1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

O'Henry - Tiểu sử và tác phẩm

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi BrokenAngel, 12/05/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. BrokenAngel

    BrokenAngel Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2004
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    O'Henry - Tiểu sử và tác phẩm

    O.Henry - Tiểu sử và tác phẩm




    O. Henry (1862-1910), một nhà văn Mỹ viết rất nhiều tác phẩm, một nghệ sĩ bậc thầy của những kết cục bất ngờ, đã viết nên nhiều tác phẩm về cuộc sống của những con người bình thường sinh sống ở thành phố New York phồn hoa. Một bước ngoặt trong cốt truyện, chuyển hướng theo một tình huống trùng hợp ngẫu nhiên hay một chi tiết châm biếm, là điểm đặc thù trong truyện ngắn O''Henry.
    William Sydney Porter (O. Henry) sinh ra ở Greenboro, Bắc Carolina. Cha của ông, Algernon Sidney Porter, là một bác sĩ. Khi William lên ba tuổi, mẹ của ông qua đời, từ lúc đó, ông được bà nội và cô nuôi nấng và chăm sóc. Ngay từ nhỏ, William đã là một cậu bé ham đọc sách, nhưng đến năm 15 tuổi, cậu bỏ học và làm việc trong một cửa hàng thuốc ở một nông trang tại Texas. Sau đó, William rời đến Houston, nơi sau này ông phải làm rất nhiều công việc, trong đó có công việc thư ký ngân hàng. Sau khi chuyển đến Austin, Texas vào năm 1882, ông lập gia đình.
    Vào năm 1884, ông bắt đầu sự nghiệp phóng viên cho tờ tuần báo hài Rolling Stones. Khi tờ tuần báo này bị sụp, William tham gia tờ Houston Post với tư cách là một phóng viên và một người phụ trách chuyên mục. Năm 1887, ông bị kết án biển thủ tiền, dù cho đã có nhiều tranh luận về tội trạng thực của ông. Năm 1898, ông phải vào một trại cải tạo ở Columbus, Ohio.
    Trong quãng thời gian ở tù, O.Henry bắt đầu viết truyện ngắn kiếm tiền để chu cấp cho con gái Margaret của mình. Tác phẩm đầu tiên của ông, "Whistling Dick''s Christmas Stocking" (1899), ra mắt trong tạp chí McClure''s. Sau ba năm trong quãng thời gian 5 năm cải tạo, Porter được mãn hạn vào 1901 và đổi tên thành O.Henry.
    O. Henry chuyển đến thành phố New York vào năm 1902; từ tháng 12-1903 cho đến tháng 1-1906, ông viết mỗi truyện ngắn một tuần cho tờ New York World, và những truyện này cũng được đăng trên những tạp chí khác. Tuyển tập đầu tiên của O.Henry, Cabbages And Kings xuất hiện vào năm 1904. Tuyển tập thứ hai, The Four Million, xuất bản hai năm sau đó và có bao gồm cả truyện ngắn nổi tiếng "The Gift of the Magi" và "The Furnished Room" của ông. Tập The Trimmed Lamp (1907) có truyện "The Last Leaf". Nhưng truyện ngắn nổi tiếng nhất của O.Henry và có lẽ cũng là truyện ngắn được soạn thành hợp tuyển nhiều lần :"The Ransom of Red Chief", nằm trong tập Whirligigs (1910). The Heart Of The West (1907) lại trình bày những câu chuyện ở miền đất Texas . Trong suốt cuộc đời của mình, O.Henry đã cho xuất bản tổng cộng 10 tuyển tập và trên 600 truỵện ngắn.
    Những năm tháng cuối cùng của O.Henry bị bao trùm trong bóng tối của chứng nghiện rượu, tình trạng sức khoẻ tồi tệ và các vấn đề tài chính. Ông kết hôn với Sara Lindsay Coleman ào năm 1907, nhưng cuộc hôn nhân đó lại không được hạnh phúc, và họ ly thân chỉ một năm sau đó. O. Henry mất vì bệnh xơ gan vào tháng 5-1910 ở New York. 3 tuyển tập khác, Sixes And Sevens (1911), Rolling Stones (1912) và Waifs And Strays (1917) đều được xuất bản sau cái chết của ông.


    Được brokenangel sửa chữa / chuyển vào 11:22 ngày 13/05/2005
  2. BrokenAngel

    BrokenAngel Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2004
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Cánh cửa màu xanh
    Giả sử bạn đang đi dọc theo phố Broadway sau bữa ăn tối, với mười phút để thưởng thức điếu xìgà trong khi bạn đang phân vân giữa việc cứu nguy một thảm trạng và việc làm một việc gì đấy nghiêm túc theo cách trong các vở hài kịch nhố nhăng. Thình lình có một bàn tay đặt lên vai bạn. Bạn quay lại để nhìn vào đôi mắt mê hồn của một phụ nữ xinh đẹp tuyệt trần với những kim cương và lông chồn Nga. Người phụ nữ vội dúi vào tay bạn một cái bánh bơ thật nóng, rút ra một cái kéo nhỏ xíu, cắt đi cái khuy thứ hai trên áo choàng của bạn, thốt lên ''Hình bình hành!'' , rồi chạy băng qua đường, ngoái đầu lại một cách kinh hãi.
    Đấy là cả một sự phiêu lưu. Liệu bạn có chấp nhận không? Chắc là không. Bạn hẳn sẽ ngượng chín cả người, ném ngay mẩu bánh xuống và tiếp tục đi trên phố Broadway, lần dò tìm cái khuy áo bị mất. Bạn sẽ phản ứng như thế, trừ phi bạn thuộc số ít những người không hề thấy mệt mỏi trong việc theo đuổi tinh thần phiêu lưu.
    Con người phiêu lưu đích thực không bao giờ có nhiều. Mấy người phiêu lưu được kể trong sách truyện chiếm phần lớn là dân thương mại với những phương pháp mới được khám phá. Họ theo đuổi những gì họ thèm muốn - những bộ lông thú bằng vàng, những cốc chén linh thiêng, những người yêu quý phái, kho báu, vương miện và tiếng tăm. Con người phiêu lưu đích thực đi không có mục đích, không tính toán, để sẵn sàng gặp gỡ và chào đón một định mệnh vô hình nào đấy.
    Con người phiêu lưu nửa vời - can đảm và hào nhoáng - thì có nhiều. Từ những cuộc Viễn chinh thập tự đến Palisades, họ đều làm giàu nghệ thuật về lịch sử và tiểu thuyết cũng như làm giàu cho việc buôn bán tiểu thuyết lịch sử. Nhưng mỗi người trong bọn họ đều theo duổi một giải thưởng, nhằm vào một cái đích, vung một cái rìu, chạy một cuộc đua, khắc một cái tên - vì thế mà họ không phải là những người phiêu lưu đích thực.
    Rudolf Steiner là một người phiêu lưu đích thực. Có rất nhiều buổi tối anh đi ra ngoài để kiếm tìm những gì đấy bất ngờ và thần bí. Đối với anh, điều lí thú nhất trong cuộc sống là cái gì đó có thể đang chờ đợi anh ở ngã rẽ trước mặt. Đôi lúc cái tật sẵn sàng thách thức định mệnh đã lôi anh vào những tình huống quái dị. Hai lần anh đã phải ngủ đêm tại bót cảnh sát; hết lần này đến lần khác anh là nạn nhân của bọn lừa đảo thần tình và đâm thuê chém mướn; có lúc anh bị mất đồng hồ và tiền bạc chỉ vì một vụ phỉnh phờ. Nhưng với tính hăng say không hề suy giảm, anh vẫn chấp nhận kéo dài thêm bảng thành tích phiêu lưu rôm rả của mình.
    Một buổi tối, Rudolf tản bộ dọc theo hè đường trong một khu phố cổ của thành phố. Hai dòng người chật ních hai bên hè phố, một dòng hối hả trở về nhà sau công việc, dòng kia ra khỏi nhà để đi ăn uống trong những nhà hàng sáng trưng như thể chúng được thắp bằng cả nghìn ngọn nến. Anh thanh niên trẻ trung thích phiêu lưu đang ngập tràn vui thú, bước đi với dáng vẻ thâm trầm, ngắm nhìn mọi thứ. Ban ngày, anh là nhân viên tiếp thị cho một cửa hiệu bán đàn dương cầm. Khi anh đang đi, những âm thanh giống như là do hai hàm răng đánh lập cập phát ra từ một khung kính khiến anh chú ý(với một ít ngần ngại) quan sát một nhà hàng phía trước mặt, nhưng rồi khi nhìn kĩ lại, anh thấy bảng hiệu đèn điện của một phòng nha khoa đặt ở trên cao kế đấy. Một anh chàng da đen khổng lồ, ăn mặc kì quái với một áo choàng vải móc màu đỏ, cái quần màu vàng và một cái mũ cát két kiểu nhà binh, đang kín đáo phân phối những tấm thiếp cho người đi đường nào muốn nhận lấy.
    Rudolf đã quá quen với cách tiếp thị nha khoa kiểu này. Bình thường anh không muốn nhận một tấm thiếp tiếp thị nào cả. Nhưng lần này anh chàng da đen gốc Phi châu dúi tấm thiếp vào tay anh một cách khéo léo đến nỗi Rudolf phải nhận mà mỉm cười khen cho cái tay kĩ xảo.
    Khi Rudolf đi được vài bước, anh lơ đãng liếc nhìn tấm thiếp. Anh ngạc nhiên, lật qua lật lại tấm thiếp, rồi nhìn lần nữa với cả sự chú tâm. Một mặt của tấm thiếp hoàn toàn trống, mặt kia chỉ vỏn vẹn các chữ viết tay bằng bút mực: ''Cánh cửa màu xanh''. Và rồi Rudolf trông thấy, chỉ cách ít bước phía trước, một người đàn ông ném một tấm thiếp xuống đất. Rudolf nhặt lên. Đấy là tấm thiếp in tên và địa chỉ một nha sĩ, liệt kê mọi dịch vụ trám răng, bịt răng, chỉnh răng vẩu, vân vân, và những hứa hẹn đặc biệt về kĩ thuật ''không đau''.
    Anh nhân viên tiếp thị với tính thích phiêu lưu dừng bước tại một góc phố và suy nghĩ. Rồi anh băng qua bên kia đường, đi ngược trở lại một dãy phố, băng trở lại bên này đường, và nhập vào dòng người lũ lượt. Giả vờ không để ý đến anh chàng da đen, anh ra vẻ lơ đãng nhận tấm thiếp trao cho mình. Cách mười bước, anh kiểm tra tấm thiếp. Vẫn cũng là những chữ viết tay bằng bút mực y như tấm thiếp đầu tiên: ''Cánh cửa màu xanh''. có ba, bốn tấm thiếp được vứt trên đườngtừ những người đi trước và sau anh. Mấy tấm thiếp này đều đưa mặt trống lên trên. Anh nhặt hết lên, lật qua để xem. Tất cả đều mang những dòng chữ in quảng cáo cho ông nha sĩ. Ít khi nào thần Phiêu Lưu phải kêu gọi Rudolf Steiner - một tín đồ trung thành - đến hai lần. Nhưng hôm nay thì đúng là hai lần. Thế là cuộc phiêu lưu bắt đầu.
    Rudolf bước chầm chậm trở lại chỗ anh chàng da đen đang đứng gần hai hàm răng đánh lập cập. Lần nay, khi anh đi qua, anh không được nhận một tấm thiếp nào nữa. dù với bộ trang phục quái đản, anh chàng da đen vẫn ra dáng vẻ tôn quý man rợ theo thiên nhiên, chìa tấm thiếp cho vài người, cho phép vài người khác đi qua mà không hề gây phiền nhiễu. Cứ mỗi nửa phút, anh ta lại cất tiếng khàn khàn hát những câu không ai hiểu nổi ý nghĩa theo cách ồm ộp của mấy lơ xe và giàn đồng ca hợp xướng. Không những anh ta không muốn trao tấm thiếp nào, nhưng đối với Rudolf cả tấm thân hộ pháp đen lù lù hình như lộ vẻ lạnh lùng, gần như đến mức kinh thường miệt thị. Cái nhìn làm nhà phiêu lưu đau nhói như là bị ong đốt. Anh nhận ra trong sự cáo buộc im lặng có lời kêu gọi đến anh. Dù những chữ viết tay bí ẩn kia có ý nghĩa gì chăng nữa, người da đen đã hai lần chọn anh trong dòng người bát nháo để trao cho tấm thiếp ấy. Và bây giờ người da đen có vẻ như lên án anh thiếu tinh thần và chí khí để lao vào cuộc đánh đố.
    Đứng ra ngoài dòng người bát nháo, anh trai trẻ dò xét một cách nhanh chóng tào nhà anh cho là cuộc phiêu lưu của anh sẽ xảy ra trong đất. Tào nhà cao năm tầng. Một nhà hàng chiếm lấy tầng hầm. Tầng trệt, giờ đã đóng cửa, xem chừng là hiệu bán mũ mãng hay hàng lông thú. Tầng thứ hai, theo tấm biển chữ đèn điện cho biết, là phòng nha sĩ. Trên nữa là một dãy lố nhố những bảng hiệu viết bằng vài ngôn ngữ khác nhau - nơi cư ngụ của mấy thầy bói xem chỉ tay, thợ cắt may, nhạc sĩ, và bác sĩ. Cao thêm nữa, những vải rèm cửa và mấy chai sữa tươi đặt trên bệ cửa sổ chỉ định khu vực gia cư.
    Sau khi đã có kết luận cho cuộc điều tra của mình, Rudolf nhanh nhẹn bước lên các nấc thang trải thảm, và dừng lại khi đã lên đến trên cùng. Hai dòng khí đốt cháy leo lét soi đường hành lang dài, một ở xa bên phải, một gần hơn bên trái. Anh nhìn vè phía ánh sáng gần hơn và thấy, trong vùng lập loè, một cánh cửa màu xanh. Anh ngần ngừ một lúc, và rồi anh dường như trông thấy cái nhếch môi cười khinh miệt của anh chàng Châu Phi với trò tung hứng mấy tấm thiếp. Thế là anh bước thẳng đến cánh cửa màu xanh và đưa tay lên gõ.
  3. BrokenAngel

    BrokenAngel Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2004
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Trong khi chờ đợi là khoảng thời gian đo lường nhịp thở hổn hển của cuộc phiêu lưu đích thực. Có thể không có phiêu lưu gì cả sau cánh cửa màu xanh này! Có thể là dân cờ bạc đang sát phạt nhau; mấy tay anh chị đang giăng bẫy với bao trò ma mãnh; giai nhân đang độ yêu đương bất cần đời và thế là muốn tìm của lạ; mối hiểm nguy, cái chết, tình yêu, nỗi thất vọng, trò cợt nhả - bất kì việc gì cũng có thể đáp lại tiếng gõ táo bạo.
    Có tiếng sột soạt bên trong, rồi cánh cửa từ từ mở ra. Một người con gái tuổi chưa đến hai mươi đứng đấy, mặt xanh xao, chân run lẩy bẩy. Cô buông tay khỏi nắm cửa, người đong đưa một cách yếu ớt, đưa một tay lần mò. Rudolf đỡ lấy cô gái, đặt cô lên một cái ghế bành đã nhạt màu đặt dọc theo chân tường. Anh đóng cánh cửa lại và liếc nhanh một vòng quang căn phòng mù mờ do một ngọn đèn khí đốt. Anh nhận thấy phòng có vẻ gọn ghẽ, nhưng trông rất nghèo nàn.
    Cô gái nằm thiêm thiếp, như là bị bất tỉnh. Rudolf nhìn quanh phòngm hồi hộp đợi chờ một nòng súng chĩa vào mình. Phải lăn nạn nhân trên một cái thùng phuy - không, không, đấy là để cứu nạn nhân khỏi bị chết đuôic. Anh lấy cái mũ của mình quạt cho cô gái. Anh thành công, vì anh lỡ đặp vành mũ của mình vào sống mũi của cô, và cô mở mắt ra. Và rồi người trai trẻ nhận thấy khuôn mặt cô chính là phần còn thiếu sót trong số các chân dung thân cần trong trái tim anh. Đôi mắt xám, chân chất, sống mũi nho nhỏ, cong ra ngoài một cách hồn nhiên; mái tóc nây, những sợi tóc cong xoắn như các ngọn nhỏ quăn queo của một dây đậu - tất cả dương như là sự kết thúc đúng cách và là phần thưởng cho mọi chuyến phiêu lưu tuyệt vời của anh. Nhưng khuôn mặt thì gầy gò và xanh xao.
    Cô gái nhìn anh một cách từ tốn, rồi mỉm cười. Cô hỏi yếu ớt:
    - Tôi đã ngất đi phải không? Ai lại không như thế? Ông thử nhịn đói trong ba ngày xem sao!
    Rudolf thốt lên, đứng phắt dậy:
    - Trời ơi! Cô chờ tôi trở lại.
    Anh chạy vụt ra khỏi cánh cửa màu xanh, lao xuống mấy bậc cầu thang. Trong vòng hai mươi phút anh trở lại, dùng chân đá vào cánh cửa để cô gái ra mở. Cả hai tay anh ôm đầy mọi thứ mua từ cửa hiệu thực phẩm và nhà hàng. Anh đặt hết lên bàn - bánh mì và bơ, thịt nguội, bánh ngọt, bánh trái cây, đồ chua, sò biển, một con gà nướng, một chai sữa tươi, có cả trà.
    Anh hổn hển:
    -Thật là điên rồ mà không ăn uống gì cả. Cô phải chấm dứt cái trò đánh cuộc về kết quả bầu cử ăn thua theo lối tuyệt thực như thế này. Giờ thì bữa ăn tối đã sẵn sàng.
    Anh dìu cô ngồi xuống chiếc ghế gần cái bàn và bảo:
    - Có cốc uống trà không?
    - Trên cái kệ gần cửa sổ.
    Khi anh quay lại với cái cốc, anh thấy cô đang bắt đầu nhai một quả dưa chuột muối khổng lồ mà cô rút ra từ mấy cái túi giấy với trực giác không nhầm lẫn của phụ nữ. Mắt cô rực sáng. Anh giành lấy quả dưa chuột từ tay cô, cười lớn, và rót sữa vào đầy cốc. Anh ra lệnh:
    - Cô uống thứ này trước, rồi cô có thể uống ít trà, rồi có thể ăn một cánh gà. Cô có thể ăn đò chua ngày mai nếu cô thạt khoẻ. Và bây giờ, nếu cô cho phép tôi là khách của cô, chúng ta sẽ cùng nhau ăn bữa tối.
    anh kéo một chiếc ghế khác. Cốc trà làm doi mắt cô rạng rỡ hơn và mang lại ít hồng hào cho cô. Cô bắt đầu ăn ngấu nghiến như là một con thú rừng đã nhịn đói lâu ngày. Dường như cô xem sự hiện diện của người con trai trẻ và việc anh giúp cô là điều tự nhiên. Không phải là cô xem nhẹ những quy ước, chỉ có điều là cơn ngặt nghèo đã cho phép cô bỏ qua mọi điều giả tạo cho con người. Nhưng dần dần, với sức lực được phục hồi, một ít quy ước cũng đến, và cô kể cho anh nghe hoàn cảnh của mình. Đấy là hoàn cảnh thường gặp như hàng nghìn trương hợp khác, thông thường đến nỗi thành phố phải ngáp dàu khi chứng kiến - hoàn cảnh của một cô gái làm chân bán hàng nhận đồng lương tồi tệ, đồng lương càng bị hụt đi do những món tiền ''phạt'' để cửa hiệu có thêm lợi nhuận; hoàn cảnh của đau yếu khiến ngày công bị cắt; và hoàn cảnh của việc mất chỗ làm, mất đi niềm hy vọng, và rồi - tiếng gõ cửa của nhà phiêu lưu trên cánh cửa màu xanh.
    Nhưng đối với Rudolf, câu chuyện nghe như là thiên anh hùng ca thần thoại Hy Lạp, hay như những nỗi đoạn trường. anh than cho cô:
    - Cứ nghĩ đến việc cô phải trải qua những cảnh như vậy...
    Cô đáp một cách nghiêm trọng:
    - Có những việc khác còn dữ tợn hơn nữa.
    - Và cô không có người thân hay bạn bè trong thành phố này sao?
    - Không có ai cả.
    Sau một chút ngập ngừng, Rudolf nói:
    - Tôi cũng cô đơn trên thế gian này.
    - Tôi lấy làm vui được nghe như vậy
    Cô nói tiếp ngay sau lời anh, và vô hình dung cô làm anh vui khi nghĩ rằng cô đã chấp nhận hoàn cảnh thương đau của anh.
    Thình lình hai mí mắt cô sụp xuống và cô thở dài nặng nề:
    - Tôi thấy buồn ngỉ quá nhưng lại cảm thấy dễ chịu lắm.
    Rudolf đứng dậy, với lấy cái mũ.
    - Thế thì tôi phải từ giã cô. Sau một giấc ngủ dài, cô sẽ khoẻ ra.
    Anh đưa tay ra, cô bắt tay anh và nói ''Xin chào anh''. Nhưng đôi mắt cô ánh lên một câu hỏi thật hùng hồn, thật thẳng thắn và thống thiết khiến anh phải đáp lại bằng lời nói:
    - À, tôi sẽ trở lại vào ngày mai để xem tình trạng của cô ra sao. Cô không thể tống khứ tôi dễ dàng được đâu!
    Và rồi, tại cánh cửa, như thể là cách anh đến với cô kém quan trọng hơn là việc anh đã đến, cô hỏi:
    - Tại sao anh gõ cửa phòng tôi?
    Anh nhìn cô, nhớ đến mấy tấm thiếp, và bất chợt cảm thấy đau nhói vì ghen tức. Ngộ nhỡ các tấm thiếp ấy rơi vào tay những kẻ cũng có óc phiêu lưu như anh? Anh quyết định thật nhanh la không cho cô biết sự thật. Anh sẽ chẳng bao giờ cho cô biết là anh đã chủ động kiếm tìm do cơn hoạn nạn đã thúc đẩy cô. Anh nói:
    - Một nhân viên điều chỉnh đàn dương cầm của công ty tôi ngụ trong toà nhà này. Tôi nhầm lẫ gõ cửa phòng cô.
    Cái anh ta nhìn thấy cuối cùng sau cánh cửa màu xanh là đôi mắt của cô.
    Đến đầu cầu thang anh dừng lại, đưa mắt tò mò nhìn quanh. Rồi anh đi dọc hành lang đến tận cùng, rồianh đi trở lại, lên tầng lầu trên rồi tiếp tục xem xét trong nỗi hoang mang. Mọi cánh cửa anh tìm thấy trong toà nhà đều sơn màu xanh.
    Anh vừa đi xuống cầu thang vừa phân vân. Anh chàng Châu Phi tuyệt diệu vẫn còn đứng đấy. Rudolf đối diện anh ta với hai tấm thiếp trong tay.
    - Anh có thể cho tôi biết tại sao anh trao cho tôi hai tấm thiếp này và ý nghĩa thế nào?
    Anh chàng da đen cười toe toét dễ dãi và tỏ rõ tài quảng cáo cho nghề nghiệp bậc thầy của mình. Anh chỉ tay về phía xa:
    - Đằng kia kìa, sếp. Nhưng em e sếp đến quá muộn rồi.
    Nhìn theo tay anh chỉ, Rudolf thấy trên cửa vào một nhà hát cái biến đèn điện sáng choang cho một vở kịch mới - ''Cánh cửa màu xanh''. Anh chàng da đen nói:
    - Em nghe nói vở kịch này hay độc đáo. Nhân viên đoàn kịch thuê em một đôla để phân phát mấy tấm thiệp của họ cùng với thiếp của ông nha sĩ. Em có thể đưa cho sếp tấm thiếp nha sĩ được không?
    Tại góc phố nơi Rudolf đang cư ngụ, anh dừng lại để uống mấy cốc bia và hút một điếu xìgà. Khi anh bước ra với điếu xìgà cháy trên môi, anh cài khuy áo choàng lại, kéo cái mũ ngược về phái sau và nói một cách mạnh dạn với cột đèn ở góc phố:
    - Bạn ạ, tôi tin rằng bàn tay của Định Mệnh đã chìa ra để tôi đến tìm nàng.
    Trong những tình huống như thế này, đáy cũng là kết luận vững chắc chấp nhận Rudolf Steiner vào hàng ngũ những môn đồ đích thực của Lãng Mạn và Phiêu Lưu.
  4. BrokenAngel

    BrokenAngel Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2004
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    BA sẽ lần lượt post lên những truyện ngắn của O.Henry mà BA biết. Nhưng cũng mong nếu các bạn có truyện nào hay thì cùng chia sẻ. BA sẽ cố gắng post cả bản tiếng Anh (nếu có). Và nếu các bạn thích truyện ngắn mà BA post lên thì vote cho BA nhé . cảm ơn các bạn vì đã quan tâm
    Chúc vui.
  5. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Vậy thì tuyệt quá, cảm ơn bạn Hồi trước ở nhà tớ có đủ Tuyển tập O.Henri, nhưng từ khi xa nhà đến giờ kiếm trên net mỏi mắt cũng chỉ được khoảng gần 10 truyện. Nóng lòng chờ bạn post lên đó nha
  6. BrokenAngel

    BrokenAngel Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2004
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn Lys nhé, mình up lên đây bản tiếng Anh của truyện Cánh cửa màu xanh đây, và một bản tiếng Việt nữa của truyện ngắn O.Henry.
    The Green Door
    by O Henry
    Suppose you should be walking down Broadway after dinner, with ten minutes allotted to the consummation of your cigar while you are choosing between a diverting tragedy and something serious in the way of vaudeville. Suddenly a hand is laid upon your arm. You turn to look into the thrilling eyes of a beautiful woman, wonderful in diamonds and Russian sables. She thrusts hurriedly into your hand an extremely hot buttered roll, flashes out a tiny pair of scissors, snips off the second button of your overcoat, meaningly ejaculates the one word, "parallelogram!" and swiftly flies down a cross street, looking back fearfully over her shoulder.
    That would be pure adventure. Would you accept it? Not you. You would flush with embarrassment; you would sheepishly drop the roll and continue down Broadway, fumbling feebly for the missing button. This you would do unless you are one of the blessed few in whom the pure spirit of adventure is not dead.
    True adventurers have never been plentiful. They who are set down in print as such have been mostly business men with newly invented methods. They have been out after the things they wanted--golden fleeces, holy grails, lady loves, treasure, crowns and fame. The true adventurer goes forth aimless and uncalculating to meet and greet unknown fate. A fine example was the Prodigal Son--when he started back home.
    Half-adventurers--brave and splendid figures--have been numerous. From the Crusades to the Palisades they have enriched the arts of history and fiction and the trade of historical fiction. But each of them had a prize to win, a goal to kick, an axe to grind, a race to run, a new thrust in tierce to deliver, a name to carve, a crow to pick--so they were not followers of true adventure.
    In the big city the twin spirits Romance and Adventure are always abroad seeking worthy wooers. As we roam the streets they slyly peep at us and challenge us in twenty different guises. Without knowing why, we look up suddenly to see in a window a face that seems to belong to our gallery of intimate portraits; in a sleeping thoroughfare we hear a cry of agony and fear coming from an empty and shuttered house; instead of at our familiar curb, a cab-driver deposits us before a strange door, which one, with a smile, opens for us and bids us enter; a slip of paper, written upon, flutters down to our feet from the high lattices of Chance; we exchange glances of instantaneous hate, affection and fear with hurrying strangers in the passing crowds; a sudden douse of rain--and our umbrella may be sheltering the daughter of the Full Moon and first cousin of the Sidereal System; at every corner handkerchiefs drop, fingers beckon, eyes besiege, and the lost, the lonely, the rapturous, the mysterious, the perilous, changing clues of adventure are slipped into our fingers. But few of us are willing to hold and follow them. We are grown stiff with the ramrod of convention down our backs. We pass on; and some day we come, at the end of a very dull life, to reflect that our romance has been a pallid thing of a marriage or two, a satin rosette kept in a safe-deposit drawer, and a lifelong feud with a steam radiator.
    Rudolf Steiner was a true adventurer. Few were the evenings on which he did not go forth from his hall bedchamber in search of the unexpected and the egregious. The most interesting thing in life seemed to him to be what might lie just around the next corner. Sometimes his willingness to tempt fate led him into strange paths. Twice he had spent the night in a station-house; again and again he had found himself the dupe of ingenious and mercenary tricksters; his watch and money had been the price of one flattering allurement. But with undiminished ardour he picked up every glove cast before him into the merry lists of adventure.
    One evening Rudolf was strolling along a crosstown street in the older central part of the city. Two streams of people filled the sidewalks--the home-hurrying, and that restless contingent that abandons home for the specious welcome of the thousand-candle-power table d''hote.
    The young adventurer was of pleasing presence, and moved serenely and watchfully. By daylight he was a salesman in a piano store. He wore his tie drawn through a topaz ring instead of fastened with a stick pin; and once he had written to the e***or of a magazine that "Junie''s Love Test" by Miss Libbey, had been the book that had most influenced his life.
    During his walk a violent chattering of teeth in a glass case on the sidewalk seemed at first to draw his attention (with a qualm), to a restaurant before which it was set; but a second glance revealed the electric letters of a dentist''s sign high above the next door. A giant negro, fantastically dressed in a red embroidered coat, yellow trousers and a military cap, discreetly distributed cards to those of the passing crowd who consented to take them.
    This mode of dentistic advertising was a common sight to Rudolf. Usually he passed the dispenser of the dentist''s cards without reducing his store; but tonight the African slipped one into his hand so deftly that he retained it there smiling a little at the successful feat.
    When he had travelled a few yards further he glanced at the card indifferently. Surprised, he turned it over and looked again with interest. One side of the card was blank; on the other was written in ink three words, "The Green Door." And then Rudolf saw, three steps in front of him, a man throw down the card the negro had given him as he passed. Rudolf picked it up. It was printed with the dentist''s name and address and the usual schedule of "plate work" and "bridge work" and specious promises of "painless" operations.
    The adventurous piano salesman halted at the corner and considered. Then he crossed the street, walked down a block, recrossed and joined the upward current of people again. Without seeming to notice the negro as he passed the second time, he carelessly took the card that was handed him. Ten steps away he inspected it. In the same handwriting that appeared on the first card "The Green Door" was inscribed upon it. Three or four cards were tossed to the pavement by pedestrians both following and leading him. These fell blank side up. Rudolf turned them over. Every one bore the printed legend of the dental "parlours."
    Rarely did the arch sprite Adventure need to beckon twice to Rudolf Steiner, his true follower. But twice it had been done, and the quest was on.
    Rudolf walked slowly back to where the giant negro stood by the case of rattling teeth. This time as he passed he received no card. In spite of his gaudy and ridiculous garb, the Ethiopian displayed a natural barbaric dignity as he stood, offering the cards suavely to some, allowing others to pass unmolested. Every half minute he chanted a harsh, unintelligible phrase akin to the jabber of car conductors and grand opera. And not only did he withhold a card this time, but it seemed to Rudolf that he received from the shining and massive black countenance a look of cold, almost contemptuous disdain.
    The look stung the adventurer. He read in it a silent accusation that he had been found wanting. Whatever the mysterious written words on the cards might mean, the black had selected him twice from the throng for their recipient; and now seemed to have condemned him as deficient in the wit and spirit to engage the enigma.
    Standing aside from the rush, the young man made a rapid estimate of the building in which he conceived that his adventure must lie. Five stories high it rose. A small restaurant occupied the basement.
    The first floor, now closed, seemed to house millinery or furs. The second floor, by the winking electric letters, was the dentist''s. Above this a polyglot babel of signs struggled to indicate the abodes of palmists, dressmakers, musicians and doctors. Still higher up draped curtains and milk bottles white on the window sills proclaimed the regions of domesticity.
    After concluding his survey Rudolf walked briskly up the high flight of stone steps into the house. Up two flights of the carpeted stairway he continued; and at its top paused. The hallway there was dimly lighted by two pale jets of gas one--far to his right, the other nearer, to his left. He looked toward the nearer light and saw, within its wan halo, a green door. For one moment he hesitated; then he seemed to see the contumelious sneer of the African juggler of cards; and then he walked straight to the green door and knocked against it.
  7. BrokenAngel

    BrokenAngel Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2004
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Moments like those that passed before his knock was answered measure the quick breath of true adventure. What might not be behind those green panels! Gamesters at play; cunning rogues baiting their traps with subtle skill; beauty in love with courage, and thus planning to be sought by it; danger, death, love, disappointment, ridicule--any of these might respond to that temerarious rap.
    A faint rustle was heard inside, and the door slowly opened. A girl not yet twenty stood there, white-faced and tottering. She loosed the knob and swayed weakly, groping with one hand. Rudolf caught her and laid her on a faded couch that stood against the wall. He closed the door and took a swift glance around the room by the light of a flickering gas jet. Neat, but extreme poverty was the story that he read.
    The girl lay still, as if in a faint. Rudolf looked around the room excitedly for a barrel. People must be rolled upon a barrel who--no, no; that was for drowned persons. He began to fan her with his hat. That was successful, for he struck her nose with the brim of his derby and she opened her eyes. And then the young man saw that hers, indeed, was the one missing face from his heart''s gallery of intimate portraits. The frank, grey eyes, the little nose, turning pertly outward; the chestnut hair, curling like the tendrils of a pea vine, seemed the right end and reward of all his wonderful adventures. But the face was wofully thin and pale.
    The girl looked at him calmly, and then smiled.
    "Fainted, didn''t I?" she asked, weakly. "Well, who wouldn''t? You try going without anything to eat for three days and see!"
    "Himmel!" exclaimed Rudolf, jumping up. "Wait till I come back."
    He dashed out the green door and down the stairs. In twenty minutes he was back again, kicking at the door with his toe for her to open it. With both arms he hugged an array of wares from the grocery and the restaurant. On the table he laid them--bread and butter, cold meats, cakes, pies, pickles, oysters, a roasted chicken, a bottle of milk and one of redhot tea.
    "This is ridiculous," said Rudolf, blusteringly, "to go without eating. You must quit making election bets of this kind. Supper is ready." He helped her to a chair at the table and asked: "Is there a cup for the tea?" "On the shelf by the window," she answered. When he turned again with the cup he saw her, with eyes shining rapturously, beginning upon a huge Dill pickle that she had rooted out from the paper bags with a woman''s unerring instinct. He took it from her, laughingly, and poured the cup full of milk. "Drink that first" he ordered, "and then you shall have some tea, and then a chicken wing. If you are very good you shall have a pickle to-morrow. And now, if you''ll allow me to be your guest we''ll have supper."
    He drew up the other chair. The tea brightened the girl''s eyes and brought back some of her colour. She began to eat with a sort of dainty ferocity like some starved wild animal. She seemcd to regard the young man''s presence and the aid he had rendered her as a natural thing--not as though she undervalued the conventions; but as one whose great stress gave her the right to put aside the artificial for the human. But gradually, with the return of strength and comfort, came also a sense of the little conventions that belong; and she began to tell him her little story. It was one of a thousand such as the city yawns at every day--the shop girl''s story of insufficient wages, further reduced by "fines" that go to swell the store''s profits; of time lost through illness; and then of lost positions, lost hope, and--the knock of the adventurer upon the green door.
    But to Rudolf the history sounded as big as the Iliad or the crisis in "Junie''s Love Test."
    "To think of you going through all that," he exclaimed.
    "It was something fierce," said the girl, solemnly.
    "And you have no relatives or friends in the city?"
    "None whatever."
    "I am all alone in the world, too," said Rudolf, after a pause.
    "I am glad of that," said the girl, promptly; and somehow it pleased the young man to hear that she approved of his bereft con***ion.
    Very suddenly her eyelids dropped and she sighed deeply.
    "I''m awfully sleepy," she said, "and I feel so good."
    Then Rudolf rose and took his hat. "I''ll say good-night. A long night''s sleep will be fine for you."
    He held out his hand, and she took it and said "good-night." But her eyes asked a question so eloquently, so frankly and pathetically that he answered it with words.
    "Oh, I''m coming back to-morrow to see how you are getting along. You can''t get rid of me so easily."
    Then, at the door, as though the way of his coming had been so much less important than the fact that he had come, she asked: "How did you come to knock at my door?"
    He looked at her for a moment, remembering the cards, and felt a sudden jealous pain. What if they had fallen into other hands as adventurous as his? Quickly he decided that she must never know the truth. He would never let her know that he was aware of the strange expedient to which she had been driven by her great distress.
    "One of our piano tuners lives in this house," he said. "I knocked at your door by mistake."
    The last thing he saw in the room before the green door closed was her smile.
    At the head of the stairway he paused and looked curiously about him. And then he went along the hallway to its other end; and, coming back, ascended to the floor above and continued his puzzled explorations. Every door that he found in the house was painted green.
    Wondering, he descended to the sidewalk. The fantastic African was still there. Rudolf confronted him with his two cards in his hand.
    "Will you tell me why you gave me these cards and what they mean?" he asked.
    In a broad, good-natured grin the negro exhibited a splendid advertisement of his master''s profession.
    "Dar it is, boss," he said, pointing down the street. "But I ''spect you is a little late for de fust act."
    Looking the way he pointed Rudolf saw above the entrance to a theatre the blazing electric sign of its new play, "The Green Door."
    "I''m informed dat it''s a fust-rate show, sah," said the negro. "De agent what represents it pussented me with a dollar, sah, to distribute a few of his cards along with de doctah''s. May I offer you one of de doctah''s cards, sah?"
    At the corner of the block in which he lived Rudolf stopped for a glass of beer and a cigar. When he had come out with his lighted weed he buttoned his coat, pushed back his hat and said, stoutly, to the lamp post on the corner:
    "All the same, I believe it was the hand of Fate that doped out the way for me to find her."
    Which conclusion, under the circumstances, certainly admits Rudolf Steiner to the ranks of the true followers of Romance and Adventure.
  8. BrokenAngel

    BrokenAngel Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2004
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Xuân về trên thực đơn
    Đấy là một ngày tháng Ba.
    Không bao giờ, nên nhớ là không bao giờ, ban viết như thế khi bắt đầu một câu chuyện. Không có câu mở đầu nào tệ hại hơn nữa. Như thế là thiếu sáng kiến, đơn điệu, khô khan, và có thể rồi chỉ có gió...Nhưng trong hoàn cảnh này, câu trên lại có thể được người đọc chấp nhận. Vì lẽ, câu văn sau đây, đáng lẽ có thể được dùng để khánh thành mẩu truyện, lại quá cường điệu và đường đột nếu ta dứ trước mắt người đọc mà thiếu chuẩn bị.
    Sarah đang khóc trên bản thực đơn của cô.
    Cứ nghĩ đến một cô gái New York nhỏ nước mắt trên một bản thực đơn!
    Để lí giải việc này, cho phép bạn đoán là có thể do tôm hùm không có trong thực đơn, hay là do cô đã thề trong mùa Chay Tịnh là sẽ không đụng đến món kem lạnh, hay là cô đã lỡ gọi món hành, hay là cô đã có một bữa ăn sáng thịnh soạn. Rồi đến khi mọi giả thuyết này đều không đúng, xin bạn vui lòng để câu chuyện được tiếp tục. Cái ông đã tuyên bố rằng thế giới chỉ là một con sò mà ông có thể dùng thanh gươm để tách nó ra thì có thể gây tiếng vang lớn hơn là do ông có thực tài. Tách hai mảnh của con sò bằng gươm thì chẳng khó gì cả. Nhưng có khi nào bạn thử tách con sò trên cạn với máy đánh chữ không?
    Sarah đã cố tách cái vỏ sò bằng vũ khí của cô. Không biết gì về tốc kí, cô không thể tham gia vào cái vũ trụ tài năng mà bạn thấy hay đi ăn trưa với đồng nghiệp cấp cao của họ trong thời gian xe điện ngầm bãi công. Cô chỉ là thư kí đánh máy làm việc tự do.
    Thành tựu sáng chói và danh dự nhất trong việc Sarah đấu tranh với đời là sự dàn xếp với nhà hàng Schulenberg''s - một cái tên Đức. Nhà hàng này nằm cạnh toà nhà có phòng cho cô thuê. Một buổi tối nọ, sau một bữa ăn đáng giá 40 cent gồm năm món (được dọn ra cho khách cũng nhanh như khi bạn ném năm quả bóng vào một ông da đen), Sarah mang đi bản thực đơn. Nó được viết bằng nét viết thảo hầu như không ai đọc ra đấy là chữ Anh hay chữ Đức, mà cách viết lại lộn xộn đến nỗi nếu bạn không cẩn thận, bạn có thể bắt đầu bữa ăn bằng cái tăm xỉa răng, rồi đến bánh ngọt, rồi đến món súp và ngày trong tuần(*).
    Hôm sau, Sarah cho Schulenberg xem một tờ thực đơn hoàn chỉnh, chữ đánh máy đẹp, với tên các món ăn được sắp xếp đầy hấp dẫn đúng theo nghĩa vụ của chúng và đặt dưới tiêu đề nhỏ thích hợp, từ các món ăn chơi đến việc không nhận trách nhiệm về áo choàng và ô dù của khách.
    Schulenberg xem như trở thành công dân Mỹ thực thụ ngay tại chỗ, nhờ việc chỉnh sửa ngữ pháp và chính tả trên bản thực đơn của ông! Sarah đạt được thoả thuận với ông. Cô sẽ đánh máy tờ thực đơn cho hai mươi mốt bàn ăn trong nhà hàng - một bộ thực đơn mới cho mỗi bữa ăn tối, và thực đơn mới cho các bữa ăn sáng và trưa khi món ăn có nhiều thay đổi hay khi tờ thực đơn cũ đã nhăn nheo. Để bù lại, mỗi ngày Schulenberg cung cấp cho Sarah ba bữa ăn do một anh bồi - đầy hăng hái nếu có thể được - mang sang tận phòng trọ. Mỗi buổi chiều Sarah sẽ nhận một bản nháp thực đơn viết bằng bút chì, thảo ra những gì mà Định Mệnh sẽ dành cho khách ngày hôm sau.
    Hai bên đều hài lòng với thoả thuận này. Bây giờ thực khách của Schulenberg biết món mình ăn có tên gọi là gì, tuy đôi lúc vẫn còn hoang mang do chính bản chất lôi thôi của các món ăn ấy. Còn Sarah thì được ngày ba bữa trong mùa đông lạnh lẽo, vô vị, và đấy chính là điều cô cần.
    Một ngày, bản niên biểu thời tiết nhầm cho là mùa xuân đã đến. Mùa xuân sẽ đến khi nó phải đến. Tuyết của tháng giêng vẫn còn cố chấp bao phủ trên đường phố. Các đàn oócgan vẫn còn chơi khúc nhạc về mùa hè, với bao giai điệu rộn rã của tháng mười hai. Các ông bắt đầu ghi chú ba mươi ngày trước để nhớ mua áo mùa Phục Sinh. Những người gác cổng đã đóng vòi hơi nước. Và khi những việc như thế xảy ra, ta có thể biết rằng thành phố vẫn còn bị mùa đông siết chặt.
    Một buổi chiều, Sarah run rẩy trong phòng ngủ lịch sự của cô; toà nhà được sưởi; được quét dọn kĩ càng; mọi tiện nghi đều có; phải nhìn tận mắt mới đánh giá cao được. Cô không có việc gì làm ngoài mấy bản thực đơn của Schulenberg. Sarah ngồi trong cái ghế đu làm bằng gỗ cây liễu kêu cót két, và nhìn ra ngoài cửa sổ. Tấm lịch trên tường khóc với cô không ngớt: ''Mùa xuân đã đến, Sarah, mùa xuân đã đến, nói cho cô biết đấy. Hãy nhìn con số của tôi đây, Sarah, các con số của tôi chỉ về mùa xuân. Cô cũng có các số đo đẹp - các số đo của mùa xuân - nhưng tại sao cô lại nhìn ra cửa sổ buồn bã thế kia?''
    Phòng của Sarah nằm ở mặt sau của toà nhà. Khi nhìn qua cửa sổ, cô có thể thấy bức tường gạch đỏ không cửa sổ của một nhà máy chế tạo thùng và hộp trên con đường kế bên. Nhưng bức tường trong suốt như thuỷ tinh, và Sarah đang nhìn xuống một con đường mòn dài, rợp bóng cây anh đào và cây du, với hai bên lề lót những bụi mâm xôi và dây hồng dại.
    Đội xung kích đích thực của mùa xuân thì quá tinh tế, tai và mắt ta khó nhận ra. Người khác phải có hoa huệ tây đang nở, sơn thù du, tiếng hót cảu chim xanh - ngay cả lời nhắc nhở thô thiển như là cái bắt tay vĩnh biệt của kiều mạch và sò biển - trước khi họ có thể dang rộng vòng tay vô vị đón chào nàng Xuân. Vào mùa hè năm trước, Sarah đã đi về miền quê và yêu một chàng trai nông dân.
    Khi bạn viết truyện, bạn không bao giờ nên viết trở về quá khứ theo cách như thế. Đấy là thứ nghệ thuật tồi, nó làm què quặt mọi sự chú ý. Phải tiến tới, tiến tới nữa.
    Sarah ở tại trang trại Sunnybrook trong hai tuần. Ở đấy, cô đã yêu Walter, con trai của ông Franklin. Những người nông dân người ta đã từng yêu và thành hôn và trở thành cỏ trong thời gian còn ngắn hơn. Nhưng chàng trai Walter Franklin là một nhà nông học tiến bộ. Walter đã tán tỉnh và chiếm được con tim của Sarah trên con đường mòn ấy, đầy bóng mát và các bụi mâm xôi. Họ đã ngồi bên nhau và hái các nụ hoa bồ công anh để bện thành một vương miện cho mái tóc của cô. Anh đã hết lời ca ngợi vẻ đẹp của các nụ hoa vàng trên mái tóc nâu của cô, và cô đã bỏ lại sợi dây chuyền của mình ở đấy, bước đi về nhà vung vẩy cái mũ hoa trên tay. Họ hẹn sẽ cưới nhau vào mùa xuân - Walter bảo vào lúc có những dấu hiệu đầu tiên của mùa xuân. Và rồi Sarah phải trở lại thành phố để gõ máy đánh chữ.
    Một tiếng gõ trên cánh cửa làm tan biến bao điều mơ màng của Sarah về những ngày hạnh phúc ấy. Anh bồi đã mang bản thảo tờ thực đơn cho ngày hôm sau, do ông già Schulenberg thảo nháp bằng bút chì.
  9. BrokenAngel

    BrokenAngel Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2004
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Sarah ngồi xuống bên cái máy đánh chữ, luồn một tờ giấy cứng giữa hai trục lăn. Bình thường cô làm khá nhanh, chỉ trong vòng một tiếng rưỡi đồng hồ là cô đánh xong hai mươi mốt bản thực đơn.
    Hôm nay thức ăn có nhiều thay đổi hơn bình thường. Các món súp lỏng hơn, không còn có thịt heo trong các món ăn chơi, mà lại có rau diếp Nga trong số các món thịt nướng. Thần thái sang trọng của mùa xuân lan tràn trên khắp bản thực đơn. Thịt cừu, vốn ngay trước đó còn nhảy nhót trên các sườn đồi xanh, đã được khai thác với nước sốt để kỉ niệm các vũ điệu. Bài hát của sò biển, tuy không bị ngậm miệng im tiếng, đã trở nên một khúc thàm thì mùa xuân. Cái chảo chiên được xếp xó, bất động, sau mấy thanh vỉ của cái lò nướng. Danh sách các món bánh trái cây dài ngoằng ra; các loại bánh nhiều béo đã biến mất; thịt xúc xích, với tấm áo dày cộm quấn quanh, không ở nán lại lâu.
    Các ngón tay của Sarah nhảy múa như đàn chuồn chuồn lượn trên mặt ao mùa xuân. Cô đánh từng tên các món ăn theo thứ tự từ trên xuống dưới, lấy mắt để điều chỉnh chính xác vị trí mỗi tên tuỳ dài ngắn.
    Ngay trên các món tráng miệng là danh sách các loại rau. Cà rốt và đậu, măng tây trên bánh mì nướng, các loại cà chua và gô phục vụ quanh năm, đậu ngự, bắp cải - và rồi...
    Sarah đang khóc trên bản thực đơn của cô. Những giọt lệ từ nơi sâu thẳm của nỗi thất vọng cay đắng nào đó dâng lên trong tim cô và trào ra khoé mắt. Cô gục đầu xuống trên cái giá của máy đánh chữ, và các phím canh cách tạo nên khúc đệm khô khan cho những cơn nức nở của cô.
    Vì cô đã không nhận được thừ từ gì của Walter trong hai tuần nay, và món kế tiếp trên bản thực đơn là món rau bồ công anh, bồ công anh trộn với trứng gì đấy - nhưng để ý làm gì đến trứng! - bồ công anh với những nụ hoa vàng rực mà Walter đã dùng để phong cho cô làm nữ hoàng của lòng anh và cô dâu tương lai của anh - bồ công anh, quân tiên phong của mùa Xuân, vương miện sầu thảm củ nỗi sầu thảm trong cô - đã gợi lại cho cô về những ngày hạnh phúc nhất.
    Thưa bà, tôi thách bà dám cười nếu bà trải qua cuộc trắc nghiệm đau khổ này: giả dụ bà thấy những nụ hoa hồng mà ông ấy đã tặng bà khi bà trao trái tim mình cho ông ấy, giờ được dùng làm món rau trộn với nước sốt kiểu Pháp dọn lên trước mắt bà ở Nhà hàng Schulenberg! Nếu nàng Juliet thấy những biểu tượng của tình yêu do chàng Romeo trao tặng bị làm nhục như thế thì hẳn cô sẽ uống thứ thuốc độc ấy sớm hơn là trong tình sử Shakespear đã viết!
    Nhưng nàng Xuân quả là ác độc! Nàng cần gửi tín hiệu của mình đến thành phố bao la nhưng lạnh lẽo với toàn đá và sắt. Không có ai để nhờ gửi ngoài chàng liên lạc viên rắn rỏi ấy với lớp áo xanh nhám và dáng vẻ khiêm tốn. Chàng như một gã lính phiêu lưu, cây dent-de-lion - răng sư tử, theo như giới bồi bếp Pháp gọi. Khi nở, chàng hỗ trợ cho tình yêu, ***g lên mái tóc nâu của cô nàng tôi; khi còn non mọng và còn búp, chàng bước vào cái nồi luộc và phát đi tín hiểu của cô chủ tối thượng của anh.
    Dần dần, Sarah cố cầm nước mắt. Cần phải đánh máy xong các bản thực đơn, nhưng, vẫn còn chìm đắm trong giấc mơ về hoa bồ công anh vàng rực, cô lơ đãng lướt các ngón tay trên bàn phím một lúc, với trí óc và con tim vẫn còn vương trên con đường mòn giữa cánh đồng với nhà nông học trẻ. Nhưng chẳng bao lâu cô đã nhanh chóng trở lại với những đường mòn lát đá của khu Manhattan, rồi cái máy đánh chữ lại lách tách vang lên như chiếc mô-tô của cảnh sát đi dẹp đám đình công.
    Lúc 6 giờ, anh bồi mang bữa ăn tối đến cho cô và mang đi các bản thực đơn đánh máy. Khi Sarah ăn, với một tiếng thở dài cô gạt qua một bên đĩa rau bồ công anh trộn trứng. Khi những nụ hoa vàng rực thắm đượm tình yêu đã bị chuyển thể thành mớ rau đen đủi hèn mọn ấy, những hi vọng mà cô áp ủ từ mùa hè qua cũng héo úa, tàn tạ theo. Tình yêu có thể tự nuôi dưỡng nó, như Shakespear đã nói; nhưng Sarah không thể nuốt nổi món bồ công anh vốn khi còn là hoa cảnh đã tô điểm thêm bàn tiệc tinh thần đầu tiên cho tình cảm chân thật của con tim cô.
    Lúc 7 giờ 30, dôi vợ chồng phòng bên bắt đầu cãi vã nhau; người đàn ông ở tầng trên đang thử nốt La trên cây sáo của ông; ga đốt xuống thấp hơn, ba chiếc goòng than đá bắt đầu cuống hàng - âm thanh duy nhất khiến cái máy hát ghen tức; các con mèo trên hàng rào sân sau bắt đầu lảng đi. Với những dấu hiệu này, Sarah biết đây là giờ cô đọc sách. Cô lấy một quyển ra đọc, và bắt đầu lang thang cùng với nhân vật chính trong truyện.
    Chuông cửa kêu vang. Bà chủ ra trả lời. Sarah bỏ mặc nhân vật chính, nghe ngóng. Đúng thế, bạn cũng sẽ làm y như cô vậy! Rồi có một tiếng nói mạnh mẽ vang lên từ hành lang bên dưới, rồi Sarah phóng ra cửa, để mặc cuốn sách nằm trên sàn nhà.
    Bạn đã đoán đúng. Cô chạy xuống đến đầu cầu thang cùng lúc nhà nông học của cô cũng chạy lên đến đấy, nhảy một bước ba bậc, rồi cắt ngay lấy cô, gặt cả cô, không còn để lại gì cho dân đi mót. Sarah nức nở:
    -Tại sao anh không viết thư cho em? Tại sao thế?
    -New York quả là một thành phố lớn. Tuần trước anh đến tìm em tại địa chỉ cũ. Lúc đấy anh mới biết là em đã dời đi thứ năm rồi. Anh cảm thấy an ủi phần nàom vì tránh được ngày thứ sáu xui xẻo. Nhưng nó cũng không ngăn anh truy lùng em cùng với cảnh sát và nhiều cách khác, kể từ ngày đó.
    Sarah nói quả quyết:
    -Em có viết thư cho anh!
    -Anh không hề nhận được.
    -Thế thì làm thế nào anh tìm được em?
    Nhà nông học trẻ nở một nụ cười xuân:
    -Tối nay anh ghé vào nhà hàng bên cạnh. Anh không cần biết ai là chủ; vào mùa này trong năm anh chỉ muốn ăn một món rau xanh gì đó. Anh lướt mắt qua bản thực đơn được đánh máy lịch sự để tìm món như thế. Khi anh đọc xuống quá món bắp cải, anh đẩy bật cái ghế ngã chỏng chơ, ầm ỹ gọi ông chủ. Ông ấy cho anh biết em ở đây.
    Sarah thở phào vui sướng:
    -Em nhớ ra rồi. Đấy là món rau bồ công anh, ghi dưới món bắp cải.
    -Và anh cũng nhớ ra nét chữ W nằm cao hơn hẳn các chữ khác do máy đánh chữ của em tạo ra. Dù đi đâu trên cả quả đất này anh cũng nhận ra nó!
    Sarah nói với vẻ ngạc nhiên:
    -Sao thế? Trong từ ''bồ công anh'' không có chữ W!
    Chàng trai trẻ rút từ túi áo ra bản thực đơn, và chỉ vào một dòng.
    Sarah nhận ra đấy là bản thứ nhất cô đánh máy ban chiều: ở góc trên bên phải vẫn còn một vết nhoè vì một giọt nước mắt của cô rơi xuống. Nhưng trên dòng chữ nơi đáng lẽ người ta đọc được tên của loại cây trên cánh đồng cỏ, thì do tâm tư vương vấn về các nụ hoa vàng rực đã khiến mấy ngón tay cô gõ những phím chữ kỳ lạ.
    Chen giữa hai món bắp cải và ớt xanh nhồi thịt là món:
    ''WALTER YÊU DẤU, TRỘN TRỨNG LUỘC''.
  10. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Hihi, thật tuyệt. Mong bạn từ từ post lên hết nhé Tiếng VN thôi, tớ dốt tiếng Anh một cục
    Lại tặng 5 sao động viên vậy

Chia sẻ trang này