1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ông Hồ Thiệu Trị đánh giá không hay.

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi vnvan59, 17/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vnvan59

    vnvan59 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2006
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Anh mở cái topic này không phải để đánh giá ông HTT. Đánh giá một công trình cần thận trọng, nghiên cứu đầy đủ rồi mới kết luận được. Đánh giá một con người còn khó hơn rất nhiều lần, còn đánh giá một "nền Kiến trúc" thì cần phải có nhãn quan rộng thì mới hiểu thấu được.
    Với cách nhìn như vậy, anh không thể đánh giá ông HTT được vì anh chưa bao giờ làm công việc nghiên cứu các công trình của ông ây một cách toàn diện. Nếu đánh giá qua vài cái ảnh thì thật là võ đoán.
    Cũng như vậy, anh cũng không đồng tình với cách đánh giá của ông ấy mà anh đã nêu trên.
    Những cái anh nêu trên về lao động của thế hệ KTS tiền bối là việc đánh giá lao động của họ ở buổi sơ khai KTVN đương đại, khi mà chúng ta chưa có hệ thống tiêu chuẩn, các bậc tiền bối đã là những người nghiên cứu (cả chuyển hoá TC nước ngoài) nó để làm nền cho ngành kiến trúc xây dựng VN. Hệ thống này đến nay vẫn còn tác động đến ngành (cả tích cực và tiêu cực). Cái này không liên quan gì đến câu chuyện kế thừa mà các em nêu trên.
    Hệ thống tiêu chuẩn là cái chi phối tổng thể ngành. Mỗi một giai đoạn phát triển của ngành cần có hệ thống tiêu chuẩn phù hợp. Có thể có những cái bây giờ đã lạc hậu, cần thay đổi, nhưng cũng còn rất nhiều cái còn nguyên giá trị. Cái này VN ta đang thiếu hụt, hệ thống tiêu chuẩn chưa chuyển đổi kịp với sự phát triển KHKT, chắc các cơ quan quản lý nhà nước cần nhanh chóng đầu tư cho việc này.
    Trao đổi với các em như Khongcanbiet, xxx82, và một số em khác. Kiến trúc không phải là đặc quyền của các đất nước giàu có hoặc các cá nhân giàu có. Những công trình đầu tư ít tiền vẫn cần có một sự nghiên cứu công phu, cần nhiều tri thức để dự án được đầu tư hiệu quả, công trình được sử dụng tốt. Kiến trúc không đơn giản chỉ là cái đẹp (đôi khi chỉ là câu chuyện gây sốc của KT phương Tây). Cái này anh lấy một ví dụ nhỏ để các em hiểu: nếu các em phải thiết kế một bệnh viện nhỏ, khoảng 30 giường với tiền đầu tư vừa phải cho một huyện thuộc vùng sâu vùng xa, đồng bào là người dân tộc, trình độ cán bộ y tế không cao. Anh tin chắc đây là một đầu bài rất khó, nếu các em làm tốt thì phải đầu tư công sức rất nhiều cho việc nghiên cứu chuyên môn. Không thể có kiệt tác cho dự án như vậy nhưng dự án này cũng cần có KTS nghiên cứu và thiết kế để công trình có thể sử dụng tốt.
    Do môi trường hành nghề không tốt, nhiều em chủ yếu vẽ nhà dân... nên cũng hiểu về nghề lệch lạc, cái này ko phải lỗi của các em. Em Khongcanbiet nói về "đầu tư" nhưng đã hiểu sai từ này. Trong các Nghị định về quản lý đầu tư xây dựng của Chính phủ ban hành có nêu rõ: đầu tư từ nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn ODA... Trong nhưng năm sau 1960, đầu tư xây dựng công trình công cộng hoàn toàn từ nguồn vốn ngân sách. Góp ý qua vậy để các em cố gắng học tập nghiên cứu.
    Qua mấy topic anh mở, anh chỉ muốn nói, nếu chúng ta khắt khe với nghề thì những công trình lớn còn rất nhiều điều để chúng ta bình luận. Không nên mạt sát nhau trong này vì chúng ta chỉ là những người làm nghề kiếm sống bình thường. Anh cũng không có ý định chê bai 10 công trình mà anh đã nêu. Sản phẩm Kiến trúc thể hiện trình độ xã hội, công trình như vậy cũng là việc bình thường. Nếu nhìn rộng ra các ngành văn học nghệ thuật khác các em cũng thấy có hiện tượng tương tự.
    Anh nghĩ là các em nên mở một trang WEB riêng để trao đổi, tạo một diễn đàn dân chủ, thân ái. Chi phí thì các hội viên có thể đóng góp, chắc tốn rất ít tiền/năm.
    Thân ái.
  2. vnvan59

    vnvan59 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2006
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Anh mở cái topic này không phải để đánh giá ông HTT. Đánh giá một công trình cần thận trọng, nghiên cứu đầy đủ rồi mới kết luận được. Đánh giá một con người còn khó hơn rất nhiều lần, còn đánh giá một "nền Kiến trúc" thì cần phải có nhãn quan rộng thì mới hiểu thấu được.
    Với cách nhìn như vậy, anh không thể đánh giá ông HTT được vì anh chưa bao giờ làm công việc nghiên cứu các công trình của ông ây một cách toàn diện. Nếu đánh giá qua vài cái ảnh thì thật là võ đoán.
    Cũng như vậy, anh cũng không đồng tình với cách đánh giá của ông ấy mà anh đã nêu trên.
    Những cái anh nêu trên về lao động của thế hệ KTS tiền bối là việc đánh giá lao động của họ ở buổi sơ khai KTVN đương đại, khi mà chúng ta chưa có hệ thống tiêu chuẩn, các bậc tiền bối đã là những người nghiên cứu (cả chuyển hoá TC nước ngoài) nó để làm nền cho ngành kiến trúc xây dựng VN. Hệ thống này đến nay vẫn còn tác động đến ngành (cả tích cực và tiêu cực). Cái này không liên quan gì đến câu chuyện kế thừa mà các em nêu trên.
    Hệ thống tiêu chuẩn là cái chi phối tổng thể ngành. Mỗi một giai đoạn phát triển của ngành cần có hệ thống tiêu chuẩn phù hợp. Có thể có những cái bây giờ đã lạc hậu, cần thay đổi, nhưng cũng còn rất nhiều cái còn nguyên giá trị. Cái này VN ta đang thiếu hụt, hệ thống tiêu chuẩn chưa chuyển đổi kịp với sự phát triển KHKT, chắc các cơ quan quản lý nhà nước cần nhanh chóng đầu tư cho việc này.
    Trao đổi với các em như Khongcanbiet, xxx82, và một số em khác. Kiến trúc không phải là đặc quyền của các đất nước giàu có hoặc các cá nhân giàu có. Những công trình đầu tư ít tiền vẫn cần có một sự nghiên cứu công phu, cần nhiều tri thức để dự án được đầu tư hiệu quả, công trình được sử dụng tốt. Kiến trúc không đơn giản chỉ là cái đẹp (đôi khi chỉ là câu chuyện gây sốc của KT phương Tây). Cái này anh lấy một ví dụ để các em hiểu: nếu các em phải thiết kế một bệnh viện nhỏ, khoảng 30 giường với tiền đầu tư vừa phải cho một huyện thuộc vùng sâu vùng xa, đồng bào là người dân tộc, trình độ cán bộ y tế không cao. Anh tin chắc đây là một đầu bài rất khó, nếu các em làm tốt thì phải đầu tư công sức rất nhiều cho việc nghiên cứu chuyên môn. Không thể có kiệt tác cho dự án như vậy nhưng dự án này cũng cần có KTS nghiên cứu và thiết kế để công trình có thể sử dụng tốt.
    Do môi trường hành nghề không tốt, nhiều em chủ yếu vẽ nhà dân... nên cũng hiểu về nghề lệch lạc, cái này ko phải lỗi của các em. Em Khongcanbiet nói về "đầu tư" nhưng đã hiểu sai từ này. Trong các Nghị định về quản lý đầu tư xây dựng của Chính phủ ban hành có nêu rõ: đầu tư từ nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn ODA... Trong nhưng năm sau 1960, đầu tư xây dựng công trình công cộng hoàn toàn từ nguồn vốn ngân sách. Góp ý qua vậy để các em cố gắng học tập nghiên cứu.
    Qua mấy topic anh mở, anh chỉ muốn nói, nếu chúng ta khắt khe với nghề thì những công trình lớn còn rất nhiều điều để chúng ta bình luận. Không nên mạt sát nhau trong này vì chúng ta chỉ là những người làm nghề kiếm sống bình thường. Anh cũng không có ý định chê bai 10 công trình mà anh đã nêu. Sản phẩm Kiến trúc thể hiện trình độ xã hội, công trình như vậy cũng là việc bình thường. Nếu nhìn rộng ra các ngành văn học nghệ thuật khác các em cũng thấy có hiện tượng tương tự.
    Anh nghĩ là các em nên mở một trang WEB riêng để trao đổi, tạo một diễn đàn dân chủ, thân ái. Chi phí thì các hội viên có thể đóng góp, chắc tốn rất ít tiền/năm. Diễn đàn là nơi ta đóng góp thông tin, tạo sự đoàn kết trong giới KTS ngoài Hội Đinh Tiên Hoàng .
    Thân ái.
  3. tictetetic

    tictetetic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2003
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    hêy, sẵn các bác đang bàn về ông Trị, có ai ở Sài Gòn biết quán café K&K không? Nghe nói thì quán đó do VP ông Trị làm nhưng binh mặt đứng hoài mà không ra ,rồi em lại được bít bên ông Trị khoán cho 1 nhóm làm dùng ,rốt cuộc bây giờ em nghe có tới 3,4 thằng cha KTS cũng có ,SV cũng có nhận là mình binh.Rối quá ,có bác nào biết không nói em nghe với hỉ?

Chia sẻ trang này