1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

??oMổ??? jazz Việt

Chủ đề trong 'Nhạc Jazz' bởi Voldo, 19/12/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    ?oMổ? jazz Việt

    ?oMổ? jazz Việt



    Xin mượn lời ông Mai Liêm Trực khi bàn về Liên đoàn bóng đá Việt Nam, rằng ?omặt bằng (hiểu biết bóng đá) của xã hội cao hơn mặt bằng của Liên đoàn?, để nói về jazz Việt: dường như trình độ thưởng thức jazz, sự am hiểu jazz của dân nghe nhạc còn cao hơn những gì các jazzmen Việt đang làm! Nói điều này ra không phải để các nhạc sĩ tự ái đến mức nói quẩn, kiểu như ?oAi có giỏi thì chơi thử xem nào!?, để rồi tranh cãi chẳng đi đến đâu. Nói ra là để dân trong nghề hiểu rằng, công chúng của họ rất giỏi, rất am tường, và vì thế, đòi hỏi những sản phẩm tinh thần phải thực sự cao cấp.

    Thế nào là jazz cao cấp? Chắc là còn khó xác định gấp ngàn lần thế nào là jazz Việt. Thôi thì, ta cứ đi từ những hiểu biết cơ bản của một người nghe jazz để mà đối chiếu với jazz Việt.

    1. Trong khi jazz chủ trương ngẫu hứng trên một khung giai điệu quy ước, thì jazz Việt có vẻ ?ohọc trò? quá, từ chương quá, hình như có ngẫu hứng cũng là ngẫu hứng soạn trước thì phải?

    2. Trong khi jazz chú trọng hòa âm cột dọc (nhiều bè cùng tiết tấu vang lên cùng lúc) như ta thấy trong các tác phẩm của Miles Davis hay Wes Montgomery, và cả Dave Brubeck hay Chick Corea, thì jazz Việt vẫn có thói quen nhạc pop: một người độc tấu giai điệu, những người khác đệm hòa âm, thỉnh thoảng thêm vào vài nét đối âm. Điều này khiến bài jazz trở nên loãng, thiếu bản sắc, thiếu độc đáo. Hòa âm cột dọc liên tục trong nhạc jazz quốc tế (dân trong nghề gọi lóng là ?ocả dãy cột đèn?) với những biến thể, đảo âm đã làm cho hòa âm jazz trở nên sinh động, và không bao giờ có hai bản phối giống hệt nhau.

    3. Trong khi jazz nhấn mạnh yếu tố ?oaccents?, tức các nhấn mạnh bất đồng đều và ngẫu hứng trong chuỗi nốt, thì jazz Việt vẫn cứ? chân phương một cách ngây thơ, khiến cho bản nhạc vang lên đều tăm tắp như trả bài.

    4. Trong khi vocal jazz (jazz có hát) đòi hỏi ca sĩ phải biến ứng tác (gọi là scat), xem mình như một nhạc cụ jazz, thì jazz Việt cứ mãi học thuộc bài, vì ca sĩ jazz của mình không tập scat bao giờ.

    5. Cách diễn tấu nhạc cụ của jazz quốc tế dựa trên nền tảng scales, tức âm giai; chơi ứng tác cũng dựa vào scales như một sườn đỡ chắc chắn. Ở ta, hầu hết các nhạc công jazz (chưa nói đến ca sĩ) không thuộc scales, dẫn đến những nốt rất phi-jazz trong diễn tấu. Với kèn, chơi theo scales và hòa các scales lại với nhau mới khẳng định được đẳng cấp. Với guitar và đàn phím, scales là xương sống của toàn bộ việc diễn tấu, thậm chí chơi hợp âm cũng phải ?oăn scales?.

    6. Chúng ta hình như quá vội vã khi tiến tới các biến thể đương đại của jazz như acid jazz, new jazz, jazz rock, fusion, world jazz. Khi chưa có nhạc sĩ Việt nào viết ca khúc jazz truyền thống (standard) thì ít nhất, các jazzmen cũng phải chơi thuần thục các bài bản quốc tế. Đằng này, nhiều jazzmen Việt chỉ hăng hái chui đầu vào các mảng world jazz để mà? muốn làm gì thì làm. Đem những ngón địa phương ra để khỏa lấp chỗ yếu về kỹ thuật phải chăng là bệnh chung của người Việt?

    7. Không bao giờ jazz phát triển được ở một nơi quá thiếu sự phân định các dòng nhạc. Thực vậy, khi nhạc Việt chưa hệ thống hóa được đâu là new age, đâu là world (hay folk) music, đâu là rock và đâu là hip-hop, thì jazz nếu có sẽ ngồi chiếu nào? Sự lẫn lộn nhập nhằng giữa các thể loại là một nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự trì trệ của âm nhạc nói chung, và jazz nói riêng.

    8. Không có trường đào tạo jazz, các nhạc công phải tìm tòi tu nghiệp qua băng đĩa, sách vở nước ngoài, nhưng jazz là một thể loại quá khó đến nỗi hầu như không thể tự học. Vì thế, jazzmen Việt chỉ là những kẻ chơi pop đá ngang sân jazz một cách nhất thời.

    9. Dân nghe jazz sành điệu chỉ nghe nhạc Tây, nên ?ođất? cho việc tiếp thị jazz địa phương còn thu hẹp hơn nữa. Vả lại, người nghe có lý của họ: tội gì nghe jazz lai (gọi lóng là ?osimili?, tức là giả-da/jazz) trong khi có jazz chính hiệu của những Chick Corea, Pat Metheny, Stan Getz, Ella Fitzgerald, Billie Holiday, Diana Krall? bán đầy ngoài tiệm?

    Kể cũng tội cho jazz Việt thật!

    Lưu Hiền
  2. hnbt

    hnbt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Bạn Voldo hiểu v6è nhạc Jazz quá ! Rất thú vị khi nghe nhận xét của bạn về Jazz Việt. Đúng như bạn nói Jazz Việt nghe sao có vẻ không Jazz lắm. Tại sao vậy ?. Chúng ta cùng phân tích nhé.
    Thứ nhất về khả năng thanh nhạc, xướng âm của ca sĩ Việt mới đang ở giai đoạn hoàn thiện kỹ thuật chứ chưa đạt tới mức tự nhiên như hơi thở. Và hơn nữa là chất giọng trời phú ko có được âm vực rộng để mà thể hiện Jazz như các ca sĩ quốc tế.
    Thứ hai nhạc Việt Jazz từ dân ca và nhạc cổ truyền nên nếu Jazz nhiều quá sẽ làm khán giả khó nghe và khó thích ứng.
    Bên cạnh đó là Tiếng Việt có nhiều thanh nên ko thể Jazz quá mức như bạn nói được vì liên quan đến ca từ.
    Ví dụ lời hát quốc tế là (I Love You) ca sĩ có thể xướng âm là ( Ai láp viu) hay (ai lạp viu) hoặc (ai lạp víu ) Đều có nghĩa như nhau và hiểu được.
    Nhưng đối với tiếng Việt thì ko thế . ví dụ lời bài hát là ( đôi bông em đeo tai ) ca sĩ phải cố gắng thể hiện tròn vành rõ chữ đúng như vậy chứ ko thể hát rằng ( đôi bông em *** tai ) hoặc ( đồi bông em *** tài) được vì nó sẽ khác nghĩa. Nên sẽ là rất khập khiễng khi đem so nhạc Việt với nhạc quốc tế.
    Jazz có soạn trước đã thịnh hành từ những năm 1950 và đã là 1 thể loại Jazz rất được nhiều người ưa chuộng. Noral Jone với CD Come away with me là loại Jazz soạn trước mà ko có ai chê sao bạn lại chê laoị Jazz soạn trước.!!!
    Theo ý tôi hát Jazz như Tùng Dương hay Thanh Lam hoặc Ngọc Khuê như vậy là hay lắm rồi. Và công lao lớn thuộc về Lê Minh Sơn khi khởi nguồn cho 1 giòng nhạc mới mà ta gọi là Jazz Việt.
    Sẽ là rất tuyệt nếu chú sơn này biết khiêm tốn hơn để tiếp tục sáng tác những tác phẩm hay hơn và thành công hơn nữa.
  3. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Mấy cái bài "mổ" nhạc Việt Nam (jazz, hiphop....) này được đồng chí Lưu Hiền gửi đăng rất hăng say trên tạp chí Giai Điệu Xanh gì đó thì phải. Tờ báo này cũng có nhiều thảo luận của mấy ông nhạc sĩ ở Việt Nam khá "gay cấn" . Nhưng, vẫn đành phải chờ vậy ....
  4. toivanthayemnhungaynao

    toivanthayemnhungaynao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2004
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    0
    Các bạn bàn luận làm gì cho phí công thế? Jazz là jazz, rock là rock, chứ làm gì có jazz Việt với rock Việt. Cái trò này là do bọn nghệ sĩ (đặc biệt là ở ngoài Bắc) phịa ra để lừa các cô cậu nghe nhạc "trưởng giả học làm sang" ấy mà. Những trò này chỉ mang tính chất hình thức , nói lên cho nó kêu, chứ chả có thực chất gì cả đâu. Chẳng qua là bất tài, không có cảm xúc thì phải dùng sự ranh mãnh của đầu óc để lừa được ai thì lừa ấy mà.
    Xem nào, đầu tiên là Quốc Trung hô hào làm "Uôn miu gích" nhưng mà thú thật nếu xem chương trình Đường xa vạn dặm thì lộ ngay ra cu cậu này quá bất tài ( và ảo tưởng). Cả chương trình chàng ta cứ ngồi fê fê , lâu lâu lại ngước nhìn ra vẻ xa xăm, rồi "tèn tèn" vài nốt, còn lại đều do các nghệ sĩ sử dụng nhạc cụ dân tộc biểu diễn và phần nhạc cổ này chả ăn nhập quái gì với dàn nhạc tân cả. Sau khi thấy cái trò "Uôn miu gích" này bắt đầu hết được báo chí chú ý rồi (tại vì nhạc "hay" toàn là do nói miệng, mà các nhà báo nhà ta cũng đa phần ù ù cạc cạc nên dễ bị bọn nghệ sĩ nó thuốc, nhưng nghe đi nghe lại cũng nhàm nên chẳng biết viết sao để ca tụng nữa, thế là thôi rồi một "lừa sĩ" tài năng),em gái nạ giòng Thanh Lam tếch ngay sang với một cậu giai trẻ trung hơn, hùng hục hơn và cũng là "lừa sĩ", Lê Minh Sơn ( nhưng nếu "lừa" của QT là "con lừa" thì "lừa" của LMS đích thị là lừa đảo). Thế là bắt đầu 1 chiêu mới được tung ra: "nhạc dân gian hiện đại", mà qua những gì nghe được thì đó là những bài hát có giai điệu chưa đạt mức "vỡ lòng", quanh co rị mọ và "diễn Nôm" ra là ...dở như hạch, như một thằng mổ lợn nhiều tiền bỗng sính làm nghệ sĩ. Nhưng không sao, không sao. Nhờ có sự stupid của cánh nhà báo, sự lobby của "đi da" thanh Lam cộng thêm sự ngớ ngẩn của các em dại Tùng Dường , Ngọc Khuê, thế là nhạc của LMS "bỗng nhiên...ô kìa" trở nên hay quá là hay, một thứ "jazz Việt " ôi sao mà đáng tự hào. Thực ra thì những kiểu nghệ thuật giả mạo này rất độc hại , không nói đâu xa, như Tùng Dương chẳng hạn, ban đầu cũng thấy ra vẻ sống chết với LMS lắm ( nhờ vậy mà được nổi tiếng mà , ngu gì không theo) nhưng khi Thanh Lam nhảy vào thì thằng em dại tạt ngay sang chú "bội thực" Ngọc Đại. Nhưng mà để làm gì? để phải lên sân khấu lip-sync sao Dương?Ngọc Khuê thì cũng chơ vơ rồi, bây giờ cặp với Kasim Hoàng Vũ nên có khi người ta sắp được nghe nàng hát một thứ nhạc gọi là "dân gian hip hop Việt" chăng ? Chuyện nhỏ.
    Cái chết của âm nhạc Việt Nam bây giờ là cả nghệ sĩ và người nghe đều háo danh. Bởi vậy thật thú vị khi nghe Trần Thu hà , một người cũng từng "quằn quại" với những thứ nhạc lòe thiên hạ , sau một thời gian sang sống ở Mỹ đã vỡ ra rằng những thứ nhạc nói trên thì " ban đầu người nghe tìm đến vì lạ nhưng lâu dài thì ai mà nghe". Mừng cho Hà vì cô đã may mắn thoát ra khỏi những ảo tưởng trẻ con mà quá nhiều "nghệ sĩ" và người nghe ở ta vẫn còn trong vòng ngu muội.
  5. Once_upon_a_time

    Once_upon_a_time Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2004
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn,
    Bạn viết rất hay, và đặc biệt rất thẳng thắn.
    Nếu bạn ở SG, tui muốn mời bạn 1 chầu cà phê lắm
    Nếu rãnh rỗi liên lạc nhé
    Được once_upon_a_time sửa chữa / chuyển vào 15:30 ngày 22/12/2004
  6. wildthings

    wildthings Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2004
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Các bạn ?omổ? xẻ jazz Việt ngẫm ra cũng đúng, thẳng thắn, nhưng mà có hơi bị quá khích, khắt khe, và thiếu tính cách xây dựng đấy ! (?)
    Tại sao lại không thể jazz Việt được nhỉ? Đã có jazz Latin (biến tấu từ Latin rhythym như rumba, đượm tí tango của Spain), rồi jazz Bossa Nova với Brazilian samba, vậy tại sao Việt Nam mình không thể jaaazzzz một chút với ?~ả cô đầu?T hay ?~quan họ?T?
    Vấn đề có lẽ là vì VN mình chỉ mới bắt đầu jazz....nên chưa có được nhiều nhạc phẩm hoàn hảo? Lý do???? Thử nêu lên nhá?.
    Vì đa số dân Việt chuộng hàng?.?Tngoại?T? mà đã nghe jazz thì phải ?~sành điệu?T, mà ?~sành điệu?T thì phải biết vũ trang cho mình một số vốn ca sĩ, nhạc sĩ, và một lô tác phẩm ?~ngoại?T, nhất là JAAAZZZZ nữa chứ?
    Nhưng cũng đúng thôi, muốn làm quen, nghe, và cảm nhận cái loại nhạc này thì phải bắt đầu từ ?~gốc?T, chỉ xin đừng vội chê hàng ?~nội?T, thế thôi!
    Vì đa số dân Việt không dám ?~Người Việt xài hàng Việt chất lượng cao?T? cho nên các bác nhạc sĩ, ca sĩ của ta không có đất dụng võ?
    Họ không phải là ?~lừa sĩ?T đâu bạn, không có thị trường tiêu thụ thì làm sao họ đủ lực và tinh thần để cho ra đời những bài hát có giai điệu trên ?~mức vỡ lòng?T được? ?oCa sĩ hát hay nhờ có tiếng pháo tay? mà lị. Thoáng một chút đi bạn. Bạn thử lắng nghe (nhiều lấn một lúc) và gắng cảm nhận Tùng Dương với bài Trăng Khát (album Chạy Trốn), jazz ...?~ả đào?T đấy! Tớ thì chẳng hiểu gì về nhạc lý cả, mà chỉ ?~cảm nhận?T thôi. Tớ còn cảm được chất jazz.... Việt trong bài Bên bờ ao nhà mình do Ngọc Khuê hát nữa. Tuy tớ không ?~cảm?T lắm với hai chất giọng trên (hình như giọng của họ không ?~nhập?T lắm, có vẻ hơi giả tạo), nhưng tớ nhận thấy cũng nên ?~ô kìa?trở nên hay quá là hay? jazz Việt sao mà đáng tự hào?T quá đi chứ bạn!
    Nghe các bạn nhắc nhiều đến Tùng Dương với jazz, nên tớ mới tò mò tìm nghe thử, chứ thật ra tớ thấy nhạc Việt mình khó jazz lắm, vì, như bạn hnbt đã nói đấy, thanh Việt không lên xuống giọng như tiếng Anh được. Tớ nhận thấy hiện nay đa số lời nhạc Việt, và âm nhạc Việt mình mà có improvised đi nữa thì cũng chỉ có nghe như thể loại world music thôi. Nhưng mà ?okhó? không có nghĩa là ?okhông thể? jazz được, nhạc sĩ và ca sĩ của ta cần thời gian bạn ạ. Trong một CD của hải ngoại, tớ có dịp nghe bài Ghen (phổ thơ Nguyễn Bính) được jazzed theo điệu swing rất hay, lâu quá nên không nhớ rõ là Julie hay Khúc Lan (ca sĩ Việt kiều Mỹ) đã hát, giai điệu và ca từ rất là?.swing, chẳng có ?~rị mọ quanh co?T gì hết, tớ rất thích và vẫn nhớ âm điệu bài hát đó cho đến bây giờ.
    Ông tổ của jazz là những người nô lệ da đen. Gốc jazz cũng chỉ là những câu gọi nhau í ới như hò vậy (field holler) để những người nô lệ làm việc ngoài đồng liên lạc với nhau, khi tối về xong công việc cho chủ thì họ tụ tập rồi jazz, hát đối đáp nhau, và nhảy múa với nhau (ring shout) để giải trí tiêu khiển, cũng như những bài vè, ca dao, chèo, hò, trên nương rẫy, ruộng đồng của Việt Nam mình vậy thôi.
    Cảm thấy hợp nhĩ thì nghe, có gì là ?~quý tộc?T đâu mà phải ?~trưởng giả học làm sang?T chứ!
  7. toivanthayemnhungaynao

    toivanthayemnhungaynao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2004
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    0
    To wildthings: Bạn mất công rồi. Tại vì bạn không biết nhạc lý nên mới dám liều mạng đi so sánh Latin jazz và "jazz Việt" . Hai khái niệm này đâu có cùng công thức , giải thích đơn giản vậy chắc bạn sẽ dễ hiểu .
  8. wildthings

    wildthings Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2004
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi t.v.t.e.n.n.n nhá, vì bạn ?~giải thích?T quá ngắn, gọn (!??), mà chắc có lẽ do tớ ?~mù?T nhạc lý nên chả hiểu gì ???
    Tìm mãi không thấy cái sự ''liều mạng đi so sánh'' giữa Jazz Latin & Jazz Việt trong cái bản chữ nghĩa mà mình đã viết (!??), chắc là tớ bị bệnh ?~ngố?T ??? hay bạn là người ''phiên dịch'' quá xuất sắc theo kiểu ''đầu gà đít vịt'' !
  9. ocean11

    ocean11 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    538
    Đã được thích:
    0
    Hai bác tranh luận hay thật, ai cũng có cái lý của mình.
    Những gì tôi nghe từ cái đĩa của Tùng Dương (được coi là ca sĩ trẻ có triển vọng về jazz) là ... chán. Giọng hát giả tạo, cương, cố tình luyến láy, ngân nga, rên rỉ một cách non nớt (chắc nghĩ là hát thế mới khó, mới... jazz). Phối âm cũng chán nốt.
    Tôi tin là TD sẽ còn tiến bộ nhiều, nhưng hiện tại cậu ấy được "bơm vá" nhiều quá, lẽ ra cứ xuất hiện bình thường, hát tiết chế hơn và đúng với những gì cảm nhận, và đừng nói nhiều trên báo chí là mình thích hát jazz thì đĩa ra mắt đó cũng coi là được đối với 1 ca sỹ trẻ như anh.
  10. 6hsangHN

    6hsangHN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    Về vấn đề này tôi nghĩ khác. Ví dụ bạn nêu như vậy thì không sai, nhưng bạn mới nhắc đến khía cạnh câu. Trong tiếng Anh, một từ thường có trọng âm được nhấn mạnh và nếu đưa vào giai điệu thì cũng khó mà tuỳ tiện được, nếu không bạn sẽ làm lệch trọng âm của từ ngay và tất nhiên là sẽ trở thành ngớ ngẩn ngay giống như hát "đồi bông em đeo tái" thôi . Một câu thì có thể có ngữ điệu khác nhau, và nếu toàn từ một âm tiết kiểu I love you thì rõ ràng là dễ hơn rồi. Phần khó còn lại là để dành cho ai đeo vào cổ cái nghiệp nhạc sĩ, ca sĩ.
    Nói chung tôi nghĩ người Việt hoàn toàn có thể hát jazz được nếu có tài năng thực sự.

Chia sẻ trang này