1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ông Đồ: một mảnh tâm hồn Việt

Chủ đề trong 'Văn học' bởi heo_con_tap_bay, 25/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. heo_con_tap_bay

    heo_con_tap_bay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Ông Đồ: một mảnh tâm hồn Việt

    Ông Đồ: một mảnh tâm hồn Việt

    --- Ngô Văn Giá ---



    Ngồi cạnh bài thơ Ông đồ, bỗng một câu ca xa xôi chợt đến "Còn duyên kẻ đón người đưạ..". Liệu đây có phải là câu chuyện còn duyên - hết duyên hay không? Có cái duyên tự mình để mất, lại co cái duyên bị lấy mất đi. Nhà thơ Vũ Đình Liên đã nói bằng thơ về một duyên phận, cái duyên do thời thế cướp mất của ông đồ nho già làm nghề viết chữ. Cái ngày chữ Nho còn được trọng vọng, mỗi độ xuân về, rộn ràng bao người thuê viết. Thế rồi "mỗi năm mỗi vắng", công việc xem chừng uể oải, rời rạc, cầm chừng, khi có khi không. Cuối cùng thì tắt hẳn, ông đồ trở thành kẻ "ngồi không", tuy "vẫn ngồi đấy" mà "không ai hay", như là không có mặt, là thừa, vô ích không ai cần đến. Ông đồ lui hui ngồi đấy, ngẫm thấu phận mình. "Giấy đỏ buồn", "nghiên sầu", "lá vàng rơi", "mưa bụi bay" cùng đồng loã, phụ hoạ vào cái nghịch cảnh buồn thiu đó. Không còn một chút khả năng liên hệ với chung quanh, ông là một thực thể cô đơn và đầy mặc cảm...

    Có một nhà thơ cũng như đám đông thời thế đã từng có lúc vô tình trước cảnh ngộ của ông đồ già kia, để đến tận "bây giờ" bỗng giật mình nhận ra một khoảng vắng. Ông đã từ giã cõi đời này hay từ giã caí nghề này? Đằng nào thì cũng thế, duyên phận cũng chỉ có đến thế thôi. Các câu thơ ngũ ngôn thông suốt, đan xen một trắc, một bằng tuần tự, lên xuống đều đặn không trồi sụt, không gãy xốc, tạo ra một âm hưởng lặng lẽ, u hoài, xa vắng, ít nhiều xa xót...

    Viết thuê là một cảnh ngộ mưu sinh, kể ra đáng thương. Nhưng chuyện đó không hề quan trọng và không có ý nghĩa gì lắm trong bài thơ này. Ở đây, nhà thơ lặng ngẫm về một nét văn hoá cổ truyền đang bị tàn phai. Người viết thuê và người thuê viết như cùng tự nguyện tham gia vào một trò chơi văn hoá. Người viết thỏa thuê trong caí thù chơi chữ, viết như một cuộc chơi, như một nhu cách giao cảm với con người và trời đất mỗi độ xuân về. Cả người viết lẫn người thuê đều biết trong "cõi tinh thần", biết hướng đời sống vaò những vẻ đẹp thanh cao. Còn biết chơi chữ, quý chữ, quý người cho chữ là còn biết trọng cái "thiên lương", là muốn sống sao cho đẹp. Ấy thế mà nền Nho học đã đến một thời tàn. Sự thắng thế của văn minh Tây học đẩy nhanh những người của thời Nho học vào một vị thế của kẻ ngoài cuộc, mang một mặc cảm lạc điệu, lạc dòng, và một tâm trạng bùi ngùi, tiếc nuối.

    Với ai không biết, nhưng quả tim nhà thơ đã "đọc" ra được rằng: trong cuộc chuyển giao thời vận naỳ có những cái đẹp bị mất theo mà đáng lẽ không đáng tội mất, lẽ ra cần được gìn giữ, được sống mãi với đất nước bày. Không phải ngẫu nhiên để nói về những người vừa đó của một thời cũng mới vừa qua, nhà thơ gọi ra bằng một chữ hồn (Hồn ở đâu bây giờ?). Đây là cách gọi rất việt Nam đã đành, mà còn chỉ ra một cách chính xác đến lạ lùng những cái gì đã qua mà không mất, mà còn mãi. Hồn là bất tử, là không bao giờ mất, mà chỉ có tụ tán, đi về trên cõi dương gian. Vẻ đẹp tâm hồn Việt, văn hoá Việt chỉ có thăng trầm, cứ không bao giờ mất cả. Bài thơ đã chạm được vào những rung cảm tâm linh của giống nòi, nên nó còn tha thiết mãi.

    Có nhà nghiên cưú văn học cho rằng: trong thế kỷ XX, văn hóa Việt Nam đã để hai lần lỡ nhịp: lần một từ chối Hán học, và lần hai từ chối Tây học, nên bị thiệt rất nhiều. Đây là câu chuyện thời thế, nỗi buồn thời thế. Vậy thì hai câu thơ:

    Những người muôn năm cũ
    Hồn ở đâu bây giờ?


    vẫn cứ còn là một ám ảnh day dứt với hôm nay...
  2. Namdinh80

    Namdinh80 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2003
    Bài viết:
    6.254
    Đã được thích:
    2.697
    Biết làm sao được. "Thời thế thế thời thời phải thế". Cuộc sống biến đổi không ngừng. Không tồn tại thì phải : Lượn. Thế thôi!
    Một thày khoá gò lưng trên cánh phản
    Tay mài nghiên hý hoáy viết thơ xuân
    -DVC- ​
    ...Có chăng chừa rượu với chừa trà.
  3. Nhi_ngoc_nghech

    Nhi_ngoc_nghech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2003
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Ông nội tôi là nhà Nho, ông ngoại tôi cũng là nhà Nho. Ngày xưa mỗi lần Tết đến, ông nội lại viết chữ lên giấy hồng điều, đêm giao thừa treo vào những cây hoa trong vườn, gọi là mặc áo mới và chúc phúc cho cây, vì cây cỏ cũng có đời sống. Còn ông ngoại thì viết câu đối mỏi cả tay để dân làng treo 2 bên bàn thờ tổ tiên. Bố tôi có một thời gian cũng đi học chữ Nho, thỉnh thoảng về hí hoáy tập viết. Vừa viết vừa kể chuyện gia đình khi ông nội còn sống, mắt trào dâng tiếc nuối.
    Cháu của 2 nhà Nho bây giờ chỉ biết viết mỗi chữ Tâm và Tử, Thật và Nguyệt, Thiên (không nhớ Địa) , và một vài chữ đơn giản khác. Còn những chữ Nhất Nhị Tam thì không cần học cũng biết viết. Có lần hỏi ông ngoại tên MQ của cháu nghĩa là gì, thì cũng được ông dạy viết và chọn cho cái nghĩa hay nhất: Giọt sương (Mỹ: đẹp, Quyên: giọt nước trong, tôi ghép thành giọt sương, thỉnh thoảng lại nghĩ, giọt nước mắt cũng trong và đẹp đấy chứ).
    Tay ông tôi run lắm rồi, viết chữ không được đẹp nữa. Nhưng vẫn bay và sáng.
     
             
    À ơi nông nổi ngủ điBướng ương nào cũng có thì mà thôi

Chia sẻ trang này