1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ối, học sinh ngày nay!

Chủ đề trong '1982 - Hội cún Hà Nội' bởi nhoc_cj, 08/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nhoc_cj

    nhoc_cj Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/01/2002
    Bài viết:
    3.341
    Đã được thích:
    0
    Ối, học sinh ngày nay!

    Mạn phép lấy về cho các bác đọc:
    Chuyện có thật về một vài bài thi tuyển sinh đại học năm 2004 vào trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn.

    - Bác Hồ là một hột giống tốt cần được bảo quản.
    - Bài thơ " Chiều tối" của Bác Hồ làm ta nhớ đến câu thơ của Nguyễn Du: " Chim hôm thoi thóp về rừng" hay câu thơ:" Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi" của Bà Huyện Thanh Quan.
    Nhưng so sánh ta thấy chim Bác Hồ khác hẳn chim Nguyễn Du và càng khác hơn chim Bà Huyện Thanh Quan.
    + Chim Bà Huyện thì tự nhiên mỏi.
    + Còn chim Bác Hồ là con chim phi thường , nó mỏi có mục đích:" Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ"
    - Qua bài thơ "Chiều tối" ta thấy Bác Hồ đã dung chim để mô tả nội tâm.
    + Làm sao Bác biết chim mỏi, nó nói với Bác chăng?
    Không, nó không nói với bác mà chỉ cần nhìn, Bác cũng biết nó mỏi.
    - Vào cái đêm trăng sáng, Chí Phèo gặp Thị Nở trong vườn chuối, Chí ôm chặt Thị và định giở trò.
    + Lúc đầu Thị cũng phản đối.
    + Nhưng rồi thấy xung quanh vắng vẻ mà Chí lại ôm chặt quá nên Thị cũng... mặc kệ.
    - Em hãy ghi lại sự giằng xé quằn quại trong nội tâm của văn sĩ Hộ trong truyện ngắn:" Đời thừa" của nhà văn Nam Cao.
    + Văn Sĩ Hộ sinh ra trong một gia đình có truyền thống thể thao, các anh em của Văn Sĩ Hộ đều là các cầu thủ xuất sắc trong đội tuyển Sông Lam Nghệ An. Đặc biệt người anh cả Văn Sĩ Hùng, người đã ghi nhiều bàn thắng cho đội tuyển Việt Nam tại Seagames 19 và Tiger Cup 98. Thử hỏi con người "tài không cao, phận thấp, chí khí uất" sống trong một gia đình toàn những ngườu nổi tiếng và tài năng như vậy thì làm sao không bị giằng xé về nội tâm?
    Bài làm văn của một học sinh lớp 4

    - Tả cô giáo em
    + Cô giáo em hiền nhưng hơi mập, tóc cô ngắn nhưng buộc gọn ra đằng sau, khi cô đi tóc cô ve vẩy ngo ngoe như cái đuôi con lợn con khi em ra cho nó ăn cám. Cô có đôi chân vòng kiềng, có lần em nghe mẹ em bảo với mẹ thằng Hà, chân như vậy sau này cô sẽ dễ đẻ.
  2. duongthailam

    duongthailam Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/02/2005
    Bài viết:
    2.918
    Đã được thích:
    0
    Đúng là botay.com học sinh bây giờ khác quá ! Không hiểu nổi nữa rồi. Cứ thế này thì chết. Hỏng hết cả một thế hệ tương lai của đất nước.
  3. LangTuHoaHong

    LangTuHoaHong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    793
    Đã được thích:
    0
    chả có j cả , đời phải như thé mới vui. Phải có mấy thằng học sinh như thế này thì giáo viên mới có niềm vui để mà chấm bài, phải có những nụ cười chua xót mà nhìn thật sự về nền giáo dục yếu kém của VN.
  4. duongthailam

    duongthailam Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/02/2005
    Bài viết:
    2.918
    Đã được thích:
    0
    Cái vấn đề này thì đâu phải lỗi của riêng ai ? Mỗi người đều có lỗi trong đó cả. Từ phụ huynh học sinh đến nhà trường rồi môi trường tiếp xúc đầy rẫy những thói hư tật xấu. Bảo sao nó không hỏng. Để chỉnh trang lại việc đó chúng ta phải làm từ gốc tức là phụ huynh phải dạy con cái từ nhỏ với một trách nhiệm cao nhất, rồi đến nhà trường với cách giáo dục nghiêm khắc và chuyên môn nghiệp vụ sư phạm cao. sau đó là vấn đề của xã hội phải sạch sẽ tệ nạn ( Quá khó). Thế thì bọn trẻ mấy khá lên được.
  5. vietanh0607

    vietanh0607 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2005
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Đúng rồi phải cải tổ và nhìn nhận lại nền giáo dục của nước ta thôi. Cứ như thế này thì bao giờ mấy theo kịp được các nước khác trên thế giới.
  6. nhoc_cj

    nhoc_cj Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/01/2002
    Bài viết:
    3.341
    Đã được thích:
    0
    Ôi, học sinh ngày nay, chỉ ví như trường hợp học sinh lớp 6 một trường cấp 2 ở HN (chuyện thật 100% do các cô giáo kể lại), chúng nó viết thư tình cho nhau. Cụ thể thì ko nhớ hết được vì chính các cô cũng ko viết nổi như thế, nhưng có một đoạn gây sock nhất thì như thế này: " Em có đồng ý chờ anh 13 năm không? Anh sẽ đi làm và chúng mình sẽ sống bên nhau mãi mãi, chúng mình sẽ sơn phòng cưới màu gì hả em, hồng nhé, hay là màu xanh nhạt? Em hãy tin vào anh nhé, vì nếu như anh chết thì anh sẽ là cái cây... (đại loại là cái câu trong phim HQ Trái tim mùa thu ấy)" Oh, my god!
  7. akika

    akika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2004
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    Trời ơi Trâm ơi
    Bọn học sinh bây giờ chúng nó toàn uống sữa có DHA, XA, ... dưỡng chất bổ sung giúp bé phát triển nhanh chóng vượt bậc, bảo sao mà không lĩnh hội được những cái tiến bộ của người lớn. Chờ nhau 13 năm thì đã nhằm nhò gì? Ngày xưa, đám học trò của tớ chúng nó viết thư cho nhau mà còn bảo là : "Kim Hà ơi, giờ ra chơi mình cưới nhau nha" mới hoảng.
    Ờ mà tớ đi mua cho ấy được 2 cái rồi, thấy cái gì cũng muốn mua cả. Làm sao đây?
  8. srilanka

    srilanka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/11/2003
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    Bon chen tý :
    Văn Học Việt Nam
    qua con mắt thế hệ trẻ
    Đề 1:
    Một bạn học sinh lớp 9 PTCS T.A, Huế đã viết như sau:
    "Kiều là 1 người con gái tài sắc vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi vào đống bùn nhơ. Đến nỗi, chịu không nổi, nàng đã nhảy xuống sông Tiền giang tự vẫn. May thay lúc đó có một bà đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó, Kiều giác ngộ và đi theo con đường Cách Mạng."
    Đề 2: "Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Kiều".
    Một bạn lớp 11 PTTH Cái bè, đã viết:
    "... Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công "Vương Thúy Kiều" hay còn gọi là "Đoạn Trường Thất Thanh". Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm "thất điên bác đảo" cả giới "hậu bối" chúng ta ..."
    Đề 3: "Em hãy tường thuật lại diễn biến chiến dịch Điện biên phủ".
    Bài làm của 1 học sinh lớp 9 trường PTCS cấp 2:
    ".... Quân địch đánh ra, quân ta đánh vào ào ào như lá tre rụng, đồng chí phe ta đánh thằng cha phe nó ghê hết sức.... Kết quả: Sau 55 ngày đêm chiến đấu oai hùng, ngày 7-1-1991, phe ta thắng phe nó, chúng ta đã giết sống được 16,200 chúng nó, phanh thây 62 máy bay (em quên mất tên của máy bay, xin cô thông cảm)"
    Đề 4: "Trong các tác phẩm em đã học và đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất ? Vì sao ? Hãy chứng minh ?"
    Bài làm của bạn NAT, lớp 10B PTTH, đã viết:
    " Trong kho tàng văn học VN, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa.... Trong các tác phẩm đó em thích nhất là tác phẩm "Tắt đèn" của chị Dậu. Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó..."
    Đề 5: "Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích "Những nỗi lòng tê tái"."
    Bài làm của bạn NCT, lớp 10A PTTH Phú nhuận, có đoạn đã viết:
    "Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng". Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại, làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp, muốn ngóc đầu lên cũng không nổi...."
    Đề 6: "Em hãy cho biet sự bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bằng các tác phẩm đã học của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, hãy chứng minh ?
    Một bạn tên Hoài Nhân, lớp 9 PTCS viết :
    "Sự bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ không được lái xe nhất là các loại xe con, xe gắn máy. Ngày nay, quyền giải phóng phụ nữ đã được củng cố. Hàng năm người ta lấy ngày 8/3 làm quốc khánh phụ nữ.."
    Đề 8 : "Sau khi đọc tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ gì về nhân vật chị Dậu ?"
    Bài làm của bạn NHT lớp 10B, viết:
    " Sau khi chiêu xong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ như sau: Chị Dậu là một nàng con gái có bộ lòng yêu chồng, thương con cực đại. Nàng ta rất chi dũng cảm, không sợ roi vọt. Chẳng hạn, khi thấy chồng bị đánh đập , nàng hùng dũng chưởng lại bằng mấy cú ca-ra-tê hết sức đẹp mắt..."
    Đề 9 : "Trong bài Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, đoạn thơ nào đã nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của quân ta trong cuộc kháng chiến?"
    Một bạn nam đã viết: Đoạn thơ sau nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của cha ông ta: "Đánh 1 trận giặc không kinh ngạc, Đánh 2 trận tan tác quân ta"
    Đề 10 : "Anh chị hãy phân tích hình ảnh người lính VN qua thơ ca kháng chiến chống Mỹ" (điển hình như bài thơ Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân)
    Trong bài viết của 1 bạn lớp 12A3 PTTH Phụng Hiệp, CL có đoạn:
    "người lính của Lê Anh Xuân là một nét đẹp trong muôn vàn cái đẹp của người lính. Tuy đã gục ngã, nhưng anh cố bò mà ngồi dậy... Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất, Anh xỉu rồi anh giải phóng quân ơi, Nhưng anh gượng ngồi trên xác trực thăng và chết đứng trong khi đang đứng bắn"
    Bài làm của 1 bạn lớp 12 ở Bến tre, viết:
    "...Trên đường băng Tân Sơn Nhất, 1 anh giải phóng tự nhiên nằm đó. Một chị đi ngang thấy anh tự nhien nằm nên lại rờ vào mình anh và lắc lắc mấy cái, chị thấy anh nằm im nên nghĩ anh đã chết... Anh giải phóng quân mất đi trong mình không có 1 thứ giấy tờ, một tấm ảnh nào, kể cả giấy chứng minh nhân dân cũng không có..."
    Đề 11: "Em hãy cho biết ý nghĩa của câu thơ "Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm".
    "Theo em nghĩ thì nếu hiểu suông thì câu này rất tối ưu là vô nghĩa vì sỏi đá thì khó có thể biến thành cơm được trừ phi các nhà khoa học VN đã chế tạo ra một chất hóa học nào mà có thể biến được sỏi và đá thành thực phẩm. Còn nếu đi sâu vào ý nghĩa của câu thơ này, chúng ta phải thấy ngay là đây không phải là những sỏi đá bình thường mà theo em nghĩ thì tác giả muốn đề cập tới các mỏ đá quí của đất nước ta. Vì chỉ có đào mỏ lấy đá quí thì mới có giá trị và có thể bán để mua cơm ăn mà thôi. Và chẳng những đào được đá quý có cơm ăn mà còn dư tiền mua mấy trăm gram thịt xào lên làm món mặn và có một tô canh nóng hổi nữa."
  9. Bodoi

    Bodoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2001
    Bài viết:
    2.208
    Đã được thích:
    0
    Mk, nghe giống truyện cươ?i chứ đâu có chuyện có nhưfng đứa đâ?n độn thế na?y. Không cố ti?nh chắc ko có chuyện na?y đâu.
  10. Congchuabang

    Congchuabang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2003
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0
    Lại nhớ ông thầy dậy Chính trị của mình kể đợt ông hỏi vẫn đáp học sinh
    - Đảng CSVN ra đời năm nào
    - 1945
    - Tại sao lại là 1945?
    - Nước VNDCCH ra đời rồi thì mới có Đảng chứ thầy
    --> Quá đỉnh, suy luận quá hay. Bó tay toàn tập

Chia sẻ trang này