1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ơi biển Việt Nam, ơi sóng việt Nam!

Chủ đề trong 'Hồi ức về các chuyến đi' bởi GiangQD, 28/03/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    ơi biển việt nam, ơi sóng việt nam!

    ƠI BIỂN VIỆT NAM, ƠI SÓNG VIỆT NAM!

    Nhân dịp trở về từ quần đảo Trường Sa, tôi xin lược trích một số thông tin chính thống (được phép cung cấp) từ Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân Việt Nam nhằm cung cấp thêm cho anh em những hiểu biết cụ thể về biển , đảo của Tổ quốc mình. Lưu ý, những thông tin mà anh em tìm hiểu trên mạng hay qua google có thể có nhiều dị bản và không chính xác!(Một số thông tin mang tính nhạy cảm xin phép không đưa).

    Tổ chức biên chế của Quân chủng hiện nay gồm:

    Bộ T­ư lệnh Quân chủng và 4 cơ quan trực thuộc BTM, CCT, CHC. CKT, dư­ới Bộ Tư­ lệnh Quân chủng có 5 Vùng Hải quân và các Trung, Lữ đoàn trực thuộc Quân chủng, cũng như trực thuộc Vùng, Cục. Do tính chất nhiệm vụ mà các lực lư­ợng của Hải quân đóng quân trải dài khắp cả n­ước từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, trên các tuyến đảo gần bờ và quần đảo Tr­ường Sa (tập trung chủ yếu ở 23/28 tỉnh, thành có biển). Trong đó:

    - Cơ quan Bộ Tư­ lệnh Quân chủng đóng quân tại Thành phố Hải Phòng.

    - Cơ quan Vùng 1 Hải quân đóng quân ở huyện Thuỷ Nguyên-thành phố Hải Phòng, có nhiệm vụ quản lý một vùng biển rộng lớn từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh, với chiều dài bờ biển trên 700 km.

    - Cơ quan Vùng 3 Hải quân đóng quân trên địa bàn Quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, có nhiệm vụ quản lý vùng biển miền Trung từ tỉnh Quảng Bình đến Bình Định và vùng biển quần đảo Hoàng Sa.

    - Cơ quan Vùng 4 Hải quân đóng quân trên địa bàn huyện Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà, có nhiệm vụ quản lý vùng biển rộng từ tỉnh Phú Yên đến Bình Thuận và vùng biển quần đảo Tr­ường Sa;
    - Cơ quan Vùng 2 Hải quân đóng quân trên địa bàn Huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai (Tương lai là Vũng Tàu), có nhiệm vụ quản lý vùng biển từ Bình thuận đến Bạc Liêu bao gồm vùng biển DK1, DK2 đến vùng biển giáp ranh Việt Nam, Inđônêxia.

    - Cơ quan Vùng 5 Hải quân đóng quân trên huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, có nhiệm vụ quản lý vùng biển phía Tây Nam của Tổ quốc.

    Khát qúat biển, đảo nước ta:

    - Biển nước ta rộng trên 1 triệu Km2, gấp 4 lần đất liền, chiếm 28% diện tích Biển Đông (cả Biển Đông gần 3,5 triệu Km2).
    - Xung quanh biển Đông có 9 nước và 1 vùng lãnh thổ: TQ, Philipin, Inđônêxia, Malaixia, Singapo, Brunây, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.

    * Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982,

    (được 119 nước ký kết từ 10/12/1982 và có hiệu lực từ ngày 16/11/1994) toàn bộ biển và đại dương thế giới đã được quy hoạch và thể chế hoá. Tuy nhiên, do xu hướng tiến ra biển, làm chủ biển của các quốc gia, dân tộc trên thế giới, nhất là trong những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 đã và đang làm căng thẳng thêm tình trạng tranh chấp biển, đảo giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ với nhau.

    - Theo Luật biển 1982 thì

    N­ư­ớc ta có 5 vùng biển, các quần đảo và đảo: đó là Vùng nội thuỷ- Lãnh hải- Vùng tiếp giáp-Vùng đặc quyền kinh tế- Thềm lục địa và các quần đảo, đảo; có gần 3.000 hòn đảo lớn nhỏ và 2 quần đảo lớn Hoàng Sa và Trưòng Sa.

    - Quần đảo Hoàng Sa: Có trên 30 đảo, cồn san hô và bãi cạn, diện tích toàn bộ quần đảo khoảng 15.000 km2, cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi - Việt Nam) khoảng 120 hải lý (một hải lý = 1.853,2m), cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 140 hải lý. Đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm và Linh Côn (khoảng 1,5 km2).
    Năm 1956, Trung Quốc đã đưa quân đội chiếm toàn bộ phía Đông quần đảo. Đến năm 1974, lợi dụng chính quyền Sài Gòn suy yếu Trung Quốc đã đánh chiếm cụm phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - hiện nay toàn bộ quần đảo này Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép.

    - Quần đảo Trường Sa:

    Quần đảo Trường Sa nằm về phía Đông Nam của Biển Đông, gồm trên 100 đảo, bãi cạn, cồn san hô và bãi ngầm, chiếm một diện tích biển khoảng từ 160.000 km2 đến 180.000 km2, cách Cam Ranh (Việt Nam) khoảng 248 hải lý. Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 10 km2.
    Quần đảo Trường Sa được chia làm 8 cụm (Song Tử, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên). Đảo cao nhất là Song Tử Tây (khoảng 4 - 6 mét), đảo lớn nhất là đảo Ba Bình (0,6 km2), sau đó là đảo Nam Yết (0,5 km2), khoảng cách giữa các đảo cũng khác nhau, gần nhất từ đảo Song Tử Đông đến Song Tử Tây khoảng 1,5 hải lý, xa nhất từ Song Tử Tây (phía Bắc) đến An Bang (phía Nam) khoảng 280 hải lý.

    Trước năm 1975, quần đảo Trường Sa do chế độ **** quyền Sài Gòn quản lý. Trong chiến dịch mùa Xuân năm 1975, Quân chủng Hải quân, mà trực tiếp là Lữ đoàn 125 và Đoàn đặc công 126 Hải quân phối hợp cùng với một bộ phận lực lượng vũ trang của Quân khu 5 với tinh thần thần tốc, táo bạo, bất ngờ đã giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

    Khu vực đáy biển thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa còn chứa đựng trữ lượng lớn dầu khí và các khoáng sản khác. Theo số liệu của nhiều nhà khoa học và cơ quan khoa học quốc tế dự đoán, Biển Đông chứa khoảng 130 tỷ thùng dầu và khí tự nhiên, do đó khu vực Biển Đông được coi như Vịnh Ba Tư thứ hai. Riêng khu vực Trường Sa có trữ lượng dầu khoảng 6 tỷ thùng, trong đó khí chiếm khoảng 70%.
    - Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có ý nghĩa chiến lược về quân sự và kinh tế, là nơi lý tưởng để thiết lập các căn cứ chiến lược nhằm kiểm soát các tuyến đường biển qua lại Biển Đông nằm trải dài dọc bờ biển phía Nam, là vị trí tiền tiêu, là lá chắn để bảo vệ sườn phía Đông của nước ta. Tạo thành tuyến phòng thủ đảo - biển - bờ để bảo vệ Tổ quốc. Nhiều nhà quân sự thế giới cho rằng: "Ai làm chủ được Trường Sa sẽ kiểm soát toàn bộ Biển Đông".

    * Về thềm lục địa phía Nam (DKI):

    - Thềm lục địa Việt Nambao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa. Nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải Việt Nam không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở.

    - Ngày 05/7/1989, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định xây dựng cụm kinh tế khoa học dịch vụ trên thềm lục địa phía Nam từ 7 - 803’vĩ độ Bắc, từ 109014’-112030’ kinh độ Đông. Cách đường cơ sở của ta 84 hải lý thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Hiện nay ta đang đóng giữ trên 6 lô: Tư Chính; Phúc Nguyên; Phúc Tần; Quế Đường; Huyền Trân; Bà Kè. Ta đã xây dựng được 20 nhà giàn, hiện có 15 nhà giàn vẫn đang hoạt động, nhà gần nhất cách nhau 7 - 13 hải lý, xa nhất 200 hải lý để quản lý và bảo vệ chủ quyền thềm lục địa.

    -Khu vực cửa Vịnh Bắc Bộ và Quần đảo Hoàng Sa:

    * Khu vực cửa VBB:Hiện nay, tính chất phức tạp trên vùng biển này có xu hướng đẩy ra phía ngoài cửa Vịnh (nằm ngoài sự điều chỉnh của 2 Hiệp định). TQ đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, thăm dò, dầu khí vùng cửa Vịnh (thuộc khu vực vùng biển miền Trung của nước ta), làm cho tình hình diễn biến hết sức phức tạp và căng thẳng.
    Thời gian gần đây: Thường xuyên cho máy bay, tàu chiến theo dõi, ngăn cản răn đe, uy hiếp, khiêu khích lực lượng của ta đang bảo vệ các hoạt động thăm dò ở lô 113 và khu vực mỏ Thăng Long gây tâm lý hoang mang cho các nhà thầu (Máy bay bay nhiều vòng, bay thấp, cả ngày và đêm, có lúc hạ thấp ở độ cao 50 ¸ 700 m quay phim chụp ảnh, mang tính răn đe uy hiếp; tàu chiến đến tiếp cận, chạy vòng quanh, quay phim chụp ảnh, thả trôi, mở bạt pháo, yêu cầu tàu ta xưng tên, quốc tịch).
    * Khu vực Quần đảo Hoàng Sa:

    - Tổ chức đoàn đi thăm các đảo Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam; thành lập cơ sở hành chính cấp xã ở hai đảo Phú Lâm và Đá Cây (TQ gọi là đảo Vĩnh Hưng và Triệu Thuật) thuộc quần đảo Hoàng Sa.

    - Thúc đẩy tổ chức triển khai du lịch ở Hoàng Sa. Năm 2009 tổ chức 3 chuyến, nhưng 2 tháng đầu năm 2010 đã tổ chức 03 chuyến; những vấn đề này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.
    - Đầu t­ư, triển khaicác dự án, chư­ơng trình lớn phục vụ cho đời sống dân sinh trên các đảo (đóng tàu Bệnh viện hiện đại, có trọng tải lớn; trang bị phư­ơng tiện hiện đại, đồng bộ để phục vụ cho học tập từ xa..coi đảo nh­ư đất liền).

    - Bắt và phạt nặng tàu cá của ngư­ dân ta, thậm chí bắn vào ngư ­ dân, làm cho các ngư­ dân ta hoang mang, lo sợ và bỏ ngư­ trường; bắt ngư­ời nhà lên biên giới nộp tiền mới thả tàu; phạt lần sau cao hơn lần trư­ớc.
    - Ngăn cản, không thiện chí, gây khó khăn cho ta trong cứu hộ, cứu nạn ở khu vực Hoàng Sa, cố tình trì hoãn sự hợp tác trong tình huống cứu hộ, cứu nạn; cung cấp thông tin sai sự thật.
    - Tăng cường các hoạt động diễn tập, huấn luyện, cũng như nâng cấp xây dựng các căn cứ quân sự trên đảo....

    c- Khu vực Quần đảo Trường Sa.

    * Hiện nay trên quần đảo Trường Sa đang có mặt 4 nước 5 bên và có 5 nước 6 bên đòi yêu sách về chủ quyền ở quần đảo này. Trong đó:

    - Trung Quốc: Chiếm đóng 7 bãi đá ngầm (Chữ Thập, Châu Viên, Gạc Ma, Ga Ven, Xu Bi, Huy Cơ, Vành Khăn).
    - Đài Loan: Chiếm đóng đảo Ba Bình (năm 2004, tiếp tục cắm cờ và tuyên bố chủ quyền tại bãi cạn Bàn Than).
    - Philipin: Chiếm 8 đảo (Bến Lạc, Thị Tứ, Loại Ta, Vĩnh Viễn, Bình Nguyên, Công Đo, Song Tử Đông, Parata).
    - Malaixia: Chiếm đóng 3 đảo (Chim én, Kỳ Vân, Kiêu Ngựa).
    - Brunei: Tuy chưa chiếm đóng đảo nào nhưng họ luôn tuyên bố yêu sách về chủ quyền trên quần đảo này.
    - Việt Nam: Đóng giữ 21 đảo (gồm 9 đảo nổi, 12 đảo chìm với 33 điểm đóng quân). 9 đảo nổi gồm: Trường Sa, An Bang, Trường Sa Đông, Song Tử Tây, Nam Yết, Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, Phan Vinh, Sơn Ca. 12 đảo chìm gồm: Đá Nam, Đá Lớn, Thuyền Chài, Cô Lin, Len Đao, Tiên Nữ, Núi Le, Tốc Tan, Đá Đông, Đá Tây, Đá Lát, Đá Thị.

    Khu vực thềm lục địa phía Nam DK1:

    - Trung Quốc: Ghép DK1 vào Trường Sa, coi là vùng phụ cận Trường Sa - cho đây là vùng tranh chấp - phải phân chia, rồi tạo vùng đánh cá truyền thống mới ở Tây Bắc Tư Chính.
    - DK1: TQ gọi là Vạn An Bắc 21, ta gọi thềm lục địa DK1 - Tư Chính; thời gian qua Trung Quốc tăng cường hoạt động ở khu vực vùng biển phía Nam, vừa thực hiện huấn luyện diễn tập tổng hợp vừa kết hợp tuần tiễu trinh sát nắm tình hình; ngày 17/8/2009 biên đội 3 tàu trực ở vịnh A-đen, trên đường về căn cứ, qua khu vực vùng biển của ta, trong đó 2 tàu tiến hành trinh sát, nắm tình hình khu vực Tư Chính, Phúc Nguyên, Phúc Tần; lúc gần nhất cách đảo, nhà dàn 05 ¸ 10 hl, đến đảo Chữ Thập tổ chức huấn luyện khoa mục máy bay trực thăng trên tàu luyện tập cất, hạ cánh và thả lực lượng đặc nhiệm từ máy bay xuống đảo Chữ Thập bằng thang dây.

    Xin dừng thông tin tại đây

    [​IMG]


  2. favourite

    favourite Administrator - Một người gắn bó TTVNOL Staff Member

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Bài viết:
    99.678
    Đã được thích:
    9.967
    Tương ảnh lên đi Giang [:D]
  3. nw4good

    nw4good Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    1.065
    Đã được thích:
    0
    Vote cho 1 topic rất hay. Up lên nào.
  4. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0

    BIỂN NÀY LÀ CỦA TA, ĐẢO NÀY LÀ CỦA TA...



    Chúng tôi đã có mặt tại vùng biển Trường Sa và thềm lục địa phía Nam. tại những nơi, cách đây hơn 20 năm về trước, các đồng chí đã anh dũng chiến đấu hy sinh trước sự tấn công trắng trợn và phi lý của các lực lượng tàu chiến Hải quân “Nước ngoài”, và sự tàn phá khủng khiếp của bão tố đại dương, để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ chủ quyền biển, đảo thân yêu của của Tổ quốc. Chúng tôi xúc động tưởng nhớ, thương tiếc các đồng chí đã nằm lại với biển khơi suốt hơn 20 năm qua. Bầu trời biển đảo Trường Sa từ nắng to bao giờ cũng chuyển mưa rào khi làm lễ thả hoa tưởng nhớ các anh! Năm nào cũng vậy!

    Quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc mãi mãi là một phần lãnh thổ thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Nhưng với mưu đồ thôn tính Trường Sa, độc chiếm Biển Đông, từ cuối năm 1987, đầu năm 1988 “Nước ngoài” đã ngang nhiên đưa lực lượng tàu quân sự đánh chiếm một số bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, làm cho tình hình ở đây thêm căng thẳng, phức tạp.


    Chấp hành nghiêm lệnh của cấp trên, cán bộ, chiến sỹ Hải quân nhân dân Việt Nam đã phát huy truyền thống hào hùng của dân tộc, của Quân đội và Quân chủng, lấy nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia của Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng cao cả, là mệnh lệnh trái tim; tự kiềm chế, giữ vững đối sách, không dùng vũ lực để giải quyết những vấn đề tranh chấp trên biển, vì lợi ích hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực. Song, bất chấp lẽ phải Nước Ngoài đã ngang nhiên tấn công quân sự, bắn chìm, bắn cháy 3 tàu vận tải và đánh chiếm một số đảo của ta.


    Từ trong cuộc chiến đấu anh dũng đó, đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu, sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Đó là cán bộ, chiến sỹ Tàu HQ 505, 604, 605 thuộc Lữ đoàn 125; cán bộ, chiến sỹ Lữ đoàn 146; Trung đoàn Công binh 83 và những tập thể kiên cường đã vượt qua mọi khó khăn thử thách, nêu cao phẩm giá, khí phách Việt Nam với khẩu hiệu chủ quyền Tổ quốc là trên hết.


    Đó là Anh hùng liệt sỹ Trung tá Trần Đức Thông - Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146; Anh hùng liệt sỹ Đại úy Vũ Phi Trừ - Thuyền trưởng Tàu HQ 604; Anh hùng liệt sỹ Thiếu uý Trần Văn Phương - Phó Chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma, trước sự tấn công của kẻ thù đã quấn lá cờ Tổ quốc quanh thân mình và động viên đồng đội “Không được lùi bước. Phải để cho máu mình tô thắm lá cờ Tổ quốc và truyền thống vinh quang của Quân chủng”. Còn rất nhiều những tấm gương sáng ngời về sự hy sinh cao đẹp của các đồng chí mà chúng tôi không thể nói hết.


    Những nơi này, 78 cán bộ, chiến sỹ Hải quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh. Thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng, làm sáng thêm, đẹp thêm phẩm chất “Bộ đội *********” - Người chiến sỹ Hải quân. Tô thắm truyền thống vẻ vang, hào hùng của Quân chủng.

    Tại thềm lục địa phía Nam, hơn 20 năm qua, kể từ ngày Nhà nước ta thành lập Cụm Kinh tế - Khoa học - Dịch vụ trên thềm lục địa phía Nam Mặc dù *******, Nhà nước, Quân đội, Quân chủng Hải quân và nhân dân cả nước đã thường xuyên quan tâm, tạo mọi điều kiện để các đồng chí thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao. Nhưng vào những năm 90 của thế kỷ trước do thiên nhiên hung dữ, khắc nghiệt và sự tàn phá khủng khiếp của bão tố đại dương đã làm đổ một số nhà giàn nơi mà các cán bộ, chiến sỹ Hải quân, trực tiếp là cán bộ, chiến sỹ Lữ đoàn 171 - Vùng 2; là những người con ưu tú của các tỉnh, thành trong cả nước, đã tự nguyện gác lại bao khó khăn của hậu phương gia đình, bao hoài bão, khát vọng lớn lao của tuổi trẻ, các đồng chí đã chấp nhận mọi khó khăn, gian khổ, kể cả hy sinh tính mạng của bản thân để bảo vệ nhà giàn, bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.


    Tiêu biểu, là tấm gương của Trung úy - Trạm trưởng Bùi Văn Bổng, Thượng úy Nguyễn Hữu Quảng, Phó Chỉ huy về Chính trị Nhà giàn Phúc Tần trong khi bị bão cuốn trôi trên biển, sóng to, gió lớn. Song anh vẫn nêu cao vai trò lãnh đạo của người Bí thư chi bộ, động viên đồng đội chống chọi với sóng giữ của đại dương. Trong khi cận kề giữa sự sống và cái chết, anh đã nhường chiếc phao cá nhân và miếng lương khô cuối cùng của mình cho đồng đội để rồi mãi mãi ở lại với biển khơi vào chiều ngày 5/12/1990.

    Đó là hành động cao đẹp của Liệt sĩ Đại uý Vũ Quang Chương - Chỉ huy trưởng nhà giàn Phúc Nguyên, trước sự hung dữ và tàn khốc của cơn bão số 8 năm 1999, được lệnh của trên, anh đã bình tĩnh chỉ huy bộ đội rời Trạm xuống tàu theo phương án, còn mình và ******* viên Nguyễn Văn An tình nguyện ở lại thu tài liệu, cuốn lá cờ Tổ quốc vào người và rời nhà giàn sau cùng. Nhưng, bão gió đại dương đã cướp đi tính mạng của các anh. Riêng đồng chí Nguyễn Văn An ra đi đã để lại người vợ hiền và đứa con nhỏ mới sinh chưa kịp biết mặt cha.

    Đó là tấm gương cao đẹp của Liệt sĩ - Chuẩn uý Lê Đức Hồng đã cố gắng đến cùng để giữ vững thông tin liên lạc với sở chỉ huy Quân chủng. Khi nhà giàn bị đổ, anh đã gửi lời chào “Vĩnh biệt đất liền” không một chút ưu tư, suy tính để rồi mãi mãi nằm lại với biển khơi; và những tấm gương dũng cảm của các đồng chí cán bộ thuyền như: Thượng uý Phạm Tảo, Đại uý Nguyễn Văn Tư, Trung uý Lê Tiến Cường và các đồng chí: Thượng uý Ngô Sỹ Nga - Máy trưởng, chiến sỹ Hoàng Văn Cúc, Nguyễn Đức Hanh.... đã chấp hành nghiêm mệnh lệnh, dũng cảm tìm kiếm, cứu vớt đồng đội và đã anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Còn biết bao tấm gương cao đẹp của các đồng chí mà hôm nay chúng ta chưa nói hết được.


    Mặc dù Quân chủng Hải quân đã làm hết sức mình, nhưng do hoàn cảnh, đến nay còn nhiều đồng chí vẫn đang phải nằm lại với biển khơi, với quần đảo quanh năm chịu nhiều bão tố. Các đồng chí là những người tạm gác riêng tư, bất chấp nguy hiểm, chung sức, chung lòng, giữ vững ý chí, quyết tâm chiến đấu và đã hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
    Các anh ra đi để lại một nỗi đau thương vô hạn trong lòng mọi người, biết bao người mẹ, người cha, người vợ, người con hằng ngày vẫn đau đáu bên cánh cửa mong đón các anh về!


    Hoàng Trường Giang ghi từ tàu TiTan trên vùng biển Trường Sa, tháng 3-2011




    [​IMG]
    chuẩn bị lễ thả hoa trên biển
    [​IMG]
    [​IMG]
    trời nắng to khi bắt đầu
    [​IMG]
    nước mắt bắt đầu rơi
    [​IMG]
    Mưa cũng dần nặng hạt
    [​IMG]
    nhòe đi trong mưa
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    tri ân đồng đội
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Gửi các anh tờ tiền may mắn mang về từ K9, ***** đầu tiên của *********


  5. FB_fishbone

    FB_fishbone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2006
    Bài viết:
    841
    Đã được thích:
    0
    Đọc xong cảm động sụt sịt rồi nè.
    Căm ghét cái lũ xâm chiếm khốn nạn.
    Thiên nhiên vĩ đại và khắc nghiệt, con người chúng ta nhỏ bé.
    Cảm phục và thương các chiến sĩ.
  6. dumucman

    dumucman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2010
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn chủ topic!

    Sắp tới mình cũng có dịp ra đảo Trường Sa, đang loay hoay không biết chuẩn bị thế nào? Bạn là người có kinh nghiệm, có thể chia sẻ cho mình một chút các thông tin về đồ đạc cần chuẩn bị được không?

    Cảm ơn bạn nhiều!
  7. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    đồ đạc thì k có gì nhiều đâu! ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN THÔI! VÌ BỘ ĐỘI HẢI QUÂN RẤT CHU ĐÁO, họ chuẩn bị chhết, kể cả bàn chải đánh răng, khăn mặt, dầu gội, kể cả dép quai hậu, mũ và túi bọc máy ảnh....Tuy nhiên cẩn thận thì vẫn nên mang mấy thứ đó đi và mang theo 1 ít thuốc đau bụng nhỡ ăn đồ ko hợp, dầu gió , cao chống say vì đi tàu biển khá mệt! Nếu có thể nên mang 1 số đồ tặng bộ đội đảo hoặc thủy thủ tàu như sách, băng đĩa ....
  8. dumucman

    dumucman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2010
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    hi hi, zậy hả, cám ơn bạn nhìu nha, giờ chỉ lo khoản say sóng nữa là ok!
  9. windysmile

    windysmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2004
    Bài viết:
    3.261
    Đã được thích:
    2
    Tiếp đi bạn Giang ơi, đọc mà sởn hết cả gai ốc .... tiếp đi
  10. favourite

    favourite Administrator - Một người gắn bó TTVNOL Staff Member

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Bài viết:
    99.678
    Đã được thích:
    9.967
    Đảo Núi Le, đảo Phan Vinh, đảo Tiên Nữ - Những đảo nổi này rất thiếu ĐẤT để anh em trồng rau, hoa màu

    Nếu lịch trình của bác đi qua 1 trong số các đảo kia - Nếu có thể thì cố gắng vác theo 1 bao đất tặng các anh ấy :D (Thông tin update 17/3/2011 từ 1 số nhà báo mới trở về từ Trường Sa :-bd)

Chia sẻ trang này