    Như đạo Hồi, đạo Công giáo xuất phát từ châu Á, đi vào lịch sử và văn hóa châu Âu và ngự trị ở đó trong rất nhiều thế kỷ. Cơ hồ trong một chừng mực nhất định, người ta không thể nắm rõ được những diễn biến lịch sử Tây phương nếu không có một hiểu biết cần thiết về đạo Công giáo.
    Trong suốt thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, như thông lệ, các linh mục truyền đạo Công giáo xuất phát từ Âu Châu đi đến các nước Á Châu và Phi Châu. Song vài thế kỷ gần đây, các nhà truyền đạo Công giáo từ Ấn Ðộ đã đến Nam Mỹ và Phi châu. Hướng truyền giáo mới từ Á sang Âu càng rõ nét hơn trong những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, các nhà truyền đạo Công giáo không ra đi từ Âu Châu nữa mà từ Á Châu đi đến các quốc gia Âu Châu và Bắc Mỹ. Như để kiện toàn một chu trình độ thế, đạo Công giáo lại bừng sáng tại châu Á. Những tâm tình Ðông phương nồng ấm là mảnh đất màu mỡ cho một hạt giống tôn giáo có nguồn gốc phương Ðông đơm hoa kết trái.
    Mới đây, theo yêu cầu của các Giám mục ở Âu châu và Mỹ châu và theo lời đề nghị của tòa thánh Vatican, tổng giáo phận Goa (Ấn Ðộ) đã gởi hơn 70 linh mục đến Hoa Kỳ và Âu châu; điểm xuất phát sắp tới trong một viễn cảnh không xa có thể là Việt Nam, Philippines?
    Khi tới ngưỡng cữa của năm ngàn thứ ba, người đứng đầu Giáo hội Công giáo là Ioannes Paulus (John Paul) II đã hô hào: ?oHãy ra khơi?. Ioannes Paulus II hiện nay được xem là một trong những nhà tiên phong đòi hỏi tự do và khơi lên phong trào toàn cầu hóa trong công bình, ở đó con người phải được bảo vệ mạng sống vô giá và nhân phẩm của mình. Ðây là một trong những ứng viên sáng giá nhất của giải Nobel Hòa Bình năm 2003, một khuôn mặt sáng giữa những niềm chua xót sâu xa của thân phận con người bởi luôn bị đe dọa bởi chiến tranh, khủng bố bạo động và nhiều thứ bất công khác.
    Và cuối cùng thì? con người ta phải chết, như đã có một triết gia nói: cuộc sống là một tiến trình đi dần đến cái chết.
    Tháng Mười Một báo Hiếu
    Với quan điểm Hội thánh cùng thông công, các thành phần của Hội thánh Công giáo bao gồm: những người tại thế, những người trong luyện ngục, các thánh thần ở trên thiên quốc, ba nơi này cùng hiệp thông và có thể nâng đỡ cho nhau: giáo hội khải hoàn trên thiên đàng, giáo hội chiến đấu ở trần gian, và giáo hội đau khổ trong luyện ngục. Liên đới trong hạnh phúc cũng như trong đau khổ, giáo hội Công giáo luôn kêu gọi các tín đồ của mình phải cảm nhận được mối dây liên hệ ấy, trong niềm tin linh hồn con người là giống thiêng liêng bất tử.
    "Ai yêu mến cha mình, thì đền bù tội lỗi, ai thảo kính mẹ mình thì như người thu được một kho tàng. Ai thảo kính cha mình, sẽ được vui mừng trong con cái... Ai thảo kính cha mình, sẽ được sống lâu dài... Hỡi kẻ làm con, hãy gánh lấy tuổi già cha ngươi, chớ làm phiền lòng người khi người còn sống."
    (Hc 3:3-6a.12).
    Ðó là những lời đọc trong sách Huấn ca trong lễ thánh Gia thất, vào ngày Chủ nhật trong tuần bát nhật của lễ Giáng Sinh của đạo Công giáo, được cử hành với trọng tâm nhằm nói lên lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ.
    Hằng ngày người Công Giáo đều cầu nguyện cho những người đã khuất trong gia đình và trong các lễ ngày Chủ nhật tại giáo đường của mình. Riêng Giáo hội Công giáo Việt Nam, có cử hành một lễ lớn trong ngày mồng hai Tết đầu năm Âm lịch để tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên, tiền nhân anh hùng liệt sĩ đất nước (1)
    Ngoài ra đạo Công giáo dành trọn tháng Mười Một để cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện ngục, cầu cho những người đã qua đời ruột thịt cũng như chưa quen biết; tháng Mười Một dành cho những người đã chết. Hằng năm, vào ngày 02 của tháng Mười Một, ba thánh lễ được cử hành cầu nguyện cho những người đã khuất; cũng là ngày những người sống đi viếng nghĩa trang cầu cho các thân bằng quyến thuộc đã qua đời.
    Ðối với người Việt Nam nói riêng và với người châu Á nói chung, việc thi hành đạo Hiếu với các bậc sinh thành, đã trở thành một chuẩn mực/bổn phận không thể thiếu trong đời sống thường nhật. Việc tôn kính ông bà tổ tiên và Khổng tử trong giáo hội Công giáo - nhìn từ góc độ phương Tây - được mệnh danh là "Nghi lễ Trung Hoa". Vấn đề này đã gây tranh luận sôi nổi một thời gian dài trong lịch sử giáo hội Công giáo, cùng những rắc rối và tế nhị, ngộ nhận và diễn giải chưa đúng? Suốt ba thế kỷ (XVII - XX) với bao triều đại giáo hoàng và bao văn kiện từ tổng hành dinh Vatican đã phủ nhận Nghi lễ Trung Hoa; bắt đầu từ 1645, mãi đến năm 1939 vấn đề mới được giải quyết.
    Với huấn dụ Plane compertum ban hành ngày 8 tháng 12 năm 1939 được sự phê chuẩn của người đứng đầu giáo hội Pius XII, đạo Công giáo chính thức chấp nhận Nghi lễ Trung Hoa, cho phép tín đồ tham gia trong nghi thức tôn kính Khổng Tử và cử hành các nghi thức tôn kính ông bà tổ tiên, các vị anh hùng liệt sĩ dân tộc. Ở Việt Nam, huấn dụ Plane compertum được áp dụng chính thức vào năm 1964; đến năm 1974, thông cáo của các Giám mục tại cuộc họp Nha Trang đã đi thêm một bước xa hơ n - khuyến khích việc tôn kính ông bà tổ tiên theo tinh thần Ðạo Hiếu của truyền thống phương Ðông.
    Ngày nay như mọi người vào mỗi dịp giỗ kỵ riêng trong từng gia đình, vẫn nến và hương, người Công giáo tưởng nhớ người đã khuất - theo cách của mình - họ làm việc lành phúc đức, tham dự thánh lễ và cầu nguyện cho thân nhân họ.
    Việc tôn kính các đấng sinh thành là để tỏ lòng hiếu thảo, linh hồn người quá cố không hẳn ngự trong các bài vị, người sống dâng lễ vật là để nhớ người qua đời dường như họ đang hiện diện với người sống. Mọi chuyện không phải chỉ là một nấm mồ cỏ xanh nhưng còn là một tâm tình để sống, tháng Mười Một hàng năm như một cơ hội giúp các tín đồ Công giáo sống biết nghĩ về tương lai tối hậu cuả mình, để ý thức cuộc sống sẽ gieo gì trong hiện tại và báo hiếu.
    Tài liệu tham khảo:
    - Thông cáo của HÐGMVN lập ngày 14-6-1965 tại Ðà Lạt, về việc tôn kính ông bà tổ tiên và các bậc anh hùng liệt sĩ.
    - Quyết nghị của Ủy ban Giám-mục về Truyền bá phúc âm lập ngày 19 tháng 4 năm 1972, liên hệ đến việc tôn kính ông bà tổ tiên và anh hùng liệt sĩ để áp dụng huấn dụ Plane compertum.
    - Thông cáo của khóa hội thảo VII về Truyền bá phúc âm toàn quốc từ ngày 12 đến 14 tháng 11 năm 1974 họp tại Nha Trang, về "Lễ nghi tôn kính ông bà tổ tiên?.
    Ghi chú:
    Công giáo là một trong sáu tôn giáo có số lượng tín đồ lớn ở Việt Nam. Hiện ở Việt Nam có hơn 5.324.492 tín đồ Công giáo, 6.003 nhà thờ, nhà nguyện. Trong đó Thành phố Hồ Chí Minh là 526. 308 tín đồ và 274 nhà thờ, nhà nguyện. Theo câu trả lời của người phát ngôn Bộ Ngoại giao, ông Lê Dũng với phóng viên San Jose Mercury (USA) ngày 02/10/2003.
     
    Đã bao giờ em dám khóc trước anhĐể chứng minh mình chỉ là con gái
  3. FBK

    FBK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    1.269
    Đã được thích:
    0
    ?oTrong cách nhìn Ki tô giáo về hôn nhân, quan hệ nam nữ là mối tương quan qua lại, toàn diện và duy nhất không thể tiêu diệt?
    Khởi đầu ngàn năm mới
    Quan Niệm Công Giáo Về Hôn Nhân
    Theo giáo lý Công giáo, hành động chọn đời sống hôn nhân quan trọng và có ý nghĩa không kém quyết định dấn thân vào con đường tu trì; cả hai đều là ơn gọi và sự đáp lại lời mời của Thượng Đế. Mỗi ơn gọi đều có nét đẹp, vẻ thăng trầm và trăn trở của nó; điều quan trọng là con người có dám đáp lại hay không.
    "giữ lòng chung thuỷ khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khoẻ, để yêu thương và tôn trọng mọi ngày suốt đời".
    Đó là lời thề hứa giữa chàng và nàng khi cử hành Bí tích hôn nhân , được đọc to lên giữa giáo đường Công giáo.
    I. Tính bổ khuyết giữa nam và nữ
    Tính nhị phân trước khi trở thành cơ sở đầu tiên của các ngôn ngữ lập trình ngày nay đã xuất hiện từ thưở ban sơ của nhân loại. Dường như là để qui về chính tính cách nhị phân ấy, sách Sáng thế ký trong Cựu ước viết: ?oThiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình (?) Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ ?o (St 1,27).
    Đây cũng chính là lời khẳng định về sự bình đẳng phẩm giá giữa người nam và người nữ: cả hai cũng đều là những ngôi vị ngang nhau. Sự cấu thành người nam người nữ, cùng với phẩm chất đặc loại bắt nguồn từ đó, ngay từ buổi đầu đã thiết lập nên những đặc tính cho sự thiện chung của nhân loại trong mọi chiều kích và nơi mọi môi trường sống.
    Thượng Đế đặt trong lòng con người ước vọng có một người bạn đường để cùng nâng đỡ nhau, cùng chia vui sẻ buồn trong suốt cuộc đời của nhau. Ý nghĩa này được thể hiện trong một câu khác trong thánh kinh Cựu ước: ?oNgười nam sẽ lìa bỏ cha mẹ để kết hợp với vợ mình, cả hai trở nên cùng một thân thể... ?o. Người nam và người nữ, với những đóng góp riêng của mình, được mời gọi không những sống bên cạnh nhau hay sống chung với nhau, nhưng còn được mời gọi để sống cho nhau, bổ túc cho nhau trong cuộc sống. Mặt khác, nhờ những kết hợp giữa hai người nam nữ mà nhân loại tồn tại.
    Vậy có thể nói, hôn nhân theo cái nhìn của đạo Công giáo gồm có 2 mục đích chính:
    1- Giúp nhau phát triển con người và cùng nhau hướng về thiện ích của đôi bạn.
    2- Sinh sản và giáo dục con cái.
    II. Hôn nhân Công giáo là một Bí Tích
    Hành động hai người nam và nữ tự hiến cho nhau và đón nhận nhau ?" là một hành vi nhân bản ?" phát sinh một định chế vững chắc có giá trị trước mặt Thượng Đế. Mặt khác xuất phát từ xác tín định chế hôn nhân đến từ ý định của Thượng Đế, nên nghi thức công nhận một đôi tình nhân Công giáo chính thức bước vào cuộc sống hôn nhân trở thành một bí tích cử hành trong giáo hội Công giáo.
    Qua Bí tích là những dấu hiệu bên ngoài như cử chỉ trao nhẫn cưới (1) và lời thề hứa, hai người nam và nữ biểu hiện trước bàn thờ Thượng Đế, với sự hiện diện và minh chứng của vị giáo sĩ (Linh mục) cũng những chứng nhân khác. Qua đó, Thượng Đế ban ân sủng của Ngài cho đôi tân hôn ơn tự nhiên và siêu nhiên để họ chu toàn bổn phận trách nhiệm vợ chồng, cha mẹ trong đấng bậc của họ... nhờ dòng suối ân sủng ấy, đôi bạn được nâng đỡ trong nỗ lực thánh hóa bản thân qua lời cầu nguyện và tham dự vào các Bí tích khác của Giáo hội Công giáo. Công Đồng chung Vaticanô II nói: Vợ chồng Kitô-hữu được củng cố và như được thánh hiến bằng một Bí tích để chu toàn xứng đáng các bổn phận trong bậc sống của họ. Nhờ sức mạnh của Bí tích này, họ được thấm nhuần Đức tin, Đức cậy, Đức mến và ngày càng tiến gần hơn tới sự trọn lành riêng biệt của họ và thánh hoá lẫn nhau.
    Bản chất tự nhiên của hôn nhân là một giao ước ký kết giữa một người nam và một người nữ, với đầy đủ tự do và ý thức trách nhiệm của mỗi người, nhằm mục đích sống yêu thương nâng đỡ nhau trong tình yêu vợ chồng; đồng thời sinh sản và giáo dục con cái trong trách nhiệm làm cha làm mẹ. Do đó hai mục đích của hôn nhân Công Giáo là đôi bạn nâng đỡ nhau trong cuộc đời và sinh thành dưỡng dục con cái họ
    III. Đơn hôn và Bất khả phân ly - Đặc tính của hôn nhân Công giáo
    Bởi giao ước Hôn nhân, người nam và người nữ không còn là hai nhưng là một xương thịt (Mt 19,6) phục vụ và giúp đỡ lẫn nhau trong bằng sự kết hợp mật thiết trong con người và trong hành động của họ, cảm nghiệm và hiểu được sự hiệp nhất với nhau mỗi ngày một đầy đủ hơn. Sự liên kết mật thiết vẫn là sự tự hiến của hai người cho nhau, cũng như lợi ích của con cái buộc hai vợ chồng phải hoàn toàn trung tín và đòi hỏi phải kết hợp với nhau bất khả phân ly. Vấn đề này được diễn giải qua hai đặc tính sau:
    a- Đơn hôn
    Đơn hôn hay còn gọi nhất phu nhất phụ là hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Đơn hôn là duy nhất, trung tín, không chia sẻ. Người nam không thể là chồng của người nữ nào ngoài vợ mình; và người nữ cũng không thể là vợ của người nam nào ngoài chồng mình. Đây là nét đặc thù thứ nhất của hôn nhân Công giáo.
    b- Bất khả phân ly
    Đời sống hôn nhân Công giáo mang tính vĩnh viễn. Một khi đã thề hứa yêu thương nhau trước bàn thờ Thượng Đế với tất cả tự do và tôn trọng qua Bí tích Hôn nhân, đôi tân hôn được liên kết đòi hỏi phải có sự chung thủy yêu thương nhau cho đến trọn đời. Quan điểm đạo Công giáo cho rằng, không ai có thể tháo gỡ mối lương duyên đó, dù là quyền lực dân sự hay tôn giáo. Nói tóm lại, đặc tính Bất khả phân ly mang tính cách vĩnh viễn, ly dị là một giải pháp hoàn toàn không có chỗ đứng trong đời sống hôn nhân Công giáo. Vì lợi ích của lứa đôi, của con cái và xã hội, nên sợi dây liên kết thánh thiện này không lệ thuộc sở thích của con người.
    Chính vì tính Bất khả phân ly này, hôn nhân Công giáo luôn chú trọng đến quan điểm một tình yêu không vị lợi, sẵn sàng hy sinh cho nhau đến trọn đời.
    Tiến vào giai đoạn hôn nhân là một bước dấn thân thực sự của các đôi tình nhân. Thời gian yêu là 1 tháng hay 10 năm, ngàn cánh thư xanh hay triệu lời thề thốt... tất cả... vâng, tất cả sẽ được khẳng định trong giai đoạn hôn nhân để minh chứng sự tồn tại của một tình yêu. Đời sống hôn nhân nghiêm túc giúp con người phát triển bản thân, phát triển gia đình và xã hội, vươn đến hạnh phúc toàn diện của con người.
    IV. Đời sống GIA ĐÌNH ?" một thách đố
    Bắt đầu từ đây chàng và nàng sẽ luôn đối mặt với thực tế. Chàng và nàng không thể trốn tránh và tìm ai khác để sống cuộc sống của mình, chỉ còn lại cách duy nhất là hai bên lựa chọn cách sống.
    Đối với tín đồ Công Giáo, hôn nhân là một món quà tuyệt vời Thượng Đế ban cho con người để tiếp tục sống sứ điệp yêu thương và tác tạo của Ngài. Không phải bị thúc đẩy bởi bản năng mù quáng, nhưng chính là ước vọng muốn được kết hợp nên một đã thúc đẩy hai người nam và nữ tiến đến hôn nhân. Và khi hai người trao nhau lời hôn ước, chính Thượng Đế đã chúc phúc và nối kết để hai người nên một thân thể. "Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly." (Mt 19,4-6). Do đó phạm trù hôn nhân Công giáo bao gồm cả giai đoạn hậu hôn lễ. Vì hôn lễ dẫu có tưng bừng hoa lệ đến cỡ nào thì cũng chỉ diễn ra trong vài hôm, trong khi đời sống gia đình được tiếp nối trong suốt nhiều ngày của một đời người. Cuộc sống gia đình không phải là vườn hoa muôn mầu muôn sắc để đôi uyên ương song hành thưởng ngoạn. Khoảng tối của cuộc sống gia đình luôn rình rập những vị chua cay do bội ước, phụ bạc, bất trung. Dù muốn dù không đời sống hôn nhân bị đặt vào một cuộc thách đố khá to lớn không kém gay go. Và có cuộc thách đố nào mà không đòi hỏi phải thận trọng, phải khôn ngoan, phải đối phó.
    Đạo Công giáo luôn khuyến khích các tín đồ phải có một quá trình chuẩn bị lâu dài trước khi quyết định tiến đến kết hôn. Tông huấn Familiaris consortio nhấn mạnh ngoài hình thức chuẩn bị tức thời còn cần thiết phải chuẩn bị xa ngay từ thuở ấu thơ và chuẩn bị gần vào lứa tuổi thích hợp, qua việc học giáo lý của tôn giáo.
    Tất nhiên những điều trên là luật lệ và lý thuyết, trong thực tế tình trường vẫn có những cuộc chia ly đầy nước mắt hoặc rực lửa hận thù. Mặt khác cũng có hàng triệu triệu con tim nam nữ đang thổn thức trong những dự tính tiến đến hôn nhân. Chẳng hạn như khoảng giữa tháng 10/2003 vừa qua, hoàng tử Johan Friso vừa tuyên bố từ bỏ quyền kế vị thứ hai ngai vàng Hà Lan để đi lấy vợ. Đây là một trường hợp hiếm hoi trong lịch sử 190 năm nước Hà Lan, nhưng kể từ sau sự kiện nhà vua Anh quốc ra đi theo tiếng gọi tình yêu vào đầu thế kỷ XX, thì chuyện này không còn quá sức tưởng tượng đối với mọi người, không còn quá sức lãng mạn ?" chí ít ?" đối với những kẻ đang yêu. Vậy tình yêu và hôn nhân là cái gì mà hấp dẫn dữ vậy?
    Tài liệu tham khảo
    - VietCatholic.org
    - Gaudium et Spes, Hiến chế Mục vụ về giáo hội trong thế giới ngày nay của Công đồng Vaticanô II, ban hành ngày 7.12.1965.
    - Humanae Vitae, Thông điệp Về sự sống con người của ĐGH Phaolô VI, ban hành ngày 25.7.1968.
    - Familiaris Consortio, Tông huấn Cộng đồng gia đình công giáo, của ĐGH Gioan-Phaolô II, ban hành ngày 22.7.1982.
    - Mulieris dignitatem, Tông thư về phẩm giá phụ nữ, của ĐGH Gioan-Phaolô II, ban hành ngày 15.8.1988
    - Lettre aux familles, Thư gửi các gia đình của ĐGH Gioan-Phaolô II, ban hành ngày 02-02-1995, trong khuôn khổ năm quốc tế về gia đình.
    - Novo Millennio Ineunte, Tông huấn Khởi đầu ngàn năm mới của ĐGH Gioan-Phaolô II
    - Kinh thánh Cựu ước và Tân ước.
    Chú thích
    1/ Nhẫn cưới: Liên quan đến việc bắt cóc vị hôn thê và những niềm tin ma thuật thời cổ đại, chiếc nhẫn cưới vượt thời gian hơn 1000 năm, trở thành vật không thể thiếu trong những hôn lễ Công giáo. Theo chữ viết Ai Cập, vòng tròn tượng trưng cho sự vĩnh hằng, và hôn nhân được coi là sự nối kết suốt đời. Hình tròn của của chiếc nhẫn cũng biểu hiện sự hoà hợp và hoàn hảo. Sự vừa vặn đeo nhẫn vào ngón tay là biểu hiện tính liên tục của hệ luỵ thiêng liêng và nhắc nhở cả hai vợ chồng rằng tình yêu của họ quyện vào nhau theo chu kỳ vòng tròn không ngừng và mãi mãi. Sách Cựu ước của đạo Công giáo có kể về chiếc nhẫn như là một dấu ấn, dùng chứng thực những gì đã ký kết. Trao nhẫn cũng biểu hiện trao quyền: vua Pharaoh đã tháo nhẫn và trao cho Joseph quyền cai quản. Cũng vậy, việc trao nhẫn cho vợ chứng tỏ nàng đến để chia vui sẻ buồn với chàng và được công nhận quyền bình đẳng trong gia sự, hình tròn biểu tượng tính vĩnh viễn của hôn ước.
    Năm 800 sau CN, ĐGH Nicholas đã áp dụng việc dùng nhẫn cưới trong hôn lễ Công giáo, vừa là kỷ vật vừa là tín vật khế ước hôn nhân, biểu hiện tính vĩnh viễn trọn vẹn của tình yêu. Điều đó nhắc nhở người vợ về tính thánh thiện của hôn nhân.
     
    Đã bao giờ em dám khóc trước anhĐể chứng minh mình chỉ là con gái
  4. FBK

    FBK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    1.269
    Đã được thích:
    0
    Bạn nào có thêm í nào hay hay về đạo Công Giáo thì cho FBK@ cũng như mọi người biết với nha
     
    Đã bao giờ em dám khóc trước anhĐể chứng minh mình chỉ là con gái
  5. tonyntu

    tonyntu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2003
    Bài viết:
    226
    Đã được thích:
    0
    hix, thấy các pạng bàn về Giáng Sinh đi chơi vui vẻ mà thấy ham wa'', tiếc là tonyntu ko có mặt ở vn để tham gia kế` hoạch vui chơi cùng các pạng
    huhuhuhuhu
    Trên thế gian có muôn ngàn câu nóiBiết nói sao cho em hiểu lòng anhNói yêu thương nhưng sợ mộng không thànhĐành lặng lẽ nhìn em qua ánh mắt
  6. standalone78

    standalone78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2003
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Sao chichchoe nhìn số điện thoại mà biết là người quen hay vậy??????

    Nước vô tình - Nước ngàn năm trôi mãi
    Mây vô tình - Mây mãi mãi bay xa
    Trăng vô tình - Trăng nô đùa với gió
    Người vô tình - Người chẳng hiểu lòng ta.
  7. break2

    break2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    244
    Đã được thích:
    0
    đọc tới đọc lui ,đọc xuôi ,đọc ngược ,đọc trước đọc sau không thấy ghi ngày cụ thể .em đi được 21 ,không đi được 23 ,24 ngoài mấy ngày đó ,ngày nào củng ổn

    tôi đâu biết trái tim em là sóng
    mải lập lờ bởi ngọn thuỷ triều dâng
    tình anh đó không như là thác đỗ
    thoáng trong lòng tiếng sóng động lòng ...em
  8. chichchoexixon

    chichchoexixon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2002
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Ặc ặc, Gia Kiệm đây! Hế hế
  9. OS-King

    OS-King Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/11/2002
    Bài viết:
    180
    Đã được thích:
    0
    Hơ , làm ông già Noel có được quyền lợi gì không ? Nếu có quyền lợi thì tôi sẵn sàng hy sinh tuổi trẻ tạm thời để làm ông già Noel .
    21 có khi phải đến trễ , cỡ 9h
    Ocean Sky King
  10. TDCT

    TDCT Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2001
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Quyền lợi của ông già Noel là được cùng bà già Noel toàn quyền xử lý con tuần lộc sau bữa tiệc :-D
    .:: Lay beside me under wicked sky... ::.

    Chợt thèm nắm một bàn tay, để không còn thấy tháng ngày mênh mông
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này