1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ôi..... Ô sin!!!

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi vitdoi, 19/12/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ketban99

    ketban99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2003
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Ô hô,ai lạc đề nhỉ mót vịt đói ?
    Anh bạn nói hãy viết những gì mà Osin mang lại cho chúng ta trong cuộc sống,vậy thì,theo thiển ý của tôi,những người giúp việc đã mang đến cho chúng ta 1 môn nghệ thuật mới lạ,"nghệ thuật bêu xấu người khác"
    Như thế đã được chưa hả mót ? Không có sự lệch lạc gì so với quan điểm của anh chứ ?
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:xin lỗi các bạn về sự trao đổi cá nhân của chúng tôi nhé... coá ai than phiền, tôi xin hứa sẽ xoá ngay! [/QUOTE]
    Tôi không mù,anh có mù hay không thì tôi không dám khẳng định nhưng khi đứng ở vai trò lãnh đạo thì nên xử lí theo chính kiến của mình,việc gì phải nhờ người khác dắt tay thế ? Nếu cảm thấy nên xoá anh cứ xoá để tôi Paste lại luôn cho tiện !?
    <P><STRONG><FONT color=#008000>Welcome </FONT>[yellow]to </FONT>[green]Brasil Fanclub: </FONT>
    </STRONG><A href="http://brfc.ttvnol.com/" target=_blank></A><STRONG><A href="http://www3.ttvnol.com/brfc.ttvn">http://www3.ttvnol.com/brfc.ttvn</STRONG></A></P>
    [/QUOTE]
    Khách quan mà nói thì đây mới chính là người giỏi buôn chuyện và nhiều chuyện , đàn ông như vậy sao vẫn còn tồn tại
    vậy nè?
    Ôsin do kém hiểu biết và trình độ học vấn thấp thì mới có những chuyện nực cười như vậy. Còn ông bạn có học mà ăn nói như vậy thì cũng chẳng hơn gì.
    Hạnh phúc gia đình còn là ở chỗ cha mẹ giáo dục được con ngoan và tử tế, tui đây cảm thấy thương cho ba má của bạn!
    Gia đình tôi cũng có một cô giúp việc , rất may là cô này tôi không có phàn nàn chi cả, nhưng khi có người lạ vô nhà thì mỗi người nên nhịn chút đỉnh, dần dần cũng sẽ hiểu ra.
  2. undersnowing

    undersnowing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2003
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    0
    Đây là Box Gia Đình, nếu cái tôpích này post ở bên thảo luận thì có lẽ bị phê phán như Bác Netwalker nói. Hơn nữa, cái vấn đề tế nhị này nếu không nói ra thì chẳng ai biết, những chuyện trông cỏn con thế nhưng một số Gia Đình mắc phải, em muốn biết những chuyện này để còn tránh trước chứ. Mời các bạn tiếp tục tự nhiên.
  3. nhatthang81

    nhatthang81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2003
    Bài viết:
    369
    Đã được thích:
    0
    Hehe, em xin nói vài lời về ôsin.. Gia đình em thì ko bao giờ có truyền thống thuê người làm, mà thật sự thì trước đây em cũng chả thích có người lạ xuất hiện trong nhà.. Từ khi chuyển vào SG sống với gia đình cô chú, vì có 2 đứa em còn nhỏ nên có ôsin. Ấn tượng của em hơn 1 năm trong này với 3 người ôsin là như thế này, em chỉ thấy buồn cười thôi chứ chẳng quan tâm gì lắm..
    Bà đầu tiên làm được đến 2 năm, bất thình lình dưới quê bả giải tỏa nhà, bả được đền bù mấy chục triệu, hehe, thế là gạt nước mắt té luôn... ko quên lấy lương tháng cuối..
    Em thứ 2 thì còn buồn cười hơn, trông hình thức cũng được, ít nói, làm việc cũng được.. nhưng mà khổ cái là buôn điện thoại thì hàng tiếng .. Tối thứ 7 đến là anh người yêu đóng con DD đỏ đến đón đi chơi đến sáng hôm sau luôn.. hehhe.. giải tán em này thôi..
    Em cuối cùng, bây giờ vẫn đang làm ý, thì hơi bị hay.. hehe.. em cứ ko ăn cơm ở nhà là nó chửi em như hát hay.. Chả hiểu ai là chủ, hehe.. nhưng mà cũng vui.. Em mà đi chơi qua đêm là sáng về nó lườm em rách cả đít quần..
    Hanthaesuk's twin brother..!!!
  4. luiz_nazirodelima

    luiz_nazirodelima Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    3.037
    Đã được thích:
    0
    Đầu tiên xin được cảm ơn bạn đã quan tâm tới tôi,tiếp theo xin hỏi nhận định của bạn là khách quan hay chủ quan ? Nếu bạn vẫn khẳng định tôi nói nhiều thì hãy chứng minh điều đó trước khi tôi đặt câu hỏi về khả năng nhận thức của bạn.
    Thân ái
    @luiz
    Được luiz_nazirodelima sửa chữa / chuyển vào 20:33 ngày 30/12/2003
  5. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn,
    Không ngờ bài viết của tôi được nhiều người quan tâm nhỉ!
    Trong một xã hội chuyện bất đồng ý kiến là chuyện bình thường, chuyện nhiều bạn có suy nghĩ khác tôi cũng là chuyện bình thường nhưng nếu tranh luận với kiểu một số bạn ở đây sẽ không bao giờ đi đến kết quả.
    Trước hết, tôi muốn kể câu chuyện sau với các bạn:
    Một quả bóng được sơn một nửa màu trắng và một nửa màu đen. Nếu cho một người chủ và một người làm đứng đối diện nhau, một người sẽ khăng khăng khẳng định quả bóng đó màu đen, người kia cũng "thề có trời đất chứng giám" là quả bóng đó màu trắng. Vì vậy nếu nhìn theo khía cạnh của mỗi người đều đúng cả nhưng thực tế là không phải vậy.
    Nếu cả hai ngươid cùng đi đến một điểm chung có thể giao đồng được, họ sẽ thấy là chẳng ai sai mà cũng chẳng ai đúng. Họ có thể hợp tác một cách vui vẻ, cả hai cùng hài lòng, còn nếu họ chỉ khăng khăng bảo toàn ý kiến, góc nhìn của mình, cuộc tranh luận sẽ trở nên vô nghĩa. Mối quan hệ chủ tớ đó sẽ mãi mãi là mối quan hệ trục trặc.
    Mở rộng ra hơn một chút, xã hội là vậy có đủ các hạng người, có người tốt có người xấu, có người sinh ra là con ông cháu cha, có người là con tỷ phú, có người sinh ra trong nghèo nàn, thậm chí có những đứa trẻ không biết cha mẹ mình là ai, có người lành lặn có người sinh ra đã có dị tật, không ai chọn được mình sẽ được sinh ra ở trong một môi trường như thế nào cả. Mỗi người sẽ nhìn cuộc đời qua một lăng kính riêng của mình. Như là một luồng ánh sáng chiếu vào một viên kim ương, mỗi một mặt của viên kim cương sẽ có những phản chiếu khác nhau, nếu nhìn ở một góc cạnh nào đó sẽ thấy viên kim cương rất đẹp, nhưng nếu nhìn ở một góc cạnh khác sẽ thấy viên kim cương cũng có nhưng hạt sạn, những lỗi khiếm khuyết. Tất cả là phụ thuộc vào góc nhìn và cảm tính.
    Nhân tiện, tôi cũng đưa thêm một góc nhìn về điều tương tự nhưng dưới góc nhìn thế giới nhé!
    Trên thế giới, các nhà giàu có thường đánh giá những người Ấn độ, Philipine làm việc và chăm sóc con cái chu đáo, trung thành và tận tuỵ.
    Báo chí tiếng Việt ở Hoa kỳ đăng tuyển người trông trẻ, bao ăn, bao ở, một tháng trả từ $1000 đến $1500 tuỳ theo có một hay hai trẻ. Vậy mà không phải dễ kiếm được người. Lâu lâu mới kiếm được một ai đó mới sang và quý như vàng.
    Ở Hoa Kỳ và một số nước phát triển, những người khá giả thường mướn một vị quản gia và nhiều người làm. Ngươig quản gia này chỉ việc giám sát công việc của những người làm kia mà lương rất cao, còn những người làm kia được trả lương hậu hĩnh, cho nên cũng không muốn mất việc.
    Ngoài ra, ở Hoa Kỳ còn có những người Nam Mỹ nhập cư, thường được dân Việt gọi là "Xì" hoặc " Mễ" ( Hispanic). Những người này làm việc rất chăm chỉ, có sức khỏe, lao động không biết mệt và sẵn sàng lĩnh đồng lương thấp.
    Gia đình bạn tôi, thuê một em Xì gốc Aghentina xinh đẹp, sạch sẽ trông hai đứa con, dọn nhà, giặt giũ, v...v. Bao ăn, bao ở, một tháng trả có $800. Em Xì kia sướng điên người, còn vợ chồng anh bạn tôi cùng mừng khôn xiết.
    Bạn thân tôi cũng có một số người làm là người Xì từ đủ các nơi như Mexico, Trung Mỹ, Nam Mỹ, như Puerto Rico, El Slvado, v....v những người này làm việc có thể không chê vào đâu được và giúp tôi tiết kiệm một ngân khoản lớn và những người này cũng làm việc rất cẩn thận vì họ không muốn mất nguồn thu nhập mà họ cho là rất cao.
    Sự thực là gì, đối với tôi nếu tôi thuê một thằng Mỹ trắng làm việc, làm việc có khi không chăm chỉ bằng chú Xì kia, năng suất hoặc lượng công việc chỉ bằng nửa chú Xì kia là đằng khác nhưng mà lương bổng sẽ đòi cao hơn, ngoài ra còn phải trả tiền bảo hiểm sức khoẻ y tế, tiền bảo hiểm lao động, tiền hưu, và đủ các loại tiền phúc lợi khác, còn nếu tôi thêu một người Xì nhập cư ngoài tiền lương rẻ ra, tôi chẳng tốn đồng xu nào cho những khoản phúc lợi kia cả.
    Vì vậy mấy ông chủ người Việt ví dụ chủ hãng may cũng mướn đến 95% nhân công là người Xì, vào các chợ siêu thị của Việt Nam, ngoài một số mấy người đứng quầy tính tiền là người Việt để nói tiếng Việt ra thì nhân công đằng sau nhà kho là dân Xì đến 90%.
    Để tiết kiệm ngân khoản đó, người chủ hay người quản lý ở đây không phải là đi chửi bới những người Xì đang đem lại lợi nhuận cho họ mà phải đi học tiếng Xì ( tiếng Tây Ban Nha - Spanish), tìm hiểu văn hoá của họ bởi vì những người Xì nhập cư họ không biết nói tiếng Anh, phần lớn cũng chẳng biết gì về cuộc sống và các tiện nghi hiện đại cả, tất cả phải chỉ dạy từ đầu mà không phải đơn giản chút nào. Nhưng một khi mình dạy được cho họ, mình hiểu được ngôn ngữ, văn hoá của họ, mình sẵn sàng ăn đồ ăn của họ, đi party với gia đình họ. Họ cũng rất muốn giữ mối quan hệ thân mật như gia đình, họ có cùng chung kiểu lối sống cộng đồng như người Việt, bạn có trong tay một bộ máy kiếm tiền tuyệt vời.
    Bây giờ, nhìn lại vấn đề người giúp việc ở Việt Nam.
    Cái lợi của những người này là gì?
    Là làm cho bạn có được một cuộc sống thoái mái hơn, phục vụ bạn, làm phần lớn công việc nội trợ, giúp các bạn có thời gian để hưởng thụ bản thân.
    Bàn sang vấn đề của họ. Có mấy ai sẵn sàng trả lương cho họ $100/tháng. Tôi nghĩ rằng với mức lương như vậy, nhiều người sãn sàng làm việc rất chăm chỉ, làm đủ thứ để bạn hài lòng với mong muốn giữ được cái công việc có thu nhập cao đối với trình độ và khả năng của họ.
    Bạn không muốn trả cao, bạn muốn trả rẻ nhưng bạn muốn người làm tốt? Bạn không muốn tìm hiểu họ nghĩ gì? Bạn không muốn đứng vào vị trí của họ để xem quan điểm hay cách nhìn cuộc sống của họ như thế nào, làm sao bạn có thể đào tạo một người làm tốt được?
    Những cái đó người ta gọi là sự khác biệt về văn hoá!
    Ngay đến những người Ấn, người Phi ở trên, nổi tiếng tận tuỵ như vậy nhưng nếu bạn không biết ăn đồ ăn Ấn, đồ ăn Phi, không biết ăn cay, đừng mong họ nấu ăn cho. Những đứa trẻ được người bảo mẫu Xì trông nom dành thời gian nhiều hơn cha mẹ, nói tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha giỏi hơn tiếng Việt, thích ăn đồ Mễ hơn đồ Việt Nam. Nếu bạn không thích vậy, bạn sẽ thấy như vậy là bất lợi, còn bạn tôi lại nghĩ khác đứa trẻ lớn lên sẽ biết nói ít nhất 3 thứ tiếng Việt, Anh, Tây Ban Nha ( hoặc Bồ Đào Nha), một điều lợi trong xú hướng toàn cầu hoá.
    Sẽ là ngây thơ khi đòi hỏi một con người thất học, lớn lên ở nông thôn, quanh năm lam lũ, lớn lên trong thiếu thốn có được nhưng hành vi, ứng xử, khả năng nhạy bén, lanh lẹ như một người sinh ra lớn lên ở thành thị, được ăn học đầy đủ, sống trong đầy đủ tiện nghi và cơ sở vật chất.
    Đó là sự so sánh lệch lạc mà cái sai ở ai chưa chắc là tại người làm "ngu" đâu( như từ của một số người) mà là do người chủ "kém hiểu biết".
    Vài lời tâm sự, chia xẻ cùng các bạn, góc nhìn của tôi.
    Chúc các bạn vui!
  6. ketban99

    ketban99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2003
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Chó cứ sủa và đoàn người cứ đi
    Viết về Ôsin chứ không phải nói leo người khác!
    Có người giúp việc trong nhà quả thật là nhiều vấn đề sẽ nẩy sinh, nhưng tiện ích của nó cũng nhiều, nhất là đối với những gia đình mà cả hai vợ chồng đều phải đi làm, tôi biết ở các nước phương Tây, cũng như Mỹ, nhiều gia đình có 2 con trở lên thì hầu hết người vợ phải nghỉ làm để chăm sóc con cái. Có người giúp việc cũng là một cách để phụ nữ Việt Nam có thể đi làm kiếm tiền và những người ở nông thôn cũng có thêm thu nhập.
  7. Pi_givenchy

    Pi_givenchy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2003
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Người giúp việc cũng là người, đúng vậy nhưng có phải người giúp việc nào cũng có cách hành xử như ý của chủ nhà. Người ta nói nhập gia tuỳ tục. Nhưng không phải người giúp việc nào cũng hiểu.
    Có lẽ không muốn nói (xấu) thì cũng phải nói bởi vì người giúp việc ở VN không phải là những người giúp việc chuyên nghiệp, mà đơn thuần chỉ là những người ở quê lên nên khi lên các thành phố lớn làm việc họ thường mang theo các thói quen của họ khi còn ở quê. Những thói quen này làm cho chúng ta (ngườI thành phố) khó chịu, nên trách nhiệm của người chủ nhà là phải hướng dẫn cặn kẽ về công việc cũng như thói quen sinh hoat trong gia đình mình cho người giúp việc biết.
    Ai có may mắn thì được người giúp việc nhanh ý, sạch sẽ, còn nói chung là 90% thì đều rất chậm hiểu và khó tiếp thu được những gì chủ nhà nói. Với những trường hợp này thì quả là khó bởi vì môi trường sống của hai bên khác nhau rất xa nên quan niệm sống cũng vậy. Những khái niệm về sự sạch sẽ, ý thức tự giác làm việc, phép lịch sự ? hình như quá xa xỉ đối với họ.
    Chúng ta thuê người giúp việc để họ giúp chúng ta dọn dẹp và lau chùi nhà cửa thường xuyên chứ không phải để luôn luôn phải nhắc nhở họ hàng ngày phải làm cái này, làm cái kia, hoặc nghe được câu trả lời « ơ, em đã lau cái bàn này ?tuần trước rồi mà », hay đại loại như vậy. Thời gian chúng ta bỏ ra hàng ngày để chỉ bảo cho họ thì chẳng thà chúng ta làm rốn cho xong. Hoặc vừa cho cháu ăn bột vừa cậy móng chân. Bạn của chủ nhà đến thì bình phẩm « Anh chị là ngườI ở đâu thế mà tiếng trọ trà trọ troẹ thế » hoặc nói leo hoặc vân vân và vân vân.
    Có thể thời gian đầu họ rất chăm chỉ và chịu khó, nhưng lâu rồi cũng bắt đầu lười làm việc và rỗi thời gian nên quay sang buôn chuyện với các bà các chị giúp việc nhà hàng xóm, rồi bình phẩm này nọ về cuộc sống của nhà chủ, về lương của ông chủ, về quan hệ trong gia đình nhà chủ ?
    Hoặc nhiều khi chủ nhà dễ tính đối xử với người giúp việc như người trong nhà, nhưng cá nhân tôi rút ra kinh nghiệm rằng đó là sai lầm bởi vì họ tưởng họ cũng giống như anh chị em của chủ nhà và có những lời nói hỗn láo, ví dụ như bảo chị chủ nhà là « điếc à ? » chẳng hạn, hay nói với con của chủ nhà là « bảo ******, ****** ? ». Âu cũng bởi họ không biết mình là ai, đang ở đâu và đang làm gì. Ô sin thời xã hội chủ nghĩa khác nhiều so với ô sin thời xưa bạn NW ạ, và càng không thể so sánh với những người giúp việc ở nước ngoài được bởi để thuê được một người giúp việc người ta ít nhất phải trả cho người giúp việc mức lương tối thiểu do chính phủ quy định và rất nhiều khoản đảm phụ xã hội khác nữa như một người làm công ăn lương bình thường. Như vậy gia đình chủ phải rất giầu có mới dám thuê người giúp việc và nếu muốn có cả quản gia nữa chắc phải là triệu phú (tiền đô) bạn nhỉ. Vậy chúng ta không nên so sánh một cách khập khiễng, mà chỉ nên xét ở VN thôi, hoặc có chăng thì so sánh người giúp việc thời này với người giúp việc thời trước, để thấy rõ về bản chất của vấn đề.


  8. BienDep

    BienDep Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Tớ có nhận xét, ở nước ngoài rất ít gia đình mướn người giúp việc ở hẳn với gia đình, chỉ mướn làm theo giờ, ví dụ đi đón trẻ nhỏ và về nhà chăm chúng đến khi bố mẹ chúng đi làm về, hay đến dọn dẹp nhà cửa trong vòng vài tiếng. Tư cách của người giúp việc ở đây rất được coi trọng, gia đình chủ cần có họ, công việc được thỏa thuận cả trong hợp đồng, đó là 1 việc làm có tên có tuổi đàng hoàng và nhà chủ phải trả tiền theo quy định nhà nước chứ ko được trả thấp hơn. Khi đi xin việc, với kinh nghiệm ghi trong hồ sơ là "baby-sister" thì cũng được tính là kinh nghiệm làm việc. Con cái của chu nhà va nhất là những người chủ nhà ko bao giờ có thái độ coi thường nghề nghiệp của họ, coi họ là 1 tầng lớp giai cấp thấp hơn mình, bởi vì đây là 1 công việc nghiêm túc và đem lại lợi ích cho chủ nhà.
    Còn ở VN, từ khi khái niệm "Osin" ra đời, xã hội mặc nhiên thừa nhận nó là 1 công việc "thấp", "kém trí thức", "lao động chân tay", mặc nhiên trả lương thấp (gia đình bạn tớ trả lương cho cô bé giúp việc 200K/tháng vì nói là có bao ăn bao ở rồi !) . Vì thế theo cái chung thì những người thuê Osin tự nhiên coi Osin là người sai vặt trong nhà ( nói trắng ra là 1 giai cấp thấp hơn mình, mình đã bỏ tiền mướn nó về thì nó phải hầu hạ mình ) tớ thấy rất phân biệt giai cấp ! chưa kể con cái những chủ nhà này từ khi còn nhỏ nếu được bố mẹ mướn Osin chăm sóc thì cũng mặc nhiên học theo bố mẹ cái tâm lý coi thường Osin, trẻ con hay học mà ko ý thức được, nhiều khi đơn giản như nếu nó khóc nhè mè nheo cái gì thì mẹ nó cuống quít gọi Osin lên làm cái này cái kia theo yêu cầu của nó. Lấy ngay chuyện nhà bà chị tớ, có thằng con đến tuổi lười ăn, mẹ nó xót con và cứ tự bảo là nó còn nhỏ ko biết gì nếu mắng nó tội nghiệp, bảo để nó đói 1 bữa thì nó thèm thôi cũng chắc lưỡi ko nỡ, thế là để giải quyết, chị sai Osin mỗi bữa chạy theo thằng bé khắp xóm để bón cho nó ăn, thằng nhóc mới 3 tuổi đã biết được cưng chiều và bố mẹ ko coi chị Osin ra gì nên hay cắn chị Osin khi nó đòi cái gì mà ko được. Quá quắt hơn, nếu nó thích cưỡi trâu cưỡi bò thì mẹ nó cười khanh khách bảo nó thông minh hiếu động sớm bắt chị Osin phải bò xuống đất để làm bò hco nó cưỡi, nó khóc 1 tí thì réo ngay tên chị Osin ra hỏi "mày làm gì nó khóc thế ?" . Tóm lại, bởi có tư tưởng phân biệt như thế nên giữa chủ nhà và Oshin có khoảng cách vô hình về giai cấp.
    Tớ ko biết sao bây giờ các bạn hay đổ lỗi cho công việc nhiều quá ko có thời gian làm việc nhà phải thuê Osin, hay thật ra chính chúng ta cũng lười biếng ko muốn động tay động chân làm những việc "lao động chân tay", chúng ta sợ vớ thời gian thi da tay da chân của chúng ta sẽ xấu đi.... Ở nước ngoài, việc phụ nữ tự tay chăm sóc nhà cửa chồng con là việc họ rất hạnh phúc được làm, mật độ làm việc với xã hội cũng rất cao nhưng họ ko dựa dẫm vào Osin làm hết việc nhà, nếu gia đình có 2 con, thì vấn đề đón con đúng giờ trở nên khó khăn do họ còn phải đi làm sẽ được giải quyết bằng cách thuê 1 người đi đón trẻ và dắt về nhà chơi với trẻ đến khi họ về, thời gian khoảng 2 tiếng, thế là đủ, về nhà thì chính tay họ chăm sóc con họ, ko muốn nhờ đến ai nữa. Tại sao ở nước phát triển, mật độ làm việc cao, họ có thể xoay xở như vậy được mà ở VN bây giờ mới đi làm công ty nước ngoài 1 chút là đã than thở ko có thời gian cho gia đình, bận rộn ko thể ko mướn Osin..... Tớ có gia đình chị bạn đang làm thực tập bên này, bên kia anh chị quen kiểu chung của Vn, gia đình khá giả 1 chút và cả hai đi làm cty nước ngoài nên mướn Osin về nuôi trong nhà. Sang đây chị than khổ vì ko d8ủ tiền mướn Osin, thế là phải làm hết mọi việc, nhưng thời gian sau gặp thì chị nói nhờ vậy chồng chị biết chia xẻ việc nhà và chăm con với chị, bớt đi chơi nhậu nhẹt( thói quen đi uống bia với đồng nghiệp mà chồng chi nghiện nặng hồi còn ở VN), hai vợ chồng gần gũi con cái hơn, chị nói ngày trước có mua bó hoa về thì cũng sai "con" Osin nó cắm, giờ thì tự tay cắm hoa thấy cảm giác gia đình thật ấm áp. Chị cũng bảo ngày xưA lúc còn Osin chị đâm ra lười đi, về nhà chả muốn động tay động chân làm gì, lại ko phải ai nói nhưng torng đầu tự động có tư tưởng Osin torng nhà mình là phải hầu hạ mình cho xứng với tiền mình bỏ ra (tớ nói từ ngữ ko sai là coi Osin như NÔ LỆ thờ mở cửa vật )
    Những câu chuyện vui buồn về "kiếp" Osin cũng nhiều lắm, ngoài những chuyện các bạn đã kể ở trên, tớ cũng tiếp xúc và nói chuyện với các Osin ở các gia đình mà tớ quen thấy người chủ cũng làm cho thân phận của họ trở nên "hèn kém" lắm, chính thái độ của những người chủ từ trong tiềm thức coi họ là tầng lớp thấp đã khiến họ mặc nhiên công nhận mình là 1 người tầng lớp thấp vô trí thức. Tớ nhớ 1 câu mà chị Osin trong nhà chị tớ nói với tớ : tui ráng làm vì ở quê hết mùa ko có việc chứ bị thằng nhóc tí tuổi đầu coi thường hỗn hào nhục lắm cô ơi !
  9. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Đúng vậy!
    Mặc dù ở bên này, nhịp sống của xã hội công nghiệp nhanh hơn hẳn Việt Nam. Con người phải làm việc như cái máy, làm nhiều hơn ở Việt nam, nhiều lúc ước gì một ngày có đến 48 tiếng để giải quyết được hết công việc.
    Thu nhập bên này cao hơn hẳn Việt Nam, GDP bình quân đầu người hơn $30,000/năm trong khi của GDP của Việt nam dưới $500/năm. Nhà cửa bên này rộng rãi hơn hẳn nhà ở Việt Nam. Vậy mà phần lớn mọi người đều tự cố gắng giải quyết công việc, không những chỉ công việc nội trợ mà còn cả những công việc tu bổ, bảo dưỡng, duy trì nhà cửa cho đẹp đẽ. Phần lớn mọi người tự cắt cỏ, dọn vườn, quét lá, cào tuyết, sơn sửa nhà cửa, v...v. Nếu ai đó khá giả, thu nhập cao, nhà cửa rộng rãi, nhà rộng cả nghìn mét vuông, bao nhiêu phòng ốc, xây dựng trên mảnh đất rộng vài hecta cần phải thuê người giúp dọn nhà, cắt cỏ, quét lá, chăm sóc cây cảnh, quét lá, cào tuyết, họ cũng phải rất tôn trọng và khéo léo với người làm.
    Người có tư cách làm chủ ở đây là người có khả năng khéo léo, thu phục được lòng người, hiểu được tâm lý thợ, sử dụng được họ lâu dài mà họ không bỏ đi.
    Trong khi đó ở Việt nam, nhiều người thấy có đầy thời gian lượn lờ, thu nhập cứ cho làm cho công ty nước ngoài cũng chỉ trung bình khoảng $3000 - $5000/năm nhưng có tư tưởng làm ông chủ bà chủ, thích thuê mướn mượn người. Tôi biết có nhiều thanh niên lêu lổng, cha mẹ sợ hư cho nên nhờ vả cho xin vào làm lễ tân khách sạn hoặc phụ việc ở đâu đó nhưng lập tức các cô cậu này chê ỏng chê eo là " con mà phải làm việc đấy à!", có người cha mẹ còn phải hứa "nếu vào đấy làm mỗi tháng sẽ cho thêm 500 nghìn" vậy mà ba bữa cũng bỏ vì sợ mất mặt với bạn bè. Có rất nhiều người có tư tưởng "chỉ muốn làm chủ chứ không muốn làm thợ".
    Bài viết của BienDep rất hay, nói lên một trong những thực trạng của giáo dục gia đình Việt Nam, không những phân biệt giai cấp mà còn làm hư cả thế hệ sau.
    Rất tiếc không phải ai cũng muốn nhìn ra điều này. Phần lớn không có ý thức lao động, tự mình làm và giải quyết công việc, ỷ lại vào những người giúp việc.
    Có ai đó phát biểu: "ở Việt nam chỉ toần thấy ông chủ, bà chủ chứ không thấy thợ"
  10. ketban99

    ketban99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2003
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Tôi thì có ý kiến khác, trong xã hội có sự phân công lao động, có cầu thì ắt sẽ có cung, trước đây vợ chồng tôi sống ở nước ngoài, mới có một con nhỏ, lúc đó cả hai đều phải đi làm, đi học, tôi cũng phải kiếm người giúp trông con( một bà già người nước ngoài đã về hưu), nói cách khác là họ làm chui không khai thuế vì nếu khai đàng hoàng thì sẽ không đủ tiền chi trả. Tôi vẫn vừa đi làm vừa làm công việc nhà nhưng mọi thứ đều có máy, thực phẩm mua đông lạnh về để đầy tủ lạnh, rồi đồ hộp...Chỉ khoảng 10 phút là cả gia đình có đồ ăn...Bây giờ về lại Việt Nam, không bao giờ nấu một bữa cơm tồi tệ như vậy. Hiện nay, vợ chồng tôi đã có thêm một bé con nữa,tôi vẫn là người tự tay nấu các bữa ăn cho gia đình, nhưng tôi không thể lo xuể hết việc dọn dẹp nhà cửa vì tôi vẫn phải đi làm và chồng tôi cũng phải cáng đáng công ty của gia đình... Tôi có nhu cầu và có người cần việc làm, thực chất chẳng có gì gọi là quan hệ " chủ tớ cả" Nếu ai quan niệm như vậy thì thử nghĩ xem bạn đang đi làm và được trả lương ( trừ khi tự mở kinh doanh riêng), vậy quan hệ đó là gì?
    Có hay chăng là ở cách cư xử của mỗi người!
    Nghề giúp việc là một nghề lương thiện, đi làm bằng công sức và được trả lương. Vì vậy nghề này đã, đang và sẽ tồn tại trong tất cả các xã hội chứ không chỉ riêng Việt Nam. Tôi trân trọng nghề này.
    Bạn ở Mỹ bạn cũng đã biết rồi nếu không có những người có nhu cầu cần người giúp việc thì những người nghèo hơn, nhập cư từ những nước khác làm sao có cơ hội kiếm tiền và ở Pháp cũng vậy thôi. Vậy tại sao lại nói những người cần người giúp việc là lười biếng, sao không nhìn họ ở khía cạnh họ tạo công ăn việc làm giúp những người còn khó khăn hơn họ?
    Được ketban99 sửa chữa / chuyển vào 12:34 ngày 01/01/2004

Chia sẻ trang này