1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Oklahoma Du Hí (Một câu chuyện văn hoá Mỹ)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi tinyhuong, 08/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tinyhuong

    tinyhuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2001
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Oklahoma Du Hí (Một câu chuyện văn hoá Mỹ)

    Oklahoma Du Hí​

    1. Phi lộ

    Ở đâu đó - tôi tin - phải có câu trả lời cuối cùng cho tất cả những lộn xộn và bất an của thế giới này. Như là, vì sao người Mỹ giàu có còn chúng ta thì vẫn nghèo? Vì sao ở phía kia của Mặt Trăng lại luôn tối và lạnh lẽo? Vì sao người Quảng Đông ở Trung Quốc có thể ăn thịt người? Hoặc như là, vì sao cái trang web nhiều người truy cập nhất thế giới lại là một trang web về porn? Và này, Bin Laden và đồng bọn có nỗi ám ảnh tuổi thơ vào với máy bay và nhà cao tầng nào không nhỉ?

    Nhất định là ở đâu đó phải có câu trả lời cuối cùng cho tất cả những lộn xộn và bất an của thế giơí này.

    Thì cứ nhìn cái thế giới tin hin của tôi mà xem. Câu hỏi làm tôi trằn trọc mất mấy tuan ?oĐi đâu, làm gì trong một tuần nghỉ Spring break? rút cục đã được trả lời thoả đáng và nhanh gọn không ngờ. Một buổi chiều tháng 3 không có gì đặc biệt, trong lúc đang đủng đỉnh thu dọn băng đĩa và tài liệu giảng dạy sau buổi lên lớp, Giáo sư Teresa đột nhiên hỏi tôi có muốn đi Oklahoma với cô vào dịp Spring break. Tôi chẳng tìm được lí do gì để nói không. Và thế là: Oklahoma!

    Bingo!

    2. Đi đường

    Có năm chúng tôi lên đường từ Omaha đi Oklahoma. Đoạn đường dài chừng 400 dặm, băng ngang qua bang Kansas. Có nhiều cách để phân chia nước Mỹ, nhưng tôi hay chia thành 2 kiểu: kiểu thứ nhất là cắt ngang nước Mỹ thành miền Bắc và miền Nam; kiểu thứ hai là cắt dọc nước Mỹ thành bờ Đông - đồng bằng lớn ở giữa và bờ Tây. Cả Nebraska, Kansas và Oklahoma đều thuộc vào phần đồng bằng lớn ở giữa, xuôi dần xuống phía Nam.

    Mùa này không phải là mùa lý tưởng để đi chơi vì tuyết đã tan nhưng cây cối chưa mọc trở lại, đâu đâu cũng chỉ là một màu xám xám của cỏ và cành khô trên những quả đồi nhấp nhô liên tục. Đi suốt các bang ở vùng đồng bằng lớn nước Mỹ là những cánh đồng ngô, bò, đồi nối tiếp đồi chạy ngút mắt. Cứ đi một quãng lại thấy những quả đồi vừa được đốt cỏ xong: đen và bụi. Bây giờ vẫn đang là cuối mùa khô ở Mỹ - nếu có bão và sét, rất có thể có các đám cháy trên các đồng cỏ khô hoặc rừng cây trụi lá.

    Chúng tôi khởi hành từ sáng trên hai xe ô tô kiểu minivan, vừa đi vừa ăn dọc đường. Qua Kansas chẳng có gì nhiều để nói: chỉ đồng cỏ và đồng cỏ. Cái đáng nói nhất có lẽ là giao thông của nước Mỹ: trên cả tuyệt vời. Hệ thống đường rất rõ ràng và tiện lợi, biển chỉ đường rõ ràng; đến mức ngay cả nếu bạn chưa bao giờ biết đường đi Florida, bạn cũng có thể dùng bản đồ để đến nơi. Trên đường cao tốc liên bang, cứ một quãng lại có một khu gọi là rest area, ở đó có nhà vệ sinh công cộng cực kỳ sạch sẽ, có bán đồ ăn, có các tờ tin, thậm chí có cả chỗ nghỉ cho những lái xe đường trường. Dọc đường có rất nhiều các trạm xăng tự động, bạn tự bơm xăng và tự trả tiền. Tuy nhiên, cái đáng nói nhất là ý thức tuân thủ luật lệ giao thông của người Mỹ. ở các biển dừng, ngay cả nếu hai bên đường vắng tanh không có ai, họ cũng không vượt. Bơm xăng xong, bạn tự động vào trả tiền, không ai nhắc nhở nhưng cũng chẳng ai vi phạm. Ngoài ra, Kansas là nơi bắt nguồn của bộ phim nổi tiếng ?oNgôi nhà nhỏ trên thảo nguyên?.

    9h tối, chúng tôi vào đến địa phận Oklahoma, đồng thời cũng là vào đến khu tự trị (reservation) của người da đỏ. Tôi có thể nhận ra điều đó vì ông Joe Trumbly lái xe nhanh hơn ở phía trước. Như hổ được về rừng, như tay súng săn vào đến vùng đất săn của mình, xe của ông chạy loang loáng phía trước xe của tôi, bỏ lại hai bên những cánh rừng và những cột mốc đường loé sáng trong đêm. Bên trong xe ấm áp nhưng ở bên ngoài chắc ngập tràn gió lạnh vì tôi nghe rõ tiếng gió thổi ràn rạt, vù vù. Tôi tưởng tượng ra chăng hay sự thật là mảnh đất này có nhiều điều huyền bí?

    =========================
    You may say I am a dreamer...
    =========================
    (tiny)huong

    Được sửa chữa bởi - paladin vào 09/04/2002 04:17
  2. tinyhuong

    tinyhuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2001
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    3. Một nhóm kỳ quặc
    Khi viết những dòng này - một buổi tối thứ Tư đẹp trời - tôi đã sống ở Oklahoma ngày thứ ba. Chính xác hơn là ở Pawhuska, một trị trấn nhỏ, vắng người, đồng thời là khu tự trị của bộ lạc da đỏ Osage. Tôi ở cùng gia đình Trumbly: gồm ông Joe, bà Alaine, cô Teresa và Layton.

    Chúng tôi có lẽ là một nhóm kỳ quặc.
    Ông Joe Trumbly là một người da đỏ thuần chủng (mặc dù da ông bây giờ chủ yếu đỏ vì rượu bia), một trong những người đứng đầu bộ lạc Osage, tiếng Anh gọi là councilman, một chức tương đương với bộ trưởng trong các thể chế chính trị khác. Khi mà tổng thống Bush tổ chức tiệc nhậm chức Tổng thống, gia đình Trumbly cũng là khách mời.
    Bà Alaine Trumbly thì là người da trắng hoàn toàn, gốc châu Âu, không hề có chút pha tạp nào của người da đỏ - một phụ nữ rất lịch lãm, khả kính và ân cần.
    Cô Teresa - năm nay 40 tuổi - mang dòng máu lai giữa người da đỏ với da trắng. Cô đã lấy một người Thái - con trai một gia đình hết sức giàu có, danh giá; có ngân hàng, công ty tài chính và các loại tài sản khác. Họ chung sống một vài năm rồi li dị. Trong cả bộ lạc những người da đỏ Osage cũng như đối với người da đỏ Mỹ nói chung, người như cô Teresa không nhiều. Trên nước Mỹ rộng lớn này, người da đỏ vẫn là chủng tộc nghèo nhất, tỷ lệ thất học cao nhất, tỷ lệ nghiện rượu cao nhất, vv và vv...nhiều thứ nhất khác nữa mà chắc họ không mấy tự hào. Cô Teresa là tiến sỹ và giáo sư tại trường đại học - đối với hầu hết người da đỏ thì đó là một ngoại lệ.
    Layton Lamsam, con trai cô Teresa - mới có 10 tuổi. Dĩ nhiên là Layton mang trong mình cả ba giòng máu: da đỏ của thổ dân Mỹ gốc, da trắng châu Âu và da vàng của châu á. Layton thuộc về nước Mỹ vì em sinh ra và lớn lên ở đây, chịu ảnh hưởng từ những người bạn Mỹ. Layton thuộc về một thế hệ nữa của nước Mỹ - thế hệ của thế kỷ 21, không biết đến chiến tranh vệ quốc mà biết đến các cuộc khủng bố kiểu mới của loài người. Nhưng tôi biết Layton - có lẽ do những đặc điểm di truyền - tuy còn nhỏ mà đã biểu hiện những đặc điểm pha trộn đáng kinh ngạc giữa tính cách Mỹ, tính cách người da đỏ và cả tính cách á Đông.
    Tôi là một người châu á thuần chủng, nói chính xác thì là Việt Nam. Tôi là một người da vàng. Tổ tiên của tôi sinh sống ở vùng Kinh Bắc đã rất nhiều đời, đã sinh con đẻ cái nhờ vào làm ruộng và các nghề thủ công
    Chúng tôi chỉ cần thêm một người châu Phi nữa là có thể có cả thế giới trong một mái nhà.
    (Thực ra - nếu nói cho đầy đủ, với một thái độ không phân biệt chủng tộc - thì còn một nhân vật nữa trong gia đình. Nhân vật này có tình cảm khá đặc biệt với tôi. Ví như lúc tôi đang ngồi gõ những dòng ký ngắn này bằng chiếc laptop của cô Teresa thì hắn đứng nhìn chăm chú vào mặt tôi với một vẻ ngưỡng mộ đủ khiến tôi xấu hổ và một ánh nhìn trong sáng đến mức đáng ghen tức. Không muốn bị xấu hổ thêm nên tôi cầm cái cổ dề lôi hắn - à, tên hắn là Bill - ra khỏi phòng khách. Hắn quâỹ đuôi đầy bất bình.)
    Xin quay lại với câu chuyện các chủng tộc. Một hệ quả - tuy không nhất thiết là tất yếu, nhưng khá dễ dàng nhận thấy từ sự đa dạng về chủng tộc mà tôi nói trên - là sự đa dạng về các niềm tin, các hệ thống giá trị trong xã hội. Nước Mỹ ngày nay là sự tổng hoà của rất nhiều thứ: vừa hấp thụ những tinh hoa của lục địa cũ - tức châu Âu - lại vừa phát triển từ trong lòng nó những nét tinh hoa riêng của một mảnh đất trẻ với những con ngươì mới. Xét theo một cách nào đó: nước Mỹ lớn mạnh chính nhờ ở sự hoà trộn các giá trị nói trên. Nó giống như một vòng tròn xoáy trôn ốc: sự đa dạng và dễ dãi của nước Mỹ hấp thụ thêm nhiều người từ các nước - rất nhiều trong số họ là những người mang sẵn trong mình những điểm khác biệt và những giá trị phá cách, vốn không được chấp nhận hoặc là rất xuất sắc ở nước cũ. Những người này lại tạo ra thêm những sự đa dạng mới, giống như thêm gia vị vào nồi soup gà...và vì thế nước Mỹ càng mở rộng biên độ dao động của nó.
    Năm người và một chó: chúng tôi chẳng ai giống ai cả!
    Một thủ lĩnh da đỏ
    =========================
    You may say I am a dreamer...
    =========================
    (tiny)huong
  3. tinyhuong

    tinyhuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2001
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    4. Lược khảo không chính thức về Oklahoma và người da đỏ
    [​IMG]
    Oklahoma - cái tên này bắt nguồn từ bộ lạc Choctaw - có nghĩa là "người da đỏ"
    Oklahoma bắt đầu có tư cách một tiểu bang kể từ ngày 16-11-1907, bang thứ 46 trong tổng số 50 bang của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Trên mọi phương diện, Oklahoma là một bang đặc biệt. Thực tế là những người tạo ra bang này chưa bao giờ có ý định tạo ra nó như là một ??obang??? của Mỹ - nghĩa là ngang bằng với New york hay Califorrnia, hay Massachusetts. Oklahoma là miếng thịt bạc nhạc mà nước Mỹ giành cho người da đỏ. Nó được thành lập chỉ như là cái rọ lớn để nước Mỹ dồn người da đỏ vào đó, tránh cái gai trong mắt chính quyền.
    Cần phải tưởng tượng thế này:
    Nước Mỹ vốn thuộc về người da đỏ.
    Trên mảnh đất trù phú mà ngày nay được gọi là Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, hàng ngàn năm trước chỉ có những bộ lạc da đỏ sinh sống. Những nơi mà ngày nay người ta trồng ngô, xây nhà máy, xây cao ốc, xây nhà ga xe điện ngầm, mở công viên, dựng công viên Disney - trước đây là nơi người da đỏ săn bắn, sinh sống. Những Omaha, những Kansas city, những Oklahoma city của ngày này - trước đây là thảo nguyên rộng lớn của người da đỏ, nơi hàng đàn trâu rừng chạy ***g, ngựa hoang, và các loại động vật khác chung sống.
    Sau khi Columbus phát hiện ra châu Mỹ, các nước lớn ở châu Âu thi nhau đưa người tới lục địa mới này. Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và bất kỳ nước nào có thế mạnh về hàng hải đều đã vượt biển đổ bộ lên tân thế giới. Họ đi theo hai nhóm với hai mục đích: một là những người di dân tự do muốn rời châu Âu vì những lý do chính trị và kinh tế, đến đất mới để bắt đầu cuộc sống mới; hai là quân đội và chính quyền thực dân tới khai thác đất mới để làm giàu cho bản địa.
    Trong vòng hai thế kỷ sau khi những người Anh đầu tiên đổ bộ lên bờ biển Đại Tây Dương của nước Mỹ, người da đỏ liên tục bị dồn đuổi vào sâu dần trong lục địa - chỗ hiện nay là đồng bằng lớn và các vùng núi cao. Ban đầu họ dễ dàng thuần phục được người da đỏ - những người lúc đầu sợ hãi và coi họ là Chúa Trời. Tuy nhiên, khi thực dân Anh và Pháp lấn tới chiếm đất - thứ có ý nghĩa thiêng liêng trong đời sống người da đỏ - thì các cuộc chiến bắt đầu nổ ra. Cuộc chiến giữa người da đỏ và thực dân Anh, Pháp kéo dài cho đến năm 1763 thì tạm thời ngừng lại khi Anh tuyên bố không cho phép người da trắng vượt qua khỏi dãy Appalachian, phần phía bên kia trở đi là đất của người da đỏ.
    Khi cách mạng Mỹ nổ ra giữa thực dân Anh với dân di cư tự do từ châu Âu sang và nay là chủ thực sự của Mỹ, nước Anh đã mua chuộc rất nhiều bộ lạc da đỏ để chống lại người Mỹ. Sau khi Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ ra đời vào năm 1776, đến lượt mình, chính quyền Mỹ bắt đầu mở rộng đất về phía Tây (về hướng California) vốn vẫn do người da đỏ chiếm giữ.
    Để nhổ cái gai là dân da đỏ ra khỏi mắt, chính quyền Mỹ tính đến việc thành lập một cái gọi là Lãnh thổ cho người da đỏ (Indian Territory) vào đầu thế kỷ 19. Đến năm 1930, Quốc hội Mỹ thông qua một đạo luật thành lập lãnh thổ này. Nó nghiễm nhiên tạo lập một biên giới giữa một nửa phần đất bên Đông nước Mỹ thuộc về người da trắng và một phần đất bên Tây thuộc về người da đỏ. Lãnh thổ này bao gồm phần lớn đất đai của các bang Nebraska, Kansas và Oklahoma ngày nay; và biên giới hai khu vực cũng nằm dọc các bang này.
    Tuy nhiên lãnh thổ này kéo dài chỉ được 25 năm. Đến giữa thế kỷ 19, sau khi người da trắng phát hiện da vàng ở phía bờ Tây nước Mỹ, công cuộc tiến về miền Tây để đào vàng đã phá tan biên giới nói trên. Để mở đường cho người da trắng đi về miền Tây - chủ yếu theo đường 66 nổi tiếng - chính quyền Mỹ đã thẳng tay đàn áp các bộ lạc da đỏ.
    Trong một nỗ lực cuối cùng để giải quyết dứt điểm vẫn đề người da đỏ, nước Mỹ quyết định ký một loạt hiệp ước vào cuối thế kỷ 19, theo đó thành lập các khu tự trị cho các bộ lạc da đỏ và yêu cầu các bộ lạc di dân tơí sống vĩnh viễn ở đó, tách rời tương đối với xã hội da trắng. Đất đai này chủ yếu là Oklahoma bây giờ. Năm 1866, tổng thống Ulysses Grant đã ký ??oHiệp định hoà bình??? với các bộ lạc. Tuy trên danh nghĩa, chính quyền liên bang tìm kiếm một giải pháp hoà bình cho những người vốn làm chủ đất đai của nước Mỹ nhưng trên thực tế, họ muốn tiêu diệt người da đỏ, bằng vũ lực và sau đó là bằng văn hoá. Sau Hiệp định hoà bình, quân đội Mỹ ép các bộ lạc da đỏ tới các khu tự trị - những mảnh đất hoang cằn, hầu như không thể canh tác được. Rất nhiều người da đỏ đã chết trong các cuộc di dời này. Và vì thế, hành trình của người da đỏ tới các khu tự trị do chính quyền Mỹ chỉ định được gọi là ??oHành trình nước mắt??? (Trail of tears).
    Oklahoma ngày nay có gần 40 bộ lạc sống trong các khu tự trị riêng: Osage, Cherokee, Choctaw, Chickasaw, Kickapoo, Dalaware, Souk and Fox, Ponca, Shawnee, Seminole, vv...Trên đất đai của các khu tự trị, người da đỏ thực tế sống lẫn với người da trắng và đang bị pha tạp dần. Họ kiếm sống bằng các công việc thông thường; ngoài ra các bộ lạc cso thể mở sòng bạc, buôn bán, khai thác dầu để kiếm tiền.
    Người da đỏ biết rằng họ đã thua vĩnh viễn.
    Không bao giờ họ còn là chủ trên đất đai Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ nữa.
    Cái mà họ còn - chỉ là một nền văn hoá da đỏ mà những người như ông Trumbly và cô Teresa đang cố gắng giữ gìn.
    Phân bố của các bộ lạc da đỏ ở Oklahoma
    =========================
    You may say I am a dreamer...
    =========================
    (tiny)huong
  4. longatum

    longatum Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/10/2001
    Bài viết:
    1.720
    Đã được thích:
    1
    chị ơi, cái nền văn hoá da đỏ ấy giờ còn lại được là bao nhiêu. Người da đỏ chìm trong các tệ nạn... thất học, bia rượu, tội phạm. Có phải chăng là vì họ quá bám víu lấy cái nền văn hoá cổ xưa ấy mà không chịu tìm cách thoát ra ngoài. Họ được cho phép rời khỏi các reservation bất cứ lúc nào họ muốn nhưng họ thường chọn cách ở lại.
    Người da đỏ thông minh và giỏi làm ăn, đánh bóng rổ hay hơn cả dân da đen. thế nhưng trong số những người da đỏ hiện nay tại Mỹ, chỉ có một số nhỏ thoát ra khỏi các reservation. Số thoát ra đó đi vào đại học nhưng rồi lại gặp vướng mắc và quay về.
    Chỗ em đang học là Montana, nơi có lượng reservation nhiều nhất nước Mỹ. Em có quen một ông giáo sư. Ông này có kể cho em nghe chuyện một số sinh viên da đỏ đã từng học qua ông ấy. Tất cả đều thông minh, học rất khá... nhưng rồi đang học dở thì thường là có người trong gia đình chết, họ phải quay trở về để thi hành các nghi lễ gì đó trong bộ tộc... và rồi quay về là không thấy trở ra nữa.
    cái cảnh của dân da đỏ ngày nay chán chường thế. nên chăng là chính quyền Mỹ bớt trợ cấp tài chính đi, tìm cách để họ dần dần thoát khỏi các khu reservation ấy và trởlại với cuộc sống bên ngoài? Có lẽ chỉ có thế thì văn hoá của người da đỏ mới được cứu thoát khỏi cái hố sâu của alcoholism được thôi.
    Em có xem Smoke Signal và cuốn sách (tên gì quên rồi) mà phim này làm dựa theo... rất là ấn tượng.

    One impulse from a vernal wood
    May teach you more of man
    Of moral evil and of good
    Than all the sages can

    Được sửa chữa bởi - longatum vào 08/04/2002 06:35
  5. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Văn phong của chị Tiny Hương quá tuyệt. Như 1 nhà văn chính cống. Hình như bút pháp mang sắc thái Tây Phương nhiều hơn Đông Phương ? Vừa gọn, vừa sắc sảo, vừa nhận xét nhạy bén lại giàu hình ảnh và thông tin. Tiếng Việt chị dùng lại quá nhuần nhuyễn.
    Khâm phục !
    Tiếp tục, đi chị ơi.
  6. mylang

    mylang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2002
    Bài viết:
    275
    Đã được thích:
    0
    Từ Oklahoma sang Las Vegas gần xịt, sao không chạy sang đấy luôn rồi gọi là Las Vegas Du Hí chứ Oklahoma mà du hí cái nỗi gì trời !!
  7. Toet

    Toet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2002
    Bài viết:
    1.179
    Đã được thích:
    0
    Chuyện của tinyhuong rất hấp dẫn, đặc biệt là với những kẻ thích lang thang. Mong tinyhuong đóng góp những tản mạn du hí của mình cho Box du lịch mới thành lập được chăng?
    Cả ảnh nữa thì tốt quá.
    Cảm ơn bạn nhiều.
    Ms. Toét
  8. tinyhuong

    tinyhuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2001
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    5. Cô Teresa - đôi điều nói thêm về văn hoá!
    Tôi có thể nhìn thấy những gì đang mất dần trong văn hoá da đỏ và những gì sẽ còn được giữ lại từ cô Teresa. Có rất nhiều điều để nói về cô mà tôi không biết phải nói từ cái gì. Biểu hiện văn hoá da đỏ đầu tiên mà tôi nhận thấy ở cô chính là những quan niệm về đất đai và gia đình. Tôi không ngạc nhiên khi cô nói rằng cô chỉ thực sự cảm thấy về nhà khi trở lại Oklahoma, về sống trong khu tự trị - một điều mà nhiều người dân Mỹ sẽ cảm thấy kỳ quặc vì người Mỹ hầu như không có khái niệm ?omảnh đất chôn rau cắt rốn?. Một người Mỹ điển hình có thể đi từ bang này sang bang khác theo công việc một cách hết sức thoải mái.
    Dường như trong cô cũng như trong những người còn mang đậm văn hoá da đỏ, đất đai vẫn có ý nghĩa thiêng liêng. Cuộc chiến giữa người da trắng và người da đỏ hàng trăm năm trước cũng bắt nguồn từ xung đột trong quan niệm về sở hữu đất. Đối với người da đỏ, đất đai, cây cỏ đều có linh hồn và thuộc về thần linh. Việc mua bán, đổi chác đất đai là một điều hết sức phi nghĩa đối với họ. ý niệm nơi chôn rau cắt rốn đối với họ rất cao cả và thiêng liêng. Đấy chính là lý do vì sao người da đỏ chống cự quyết liệt khi chính quyền Mỹ buộc họ dời đến Oklahoma. Người da đỏ chết trên ?ohành trình nước mắt? vì sự suy sụp tinh thần nhiều hơn và về sức lực.
    Tôi không ngạc nhiên khi cô Teresa kể rằng cô đã yêu và cưới một người Thái Lan khi đang học Cao học. Tôi cũng không ngạc nhiên khi cô nói cô không muốn đến châu Âu nhưng rất tò mò về châu á và văn hoá cộng đồng ở đó. Và tôi càng không ngạc nhiên khi cô nói rằng vì một lý do nào đó, cả cô và con trai Layton của cô đều thân thiết với người châu á.
    Câu trả lời cho những điều này không chỉ nằm ở vấn đề tính cách cá nhân. Tôi tin là văn hoá - đấy chính là câu trả lời.
    Dĩ nhiên là bây giờ, không bộ lạc da đỏ nào còn dựng lều đốt lửa trên thảo nguyên hay đi săn chung. Họ sống trong các ngôi nhà xây giống như tất cả mọi người khác. Họ lái ô tô, họ dùng lò vi sóng, họ mặc quần bò, áo sơ mi như những người thường (mặc dù rất nhiều đàn ông da đỏ vẫn để tóc dài). Tuy thế, cách tổ chức cộng đồng và nếp suy nghĩ của kiểu văn hoá tập thể, có thứ tự trên dưới rõ ràng thì vẫn còn ăn sâu.
    Cần nhớ rằng các khu tự trị của người da đỏ là những lãnh thổ riêng mà trên đó luật pháp của tiểu bang không có hiệu. Đất trong khu tự trị cũng như là một tiểu quốc gia hoặc một dạng lãnh thổ với các quyền hạn chế. Họ có thể không được quyền đặt sứ quán, tuyên bố chiến tranh, giao thiệp cấp nhà nước với các nước ngoài Mỹ hoặc các bộ lạc khác, nhưng trên danh nghĩa mỗi bộ lạc vẫn là một quốc gia có quyền tối cao sau quyền của liên bang. Ví dụ như bộ lạc Osage thực tế được gọi là Quốc gia Osage (The Nation of Osage). Trong phạm vi lãnh thổ của một bộ lạc, tức là khu tự trị, họ không đóng thuế cho bang, không chịu luật pháp của bang. Các sòng bạc mở trên đất của người da đỏ - dù chính quyền bang có thấy chướng tai gai mắt đến đâu đi nữa - cũng không được quyền can thiệp, đánh thuế.

    Xin trở lại nói tiếp về vấn đề văn hoá. Cô Teresa lớn lên - mặc dù hưởng một nền giáo dục và các tiện nghi của nền văn hoá da trắng, nói chính xác hơn là nền văn hoá đề cao chủ nghĩa cá nhân và sự công bằng giữa các các nhân - nhưng về bản chất, cô là một người có một niềm tin và nếp sống vững chắc theo kiểu văn hoá bộ lạc. Nó gần với văn hoá Việt Nam hay văn hoá một số nước châu á. Tôi và cô Teresa thân với nhau - ngoài mối quan hệ công việc giữa một Giáo sư với trợ giảng - lý do chính có lẽ là vấn đề văn hoá.
    Trong số nhiều điều khác biệt giữa văn hoá bộ lạc với văn hoá Mỹ, điều khác biệt lớn nhất có lẽ là lối sống cá nhân và lối sống tập thể. Cho đến giờ, trong một bộ lạc da đỏ, người đứng đầu (được gọi dưới một số tên như Chief, The President, the Governor) vẫn được kính trọng nhất mực. Người da đỏ rất chú trọng thứ bậc trong bộ lạc; tôn trọng sự chia sẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Những thứ quan niệm mới của xã hội Mỹ - như quan hệ tách biệt tương đối giữa cha mẹ với con cái về tài chính và nơi ở; tính ngang bằng về quyền công dân giữa các cá thể trong cộng đồng, vv - vẫn chưa lan đến các bộ lạc. Mặc dù hiện tại đa số các bộ lạc dùng chế độ bầu cử để lựa chọn người đứng đầu bộ lạc thay vì chế độ tập tước cha truyền con nối như trước kia, và dù những tư tưởng dân chủ mà nền văn hoá Mỹ áp đặt lên người da đỏ đang bóc dần những thành trì cuối cùng của nền văn hoá bộ lạc, dường như sâu bên trong có những thứ bản năng thuộc về giống nòi, chủng tộc vẫn được duy trì, nhất là ở những người như cô Teresa và ông Joe Trumbly.
    Cũng có thể, chính vì nhu cầu tồn vong của bộ lạc mình, người da đỏ không cho phép nó lan tới, hoặc ít nhất là chưa lan tới. Mất văn hoá chính là cái làm cho một dân tộc bị xoá bỏ, chứ không phải sự mất mát về đất đai hay tài sản. Như tôi đã nói, người da đỏ ý thức rõ ràng rằng trên mảnh đất Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ - vốn ngày xưa là đất đai của họ - họ không bao giờ còn có thể là chủ và là người chiến thắng. Có lẽ lịch sử lâu dài và đẫm máu của các cuộc chiến với người da trắng - trong đó người da đỏ là kẻ yếu và thua cuộc - đã buộc họ càng xích lại với nhau hơn và cố gắng gìn giữ văn hoá của mình.
    Cuộc chiến cuối cùng của người da đỏ chính là cuộc chiến giữ gìn văn hoá của họ.
    Quốc huy của bộ lạc Osage
    =========================
    You may say I am a dreamer...
    =========================
    (tiny)huong
  9. tinyhuong

    tinyhuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2001
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    6. Been there, almost done that - Tôi đi sòng bạc lần đầu
    Tôi nói với cô Teresa lúc ở Omaha rằng tôi muốn đến một sòng bạc của người da đỏ để xem. Thế là buổi tối thứ hai trong tuần ở Oklahoma, chúng tôi đi đánh bạc.
    Hiện nay, hầu như bộ lạc da đỏ tập trung nào cũng mở sòng bạc trên đất của mình. Lý do thì có nhiều. Một phần vì mở sòng bạc kiếm được rất nhiều tiền mà lại không phải chịu thuế của bang cho loại hình kinh doanh đặc biệt này. Một phần khác là vì - do những lý do lịch sử - người da đỏ hình thành nên truyền thống đánh bạc và uống rượu. Ngoài ra, các sòng bạc của người da đỏ cho phép trẻ em trên 18 tuổi là được vào trong khi các sòng bạc khác bạn gặp ở Las Vegas hay bất kỳ nơi nào khác đòi hỏi bạn có giấy tờ chứng minh trên 21 tuổi. Xin nhắc lại rằng trên đất của người da đỏ, họ có quyền đặt các quy định mà chính quyền tiieủ bang không thể can thiệp. Còn chính quyền liên bang thì quá xa để lo cho những người vốn đã chịu quá nhiều thiệt thòi trong lịch sử Mỹ.
    Trên đường từ Omaha xuống Oklahoma, chúng tôi đã định vào một sòng bạc rất lớn ở Kickapoo thuộc bang Kansas. Đây là sòng bạc của bộ lạc Kickapoo. Trớ trêu là tôi không mang theo bất cứ giấy tờ nào có ghi ngày sinh để chứng minh mình đã qua tuổi 18; cho nên, sau một hồi thuyết minh, tôi và ông Joe đành ngậm ngùi quay ra. Dọc đường từ Kansas đi Pawhuska, tôi gặp ít nhất là ba sòng bạc lớn của các bộ lạc da đỏ: Kickapoo, Red Fox và Golden Eagle. Họ mở ngay gần sát đường lớn, lúc nào cũng đông người Mỹ đến đánh bạc.
    Dĩ nhiên là tôi vẫn không có giấy tờ tuỳ thân. Nhưng Pawhuska là đất của ông Joe Trumbly nên tôi không gặp phải trở ngại nào. Lúc tầm 9h tối ngày thứa Ba, tôi, ông Trumbly và cô Teresa vào đến sòng bạc của người Osage.
    Thực ra, nói đến sòng bạc nghĩa là phải có đánh bạc thực thụ. Còn sòng bạc mà tôi đến vẫn đang tiếp tục mở rộng phần đánh bạc; phần đã hoàn thiện rồi thì không có bàn đánh bạc ăn tiền theo ván mà chủ yếu chơi Bingo và một số các thể loại khác. Chơi bingo là dễ nhất vì bạn dùng các máy tự động để chơi, trên thực tế là tuỳ vào việc bạn may mắn hay không mà thắng chứ không dựa nhiều vào kinh nghiệm hay tài chơi bài. Sòng bạc này thuộc về bộ lạc Osage. Chính quyền bộ lạc bỏ tiền để xây, trang bị máy, quảng cáo, hưởng lợi nhuận và quyết định việc chia lợi nhuận giữa các thành viên trong cộng đồng. Những người làm ở đây chủ yếu là người da đỏ.
    Sau một màn chào hỏi giữa ông Trumbly với hai người quản lý sòng bạc - hai anh em da đỏ sinh đôi nhà Wallers, vẫn còn để tóc dài ngang lưng, tết ra sau - người ta dẫn tôi và cô Teresa ra quầy. Chúng tôi đọc tên, họ gõ trên máy tính và in ra một cái thẻ trắng, kích thước bằng một là thẻ tín dụng, có tên tôi và một hàng số. Thế là xong thủ tục, tôi có thể bắt đầu chơi.
    Xin được nói qua một chút về quang cảnh ở trong một cái sòng bạc thế này. Lúc tôi vào khu chơi bingo và chơi bạc đơn giản, trong một gian phòng rộng chừng 500 mét vuông, có khoảng gần 100 máy chơi các kiểu và có khoảng hơn 100 người. Khói thuốc mù mịt, đèn xanh đỏ nhấp nháy tứ tung, nhạc từ các máy chơi bingo kêu ỏm tỏi, tiếng tiền xu loảng xoảng, người qua người lại rộn ràng, rất là buồn cười. Hôm đó là thứ Ba và trời không đẹp lắm nên không phải ngày cao điểm của sòng bạc - tôi đoán thế. Vào ngày cuối tuần thì ở đây chắc là đông hơn. Tuy vậy, vẫn có thể nhận ra một số đặc điểm: những người đến đây đa phần là người lớn tuổi và rất nhiều người già; chủ yếu là nam giới. Họ là những người về hưu muốn đến giải trí, những người thất nghiệp, những người rảnh rỗi buổi tối trong một thị trấn chẳng có mấy vui vẻ, những người da trắng ở các vùng lân cận muốn tìm một chỗ tiêu tiền qua một tối thứ Ba ảm đạm, vv và vv...Nói chung thành phần rất phong phú. Hầu hết đều là ngưòi không giàu có, muốn đến thử vận may; hoặc là trung lưu muốn giải trí.
    Xin được mở ngoặc nói thêm rằng một người Mỹ điển hình sẽ không quan niệm việc đến sòng bạc là một việc đi ngược lại các quy tắc đạo đức. Nếu bạn nghiện cờ bạc để đến mức tan nát nhà cửa, huỷ hoại cuộc đời, liên luỵ người khác thì chắc chắn là không tốt. Còn nếu đến sòng bạc giải trí thỉnh thoảng - họ cho như thế là hoàn toàn lành mạnh. Tất nhiên, những người Mỹ sùng đạo Cơ đốc thì phản đối việc đánh bạc dưới mọi hình thức: dù để kiếm tiền hay chỉ để giải trí. Nhưng phải thành thực mà nói rằng tín ngưỡng đang dần trở thành một phần của văn hoá Mỹ, một thứ mà ai cũng làm chỉ vì xã hội làm thế thay vì đức tin thực sự. Vì vậy nên Las Vegas vẫn thịnh vượng. Các sòng bạc của người da đỏ vẫn rất thịnh vượng.
    Ông Joe Trumbly khăng khăng cho tôi 20 đô để làm vốn cho lần đến sòng bạc đầu tiên. Tôi kiếm một cái máy chơi Bingo ở ngay phía ngoài, có tên là Fruit Shake để thử vận may trong lần đầu tiên đến một sòng bạc. Sau khi nhét cái thẻ và nhét tờ 20 đô vào máy, lập tức màn hình báo là tôi có 400 điểm ở trên thẻ. Cái máy mà tôi ngồi vào là cái máy đơn giản nhất: bạn cho thẻ vào, chọn mức đặt cọc cho mỗi ván rồi nhấn nút chơi; máy sẽ tự động quay rồi dừng giống như trò xổ số, nếu bạn được ba hàng có các hình giống nhau thì bạn sẽ thắng điểm, cứ mỗi điểm sẽ quy ra là 5 cents. Nó có 9 ô vuông, tạo thành 8 hàng: ba hàng dọc, ba hàng ngang và 2 hàng chéo. Bạn có thể tuỳ chọn đặt cọc bao nhiêu hàng, tốt nhất là nên chọn 8 hàng vì cơ hội trúng sẽ cao.
    Dĩ nhiên là tôi đặt cọc 8 điểm cho mỗi lần và bắt đầu chơi. Hahaha..cái trò này thật là buồn cười. Chẳng hiểu lúc ra khỏi nhà tôi bước chân nào ra trước mà tôi thắng liên tục; tiền xu rơi loẻng xoẻng, chuông báo kính cong, đèn xanh đỏ nhấp nháy loạn xị ngậu. Chơi 5 phút thì tôi lên được 700 điểm, tức là tôi đang thắng được khoảng 15 đô. Nếu tôi chơi ở máy Bingo nào đặt cọc 1 đô hay 5 đô một ván thì tôi đã sắp có đủ tiền để mua vé maý bay về nhà rồi...hì hì. Bàn bên cạnh, tôi thấy cô Teresa cũng đang hí hửng chơi như trẻ con. Quanh quanh có rất nhiều người cũng đang ra sức ấn nút, mắt dán vào màn hình. Tôi buồn cười muốn chết. Bây giờ tôi bắt đầu hiểu vì sao người ta nghiện cờ bạc: cái cảm giác lúc thắng bạc, nghe tiền xu đổ leng keng, nhạc reo tí toét, đèn xanh đỏ nhấp nháy rất là buồn cười. Bạn càng thua thì bạn càng muốn chơi tiếp để gỡ; khi bạn gỡ được, bạn lại muốn chơi thêm để thắng...cứ như vậy.
    Trò Bingo chỉ có 5 xu một điểm và là trò cho các ông bà già nên tôi nhảy qua khu khác chơi. Có rất nhiều trò, đủ cả phức tạp lẫn giản đơn mà bây giờ tôi cũng chẳng thể diễn tả lại rành mạch. Tôi đã thử chơi bài poker với máy nhưng được một tẹo thì tôi bỏ cuộc vì không đủ kiên nhẫn. Tôi ngồi lâu nhất ở trò Crazy Monkey; đặt cọc 50 cents một ván và chơi mấy chục ván liền. Đã có lúc tôi thắng 120 đô, nhưng vì chơi lần đầu, tôi không biết là nên đi rút tiền ngay khi thắng mà cứ chơi tiếp nên một lúc sau thì tôi lại xuống còn 60 đô; rồi lại lên 90, rồi lại xuống. Cái trò đánh bạc này - bạn đã dính vào là không muốn dứt ra. Chỉ trong tích tắc, bạn có thể kiếm được tiền bằng cả nửa tháng lương hay cả tháng lương đi làm tuỳ vào mức bạn đặt cọc, mà chẳng tốn công sức gì. Thế nên không ngạc nhiên khi người ta dễ nghiện các sòng bạc.
    Gần 12 giờ đêm thì chúng tôi ra về.
    Đêm đó, không tính 20 USD của ông Joe cho, tôi thắng được hơn 70 đô. Một người bạn rất có kinh nghiệm có lần khẳng định với tôi là làm cái gì lần đầu cũng sẽ may mắn, ví dụ như đi đánh bạc lần đầu thì sẽ có vận đỏ do Trời Phật phù hộ. Tôi chưa bao giờ tin những tín điều kỳ quặc đó. Bây giờ thì tôi cũng tin chút xíu...hì hì. Tuy thế lần này tôi chưa thực sự đánh bạc mà chỉ chơi bingo. Hy vọng là lần sau nếu tôi có dịp đến một sòng bạc quy mô hơn thì ??oNgười Ta??? vẫn nghĩ là tôi chơi lần đầu và phù hộ cho tôi thêm nhiều vận đỏ nữa...hì hì...

    Bingo!
    =========================
    You may say I am a dreamer...
    =========================
    (tiny)huong
  10. tinyhuong

    tinyhuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2001
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn các bạn đã đọc và nhận xét nhé. Tiny sẽ bốt lên dần dần các phần vừa đi vừa hí.
    Cắt đuôi ấy chết, tiny đi học thôi...
    =========================
    You may say I am a dreamer...
    =========================
    (tiny)huong

Chia sẻ trang này