1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ôn Thuỵ An - Thưởng thức tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi doanhdoanh, 19/05/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. doanhdoanh

    doanhdoanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/07/2002
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Ôn Thuỵ An - Thưởng thức tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung

    Cuốn sách này do hoang_y_nuong tiên tử của Kiếm hiệp cốc cung cấp, Thieu_iot đánh máy. Nếu trong số độc giả có ai đó cần sử dụng hay đưa sang diễn đàn khác, xin mời liên hệ với chấp pháp Kiếm hiệp cốc. Xin cảm ơn.
     
    Ôn Thuỵ An 
    Thưởng thức tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung
    Nhà xuất bản Văn học - 2002
    Dịch giả: Hồ Tiến Huân
     Thay lời tựa 
    ?oNgười ta đọc sách để dưỡng tâm. Những kẻ rảnh rỗi, sách không ngó tới, người không yên, lòng không an, tâm hồn điên đảo, cuồng vọng sân si, không hiểu lẽ đời?.
    (Trương Anh- Thông huấn trai ngữ)
    Tiểu thuyết Kim Dung chính là thứ đáng để dưỡng tâm vậy. Cầm quyển sách trên tay, đọc vài trang, bao nhiêu vui buồn lợi danh được mất cũng tạm gác sang một bên.
    Trong những buổi đầu, độc giả của tiểu thuyết Kim Dung là tầng lớp thị dân. Những quyển sách bán chạy nhất của ông như Xạ Điêu Anh Hùng Truyện, Thân Điêu Hiệp Lữ lần đầu tiên xuất hiện trên những tờ báo mà độc giả là thị dân. Xạ Điêu Anh Hùng Truyện lần đàu tiên xuất hiện trên tờ Thương báo (bạn đọc chủ yếu của tờ này là công nhân viên chức nhỏ), còn Thần Điêu Hiệp Lữ được đăng trên tờ Minh báo do Kim Dung sáng lập, đối tuợng phục vụ cũng là thị dân.
    Sau này, độc giả của ông không ngừng tăng lên về lượng và chất. Ngoài số độc giả là công nhân viên chức nhỏ, giới trí thức cũng bắt đầu để ý tới tác phẩm của ông. Người ta bắt đầu công khai nhìn nhận giá trị của tác phẩm Kim Dung. Ở Hồng Kông có ông Lâm Dĩ Lượng, ở Đài Loan có giáo sư Hạ Tế An, ở Mỹ có nhà phê bình văn học Hoa kiều Trần Thế Tường. Nhiều người còn tự xưng là ?oKim Dung mê? (những người yêu thích tác phẩm Kim Dung).
    Người ta tiếp nhận tác phẩm Kim Dung bởi lẽ về mặt tinh thần, nó mở ra một con đường mới trong cuộc đời đầy khốn khó này. Tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung kế thừa những nét đặc sắc của tiểu thuyết truyền thống Trung Quốc, lối viết văn Bạch Thoại cùng với những yếu tố trong văn hoá truyền thống Trung Quốc đã được độc giả yêu thích. Giáo sư Trần Bình Nguyên ở Đại học Bắc Kinh nói: ?oKim Dung đã đơn giản hoá tư tưởng Nho ?" Phật ?" Đạo, cùng với cầm kỳ thi hoạ và những yếu tố trong văn hoá Trung Quốc, cho nên có thể nói truyện võ hiệp Kim Dung như những bài nhập môn về văn hoá Trung Quốc?.
    Một chuyên gia về tác phẩm Kim Dung, chủ tịch hội nghiên cứu tiểu thuyết võ hiệp Trung Quốc Phùng Kỳ Dung nói: ?oKim Dung đã rất sáng tạo trong việc xây dựng kết cấu truyện, về mặt này, tôi dám nói Kim Dung đã đạt tới đỉnh cao?.
    Sự đánh giá của hai vị trên là rất xác đáng. Gần đây, tác phẩm Kim Dung từ chốn ?ohồng trần gió bụi? đã đường hoàng bước vào cung điện học thuật. Năm 1990, giáo sư Trần Bình Nguyên ở đại học Bắc Kinh nhận định: ?oCó thể nói Kim Dung đã đại diện cho dòng văn học thông tục sánh vai cùng Lỗ Tấn, người đại diện cho dòng văn học hàn lâm?. Trong khi đó, tại đại học sư phạm Bắc Kinh, giáo sư Vương Nhất Xuyên trong cuốn ?oVăn học Trung Quốc thế kỷ 20? đã xếp Kim Dung sau Lỗ Tấn, Thẩm Tùng Văn, Úc Đạt Phu, Vương Mông Chi. Xếp tiểu thuyết võ hiệp đứng sánh vai cùng tiểu thuyết hàn lâm, đó là việc làm đầy mới mẻ và mạnh dạn.
    Mấy năm gần đây, các hội nghiên cứu về tác phẩm Kim Dung đã được thành lập tại Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, các trường đại học cao đẳng cũng đưa vào chương trình những môn học về tác phẩm Kim Dung, ở nước ngoài, tác phẩm Kim Dung cũng được chú ý, nhiều chuyên gia về tiểu thuyết Kim Dung cũng xuất hiện, tạo nên một hiện tượng nghiên cứu ?oKim Dung học?.
    Vương Tùng Văn, một nhân vật làm nghề xuất bản ở Đài Loan nói: ?oNhững tác phẩm nghiên cứu về tiểu thuyết Kim Dung không chỉ là nơi để thể hiện ý kiến của cá nhân về một thế giới võ hiệp phong phú mà còn là mối dây nối những tâm hồn đồng điệu?.
    Vì yêu thích tác phẩm Kim Dung nên tôi quyết định dịch tác phẩm này và mong được gặp những tâm hồn đồng điệu.
     

    Được Thieu_iot sửa chữa / chuyển vào 17:56 ngày 24/06/2003
  2. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Từ say mê cảm tính đến phân tích lý tính 
    Đấy không phải là tác phẩm nghiên cứu về Kim Dung của tôi mà chỉ là tập họp những bài viết của tôi về vấn đề này. Năm 1974, tôi tới Đài Bắc lập nên tờ Tập thơ Thần Châu và tổ chức một số cuộc toạ đàm với chủ đề thơ võ hiệp, tiểu thuyết võ hiệp, tôi cũng viết về tiểu thuyết Kim Dung đăng liên tiếp mấy kỳ trên các tờ Lục Châu, Trường Giang. Thời gian này tôi thật sự say mê tiểu thuyết Kim Dung.
    Lúc đó ở Đài Loan, sách của ông bị mang tên người khác. Nhiều bạn bè mang sách tới nhờ tôi kiểm tra, vừa xem tôi đã biết, ngay cả các nhà xuất bản cũng đến tìm tôi, thế là tôi trở thành một chuyên gia giám định truyện Kim Dung bất đắc dĩ, cũng "oai" như những chuyên gia khác. Cũng có một vài tờ báo mời tôi viết về tác phẩm Kim Dung, dĩ nhiên tôi nhận lời, một số được đăng trên tạp chí Thần Châu, tổng cộng được khoảng sáu đến bảy mươi vạn chữ, nhưng đã thất lạc, không còn đủ. Thời đó yêu thích tác phẩm Kim Dung thì nhiều, nhưng viết về nó thì rất ít. Tôi cũng chưa gặp Kim Dung nhưng cũng đánh bạo viết thử, cũng gây được tiếng vang. Tuy vậy, cũng bởi quá say mê nên tôi cứ viết, ngõ hầu giới thiệu đến quý bạn những nét đặc sắc của tiểu thuyết Kim Dung.
    Cho đến nay tại Hồng Kông, Đài Loan, vấn đề bản quyền đã tạm ổn, ấn bản ngày càng chính xác và đẹp hơn, những tác phẩm nguỵ tạo không còn chỗ đứng. Có thể nói, ở đâu có người Trung Quốc, ở đó có truyện Kim Dung.
    Sau này, tôi chuyển sang sáng tác tiểu thuyết võ hiệp, ít viết bình luận. Mãi đến năm 1982, nhận lời mời của ông Ngô Trọng Đạt, tôi về báo Cuộc sống mới, giữ mục "Bàn về tiểu thuyết võ hiệp", trong đó có nói về tác phẩm Kim Dung. Tuy mấy năm gần đây, tác phẩm Kim Dung không còn tạo ra những cơn sốt như thuở trước nữa, nhưng cho rằng đọc Kim Dung thì phải đọc cả đời. Tuỳ theo tuổi tác và những trải nghiệm ở cuộc đời, bạn sẽ có những cảm nhận khác nhau về về tiểu thuyết Kim dung. Riêng tôi, tuy giờ đây đọc Kim Dung với một tâm thức lý tính, cảm giác say mê ngây ngất không còn nữa nhưng tấm lòng đối với truyện Kim Dung thì vẫn còn nguyên sơ.
    Đương nhiên, Kim Dung cũng có những hạn chế của ông song với một tài năng đã đạt tới trình độ "lư hoả thuần thanh", bút lực đạt tới chín muồi thì những sai lầm khiếm khuyết ấy dễ dàng được phát hiện và sửa chữa, đồng thời phát huy tốt những ưu điểm của mình.
    Ở Hồng Kông vài năm trở lại đây, người ta rất chú ý tới truyện Kim Dung, nhiều công trình nghiên cứu ra đời, tôi cũng góp một lời cho vui. Ba năm trước, tôi bảo sẽ viết Kim Dung luận (lúc đó tôi còn định viết cả Cổ Long luận, Kim Thuyên luận) nhưng không thực hiện được. Có lần Nghê Khuông bảo: "Ai cũng bảo viết về tác phẩm Kim Dung, kết quả là tôi viết được ba cuốn, còn họ thì chưa ra cuốn nào?"
    Viết về tác phẩm Kim Dung, chỉ được vài cuốn, trong đó nhiều nhất là của Nghê Khuông. Có người bảo, ông không viết thì thôi đã viết là phải đứng trên quna điểm phê bình văn học chính thống chứ không thèm viết vuốt đuôi giả tạo. Có người thẳng thừng hơn, cho rằng những trang viết về tác phẩm Kim Dung chỉ đáng đem đi lau giày, Nghê Khuông tuyên bố: "Chỉ cần họ viết hay bằng một phần ba Kim Dung thì tôi sẽ đi lau giày cho họ". Điểm mạnh của truyện Kim Dung là ai đọc cũng thấy hay, ai đọc cũng hiểu. Khi phân tích, với độc giả trí thức, đòi hỏi phải "luận cứ rõ ràng, luậnc hứng đầy đủ", với độc giả bình dân cần phải viết dễ hiểu, dí dỏm, rõ ràng. Mười năm trước, tôi đã dùng phương pháp viết hết sức hàn lâm, tôi đưa vào bài viết của mình những kiến thức về mỹ học, văn học so sánh, tâm thần học, chú thích bằng tiếng nước ngoài, rất có phong cách của một học giả, giờ đọc lại thấy quá chi li và khô khan.
    Để hoàn thành ước mong viết về tác phẩm Kim Dung, tôi cho ra đời quyển sách này. Đương nhiên, không thể coi đây là một Kim Dung luận được. Đây chỉ là cách cảm, cách nhìn của riêng tôi, ai cũng có quyền phủ nhận. Sẽ có người bảo tôi là vuốt đuôi, khen bậy. Nhưng "dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân". Tuy bản thân là người chuyên chú về văn học hiện đại, nhưng cũng xin góp đôi lời. Mong được chỉ giáo.
    Ôn Thuỵ An
     
     
    Được Thieu_iot sửa chữa / chuyển vào 16:11 ngày 22/05/2003
  3. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Chương 1
    Tiểu thuyết võ hiệp và tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung
    I. Tiểu thuyết võ hiệp luôn thay đổi theo thời gian
    Văn học Trung Quốc phát triển theo chiều hướng trữ tình, thơ ca ra đời sớm và đạt được nnhững thành tựu to lớn. Tiểu thuyết ra đời trễ hơn, từ đời Thanh trở về trước, thể loại văn học này không được coi trọng, nhà văn cũng không có địa vị quan trọng. Sau cuộc vận  động cho văn học Bạch Thoại, tiểu thuyết mới được nhìn nhận, trở thành một bộ phận trong nền văn học hiện đại Trung Quốc. Tuy vậy, tiểu thuyết võ hiệp vẫn còn bị coi thường, thậm chí bị bài xích.
    May mà còn có Hoàn Châu Lâu Chủ, còn có Kim Dung, còn có Cổ Long.
    Hoàn Châu Lâu Chủ với trí tưởng tượng siêu phàm của mình đã nâng tiểu thuyết võ hiệp lên một tầm cao mới. Vốn Quốc học sâu sắc, khả năng biểu đạt tuyệt vời, lối kiến giải Nho - Phật - Đạo độc đáo, bất kể tả cảnh hay người đều hấp dẫn được lòng độc giả, người ta như đắm mình vào tác phẩm. Chẳng trách khi tác phẩm Thục Sơn Kiếm Hiệp Truyện ra đời, người ta kéo nhau đến chốn thâm sơn cùng cốc để học đạo tu tiên.
    Nhưng cho đến Kim Dung, tiểu thuyết võ hiệp mới thực sự bước lên văn đàn. Rất nhiều người thích tác phẩm của Kim Dung. Người ta say mê những tình tiết ly kỳ hấp dẫn, rung động với tính cách mạnh mẽ sâu sắc của những nhân vật dưới ngòi bút ông, cảm động với những mối tình éo le trắc trở nhưng cũng thật đẹp, cuốn theo với những trận đấu hào hùng, khâm phục những bậc anh hùng nghĩa sĩ dám hy sinh thân mình vì nghĩa cả.
    Về mặt kết cấu, giao đãi, dựng truyenẹ hay khắc họa tính cách nhân vật, Kim Dung hơn hẳn người khác. Với một nhà văn lớn, không phải tất cả các tác phẩm đều hay. đường thi có khoảng bốn vạn bài, nhưng gọi là hay chỉ khoảng một nghìn bài. Trong nền văn học hiện đại, lượng tác phẩm nhiều, phát hành rộng rãi, nên người viết càng dễ mắc sai sót. Tình trạng này cũng rất thường thấy trong tiểu thuyết võ hiệp. Tuy nhiên với Kim Dung thì không như thế. Hình như ông viết rất đều tay, tác phẩm thuộc loại kém của ông cũng có thể xếp vào hàng nhất lưu.
    Đương nhiên, ngoài Hoàn Chấu Lâu Chủ, Kim Dung, còn có những người khác như Bình Giang Bất Tiêu Sinh, Cổ Long, Bạch Vũ, Chu Trinh Mộc, Ngọa Long Sinh, Gia Cát Thanh Vân, mỗi người đều có nét đặc sắc riêng của mình, nhưng về mặt thành tựu thì không thể bì được với Kim Dung. Nói như Nghê Khuông, tiểu thuyết Kim Dung là vô tiền khoáng hậu. Vô tiền, đó là điều chắc chắn, khoáng hậu, cũng có thể lắm chứ, bởi giờ đây, điều kiện ra đời và tồn tại của một tác phẩm võ hiệp không còn như trước nữa. Song như trong tiểu thuyết võ hiệp vẫn thường nói, lúc bất lợi nhất cũng là lúc thuận lợi nhất. Nhưũng tưởng qua thời Hoàn Châu Lâu Chủ, tiểu thuyết võ hiệp sẽ xuống dốc, nhưung lại xuất hiện một Kim Dung biết rút tỉa những đặc sắc của nhà văn khác, kết hợp hài hòa thủ pháp tiểu thuyết Tây phương với nghệ thuật tiểu thuyết truyền thống Trung Quốc, tạo ra một luồng sinh khí mới cho tiểu thuyết võ hiệp. Phải chăng, đây là một thể loại luôn luôn đổi mới và vượt qua mọi thử thách của thời gian.
    Chúng ta hãy chờ xem sao.
     
    Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
    Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân
  4. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Tôi cho rằng, tiểu thuyết võ hiệp truyền thống có tám đặc điểm chính sau:
    1.      Thắm đượm văn hoá truyền thống Trung Quốc
    Trong nền văn học hiện đại, truyện võ hiệp là thể loại mang đậm dấu ấn truyền thống dân tộc nhất.
    Văn học cổ điển cũng có truyện võ hiệp, như Cầu Nhiêm Khách Truyện, Thuỷ Hử Truyện, Thích Khách Liệt Truyện? tuy nhiên cũng cần hiểu rằng truyện võ hiệp của ngày nay là do tác giả hiện đại viết, nhưng chúng ta vẫn thấy trong đó thấm đượm tinh thần văn hoá Trung Quốc. Chẳng hạn về chủ đề, các tác giả thường đề cao tinh thần tôn sư trọng đạo, xả thân vì nghĩa, trung hiếu tiết liệt, cứu người trong cơn nguy khốn? người đọc sẽ phải dõi theo từng bước chân của nhân vật. Ngoài ra, tác giả còn đưa vào truyện những tư tưởng triết học, những tư tưởng này đan xen và tô điểm cho nhau, ví như tinh thần xuất tịch vì nước vì dân của Nho gia với thú ở ẩn của Đạo gia, thuyết Vô Ngã Vô Tướng của đạo Phật. Đồng thời chúng ta có thể thấy, những nhân vật trong Đạo giáo hoặc Phật giáo là những người có võ công cao siêu, trí tuệ hơn người, phẩm chất tốt đẹp? thường đóng vai trò điểm chỉ cho các nhân vật khác. Cũng có những nhân vật là đệ tử của bên này vì một cơ duyên nào đó lại học võ công của bên kia, từ đó uy danh chấn thiên hạ.
    Ta có thể thấy tnh thần này ở khắp nơi trong truyện võ hiệp. Ví như trong các phái, sư trưởng rất quan trọng với các đệ tử, đệ tử phải hoàn toàn phục tùng sư trưởng, không được vì bất cứ lý do gì mạo phạm tới người trên. Cho nên, là một đệ tử, ngoài nợ nước thù nhà phải báo đền, còn phải nhớ tới thù diệt sư. Nhưng với một kiếm khách trong truyện võ hiệp Nhật Bản, nếu đệ tử muốn xuống núi, người đầu tiên phải đánh bại là sư phụ mình.
    Không những phải trọng nghĩa, nhân vật của tiểu thuyết võ hiệp còn phải thủ tín. Trong Hiệp Khách Hành của Kim Dung, nhân vật Tạ Yên Khách là một cao thủ thuộc hàng nhất lưu, lại phải giữ lời hứa với một gã ngốc nghếch vì không thể thất tín với thiên hạ, Tiểu Long Nữ trong Thần Điêu Hiệp Lữ bất chấp tất cả để giữ lời hứa với Tôn Bà Bà khiến cho nửa đời phải khốn khổ vì tình, Lệnh Hồ Xung vì giữ bí mật không tiết lộ tung tích Phong Thanh Dương mà bị giang hồ đồng đạo, sư môn hiểu lầm, không cách nào hoá giải. Tinh thần trọng chữ tín ấy được phát huy cao đọ trong tiểu thuyết võ hiệp, đại trượng phu một lời nói nặng như chín đỉnh, trước mặt giang hồ đồng đạo một khi đã phát thệ thì ?oxe bốn ngựa đuổi không kịp?. Nếu thất tín, hắc bạch lưỡng đạo chê cười.
    Tác giả Tiếu Ngạo Giang Hồ viết một đoạn như thế này: ?oTrong chốn võ lâm, người ta rất coi trọng hai chữ tín nghĩa. Có những nhân vật bàng môn tả đạo khi đã phát thệ thì không hối hận. Nếu nuốt lời, danh tiếng tiêu tan. Ngay cả Điền Bá Quang, một tên thái hoa địa đạo cũng rất thủ tín. Vì Nghi Hoà đã thay mặt phái Hằng Sơn hứa với Dư Thương Hải không giúp Nhạc Linh San, Lệnh Hồ Xung yêu nàng biết bao, vậy mà vì chữ tín chàng đành đứng nhìn cái chết đến gần vị tiểu sư muội yêu thương, may mà có Nhậm Doanh Doanh lấy danh nghĩa người của Ma giáo rút kiếm tương trợ. Nếu không Lệnh Hồ Xung chắc chắn đã trở thành kẻ thất tín dưới mắt võ lâm đồng đạo, cho dù vì trượng nghĩa mà cứu người, độc giả chưa chắc đã thích anh ta?.
    Văn hoá truyền thống không chỉ được biểu hiện ở tính cách nhân vật mà còn thể hiện trong các đối thoại giữa các nhân vật. Trong Tiếu Ngạo Giang Hồ có một câu như thế này: ?oHôm nay may mắn gặp hai vị tiền bối, tận mắt thấy được cao chiêu, thật là vinh hạnh?, đó là lời của Lệnh hồ Xung nói với hai gã nhà quê thô lỗ nhưng kiếm pháp tinh diệu. Như vậy, có thể thấy, trong từng trường hợp giao tiếp đều có những lễ tiết khác nhau.
    Tiểu thuyết võ hiệp có thể biểu hiện tình cảm và tính cách dí dỏm của người Trung Quốc. Vì cứu Nghi Lâm nên Lệnh Hồ Xung đành phải mắng, nào là ni cô là thứ xui xẻo, gặp ni cô đánh bạc sẽ thua, đó chính là sự hài hước của người Trung Quốc. Lệnh Hồ Xung học đàn trong ngõ Tiểu Trúc, cùng Hướng Vân Thiên đàm đạo cầm kỳ thi hoạ với Mai Trang tứ hữu, luận về rượu với Tổ Thiên Thu? đều là những yếu tố mang đậm chất Văn hoá Trung Quốc, làm người đọc cảm thấy thật thú vị.
    Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
    Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân
  5. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    2.      Biểu hiện tính cách dân tộc
    Trong các loại hình văn học, tiểu thuyết võ hiệp biểu hiện rõ nét nhất phong cách dân tộc. Các tác giả hư cấu nên một thế giới võ hiệp hết sức logic, truyền thống giang hồ, đạo nghĩa võ lâm, ví như khi nhắc đến Võ Đang, người ta nghĩ ngay đến Trương Tam Phong, vị sư tổ sáng lập ra phái này, với loại nội công âm nhu, Thái Cực kiếm hay Lưỡng Nghi kiếm trận, nhắc đến Thiếu Lâm, người ta nhớ đến vị Đạt Ma Sư Tổ, chín năm diện bích ở núi Thiếu Thất cùng với Dịch Cân Kinh nổi danh thiên hạ? Cứ như thế, một thế giới võ hiệp tưởng tượng đầy logic hình thành, tạo nên một truyền thống.
    Cho nên, giang hồ có đạo nghĩa của giang hồ, võ lâm có quy củ của võ lâm, ví như trong Tiếu Ngạo Giang Hồ có đoạn: ?oHắn chỉ là một gã đầu bếp tầm thường, không phải tiêu sư hay bảo tiêu. Giang hồ có luật cướp tiêu xa khôgn được giết phu xe phu kiệu, phu coi lừa ngựa, phu khuân vác. Kẻ địch hạ độc thủ như vậy là muốn giết hết cả chúng ta sao??. Đó chính là một quy định trên giang hồ vậy.
    Ngoài ra, cách viết tiểu thuyết võ hiệp tiếp thu những đặc sắc của phong cách viết truyện chương hồi cổ điển Trung Quốc. Trong nền văn học hiện đại, không có một thế loại nào có thể bảo tồn đầy đủ phong cách này, đồng thời hiện đại hoá nó cho phù hợp với quan niệm hiện đại như tiểu thuyết võ hiệp.
    Được Thieu_iot sửa chữa / chuyển vào 10:17 ngày 26/05/2003
  6. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    3.      Tinh thần hiệp nghĩa quán xuyến toàn bộ dòng văn học
          Tinh thần hiệp nghĩa chính là xương sống của tiểu thuyết võ hiệp. Võ là sự chấm dứt chiến tranh, là phương thức dùng bạo lực để đạt tới hoà bình. Hiệp chính là điểm chính của tinh thần võ hiệp. Hiệp chính là người trừ bạo an dân, cứu nhân độ thế, thi ân bất cầu báo?
    Hiệp nghĩa chính là một loại tinh thần nhập thế. Ví như Lệnh Hồ Xung trong tác phẩm Tiếu Ngạo Giang Hồ, vì cứu tiểu ni cô Nghi Lâm mà phải kết giao cùng gã Điền Bá Quang. Gã này là một kẻ vô hạnh lãng tử nhưng rất trọng tín nghĩa, rất phục phong cách của Lệnh Hồ Xung. Sau này, trên Tư Quá Nhai, khi Nhạc Bất Quần ra lệnh giết họ Đièn, chàng không thể xuống tay. Chưa bao giờ chàng chống lại lệnh thầy, nhưng lúc trước đã cùng họ Điền kết giao, vả lại hắn cũng hứa sẽ thay đổi, tuy con người hắn tàn ác đa đoan nhưng lại rất thủ tín, nay giết đi thì thật bất nghĩa. Lòng chàng chưa quyết, Nhạc Bất Quần bảo: ?o?sao người có thể tin lời hắn cho được? Hạng ác tặc như hắn có lời nào là đáng tin? Dưới đao hắn có biết bao sinh mệnh vô tội? Hạng này không giết, học võ để làm gì?, Lệnh Hồ Xung chỉ đành cầm kiếm đi về phía họ Điền, nhưng chỉ được vài bước thì giả cách té xoài xuống, để trường kiếm đâm vào bắp đùi phải. Đó là lần đầu tiên chàng dùng máu của mình để giải quyết mâu thuẫn. đó cũng là một sự hy sinh.
    Đó chính là sự mâu thuẫn giữa nghĩa và lý. Nghĩa chính là nghĩa bằng hữu, lý chính là công lý (Điền Bá Quang là kẻ mà mọi người đều muốn tru diệt). Điều mâu thuẫn kiểu này vẫn thường thấy trong tiểu thuyết võ hiệp. Ví như sự mâu thuẫn giữa ân và tình, như Trương Thuý Sơn và Ân Tố Tố, dùng dằng giữa tình yêu và thù hận, sự mâu thuẫn giữa trung và nghĩa của Tiêu Phong trong Thiên Long Bát Bộ, sự mâu thuẫn giữa trung và hiếu của Dương Khang trong Xạ Điêu Anh Hùng Truyện.
    Với Lệnh Hồ Xung, đây là lần đầu chàng phải lựa chọn giữa nghĩa và lý. Lần tiếp theo, tại chùa Thiếu Lâm trên núi Thiếu Thất, chàng đã một lần nữa chọn lựa, cầm kiếm đấu cùng sư phụ, nếu không Nhậm Ngã Hành, Hướng Vân Thiên cùng Doanh Doanh sẽ chịu cảnh cầm tù trong suốt mười năm trường. Mặc dù Nhạc Bất Quần đã ngầm cho biết sẽ gả sư muội và truyền chức chưởng môn nhưng chàng vẫn cự tuyệt vì ?oDoanh Doanh nguyện vì ta mà chết, lẽ nào ta bỏ mặc không thèm để ý, nếu thế trong thiên hạ ai là kẻ bạc nghĩa hơn Lệnh Hồ Xung này? Ta không thể phụ lòng Doanh Doanh?. Nghĩ thế chàng đành buông kiếm quỳ xuống nói ?oSư phụ, đệ tử tội đáng muôn thác?, Nhạc Bất Quần đại nộ, phóng tới đá một cước vào ngực, chàng phun máu ngất xỉu. Đây là lần thứ hai chàng hy sinh, dùng máu của chính mình giải quyết vấn đề, cũng bởi trung hiếu và tình nghĩa không thể vẹn đôi đàng. Cho tới khi trên Phong Thiền đài tranh đoạt chức minh chủ Ngũ Nhạc Kiếm Phái, mặc dù trước đó ở Hằng Sơn, Phương Chứng đã yêu cầu chàng phải đoạt cho được chức minh chủ để tránh cho võ lâm một trận hào kiếp, nhưng khi giao thủ với Nhạc Linh San, Lệnh Hồ Xung đã quyết định:
    ? Chàng chợt nghĩ: ?oTa định thua tiểu sư muội để nàng vui lòng, lại làm rơi kiếm của nàng, vậy nàng chắc chắn sẽ cảm thấy mất mặt trước thiên hạ. Chẳng lẽ Lệnh Hồ Xung này lại dùng thủ đoạn đê tiện để đáp trả tình nghĩa sư muội hay sao?? Trong tích tắc, trường kiếm đã từ trên không trung rơi xuống, chàng lạng người, la lớn: ?oHảo Hằng Sơn kiếm pháp!?, Lệnh Hồ Xung làm vẻ tránh né nhưng kỳ thực đưa thân mình hứng mũi kiếm, trường kiếm đã đâm từ sau vai trái, Lệnh Hồ Xung té nhào, trường kiếm găm chàng xuống đất. Tình thế thật bất ngờ, quần hùng la hoảng, Nhạc Linh San hoảng sợ la lớn: ?oĐại? sư ca? rồi một hán tử râu xồm lao tới, rút trường kiếm, ôm Lệnh Hồ Xung. Máu trên vai chàng tuôn xối xả?      Để vẹn tình nghĩa đôi đàng, Lệnh Hồ Xung hết lần này tới lần khác phải đổ máu.
    Những tình tiết trên đã thuyết minh cho tinh thần hiệp nghĩa trong tiểu thuyết võ hiệp.
    Được Thieu_iot sửa chữa / chuyển vào 19:29 ngày 27/05/2003
  7. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    4.    Khắc hoạ rõ bản tính thiện ác của con người
    Mô thức hành động ?oân đền oán trả? trong tiểu thuyết võ hiệp đã thổi phồng tính cách con người tới mức độ khoa trương, cực đoan, kịch liệt và tàn khốc, từ đó làm cho bản tính thiện ác của con người hiện rõ. Bởi mô thức hành động đặc thù, mạnh mẽ và sâu sắc này, người ta thường dùng sinh mệnh của mình để hoàn thành một mục tiêu, sứ mạng hay tâm nguyện nào đó, cho nên đây cũng là một đề tài đặc biệt.
    Sự yêu ghét của người bình thường không cực đoan, mãnh liệt như những nhân vật trong tiểu thuyết võ hiệp, cứ cho là có nhưng cũng không đến nỗi phải giết người, máu chảy thành sông hay những trận huyết chiến kinh thiên động địa, chính điều này là yếu tố hấp dẫn độc giả, cho họ cảm thấy rất thích thú. Nhưng cần nhớ cho rằng tuy tiểu thuyết là hư cấu nhưng nó có ý nghĩa tượng trưng của nó. Tuy những đấu tranh trong cuộc sống hàng ngày không hiện rõ như trong tiểu thuyết nhưng âm ỉ mãnh liệt, nghi kỵ mưu hại lãn nhau, bằng mặt mà không bằng lòng là có thật. Cuộc sống xã hội tương đối an bình nhưng cũng có những cạm bẫy nào đó đang chờ đợi chúng ta. Thế giới của tiểu thuyết võ hiệp là thế giới hư cấu, thế giới tượng trưng, tất cả những xung đột, mâu thuẫn, nguy hiểm, đấu tranh trong cuộc sống hàng ngày được cường điệu hoá, tính cách con người được khắc hoạ rõ nét.
    Trong thế giới tượng trưng này, bản tính con người bộc lộ rất chân thực. Tiếu Ngạo Giang Hồ tuy không có bối cảnh thời đại nhưng trong đó miêu tả cuộc đấu tranh giữa tính cách con người, nó phù hợp với bất cứ thời đại, bối cảnh nào, thậm chí trong các cuộc đấu tranh thời cận đại, đã diễn lại những tính cách trong truyện. Võ hiệp là phương pháp, tính cách con người là trọng tâm biểu hiện của tiểu thuyết, đó là điều vĩnh viễn không thay đổi.
    Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
    Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân
  8. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    5.    Sức tưởng tượng vô cùng tận
    Đây là thể loại phát huy trí tưởng tượng nhất. Điều này không nghi ngờ gì nữa, tiểu thuyết võ hiệp như một loại thức ăn, có thể nêm vào tất cả những phụ liệu. Trong tiểu thuyết võ hiệp có tất cả các đề tài về tình yêu, luân lý, suy lý, trinh thám, ma quái, thậm chí có cả ********, bạo lực, như thế càng làm cho nó tăng thêm phạm vi đề tài, không gây tổn thất gì cho nó. Như trong Thục Sơn Kiếm Hiệp Truyện của Hoàn Châu, là một bộ võ hiệp rất hay, Bạch Mã Khiếu Tây Phong là một bộ gây thương cảm, Uyên Ương Đao là một vở kịch vui, Đại Diêm Hiêu của Nghê Khuông là một laọi suy lý, cho đến loại tiểu thuyết lịch sử võ hiệp (như Kinh Kha của Cao Dương), tiểu thuyết võ hiệp tả thực (như Không Thủ Đạo của chính tác giả)? cũng có người thưởng thúc qya, cho đến Tiếu Ngạo Giang Hồ có thể nói như là một tiểu thuyết võ hiệp tượng trưng chính trị.
    Tiểu thuyết võ hiệp về mặt chọn đề tài thì không giới hạn, chỉ cần phát huy cao độ trí tưởng tượng, tác giả viết càng hấp dẫn, càng thu hút được độc giả.
    Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
    Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân
  9. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    6.   Thần thoại của người lớn
    Tiểu thuyết võ hiệp là thần thoại của người lớn. Điều này xuất phát từ luận điểm trẻ con muốn thoả mãn trí tưởng tượng thì xem truyện tranh, đồng thoại. Đối với người lớn (tức là những người có khả năng tư duy độc lập,có nhu cầu thoả mãn trí tưởng tượng) thì tiểu thuyết võ hiệp chính là thần thoại cho thế giới tưởng tượng của họ. Trong những câu chuyện thần thoại này có bản chất thật của con người, biểu tượng linh hoạt cùng với với bộ mặt văn hoá truyền thống dân tộc. Phần trên đã nói, tiểu thuyết võ hiệp đã tạo ra trong lòng độc giả một thế giới ảo, tự nó có một kết cấu logic, có mối quan hệ riêng phương thức sinh hoạt riêng. Thế giới ảo không phải là một xã hội lý tưởng, xã hội lý tưởn không có những cuộc đấu trnah khốc liệt, cũng không phải là chốn đào nguyên. Chốn giang hồ trong thế giới võ hiệp tuyệt đối không bình yên, nhưng ngược lại, độc giả có thể thông qua đó để quan sát thực tế. Những loại tiểu thuyết ly kỳ hấp dẫn khác chỉ thoả mãn một cách phiến diện một sở thích của một bộ phận độc giả nhất định. Trong khi đó tiểu thuyết võ hiệp dung hoà hết tất cả nhưng không mất đi bản chất của mình.      Tiểu thuyết viễn tưởng cũng là tiểu thuyết tưởng tượng, khôgn phải là thần thoại, càng  không phải là đồng thoại mà là về một siêu hiện thực hay một thế giới ở tương lai. Cho đến những loại tiểu thuyết ma quái kinh di, có thể thoả mãn sự hiếu kỳ của độc giả nhưng đến lúc lực lượng ma quái nhập vào con người thì con người trở nên nhỏ bé, xa hắn tiểu thuyết võ hiệp chủ trương tinh thần ?otrượng kiếm thiên lý, trực đạo nhi hành? hay tinh thần nhập thế xả thân vì nghĩa.
    Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
    Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân
  10. doanhdoanh

    doanhdoanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/07/2002
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0

    7.   Lấy võ công làm sức hấp dẫn
    Võ công là yếu tố đặc sắc và hấp dẫn nhất trong tiểu thuyết võ hiệp. Nói đến võ công có người thích có người không thích, không còn nghi ngờ gì nữa, nhân vật trong tiểu thuyết võ hiệp ít nhiều đều biết võ công, ít nhiều đều đã trải qua vài trận đấu. Chỉ có ?oVõ? mà không có ?oHiệp?, đó là một tiểu thuyết thất bại, bởi chẳng ai muốn chỉ xem những trận đấu đơn điệu. Phim võ hiệp điện ảnh, truyền hình cũng thế. Một cuốn tiểu thuyết võ hiệp hay, trong sự giao thoa giữa sự phát triển của câu chuyện, sự tăng tiến của tình tiết, sự xung đột của nhân vật, tôn ti của nhân tính? bỗng diễn ra điều độc giả mong đợi, đó là những trận đấu, như thế mới hợp tình hợp lý.
    Chiến đấu mãi mãi là phương tiện, không phải mục tiêu. Không ai thích xem người với người lại cứ mãi ta giết mi, mi giết ta? điều đáng chú ý là, trong tiểu thuyết Kim Dung, các nhân vật dù võ công cao đến mấy, nhưng khi giải quyết những chuyện trọng đại thì không dựa vào võ công, nhất là những nhân vật võ công cực cao, ngược lại bị ham muốn của bản thân khống chế, điều thường thấy nhất là bị khốn khổ về chuyện tình yêu, sự thắng bại trong tỉ thí, giết người hay bị người giết chưa bao giờ giải quyết rốt ráo được vấn đề.
    Cái hay trong ?ochiến đấu? của tiểu thuyết võ hiệp là do ở võ công. Võ công đã trở thành nghệ thuật. Trong tiểu thuyết của Hoàn Châu, võ công đạt tới trình độ có thể dời non lấp biển, kêu mây gọi gió, bỏ vào lửa không cháy, bị núi băng đè không chết, đó không còn là võ công, mà là pháp lực. Trong tiểu thuyết Kim Dung, mỗi đặc tính của từng loại võ công đều được phát huy tối đa, đồng thời cũng tượng trung cho tính cách nhân vật, ví như cây kim thêu của Đông Phương Bất Bại ám chỉ tính cách của người này gian giảo quỷ quyệt, Nhất Dương Chỉ của Nhất Đăng Đại Sư thể hiện vương khí nhưng Lục Mạch Thần Kiếm của Đoàn Dự lại lúc có lúc không, ?oGậy ông đâp lưng ông? của Mộ Dugn Phục thì tạp nham bất thuần, Giáng Long Thập Bát Chưởng của Tiêu Phong thì oai phong lẫm liệt? dều tượng trung cho tính cách của họ một cách trực tiếp. Kim Dung còn dung hoà võ công với lý học Trung Quốc, không những là nguyên lý võ công mà còn là đạo tu nhân xử thế. Cho tới Cổ Long với tiểu thuyết võ hiệp kiểu mới, y phục màu trắng, trong tim có kiếm, vung kiếm lên thì biết ngay sinh tử, không cần nghiên cứu nhiều về chiêu thức mà nghiêng về không khí quyết đấu, ngay cả phục sức, hoàn cảnh đều thuộc về phạm trù của võ công, điểm quyết định thắng bại của trận quyết chiến nằm trong một tình tiết, giống như đấu súng thời hiện đại.
    Võ công trong tiểu thuyết Trung Quốc phong phú đa dạng, thiên biến vạn hoá. Võ công trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung lại càng xuất thần nhập hoá, làm người đọc không ngớt khen ngợi, trong đó thần kỳ, ly kỳ hơn hết là Thiên Long Bát Bộ, võ công trong Xạ Điêu Anh Hùng Truyện và Thần Điêu Hiệp Lữ có nét riêng hơn với Đông Tà, Tây Độc, Nam Đế, Bắc Cái, Trung Thần Thông.
     Ngoài ra, võ công còn là mọt nghệ thuật, võ công trong một tiểu thuyết võ hiệp thành công phải mang một triết lý sâu sắc và một khối kiến thức uyên bác. Võ công trong tiểu thuyết võ hiệp Trung Quốc, bất cứ truyện nào trên thế giới cũng không thể mô phỏng bắt chước được, và điều kỳ lạ là tất cả những võ công ấy đều tượng trưng cho một cái gì đó ở thời hiện đại. Ví như cách điểm huyệt trong thời hiện đại chính là tác dụng của chloroform, người ta bị khống chế trong một thời gian mà không ảnh hưởng tới sinh mạng, lại có ám khí, cũng giống như súng trong thời hiện đại, những loại khinh công trong tiểu thuyết võ hiệp cũng có thể so sánh với các loại phương tiện giao thông như ngày nay. Chỉ riêng về mặt này cũng có thể viết nhiều sách để tìm hiểu về tâm lý sáng tác và đọc của người Trung Quốc.

    Được doanhdoanh sửa chữa / chuyển vào 18:42 ngày 02/06/2003

Chia sẻ trang này