1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ôn Thuỵ An - Thưởng thức tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi doanhdoanh, 19/05/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    8.   Sáng tạo những cao thủ tuyệt đỉnh
    Phàm là những hình tượng nghèo hèn, thấp kém, vô năng, trong tiểu thuyết võ hiệp sẽ được xây dựng thành những cao thủ thuộc hàng nhất lưu. Điều này thường thấy trong tiểu thuyết võ hiệp, có lẽ vì đây là loại tác phẩm thể hiện tinh thần hiệp nghĩa, cho nên đối với những nhân vật có xuất thân thấp kém, các tác giả thường ưu á dành nhiều tình cảm, và cuối cùng trở thành những nhân vật tuyệt đỉnh. Trong tiểu thuyết võ hiệp, những nhân vật tăng ni, đạo sĩ, ẩn sĩ không màng đến thế tục thường là những người thân mang tuyệt học. Kỹ nữ trong tiểu thuyết võ hiệp thường là những cô gái ?ogần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn?, khí tiết hơn người. Khất cái trong đời sống hiện nay thường bị khinh thường nhưng trong tiểu thuyết võ hiệp lại là ?oThiên hạ đê nhất đại bang?, sống rất nghĩa khí, nguyên tắc. Những người tàn tật trong tiểu thuyết võ hiệp cũng lại thường là những cao thủ tuyệt đỉnh. Những cô gái yếu đuối nhưng cũng mạnh mẽ, thường thắng những đáng tu mi.
    Tiểu thuyết võ hiệp đồng tình với kẻ yếu đuối, có tinh thần phản kháng, có ý hức dân tộc. Đối với những hình tượng nhân vật yếu đuối, tác giả thường ưu ái an bài cho những tình huống để rồi sau đó trở thành những cao thủ tuyệt luân, danh trấn giang hồ.
    Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
    Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân
  2. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Phần trước đã nói, tiểu thuyết võ hiệp còn ba đặc điểm, ba đặc điểm này khác với tám đặc điểm trên ở chỗ tám đặc điểm trên là do tự bản thân nó, còn ba đặc điểm này là do hoàn cảnh tạo ra.
     
    1.      Là tai hoạ ghê gớm
    Rất nhiều người coi tiểu thuyết võ hiệp như là thứ cần phải vứt bỏ, phải diệt tận gốc mới thôi. Tiểu thuyết võ hiệp tồn tai bao nhiêu năm là bị ghét bấy nhiêu năm, đến khi được công nhận thì trở thành một chuyện quái lạ. Có hai loại người ghét tiểu thuyết võ hiệp: một là những người chưa bao giờ xem tiểu thuyết võ hiệp, tưởng rằng chỉ có đánh đấ vô bổ, chỉ có những chuyện hoang đường nhảm nhí, làm hư hỏng người khác, một cũng đọc nhưng cũng ghét. Loại trước không xem sao lại ghét bỏ một cách hồ đồ? Ta không cần phải để ý. Loại thứ hai có thể chia ra ba dạng. Một dạng là những người rất hiếm khi xem nhưng khi xem lại đụng nhầm lại tiểu thuyết võ hiệp ?orẻ tiền?, nếu vậy xin mời họ xem tiểu thuyết Kim Dung, xem xong rồi hãy phê bình. Dạng thứ hai, vừa xem vừa phê phán nhưng chỉ để tỏ rõ ta đây hơn người. Lại có những người xem rồi vẫn không hiểu, vẫn không chịu chấp nhậnđiều đó mà còn lên tiếng phê phán?
    Không biết tiểu thuyết võ hiệp có tội gì mà phải chịu nhiều oan khiên đến thế. Nghê Khuông đã rất đúng khi nói: ?oGiới nhà văn tiểu thuyết võ hiệp phải cảm ơn Kim Dung vì ông đã mang lại bộ mặt sáng sủa cho tiểu thuyết võ hiệp?, nhưng tiểu thuyết võ hiệp bị phê phán cũng có lý do đúng bởi lẽ số lượng nhiều nhưng chất lượng lại kém, có những tác giả viết được vài bộ hay nhưng cũng có thể tuỳ tiện amng hàng kém chất lượng ra bán. Do đó, lại có thêm nguyên nhân hậu thiên.
    Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
    Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân
  3. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    2.      Lượng nhiều mà chất kém
    Tiểu thuyết võ hiệp lưu truyền khá rộng, dễ dàng ăn sâu vào trong quần chúng nhất, nhưng lượng nhiều mà chất kém. Tình hình này là do yêu cầu của thị trường, tác giả chỉ cần nhanh, nhà xuất bản lại không cần đến chất lượng, từ đó tình trạng xấu cứ tuần hoàn, tiểu thuyết hay rất hiếm. Thêm vào đó, người thích xem không chọn lựa, người biết xem cứ đãi cát tìm vàng, từ đó không có những nhà bình luận lớn tuyển chọn giới thiệu, lại thêm vào nạn sách giả hoành hành khắp mọi nơi, vả lại các nhà văn có chung một tâm lý là dù sao các nhà phê bình cũng cho rằng chúng ta là những kẻ chỉ viết bậy bạ kiếm cơm, như thế cũng chả cần trách nhiệm hay trau chuốt gì cho phí sức, chỉ cần có tác phẩm là được.
    Môt vị tiền bối trong giới văn hoá, cũng là một người hiểu biết về tiểu thuyết võ hiệp đã lấy làm lạ rằng tại sao điều kiện để viết tiểu thuyết võ hiệp rất tốt, các báo đều mời viết mà không ai chịu viết, lại không có tác phẩm hay nào ra đời? Tôi cảm thấy ông ta đã rời ?ogiang hồ? quá lâu rồi, không hiểu về tình hình thị trường. Trong tình hình hiện nay, viết tiểu thuyết võ hiệp rất khó. Nếu không có báo chí ủng hộ, ai dám cầm bút viết trường thiên? Nếu không có nơi đăng, ai dám viết? Phải biết rằng, nơi đăng tiểu thuyết võ hiệp lại phải nói tới ?omặt mũi? và ?ođịa bàn?, người mới phải ?olại quả? và phải xếp hàng. Ngoài ra những loại báo chí có lượng phát hành lớn không dễ gì chen tiếp, đồng thời lại có tình trạng thuế xuất bản và các nhà xuất bản in sao bản giả, phải may mắn lắm mới không bị tình trạng này. Có thể nói trong mấy năm nay, tôi là người may mắn nhất, không có vấn đề gì về bản quyền, nhuận bút? ngoài ra, cũng nhờ làm ăn với bạn bè thân thiết nên không tổn hại gì lớn. nhưng đáng tiếc là chưa thật sự viết một cuốn trường thiên, cũng không biết khi nào có thể.
    Nhưng cũng phải nói lại rằng, cũng bởi vì niềm đam mê của bản thân mà làm liều, mặc kệ có người đọc hay không, có in hay không cũng phải viết những điều mình muốn viết. Tào Tuyết Cần, Thi Nại Am, Lý Bạch có cần nhuận bút đâu mà vẫn cho ra đời Hồng Lâu Mộng, Thuỷ Hử Truyện? tôi coi niềm đam mê là trên hết, nếu điều kiện tốt, chưa chắc viết ra được những tác phẩm hay. Tôi thường cổ vũ những người mới vào nghề rằng viết đi, viết rồi nói sau?
    Tiểu thuyết võ hiệp trong những điều kiện như thế sinh tồn cho tới hôm nay, trải qua không biết bao nhiêu phong ba bão táp. Nhưng nhiều tầng lớp đã để ý tới truyện võ hiệp, từ những tầng lớp lao động chân tay, giáo viên, học sinh, thậm chí những bậc học giả cũng đọc tiểu thuyết võ hiệp. Có thể nói tiểu thuyết võ hiệp ngày càng sống khoẻ hơn.
    Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
    Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân
  4. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    3.      Viết tiểu thuyết võ hiệp hay không dễ
    Những người phê phán tiểu thuyết võ hiệp không biết một điều rằng viết tiểu thuyết võ hiệp cho thật hay rất khó. Cũng có người bảo chỉ cần 3 ngày có thể viết mười bộ như thế, có lẽ cũng có lý, nhưng họ lại không viết. Chỉ nói mà không làm, chỉ phê phán mà không thử viết, chính là nói bừa vậy. Viết tiểu thuyết võ hiệp không khó, nhưng viết cho hay mới là gay go. Một nhà văn viết truyện tình cảm, suy lý, phiêu lưu hay một học giả nối tiếng viết có hay không? Câu trả lời là chưa chắc. Khả năng viết hay của họ cũng không hơn người bình thường.
    Có rất nhiều nguyên nhân, tiểu thuyết võ hiệp cần rất nhiều tri thức chuyên môn, ví dụ như về vấn đề đối đáp thì người xưa nói chuyện với nhau như thế nào? Dùng theo cách nói cổ của người xưa liệu chúng ta có đủ hiểu biết để diễn đạt không? Nếu như đủ hiểu biết để diễn đạt thì người đọc có hiểu không? Nếu hiện đại quá lại thiếu không khí của tiểu thuyết võ hiệp. Về lễ tiết của người thời xưa như thế nào? Phải nắm vững bối cảnh lịch sử, những kiến thức địa lý thường thức, cách xưng hô và tự xưng, nguyên lý võ học, tên của các chiêu thức, cơ sở thi từ, thậm chí thói quen của gia súc, hình dạng của công cụ, cách dùng binh khí, binh khí, thuật ngữ trong võ lâm, những tiếng lóng trong giới hắc đạo. vả lại, tiểu thuyết võ hiệp đã có nhiều người viết, muốn sáng tạo một thế giới khác cũng không phải dễ. Tiểu thuyết võ hiệp giống như quay phim vậy, phải để ý đến tiết tấu, góc đọ ống kính. những người đã viết nhiều sách, tuy có kiến thức phong phú, nhưng một khi viết tiểu thuyết võ hiệp thì cảm thấy khó khăn, cũng giống như đưa chiếc búa cho một thư sinh yếu đuói, khác rất xa nếu trao cho anh ta một cây bút. Nếu một người quen viết tiểu thuyết lịch sử, khi viết tiểu thuyết võ hiệp cũng giống như một anh nhà quê lần đầu lên thành phố, không biết phải làm thế nào cho phải cách.
    Một tác phẩm có tồn tại được hay không phải có hai điều kiện: một là tác giả, hai là nhu cầu của độc giả. Tác phẩm hay trong dòng tiểu thuyết võ hiệp hiếm thấy, nhưng độc giả lại có nhu cầu. Nhưng cho đến hôm nay, có mấy ai cố gắng trau dồi cho mình vốn cổ văn, có đủ hiểu biết như các tiền bối, có mấy ai viết được những tác phẩm Bạch thoại kiểu văn ngôn mang tính cổ điển mà trang nhã đẹp đẽ như Kim Dung. Còn với Cổ Long, ông cũng có sáng tạo riền của mình, tạo ra nét riêng, ngữ pháp hiện đại hoá, chú ý về tính gay cấn hấp dẫn, phù hợp với yêu cầu của lớp khán giả hiện đại luôn luôn bận rộn, nhưng văn ông chỗ dở nhiều hơn chỗ hay, lúc mang hơi hướm Trung Quốc, có lúc lại Tây phương, ngô không ra ngô, khoai không ra khoai, không chú ý đến kết cấu. Cho nên có thể nói, tài năng có thừa, đề tài độc đáo nhưng lời văn lại không hay nên có những tác phẩm không hay. Tuy thế, trong giới tiểu thuyết võ hiệp, ông vẫn là một đại cao thủ.
    Nhìn lại lịch sử văn học Trung Quốc và thế giới, những tác phẩm lớn tồn tại với thời gian phải phản ánh được thời đại, con người, lời văn phải đặc sắc. Tómlại, điều kiện cơ bản là phải tả thực, tả thực về thời đại, con người, có vốn hiểu biết sâu sắc về ngôn ngữ.
    Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
    Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân
  5. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    II. Tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung
    1.      Bình luận của Diệp Hồng Sinh và Nghê Khuông
    Bình luận về tiểu thuyết võ hiệp rất ít, bình luận một cách chính thức lại càng hiếm hơn. Quan trọng hơn cả có hai người: Diệp Hồng Sinh và Nghê Khuông.
    Diệp Hồng Sinh đã có tác phẩm Thục Sơn Kiếm Hiệp Truyện, tác phẩm này được ông viết rất công phu, trình độ Trung văn của Diệp Hồng Sinh rất cao, kiến thức uyên thâm, ông rất yêu thích những tác phẩm của Hoàn Châu Lâu Chủ nên là một tác giả bình luận hay nhất về Hoàn Châu. Ông làm công tác biên tập, thẩm định, xuất bản những tiểu thuyết võ hiệp ra đời từ đầu thời Dân quốc cho đến nay ở Đài Loan. Hàng ngày đối diện với chữ nghĩa, tích luỹ dần theo thời gian nên ông rất có nhiều kiến thức về dòng văn học này.
    Còn Nghê Khuông, phải nói thẳng ra là ông không bình luận, chẳng qua chỉ là đưa ra ý kiến, cách nhìn của mình mà thôi. Nhưng bình luận võ hiệp của Nghê Khuông có hai điểm đáng phải ghi nhận:
    Một, ông là một người mê tiểu thuyết Kim Dung, bản thân lại là nhà văn, có thể nói ông là một nhà văn viết được nhiều thể loại nhất ở Trung Quốc hiện nay nhưng ông vẫn say mê truyện Kim Dung, hâm mộ truyện Kim Dung, quyển Ngã Khán của ông khác xa so với tân bình luận của Tây phương nhưng lại gần với phê bình kiểu ấn tượng của Trung Quốc.
    Hai, có những người có tâm nhưng không có tài hoặc ngược lại nhưng Nghê Khuông lại có cả hai.
    Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
    Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân
  6. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    2.      Giá trị của tiểu thuyết Kim Dung
    Tôi cho rằng có năm lý do để bình luận, đánh giá tiểu thuyết Kim Dung.
    1.       Trong lịch sử tiểu thuyết võ hiệp, truyện của Kim Dung đạt tới đỉnh cao nhất. Độc giả của ông nhiều nhất và khắp thế giới. Sách của ông nhiều lần được dựng thành phim, đồng thời được sửa chữa, tạo được những cơn sốt.
    2.       Tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung có tính kế thừa những người đi trước đồng thời mở đường cho người sau, là người tập đại thành tiểu thuyết võ hiệp và tiểu thuyết truyền thống Trung Quốc. Ngoài ra, ông còn vận dụng kỹ thuật viết văn Tây phương, đặc biệt là thủ pháp nghệ thuật hí kịch, thêm vào kiến thức về các mặt, tạo ra những tác phẩm có sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại, giữa Trung Quốc và Tây phương, về mặt văn học, đây là một giá trị có mức độ quan trọng nhất định.
    3.       Độc giả của tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung có đủ những tầng lớp, giới tính, nghề nghiệp, lứa tuổi khác nhau. Bởi lẽ tiểu thuyết Kim Dung không chỉ là tiểu thuyết võ hiệp mà còn là, nói một cách nghiêm túc, tiểu thuyết văn học, tiểu thuyết tượng trưng chính trị, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết cổ điển, nói một cách nhẹ nhàng, thì đây cũng là tiểu thuyết tình cảm, tiểu thuyết truyền kỳ, tiểu thuyết kỳ tình?
    4.       Kỹ xảo viết của Kim Dung có là điều đáng chú ý để tranh luận không? Về mặt đề tài, tiểu thuyết Kim Dung hay xuất hiện những ?ohiểu nhầm?, những hiểu nhầm ấy rất dễ giải thích, nhưng dưới ngòi bút của tác giả thì những hiểu nhầm ấy lại vì lý do cá tính cua rnhân vật hay dưới sự ảnh hưởng của hoàn cảnh, tạo ra những tình huống nan giải, kéo dài, làm độc giả phải theo dõi, có thể nói đây là một kỹ thuật cổ điển của tiểu thuyết nhiều kỳ. Kim Dung vận dụng nhiều nhất mà cũng giải quyết tốt nhất. những hiểu nhầm ấy đều có thể giải thích nhưng việc giải thích ấy không rõ ràng. Có thể nói, kết cấu của tiểu thuyết Kim Dung, hiểu nhầm là một trọng điểm, và xử lý hiểu nhầm ấy thành công hay thất bại có ảnh hưởng lớn đến tác phẩm của ông.
          Một kỹ xảo khác mà Kim Dung thường hay sử dụng đó là: các nhân vật chính vì một lý do nào đó, có thể là bị điêm rhuyệt hay thân mang trọng thương, không tự chủ được, sẽ phát hiện ra những bí mật động trời. Điều này thường thấy trong hí kịch Tây phương nhưng đã được Kim Dung vận dụng một cách thần diệu! Có lúc chỉ nghe chứ không thấy, hay ngược lại cũng có lúc nghe và thấy nhưng không thể nhúng tay vào, những sự sắp xếp ấy là góc đẹp nhất của tác giả tiểu thuyết võ hiệp, sử dụng nhiều sẽ tạo nên phong cách của tác giả đối với toàn bộ tác phẩm.
    Truyện Kim Dung thường mở đầu bằng những ?odiệt môn chi hoạ?. Truyện Kim Dung cũng thường nương theo sự trưởng thành của nhân vật chính, bao gồm tuổi tác, trí tuệ, tính tình, võ nghệ? để phát triển tình tiết câu chuyện.
    Về mặt nhân vật, ông thường xây dựng nên những cặp nhân vật đối xứng hoặc đối nghịch nhau, thường là ?oThiên tàn? sánh cùng ?oĐịa khuyết? (như Dương Quá và Tiểu Long Nữ); ?oKim Đồng? và ?oNgọc Nữ? (như Quách Tỉnh chân thật và Hoàng Dung thông minh); cần bằng và đối xứng với nhau (như Đông Tà và Tây Độc, Nam Đế với Bắc Cái)?
    5.       Một tác phẩm Kim Dung kém nhất nhưng cũng có thể xem là hay. Trong số nhà văn viết tiểu thuyết võ hiệp, rất ít người như ông, có thể nói rằng, không có một tác phẩm nào thất bại, tất cả các tác phẩm của ông đều được sửa sang rồi mới xuất bản.
    Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
    Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân
  7. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    III. Tiểu thuyết Tiếu Ngạo Giang Hồ
    Tại sao trong số mười bốn bộ sách của Kim Dung, tôi lại chọn bình tác phẩm này? Có năm nguyên nhân sau:
    Những đặc sắc của bản thân tác phẩm
    Điều thứ nhất, Tiếu Ngạo Giang Hồ là tác phẩm gần đây của Kim Dung. Những tác phẩm viết sau này của Kim Dung so với lúc mới viết thì hay hơn về mọi phương diện, Tiếu Ngạo Giang Hồ có đầy đủ những tính chất mà người viết đã đề cập tới phía trước.
    Điều thứ hai, trong Tiếu Ngạo Giang Hồ nhân vật thì nhiều nhưng không tạp. Không giống như Liên Thành Quyết, Phi Hồ Ngoại Truyện, nhân vật rất ít, có bó ccj vừa phải, nhiều nhưng không loạn, mỗi nhân vật đều nổi bật, hô ứng gắn bó với nhau, đem lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc, ngoài ra, tình tiết chuyện, kỹ xảo thủ pháp đều có những ưu điểm đã đề cập.
    Điều thứ ba, Tiếu Ngạo Giang Hồ mang tất cả những đặc sắc của truyện Kim Dung, ví dụ như Kim Dung rất giỏi trong việc xử lý những trận chiến. Dù lớn dù nhỏ, cách xử lý của ông khiến người đọc phải trông chờ, nín thở theo dõi. Cái gọi là những trận đánh lớn trong Tiếu Ngạo Giang Hồ có thể kể đến cảnh Lệnh Hồ Xung dẫn đầu quần hùng kéo nhau lên Thiếu Lâm để cứu Nhậm Doanh Doanh. Trận đánh nhỏ có thể nói đến như cuộc đấu giữa Điền Bá Quang với Lệnh Hồ Xung ở những tập đầu, cũng có cả loại quy mô cỡ ?oquần chiến? (đoạn Ma giáo kéo lên Hằng Sơn phô trương thanh thế) hay ?ođộc chiến? (Lâm Bình Chi một mình chiến đấu với quần hùng Thanh Thành).
    Nói tóm lại, điều đó thể hiện những hiểu biết của tác giả về văn hoá Trung Quốc và cách vận dụng những kiến thức ấy. Điều này làm cho Tiếu Ngạo Giang Hồ trở nên tuyệt vời.
    Điều thứ tư, riêng tôi rất thích tính cách của Lệnh Hồ Xung, một con người hào sảng, dễ kết giao cùng bạn bè. Dương Quá trong Thần Điêu Hiệp Lữ tính tình phóng khoáng nhưng sống quá cô độc, người ta có cảm giác cuộc đời của nhân vật này toàn là những chuỗi ngày lạnh lẽo, làm bạn với người như thế vui cho anh ta thì ít mà buồn cùng anh ta thì nhiều, chẳng thể nào giúp được. Quách Tỉnh, một hiệp sĩ vì nước vì dân đầy chính khí nhưng lại quá ngay thẳng, như một bức tường vĩ đại, làm bạn với loại người quang minh lỗi lạc như thế này sẽ cảm thấy mình quá thấp kém. Hồ Phỉ là bậc anh hùng hiếm có trên đời, nhưng anh ta quá xa chúng ta, là một nhân vật chỉ có trong sách vở. Trương Vô Kỵ thì lại thiếu tính quyết đoán. Viên Thừa Chí là một anh hùng yêu nước. Trần Gia Lạc là một chí sĩ, nhưng lại thiếu cá tính rõ ràng. Vi Tiểu Bảo thì ai cũng thích nhưng tôi thì ?okính nhi viễn chi?, có người bảo kết bạn với Vi Tiểu Bảo là một chuyện may mắn, bởi anh ta không bán đứng bạn bè, không đạo đức giả, nhưng tôi cảm thấy con người này không có nguyên tắc, tuy có nghĩa khí nhưng lại quá giảo hoạt, quá cơ tâm, thêm nữa, anh ta lại quá may mắn. Về thực tế mà nói, nhân vật này là ?ongười? nhất, rất nhiều người thích anh ta. Nhưng tôi thì khác.
    So sánh với những nhân vật khác của Kim Dung tôi cũng thấy thích Lệnh Hồ Xung hơn. Anh ta rất trung thành, sống có tình nghĩa nhưng không đến nỗi quá đáng. Nhớ ơn thầy không phải vì lễ giáo mà phát ra từ cái tâm của anh ta. Tuy si mê sư muội Nhạc Linh San nhưng chàng vẫn biết đến tình cảm những cô gái khác dành cho mình, vẫn đối xử tử tế với họ. Con người Lệnh Hồ Xung rất khoáng đạt, hào sảng, làm việc lớn không để lại tên tuổi. Kết bạn không phân sang hèn, bất luận là Lam Phượng Hoàng hay Huỳnh Bá Lưu, Đào Cốc Lục Tiên, Lão Đầu Tử, Điền Bá Quang, Bất Giới, Tổ Thiên Thu? đều có thể là bạn anh ta. Xả thân vì kẻ khác, dám giúp một người đang bị truy sát dù mình đang bị thương, kết quả là quen được với Hướng Vân Thiên. Đôi khi, anh ta cũng yếu mềm trong những quyết định về tình yêu nhưng đó cũng chính là điểm đáng yêu của anh ta. Ít ra, đối với danh lợi, anh ta cũng có thể nâng lên được và cũng sẵn sàng bỏ được.
    Điều thứ năm, tôi rất thích bộ Tiếu Ngạo Giang Hồ này. Nhớ lại lần đầu tiên đọc tác phẩm này là bản giả, sau này mới được xem bản thật. Nhiều tác phẩm của tôi viết ra bị ảnh hưởng của tác phẩm này rất nhiều.
     
     
    Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
    Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân
  8. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Chương 2
    Bàn về Tiếu Ngạo Giang Hồ
    I.    Điều may mắn của Lệnh Hồ Xung
    1.      Cá tính quyết định vận mệnh
    Dưới ngòi bút Kim Dung, Lệnh Hồ Xung là nhân vật anh hùng may mắn nhất. Dương Quá còn làm cho người ta say mê ngưỡng mộ hơn anh ta nhưng nỗi khổ của anh ta, hơn mười sáu năm dài sống cô độc một mình cùng với nỗi nhớ nhung thiêu đốt, chưa bao giờ có một ngày thật sự vui vẻ. Tiêu Phong lại càng khí khái hơn Dương Quá, anh ta là mẫu anh hùng khiến người ta hâm mộ, nhưng cuộc đời của anh ta cũng đầy bi kịch giống như Hamlet, lập chí hành hiệp cứu nhân độ thế nhưng lại bị cả gian ghồ cô lập dưới bàn tay đạo diễn của chính cha mình, tự tay đnáh tử thương chính người yêu của mình, lại một mình chống lại cả giang hồ võ lâm. Quách Tỉnh là một nhân vật điển hình, là một mẫu hiệp sĩ điển hình, nhưng tình cảm không cuồng nhiệt như Dương Quá, cuộc đời cũng không đầy bão táp như Tiêu Phong về góc đột phá, không kịch liệt như Tiêu Phong, không mãnh liệt như Dương Quá. Hồ Phỉ là một hảo hán nhưng bị hình bóng của người đi trước che mất, cũng giống như Viên Thừa Chí không thể xuất sắc như Kim Xà Lang Quân.
    Lệnh Hồ Xung không như thế, anh ta quá may mắn. Bị trục xuất khỏi sư môn là nỗi sỉ nhục lớn nhất trong cuộc đời. Được là chưởng môn phái Hằng Sơn, nhưng vẫn không vui. Nếu muốn tranh chứcminh chủ Ngũ Nhạc Kiếm Phái, sau đó cùng Thiếu Lâm, Võ Đang, Ma Giáo lập nên thế ?otứ cường? cũng chẳng khó, nhưng chàng chỉ muốn quay về Hoa Sơn vui vầy cùng các sư đệ, quấn quýt cùng sư muội dễ thương Nhạc Linh San, điều đó còn hơn cả vinh hoa phú quý, kết quả, sư nương, sư muộ đều gián tiếp hay trực tiếp chết dưới tay Nhạc Btất Quần và Lâm Bình Chi làm cho tình cảm chàng đối với Hoa Sơn trở nên nhạt nhẽo.
    Tình yêu của chàng đối với sư muội Nhạc Linh San thật sâu đậm, đến nỗi làm cho độc giả không chịu nổi. Khi sư muội phụ tình, tâm thần chàng điên đảo, lại thêm bị hiểu lầm làm cho sư môn nghi ngờ,thậm chí tại nhà Kim Đao Vương Nguyên Bá ở Phúc Kiến, thất thần lạc phách, bao nhiêu uy phong tiêu tan, làm cho độc giả mất hết cảm tình. Sau những biến cố của cuộc đời, tuy bên cạnh chàng có một Nghi Lâm dịu dàng thánh thiện, trong mắt chàng vẫn in hoài nét cười của sư muội, tuy chàng đã có Doanh Doanh sẵn sàng hy sinh nhưng trong tim chàng vẫn còn mãi những ngày xưa bên Nhạc Línhan. Nhạc LinhSan có gì tốt cơ chứ. Nếu luận sắc đẹp và trí tuệ, chỉ e đẹp không bằng Nhậm Doanh Doanh, nhu mì dễ thương, chỉ e không bằng Nghi Lâm, yêu kiều phóng khoáng, chỉ e không qua được Lam Phượng Hoàng. Trong sách miêu tả Nhạc Linh San có vẻ đẹp ngang ngạnh của một cô tiểu thư nhà giàu có một chút hiểu biết về giang hồ, sau khi kết hôn lại đpẹ hơn trước. Lệnh Hồ Xung lại cứ nhớ mãi không quên. Lệnh Hồ Xung là một hảo hán quyết đoán, nhưng trong chuyện tình cảm thì chàng lại không thể như thế, điều này làm cho người đọc thở dài, thấy chàng cứ bị lưới tình vây bủa, còn Nhạc Linh San phụ tình lại chết dưới kiếm của Lâm Bình Chi, người cô vẫn hàng yêu dấu. Nhát kiếm ấy cắt đứt nỗi nhớ của Lệnh Hồ Xung, giải quyết nỗi khổ của chàng. Nếu không, hạnh phúc của Lệnh Hồ Xung và Nhậm Doanh Doanh sẽ bị bóng mờ che phủ. Bóng mờ ấy trước hôn nhân Doanh Doanh có thể thứ lỗi nhưng sau hôn nhân sẽ không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Song cái chết của Nhạc Linh San đã giải quyết tất cả.
    Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
    Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân
  9. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Lại như lúc chàng bị cấm cố ở Tư Quá Nhai một năm, kết quả là chàng mất Nhạc Linh San (như lời Nhạc Linh San nói, nàng chỉ xem chàng là đại ca mà thôi, cứ coi như hàng ngày có Lệnh Hồ Xung bên cạnh, nàng cũng đã là kẻ phụ tình, bởi lẽ, nàng đối với Lệnh Hồ Xung thật sự không phải là tình yêu), ngược lại, chàng học được những chiêu thức võ công khắc chế võ công của Ngũ Nhạc Kiếm Phái, được Phong Thanh Dương chỉ điểm, học được võ công tuyệt thế của Ðộc Cô Cầu Bại. Lại như chàng bị Thành Bất ưu đánh một chưởng, bị Ðào Cốc Lục Tiên và Bất Giới đại sư truyền bảy luồng nội lực vào người, làm cho huyết mạch đảo lộn, đau khổ vô cùng, nhưng, trong họa lại được phúc, không nhờ vì thế chàng làm sao rời Hoa Sơn, kết bạn cùng Hướng Vấn Thiên, đại náo Mai Trang, đánh bại Hoàng Chung Công, rồi vô tình bị nhốt ở địa lao, học được "Hấp Tinh Ðại Pháp", cuối cùng được Phương Chứng Ðại Sư truyền cho Dịch Cân Kinh... thử hỏi Lệnh Hồ Xung có may mắn hay không?
    Nhưng cũng phải nói rằng vận mệnh là vô thường, và cũng không thể phản kháng, nhưng cá tính của nhân vật lại có thể trong mức độ nào đó hóa giải được vận mệnh. Cảnh ngộ của con người thường là một sự chọn lựa vô ý hay hữu ý nào đó. Ví như, bị tai nạn xe cộ chẳng hạn, người thích phóng xe nhanh hay những người qua đường vội vã thường dễ gặp nạn hơn người bình thường. Sự may mắn của Lệnh Hồ Xung, đại đa số cũng bởi sự khí khái, cốt cách, tình cảm, nguyên tắc sống của chàng tạo ra, có thể tóm gọn một câu: Cá tính quyết định (ảnh hưởng) đến vận mệnh. Cá tính của chàng khoáng đạt, yêu tự do, trọng nghĩa khí, cơ trí, không sợ bất cứ điều gì, không vì phân biệt ngay gian chính tà mà ảnh hưởng tới quan niệm của mình, lúc sắp chết, thấy Hướng Vấn Thiên bị quần hùng vây đánh, chàng không hề do dự, uống rượu kết nghĩa cùng Hướng Vấn Thiên, cùng nhau chống lại cả hai đạo hắc bạch. Một Nhạc Bất Quần gian giảo xảo quyệt nhưng bề ngoài đạo mạo, lại dạy được một đệ tử như thế thật quý lắm thay. Những quyết định của Lệnh Hồ Xung thường chỉ trong phút chốc.Ví như, Nhậm Ngã Hành mời chàng gia nhập "Nhật Nguyệt Thần Giáo", vì cảm cái tình của Doanh Doanh và nghĩa của Hướng Vấn Thiên, chàng cảm thấy gia nhập cũng chẳng sao, thế nhưng khi Nhậm Ngã Hành đem "Hấp Tinh Ðại Pháp" ra trao đổi, chàng cự tuyệt ngay. Cũng như thế, Phương Chứng đại sư muốn truyền cho chàng môn "Dịch Cân Kinh", kỳ thực lúc ấy chàng đã bị trục xuất khỏi sư môn, không còn là đệ tử của Hoa Sơn. Trong phút chốc, chàng đã có một quyết định dứt khoát.
    Lệnh Hồ Xung nghĩ  "Lúc này ta đã không còn lối thoát, nếu dựa vào Thiếu Lâm. Không những học được nội công thần diệu. Mạng sống được cứu với uy danh của Thiếu Lâm, giang hồ có mấy ai dám đụng tới đệ tử của Phương Chứng đại sư. Nhưng lúc ấy chàng lại vụt nghĩ: "Ðại trượng phu không thể lập thân trong thiên hạ, lại còn quy thuận phái khác để mưu cầu được sống. vậy còn chi là anh hùng hảo hán. Giang hồ muốn giết ta thì cứ giết. Sư phụ không cần ta, đuổi ta ra khỏi sư môn, ta cứ độc lai độc vãng, thế đã làm sao. Nghĩ đến đó, máu nóng dồn lê, cổ họng khô khốc. Chỉ muốn uống mấy chén rượu, việc sống chết chợt quên hết, trong phút chốc, ngay cả hình bóng Nhạc Linh San cũng trở nên xa lạ, như một người qua đường. 
    Lần này từ chỗ chết tìm được đường sống, từ biệt phương trượng Thiếu Lâm, vừa xuống núi, chàng đã kết giao với Hướng Vấn Thiên, cứu Nhậm Ngã Hành, làm chưởng môn phái Hằng Sơn, lại còn trở thành đại anh hùng.
     
    Được Thieu_iot sửa chữa / chuyển vào 16:57 ngày 12/08/2003
  10. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    2. Khoảnh khắc
    Những quyết định của chàng thường chỉ trong phút chốc, ví như trong "Thiếu Lâm Tự", Nhạc Bất Quần bức chiến Lệnh Hồ Xung, nhưng vẫn không đánh thắng nổi chàng, bèn dùng kiếm chiêu để ám thị, làm cho Lệnh Hồ Xung rất vui mừng: "Thì ra sư phụ dùng kiểm pháp để nhắc nhở ta. Chỉ cần ta cải tà quy chính, lăng tử hồi đầu, thì có thể trở lại Hoa Sơn". "Sư phụ nói không những có thể thu ta làm đệ tử trở lại, mà còn gả sư muội cho ta". Lúc ấy, Nhạc Linh San và Lâm Bình Chi đã cưới nhau, vẫn còn hận Lệnh Hồ Xung, Nhạc Bất Quần chỉ cần Lệnh Hồ Xung nhận thua. Dù sao lão vẫn không nói ra, chiêu kiếm ấy là do Nhạc Linh San và Lệnh Hồ Xung sáng chế, hàm ý thế nào, người ngoài không hiểu được, lão nuốt lời cũng chẳng ai biết. Làm như thế, Nhạc Bất Quần thực sự rất ti tiện, thâm độc, song Lệnh Hồ Xung cũng có ý "bỏ kiếm nhận thua, mới cho ta quay lại Hoa Sơn. Ta được về lại Hoa Sơn, lại cùng sư muội thành thân, còn gì là bằng?", nhưng chàng chợt nghĩ lại:
    " Nhưng Doanh Doanh, Nhậm Giáo Chủ, Hướng Đại Ca sẽ như thế nào? Nếu trận này thua, ba người họ sẽ phải ở lại núi Thiếu Thất, không chừng sẽ mang họa sát thân. Ta nhất thời vì những khoái lạc của riêng mình, phụ lòng người khác, vậy có còn là người không nghĩ tới đó, lưng chàng ướt đẫm mồ hôi..."
    Kết quả của sự hồi tâm là đó là:
    Lệnh Hồ Xung chợt nghĩ: "Doanh Doanh cam tâm vì ta mà chết, ta lại không thèm để ý, như thế trên đời này kẻ bạc bẽo có ai qua Lệnh Hồ Xung này. Bất luận thế nào, ta cũng
    không thể phụ tấm chân tình của Doanh Doanh. Bỗng chàng chợt thấy xây xẩm mặt mày, chỉ nghe keng một tiếng. Trường kiếm rơi xuống đất tự lúc nào.
    Những kẻ bàng quan chợt ồ lên.
    Lệnh Hồ Xung lạng người, thấy Nhạc Bất Quần bước lùi mặt mày tức giận, cổ tay phải máu tươi tuôn rơi, lại thấy mũi kiếm mình máu tươi nhỏ giọt. Chàng thất kinh hồn vía, mới biết trong lúc thần hồn điên đảo, đã sử dụng "Ðộc Cô Cửu Kiếm, đâm trúng cổ tay phải của Nhạc Bất Quần. Chàng lập tức bỏ trường kiếm, quỳ xuống mà rằng: "Sư phụ, đệ tử thật tội đáng muôn thác ... "
    Nhát kiếm đó, đã cứu được bọn Doanh Doanh, nhưng cũng làm cho Nhạc Bất Quần từ xấu hổ chuyển thành đại nộ, phóng một cước vào giữa ngực Lệnh Hồ Xung làm chàng ọc máu tươi hôn mê tại chỗ. Cũng như thế, trên Phong Thiền Ðài Ở Tung Sơn tranh đoạt chức minh chủ "Ngũ Nhạc Kiếm Phái", Nhạc Bất Quần đã cho con gái ra đấu cùng chàng. Lệnh HỒ Xung rất hối hận vì trước đây khi bị phạt diện bích. Ở Hoa Sơn, trong lúc tỉ võ đã đánh
    rơi "Bích thủy kiếm" của sư muội xuống vực thẳm ngàn trượng, cho nên đã quên lời dặn phải đoạt cho được chức minh chủ, chỉ nghĩ rằng: "Ta phải tìm cách làm cho nàng thích mới được. Tiểu sư muội thích nhất là tỉ thí cùng ta mà được thắng, ta sẽ giả cách sơ ý mà cho nàng chiếm thế thượng phong, tuyệt đối không thể để cho nàng thấy là ta nhường cho nàng...". Hai người lại dùng những chiêu trước đã cùng sáng chế Ở Hoa Sơn, còn Lâm Bình Chi cười nhạt, hai người lại nhớ tới những ngày Ở "Tư Quá Nhai", Nhạc Linh San bỗng nhiên biến chiêu, Lệnh Hồ Xung huơ tay, cảnh xưa hiện về, chàng vì để giải những hiểu lầm trước kia, xoay người để mũi kiếm đâm vào vai trái. Quyết định "trong phút chốc" này và những quyết định "trong phút chốc" khác của chàng đều như nhau, đều bắt nguồn từ sự chọn lựa tất nhiên của cá tính chàng, nhưng dưới ngòi bút đã đạt tới trình độ "lư hỏa thuần thanh" của Kim Dung, người đọc ai cũng cảm thấy bất ngờ, nhưng cũng thật hợp lý.
    Được Thieu_iot sửa chữa / chuyển vào 20:05 ngày 15/08/2003

Chia sẻ trang này