1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chon_ten_lan_thu_3

    chon_ten_lan_thu_3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    0
    Ong đốt

    Jato là vị thầy dậy các hoàng tử của vua. Ông nhận thấy cậu hoàng cả thường nổi nóng không kiềm chế được, và điều này có thể nguy hiểm về sau, vì đây là vị hoàng thái tử sẽ kế vị ngai vàng và thống lãnh quân đội cho vua cha đang già yếu dần. Một hôm, trong lúc ông hoàng con nổi trận lôi đình, Jato kéo cậu đến gần bụi hoa dụi tay cậu vào tổ ong cho đến lúc một con ong chích trúng.
    Cậu hoàng con quá kinh ngạc, không ngờ có người dám đối xử với cậu thô bạo như vậy nên tắt mất cơn giận. Cậu ôm tay quay qua la Jato:
    - Con sẽ mách phụ vương.
    - Khi nào mách, hoàng tử nhớ kể lại cái này luôn.
    - Cái gì?
    - Nhìn con ong đây!
    Hai thầy trò chăm chú xem con ong quằn quại trên chiếc lá, ruột gan xổ tung vì bị lôi theo nọc chích. Họ nhìn con vật chịu đựng nỗi cực hình cho đến chết.
    Jato bảo:
    - Đấy, cái giá của cơn sân hận.
    Tối lại, hoàng tử kể vua cha nghe câu chuyện. Vua thưởng ông thầy một lạng vàng. Về sau, cậu bé lên ngôi hoàng đế, nổi danh với lề lối nhận định sự việc thật bình thản, tư thái cung cách rất trầm tĩnh nhẹ nhàng. Trầm tĩnh, làm chủ được mình, đức tính này có giá trị vô cùng những lúc vua phải trải qua các giai đoạn rối ren trong suốt thời gian trị vì của mình.
  2. chon_ten_lan_thu_3

    chon_ten_lan_thu_3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    0
    Chuyện kể tiếp theo - TIẾNG VỖ MỘT BÀN TAY
    Ichhi là ông tăng tầm thường suốt ngày làm quần quật trong nhà bếp một ngôi chùa lớn tại vùng hồ Hakkone. Ông tự cho mình "tầm thường" và các vị tôn túc trong chùa cũng nghĩ thế, vì ông khán công án "Tiếng vỗ của một bàn tay" từ hồi đi tu đến giờ vẫn chưa ngộ. Đã năm mươi lăm năm trôi qua, và sắp đến giờ ông từ giã cõi đời.
    Lúc sắp chết, ông bỗng nhận ra trong tâm một sự bình an thật vĩ đại. Giờ thì chẳng cần ráng sức ngộ đạo, không cần còng lưng ngồi thiền, và cái công án đeo đẳng kia cũng quẳng luôn - bởi vì ông đã tìm được sự yên tĩnh khi tâm không còn phải cố gắng tìm cầu, lúc ông đang ở một mình trên căn gác xép trong sự yên lặng thật kỳ diệu, trong đêm tối, vào giây phút hấp hối cuối cuộc đời.
  3. daukho2

    daukho2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2007
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    hay quá
  4. chon_ten_lan_thu_3

    chon_ten_lan_thu_3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    0
    Chú thích của tác giả sách cho truyện TIẾNG VỖ MỘT BÀN TAY: Chỉ ngay lúc ấy, khi chẳng còn phải bận tâm về công án hoặc tìm cho ra đáp án (hay cả nhu cầu thở cũng không) mà Ichhi cuối cùng nghe được tiếng vỗ lặng lẽ của một bàn tay.
  5. chim_lac_viet

    chim_lac_viet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.037
    Đã được thích:
    1
    Cách đây 1 năm, vào một buổi sáng tiết thu se lạnh của vùng trung du, khí lạnh Côn Sơn se se, sương sớm lóng lánh trên từng ngọn cỏ, những quả cầu nước li ti đậu từng chùm vào những bông hoa cỏ khiến cho người ta nghĩ ngay đến những cây đèn chùm trong cổ tích. Sương còn bám lên vài cái mạng nhện của những con nhện đất giăng từ nhánh cỏ này sang ngọn cỏ kế bên. Thả lỏng cơ thể để cảm nhận không khí lạnh tác động trực tiếp vào da thịt. Cảm giác trong lành được cảm nhận rõ. Trải tấm thổ cẩm lên mặt cỏ đầy sương, Chim bán già ngồi cùng hơn 20 người xung quanh thầy Thăng, tất cả đều hướng về phương Đông. Khí lạnh chợt như dừng lại khi mặt trời từ từ ló ra, tròn đỏ hệt một quả cầu màu lửa, rực rỡ và kiêu hãnh.
    Tiếng thầy Thăng vang lên "Tập trung tư tưởng...", tất cả mọi người đều nhắm mặt, ngồi tĩnh lặng theo bài "Thái dương công". Ánh sáng rực rỡ từ mặt trời mới mọc liên tục đi vào trán, dồn xuống cơ thể, đẩy hết hư khí, trọc khí ra vùng xả xả ra ngoài cơ thể....
    Chim có cảm giác có một mặt trời thứ hai đỏ rực, tròn vo ngay tại ấn đường của mình, tiếng thầy Thăng vẫn vang lên lời dẫn của bài tập, chỉ còn khoảng 5 phút nữa là kết thúc, hơi lạnh buổi sớm đã không còn. Nhường chỗ cho nó là cảm giác nóng ấm toàn cơ thể, cảm nhận rõ khí đang đi đến đâu trong cơ thể. Bỗng, Chim có cảm giác có con vật gì đó biết bay vừa đậu vào trong lòng bàn tay trái mở ngửa đang đặt khẽ trên đùi. Co khẽ mấy ngón tay, vẫn tập trung vào bài luyện, con vật đó vo vet bay mất. Nhưng cũng chỉ vài giây sau, nó lại đậu đúng vị trí vừa cất cánh. Những ngón tay lần này co mạnh hơn chạm đúng vào con vật. Nhói. Một cảm giác nhói buốt trong lòng bàn tay, các ngon tay nhanh chóng thả lỏng và con vật lần này cất cánh bay đi hẳn. Tiếng thấy Thăng vẫn vang lên , cảm giác nhói càng lúc càng buốt. Chim chỉ còn biết vận khí ra chỗ đau, tập trung vào bài luyện. Những phút cuối cùng của bài "Thái Dương công" tưởng như dài vô tận. ''Một cảm giác nhẹ nhàng thoải mái", thầy Thăng vẫn dẫn cho mọi người và "Từ từ dừng lại". Vẫn nhắm mắt, thả lỏng cơ thể, dời tư tưởng khỏi bài Thái Dương công, Chim tập trung vào chỗ nhói đau trong lòng bàn tay và từ từ mở mắt. Có một cái ngòi ong mật vẫn găm trong lòng bàn tay, vết đốt như một cây kim trong suốt cắm chìm trong tay. Suýt nữa thì mình bị tầu hỏa vào ga vì ong đốt đúng lúc đang đắc khí.
    Đến tận bây giờ, vết ong đốt vẫn còn nhưng có màu đỏ rực rỡ của thái dương, nó chỉ nhỏ như đầu mũi kim và càng ấn tay vào thì nó càng rõ.
    Thế đấy, khi đang tập trung tư tưởng thì chớ có để ý đến những cái gì xung quanh mình. Dời Côn Sơn chuyến ấy, Chim mua liến mấy chai mật ong về làm quà và dùng dần. May quá, ai nếm mật ong cũng khen "mật ngon thế!".
  6. chon_ten_lan_thu_3

    chon_ten_lan_thu_3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay xin gửi thêm truyện nữa - CHÚ CHIM BAY NGANG:
    Một bà mặc chiếc áo hoa rực rỡ đứng giữa đám cây rừng cảm thán thốt lên:
    - Đây là nhà thờ của mình. Đây là nơi mình thấy Chúa. Đây là nơi mình cảm nhận được thiên nhiên với người là một. Đây mình thấy mình là một phần của nhất thể. Cây cỏ, suối, chim đều là thành phần của một tổng thể diệu kỳ.
    Tuy nhiên, khi một chú chim bay ngang xẹt trúng chiếc áo trị giá ba trăm mỹ kim đang mặc trên người thì lòng nhiệt thành của bà tin rằng chim cũng là thành phần của một tổng thể kỳ diệu bỗng lạt bớt chút ít.
  7. hienc17bca

    hienc17bca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2007
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Hay quá đi, mời bác tham gia vào YOGA với bệnh Tim, Gan nha !!!

Chia sẻ trang này