1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ông cái gì cũng biết

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi nvbeti, 14/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nvbeti

    nvbeti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Ông cái gì cũng biết

    Ông "cái-gì-cũng-biết"
    Xômơxét Môôm
    Tôi có linh tính không thích Macx Kêlađa ngay từ trước lúc gặp ông ta. Chiến tranh vừa mới kết thúc nên hành khách đáp con tàu vượt đại dương rất tấp nập. Tiện nghi thì khó lòng được kén chọn, nên đành bằng lòng với bất cứ vé nào mà các nhân viên đại lý tàu biển dúi cho vậy. Bạn đừng hy vọng kiếm được phòng riêng. Được vào cái phòng có kê hai cái giường như tôi là đã thấy mừng lắm rồi. Nhưng khi người ta nói cho tôi biết tên người khách cùng buồng thì tôi đâm héo ruột héo gan. Kiểu này thì thể nào cũng phải đóng cửa sổ kín mít lại và cứ gọi là xin miễn thông khí buổi đêm. Chung buồng với bất kỳ ai trong mười bốn ngày dêm (tôi đi từ Xan Franxicô đến Yôkôhama) đã đủ khó chịu rồi, nhưng tôi sẽ ít khiếp vía hơn nếu tên người khách cùng buồng với tôi là Xmít hay Brao chẳng hạn.
    Khi lên tàu, tôi đã thấy hành lý của ông Kêlađa lù lù trong buồng. Bề ngoài của chúng khiến tôi không thích: Trên các vali có quá nhiều mác, nhiều nhãn, cái hòm quần áo thì to quá thể. Ông ta đã kịp dỡ những đồ đánh răng rửa mặt ra tự lúc nào rồi. Tôi thấy ông là khách hàng kỳ cựu của ông Côty trứ danh: Trên giá rửa mặt toàn thấy nước hoa, nước gội đầu và dầu bôi tóc của hãng Côty. Bàn chải của ông Kêlađa, bằng gỗ mun có những chữ khắc mạ vàng đã đến lúc cọ đi được rồi. Tôi chẳng thích Kêlađa tẹo nào. Tôi tìm lối vào phòng hút thuốc. Tôi hỏi mượn một cỗ bài và bắt đầu chơi bài Pa-xiên. Chỉ vừa mới bắt đầu thì đã thấy một người tiến lại chỗ tôi và hỏi có phải tên tôi là như thế hay không.
    - Tôi là Kêlađa, ông ta nói thêm và mỉm cười, phô hàm răng trắng bóc, rồi ngồi xuống.
    - À, vâng. Hình như là ta ở cùng buồng với nhau.
    - May thực là may, ông nhỉ. Nào ai biết người ta xếp cho mình ở với ai. Tôi mừng như mở cờ khi biết ông là người Anh. Tôi thì cứ cho là người Anh chúng ta nên gắn bó với nhau mỗi khi ra nước ngoài, chắc ông hiểu ý tôi nói.
    Tôi chớp mắt rồi hỏi, có lẽ hơi bất lịch sự:
    - Ông là người Anh đấy à?
    - Thì vẫn. Thế ông tưởng tôi là người Mỹ ư? Người Anh đến tận xương tủy đấy, ông ơi!
    Để chứng minh, ông Kêlađa rút tấm hộ chiếu trong túi ra và phe phấy nó ngay trước mũi tôi.
    Vua Gioócgiơ nước Anh có nhiều thần dân kể cũng lạ lùng. Ông Kêlađa người ngăn ngắn lại khá vạm vỡ, mày râu nhẵn nhụi và da thì ngăm ngăm, cái mũm khoằm nung núc thịt và đôi mắt to, ướt, long lanh sáng. Bộ tóc đen dài, vừa bóng mượt, vừa quăn quăn. Ông ta nói năng liến thoắng chẳng có gì là phớt Ănglê cả, lại thêm những cử chỉ hoa chân múa tay. Tôi cầm chắc rằng nếu nghiên cứu kỹ hơn tấm hộ chiếu Anh của ông ta, thế nào cũng lòi ra là ông Kêlađa sinh tại một sứ sở có bầu trời xanh mướt, xanh hơn cái bầu trời thường gặp ở nước Anh.
    - Ông uống gì nào? ?" Ông ta hỏi tôi!
    Tôi băn khoăn nhìn ông ta. Luật cấm rượu đang có hiệu lực và xét theo mọi vẻ thì trên tàu này cũng đang kiêng rượu. Mà khi đã không khát thì xi-rô ga ướp gừng hay nước chanh, tôi đều ghét như nhau cả. Nhưng mặt ông Kêlađa đã rạng lên một nụ cười phương Đông, chiếu vào tôi.
    - Uýt-ky với xô-đa hay là mác-ti-ni thuần chất? Chỉ cần ông nói một lời!
    Từ mỗi túi quần, ông ta moi ra một xị rượu và đặt lên bàn trước mặt tôi. Tôi chọn mác-ti-ni, còn ông ta thì gọi người hầu bàn đến để đặt mua một cốc đá và hai cái ly.
    - Cũng thành một chầu ra trò đấy chứ! ?" Tôi nói.
    - Ôi dào, muốn kiếm thì còn nhiều nữa ấy chứ. Nếu ông có quen ai trên tàu, cứ bảo họ thì thế nào cũng lần ra thằng cha có thể xoay được mọi thứ rượu trên đời.
    Ông Kêlađa là loại luôn mồm luôn miệng. Ông ta nói nào là chuyện Niu Yoóc, nào là chuyện Xan Franxixcô. Ông ta bàn về các vở kịch, các bộ phim và cả chính trị nữa. Ông ta yêu nước lắm. Lá quốc kỳ Anh vốn uy nghi là thế, nhưng khi nó được phất bởi vì một đấng nam nhi mãi ở đâu, Alêchxanđria (Thành phố thuộc Ai Cập ngày nay) hoặc Bâyrút (Thủ đô nước Libăng ngày nay) thì tôi xem chừng nó cũng mất bớt đi vẻ uy nghi.
    Ông Kêlađa còn tỏ ra xuồng xã. Tôi vốn không quen vênh váo ta đây, nhưng không thể không cho rằng một người hoàn toàn xa lạ nên đặt chữ ông trước tên tôi mỗi khi xưng hô thì mới phải lẽ. Ông Kêlađa, ắt là muốn cảm thấy thoải mái hơn, đã không dùng cái ước lệ đó.
    Tôi không ưa ông Kêlađa. Lúc nãy, khi ông ta ngồi xuống, tôi đã xếp cỗ bài sang một bên, thế nhưng bây giờ, cho rằng đối với lần gặp đầu tiên chuyện trò thế là đã đủ dài dòng rồi, tôi bèn tiếp tục chơi bài.
    - Con ba đặt lên con bốn, - ông Kêlađa nói.
    Thật chẳng có gì tức anh ách hơn khi bạn đang chơi bài pa-xiên, mỗi khi lật quân bài lên, bạn chưa kịp định thần thì đã có ngay lời chỉ dẫn phải đặt ở đâu.
    - Vừa xoẳn rồi, vừa xoẳn rồi! ?" Ông ta kêu lên. ?" Con mười lên con J.
    Vừa bực tức, vừa khó chịu trong lòng, tôi kết thúc trò chơi. Thế là ông ta vớ lấy cỗ bài.
    - Ông có thích ảo thuật với cỗ bài không?
    - Không, tôi ghét trò ảo thuật với cỗ bài lắm. ?" Tôi đáp.
    - Được, tôi sẽ biểu diễn cho ông một trò ảo thuật thôi vậy.
    Rồi ông ta biểu diễm những ba trò. Đến lúc ấy tôi phải viện cớ đi xuống phòng ăn để đăng ký chỗ ngồi. Ông ta liền nói:
    - Ấy, khỏi phải lo. Tôi đã xí chỗ cho ông rồi. Tôi cứ nghĩ bụng là ta đã ở cùng phòng với nhau thì cũng nên ăn cùng bàn với nhau.
    Tôi không ưa ông Kêlađa.
    Không những phải ở cùng phòng với ông ta và ngày ba bữa ăn cùng bàn với ông ta, mà hễ tôi đi dạo trên boong là thế nào ông ta cũng bám theo. Không làm thế nào cho ông ta cụp vòi lại được. Ông ta chẳng hề nghĩ rằng người ta không muốn nhìn mặt mình. Ông ta cứ chắc mẩm rằng người ta cũng thích ngó mình như mình thích nhìn người ta vậy. Giá ở nhà riêng thì bạn phải tống cổ ông ta xuống cầu thang và đóng rầm cửa lại để ông ta sáng mắt ra rằng ông ta không phải là loại khách được hoan nghênh. Ông ta giỏi giao thiệp mới ba ngày đã quen hết mọi người trên tàu.
    Cái gì ông ta cũng thạo: Đánh cá thắng, tổ chức các cuộc bán đấu giá, quyên tiền cho các giải thể thao, bày trò ném vòng và đánh gôn, tổ chức buổi hòa nhạc, và lo lót cho buổi vũ hóa trang. Lúc nào, chỗ nào cũng có mặt ông ta.
    Chúng tôi gọi ông ta là ông ?oCái-gì-cũng-biết? ngay cả khi có mặt ông ta. Ông ta coi đó như một lời khen. Đến bữa ăn thật không chịu nổi ông ta. Gần suốt một tiếng đồng hồ, ông ta quần bọn tôi. Ông ta nhí nhố, toe toét, ba hoa và lý sự. Cái gì ông ta cũng biết hơn bất cứ ai khác. Bạn mà không đồng ý với ông ta thì chả khác nào như vả vào thói kiêu căng ngạo mạn của ông ta. Ông ta không bỏ xót một chi tiết nào, dù là không quan trọng, cho đến khi nào bắt được bạn đi theo lối tư duy của ông ta rồi mới thôi. Cái chuyện ông ta có thể sai lầm, thì ông ta không bao giờ nghĩ đến. Ông ta là cái loại thông kim bác cổ mà lại.
    Chúng tôi ngồi ăn ở bàn ông bác sĩ. Ông bác sĩ thì lười chả buồn nói, còn tôi thì dửng dưng lạnh lùng, do vậy ông Kêlađa hẳn sẽ làm mưa làm gió, nếu như không có một người nữa tên là Ramxây cũng ngồi ở đó. Ông này cũng bảo thủ như ông Kêlađa và hết sức khó chịu với cái tính tự tin lấy được của cái lão người Trung Đông kia. Những cuộc tranh cãi giữa họ gay gắt không lúc nào dứt.
    Ramxây là việc ở phái đoàn lãnh sự Mỹ đóng ở Kôbê. Ông to lớn lực lưỡng, dân miền Trung Tây nước Mỹ, mỡ xệ dưới lớp da bó căng, người phình ra trong bộ quần áo may sẵn chật ních. Ông đang trên đường trở lại nơi công tác sau khi đã quay về Niu Yoóc đón bà vợ một năm nay. Bà Ramxây nhỏ nhắn ưa nhìn, phong cách dễ chịu và có khiếu hài hước. Lãnh sự quán không phải là cái nơi được trả lương hậu hĩ, cho nên bà ta ăn mặc lúc nào cũng giản dị, nhưng bà khéo biết cách ăn mặc. Bà gây được ấn tượng nền nã. Chắc tôi cũng chẳng để ý kỹ đến bà làm gì, nếu như bà không có cái phẩm chất có lẽ khá phổ biến ở phụ nữ nhưng vào thời buổi bây giờ không còn lộ ra rõ rệt nữa. Bạn không thể không bị kinh ngạc vì đức tính giản dị của bà, khi nhìn cách ăn mặc của bà. Sự giản dị tô điểm cho bà cũng như bông hoa tô điểm cho chiếc áo dài vậy.
    Một buổi tối nọ trong bữa ăn, tình cờ câu chuyện đi lan man sang vấn đề ngọc trai. Trên báo chí có nói nhiều về việc nuôi cấy ngọc trai của người Nhật tinh khôn. Ông bác sĩ cho rằng thể nào họ cũng làm giảm giá trị của ngọc trai chính cống. Loại ngọc trai mới này đã khá lắm rồi, chẳng bao lâu nữa sẽ được hoàn thiện đến mức tuyệt mỹ.
    Ông Kêlađa, vốn đã thành lệ quen, liền rúc đầu vào đề tài mới. Ông nói cho chúng tôi nghe tất cả những gì có thể biết về ngọc trai. Tôi tin là Ramxây chẳng biết gì về ngọc trai cả, nhưng ông không cưỡng lại được ý muốn nhân dịp này độp lại tay người Trung Đông kia, thế là năm phút sau đã bùng lên một cuộc cãi vã nẩy lửa. Trước kia tôi đã thấy ông Kêlađa mồm năm miệng mười, nhưng chưa bao giờ lại mồm năm miệng mười như bây giờ.
    Cuối cùng một câu Ramxây nói như điểm trúng huyệt Kêlađa khiến ông ta đấm bàn gào lên:
    - Tôi phải biết điều tôi nói chứ. Tôi sang Nhật bản kỳ này chỉ cốt để tìm hiểu nghề ngọc trai Nhật Bản mà lại. Tôi ở trong nghề, bất cứ ai trong nghề này cũng đều sẽ nói cho ông biết tầm kiến thức về ngọc trai của tôi. Tôi biết tất cả những loại ngọc trai quý giá nhất thế giới, còn nếu có điều gì tôi không biết về ngọc trai thì đó là điều không đáng phải biết.
    Đây lại là một khám phá mới của chúng tôi, bởi lẽ ông Kalađa, dù có thói ba hoa đến nhường này, chưa bao giừo hé răng với ai ông làm nghề gì. Chúng tôi chỉ lờ mờ biết rằng ông sang Nhật là do công vụ thương mại gì đó. Ông nhìn quanh bàn một cách đắc thắng.
    - Họ không bao giờ làm nổi việc nuôi cấy ngọc trai mà một chuyên gia như tôi lại không biết ngay tắp lự, - ông ta chỉ chuỗi ngọc trai mà bà Ramxây đang đeo. ?" Bà Ramxây này, bà hãy ghi lòng tạc dạ lời tôi nhé. Chuỗi ngọc trai bà đeo sẽ không bao giờ giảm giá trị đi lấy một xu so với bây giờ.
    Bà Ramxây do cung cách khiêm tốn, có hơi đỏ mặt và giấu chuỗi ngọc trai bên trong cổ áo dài. Ramxây rướn người về phía trước. Ông đưa mắt nhìn tất cả chúng tôi, một nụ cười ánh lên trong mắt ông.
    - Chuỗi ngọc của nhà tôi đẹp đáo để, có phải không?
    - Tôi nhận ra ngay mà, - ông Kêlađa đáp. ?" Úi chà, tôi đã thầm nghĩ, ngọc trai thế này mới đáng là ngọc trai đấy!
    - Bản thân tôi có mua nó đâu. Tôi rất muốn được biết ông ước lượng xem giá nó bao nhiêu.
    - Xì, trong nghề thì quanh quẩn quãng mười lăm nghìn đô-la. Nhưng nếu đi mua ở đại lộ số Năm Niu Yoóc thì giá có lên tới ba chục nghìn. Tôi cũng chẳng ngạc nhiên.
    Ramxây cười gằn:
    - Thế thì ông sẽ ngạc nhiên khi biết rằng bàn Ramxây nhà tôi mua chuỗi ngọc này ở cửa hàng bách hóa một hôm trước khi chúng tôi rời Niu Yoóc, mất có mười tám đô-la.
    Ông Kêlađa đỏ mặt lên:
    - Nói bậy. Không những nó là ngọc thật, mà ở cỡ ấy còn thuộc loại chúa nữa là khác, chả mấy khi tôi gặp.
    - Ông có cuộc không nào? Tôi xin cuộc một trăm đô-la với ông, nó là đồ giả.
    - Xong ngay!
    - Anh Enmơ, anh cuộc làm gì khi đã biết chắc chắn rồi, - Bà Ramxây lên tiếng. Nụ cười hé trên môi bà, giọng bà có vẻ se sẽ mắng yêu.
    - Sao lại không? Khi có dịp kiếm tiền dễ thế này mà không sử dụng thì họa có là thằng ngu trần đời.
    - Nhưng làm sao chứng minh được? ?" bà Ramxây tiếp tục nói. ?" Chẳng qua chỉ là lời của em một bên, bên kia là lời của ông Kêlađa.
    - Để tôi xem kỹ chuỗi ngọc này nào, nếu là đồ giả, tôi sẽ biết tức thì. Tôi sẵn sàng mất một trăm đô-la, - ông Kêlađa tuyên bố.
    - Tháo nó ra, em yêu. Cứ để ông tha hồ nhìn cho thích.
    Bà Ramxây thoáng ngần ngừ. Bà đưa tay lên móc khóa chấm.
    - Chẳng thể nào tháo ra được. Ông Kêlađa phải tin lời tôi thôi.
    Bất chợt tôi linh cảm thấy có chuyện chẳng lành sắp xảy ra, nhưng không biết nói thế nào. Ramxây chồm dậy:
    - Để anh tháo cho.
    Đoạn ông tháo chuỗi ngọc đưa cho ông Kêlađa. Vị hành khách Trung Đông này lấy kính phóng đại trong túi ra và dí mắt vào xem xét. Một nụ cười đắc thắng tỏa trên khuôn mặt nhăn nhụi rám màu của ông ta. Ông ta trả chuỗi ngọc. Ông ta đã toan nói. Bất ngờ ông ta bắt gặp khuôn mặt trắng bệch của bà Ramxây. Bà mở to cặp mắt khiếp đảm nhìn trân trân vào ông. Đôi mắt lộ ra sự khẩn cầu tuyệt vọng. Điều ấy rõ ràng đến nỗi tôi thắc mắc tại sao chồng bà lại không phát hiện ra.
    Ông Kêlađa đứng lặng, miệng há ra. Mặt ông đỏ rựng. Bạn gần như có thể nhận rõ ràng ông ta đang cố khắc phục bản thân. Rồi ông nói:
    - Đúng là tôi nhầm. Đây là một đồ giả làm rất khéo, nhưng khi nhìn qua kính phóng đại thì tôi biết ngay không phải là ngọc thật. Cái của thổ tả này chỉ đáng đến mười tám đô-la là đắt rồi!
    Ông ta rút ví lấy tờ một trăm đô-la ra, rồi chẳng nói chẳng rằng đưa nó cho Ramxây.
    - Có lẽ cách này mới dạy cho ông ta từ nay trở đi đừng có nói lấy được, ông bạn quý của tôi ạ, - Ramxây vừa nói, vừa cầm lấy tờ giấy bạc.
    Tôi nhận thấy đôi tay ông Kêlađa run run.
    Câu chuyện ấy lan ra khắp tàu, một điều thường tình vẫn xảy ra. Tối hôm ấy ông Kêlađa phải hứng chịu bao nhiêu lời nhạo báng. Thật là một trò lý thú khi ông ?oCái-gì-cũng-biết? bị tóm đúng gáy. Còn bà Ramxây thì bị đau đầu và lui về phòng riêng mất hút.
    Sáng hôm sau, tôi trở dậy cạo râu. Ông Kêlađa đang nằm trên giường hút thuốc. Đột nhiên có tiếng sột soạt khe khẽ rồi tôi trông thấy một lá thư nhét dưới khe cửa. Tôi mở cửa nhìn ra ngoài! Chẳng có ai cả. tôi nhặt bức thư lên thì thấy nó được gửi cho ông Macx Kêlađa. Tên được viết bằng kiểu chữ in nhưng nét rất mềm mại. Tôi trao nó cho Kêlađa.
    - Của ai gửi thế này? ?" ông ta mở thư ra. ?" À!
    Ông ta rút từ phong bì ra không phải là một lá thư mà là tờ bạc một trăm đô-la. Ông ta nhìn tôi, mặt đỏ lên. Ông ta xé nhỏ phong bì và đưa nó cho tôi.
    - Ông làm ơn ném hộ tôi qua cửa sổ tàu với!
    Tôi làm theo lời ông, sau đó mỉm cười nhìn ông.
    - Chẳng ai thích bị đem ra làm đồ ngớ ngẩn cho đến cùng cực cả! ?" ông ta nói.
    - Chuỗi ngọc thật phải không?
    - Phải! Nếu tôi có cô vợ nhỏ nhắn, xinh xắn như bà Ramxây thì không đời nào tôi để cho cô ta ở Niu Yoóc suốt một năm trời, trong khi tôi đi ở Kôbê cả.
    Lúc ấy tôi hầu như không còn thấy ghét ông Kêlađa nữa. Ông ta thò tay lấy ví ra rồi cẩn thận nhét tờ một trăm đô-la vào ví.
  2. saiyan_vegeta

    saiyan_vegeta Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    1.322
    Đã được thích:
    0
    Bản dịch này tớ đọc thấy không hay,một vài câu thấy như kiểu dịch từng chữ,không thích lắm.Khi nào tớ up bản dịch trong cuốn sách "truyện ngắn phân tích" của tớ chắc văn sẽ gọn và súc tích hơn

Chia sẻ trang này